Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/01/2021 21:01 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] 3 Lối Suy Nghĩ Thực Tiễn Giúp Bạn Xây Dựng Mạng Lưới Quan Hệ Bền Chặt


Có bao giờ bạn tham dự một sự kiện networking nào đó nhưng trong lòng lại hoang mang, lo sợ hoặc thậm chí ngại bị tiếp cận bởi người lạ chưa? Bạn không biết nên nói gì, làm sao để trông tự nhiên, và nên làm những gì. Nếu bạn đang ở trong trường hợp này thì đừng lo, bởi trong bài viết hôm nay, tôi sẽ chia sẻ ba bí quyết bạn có thể áp dụng để tạo lập và duy trì các quan hệ một cách tự tin nhất.

Phương pháp #1: Ngăn Cách Công Việc Bạn Chọn Với Lý Do Bạn Tìm Kiếm Sự Giúp Đỡ

Đa số bạn trẻ hiện nay tiếp cận, làm quen người khác với mục đích là hỗ trợ cho công việc, nên mẹo nhỏ này có thể nghe hơi phản nghịch. Tuy vậy, tôi muốn bạn hiểu rằng mọi nghề nghiệp đều bắt nguồn trên cơ sở tin tưởng và hòa hợp. Điều đó được gây dựng khi ai đó muốn đại diện cho bạn vì họ thích con người bạn và nắm rõ phẩm chất của bạn. Họ sẵn sàng đặt cược danh dự của họ trước những giá trị bạn phơi bày. 

Vậy nên, trong quá trình tìm việc, hãy không ngừng xây dựng một mối quan hệ chân thành, gần gũi, lúc đó công việc tự khắc đến với bạn. Suy ngẫm một chút, giả sử ở nơi làm việc trước đang có một vị trí đang ứng tuyển nhân lực, bạn chắc chắn sẽ có khuynh hướng giới thiệu cho một người bạn hay người thân trong gia đình, một ai đó bạn có thể tự tin mời chào với ban tuyển dụng, thay vì một người nào đấy nhắn tin qua loa với bạn hay một người lạ không quen không biết ghé qua hỏi, "Này, bạn có thể chỉ cho tôi chỗ nào làm việc được không?"

Nếu đặt mình vào trường hợp đó thì lối suy nghĩ này hoàn toàn hợp lý và bạn cũng sẽ cảm thấy bớt áp lực hơn. Khi bạn bắt chuyện với người khác với sự ham hiểu biết đơn thuần, và đi vào vấn đề một cách tự nhiên để hiểu rõ hơn về người kia thì mọi thứ sẽ phát triển đâu vào đấy, vì họ sẽ bắt đầu quý mến bạn lẫn niềm đam mê học hỏi và sở thích bạn đang đề cập đến. Nhưng vấn đề là bạn nên nói gì hay làm gì để thể hiện trình độ trong câu hỏi tiếp theo? Mọi sự sẽ thuận theo dòng chảy của nó. Một khi đôi bên làm quen với lối suy nghĩ của nhau và lòng tin được thêm thắt, thì sau cuộc trò chuyện đó, họ sẽ muốn kết nối với bạn và mong chờ để hiểu hơn về những mục tiêu cá nhân và tình huống bạn đang trải qua. 

 

Phương pháp #2: Chú Ý Cách Bạn Diễn Giải Vấn Đề

Con người chọn cách đối mặt với cuộc sống dựa trên những hướng suy nghĩ, góc nhìn khác nhau được hình thành qua các kinh nghiệm trong quá khứ, qua nền văn hóa, xã hội, tôn giáo gắn bó từ bé đến lớn và vô vàn nhân tố khác. Vì vậy, cách ta tiếp nhận sự việc chịu ảnh hưởng bởi lối tư duy trước đa dạng tình huống. Dưới đây là một câu chuyện tôi lấy từ một sự kiện networking tôi tham dự.   

Trong buổi meeting lần đó, tôi bắt chuyện với một vị khách mời nhưng họ dường như không hứng thú với chủ đề tôi bàn tới. Lo lắng về cảm nhận của họ nên tôi đã đem kể cho một người bạn. Trùng hợp ở chỗ người bạn này quen biết với vị khách ấy và thuật lại rằng vị ấy đã thậm chí chạy đến với họ mà nói rằng, "Emily thật sự rất tuyệt. Tôi hoàn toàn hài lòng với việc giao lưu với cô ấy. Bạn có thể cho tôi phương thức liên lạc với cô ấy không? Tôi muốn tiếp tục thảo luận với Emily!" Cứ ngỡ người này muốn trốn tránh vì hai chúng tôi không hợp cách nói chuyện, nhưng hóa ra họ thực sự muốn làm quen. Bài học rút ra là mọi việc chỉ là do tôi tưởng tượng và suy diễn thái quá thôi.

Sự hiểu nhầm này xảy ra nhiều như cơm bữa, đặc biệt là trong quá trình xây dựng mối quan hệ khi ta tiếp cận một ai đó nhưng ại không nhận được sự hồi đáp. Một trong những lời giải thích cho trường hợp này thường là vì họ không thích bạn. Nhưng điều này không đúng! Chúng ta không có bất cứ một manh mối nào để xác định được như thế, vì người kia không nói gì cả. Trên thực tế, việc họ không hồi đáp xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể họ đang đi chơi, hay không thường xuyên kiểm tra tin nhắn. Có thể thư bạn gửi đến nằm trong mục tin rác hay vợ của họ mới sinh con. Chuyện này có thể vì bất kỳ lý do nào, nhưng phần lớn chúng ta thường nghĩ theo hướng tiêu cực nhất là họ không hứng thú với mình.

Điều quan trọng là nếu việc gì đó chưa rõ ràng, chính xác tuyệt đối thì bạn đừng nên kết luận chuyện gì làm ảnh hưởng đến bản thân. Mỗi khi bạn cảm thấy thất vọng hay nhụt chí, tôi muốn bạn dừng lại suy nghĩ xem mình phán đoán vấn đề vậy có đúng 100% hay chưa. Bạn có cơ sở nào để xác định chắc chắn vì sao người này không trả lời hay không? Hãy bình luận bên dưới nếu bạn nhận ra một lần nào đó bạn nhanh chóng suy diễn theo hướng tiêu cực ngay sau khi nhận được một kết quả không mong muốn nhé! 

Phương pháp #3: Tạo Cơ Hội Để Người Khác Giúp Bạn

Tôi biết mỗi chúng ta ai cũng thích giúp đỡ người khác, nhưng với bản thân mình thì lại e ngại yêu cầu sự trợ giúp. Cá nhân tôi là một điển hình trong số đó nên tôi hoàn toàn hiểu và cảm thông. Nhưng tôi đã học được rằng việc cho phép người khác cưu mang mình lúc khó khăn cũng đem lại cảm giác hài lòng và sảng khoái như khi bạn giúp người khác một tay. Thử nghĩ xem… chúng ta không ngại hỗ trợ mọi người xung quanh, đúng không? Chúng ta thích đỡ đần cho họ, vì chỉ khi đó ta mới thấy cuộc đời đáng để sống vì mình làm được việc cho ai đó. Vậy tại sao không giúp người khác có được cảm giác giống như thế? Chuyện này thực sự rất đơn giản, nhưng chúng ta vẫn hay ngăn cản bản thân mình vì mong muốn trở thành người có giá trị và đóng góp cho cộng đồng. Chúng ta muốn mọi thứ phải thật sòng phẳng và công bằng. 

Một bí quyết nhỏ là hãy ngừng băn khoăn về những gì bạn có thể mang lại cho người khác. Ngày nay tồn tại rất nhiều những cá nhân không ngần ngại chia sẻ, hướng dẫn cho mọi người những kinh nghiệm họ tích lũy. Tôi đã tiếp xúc với vô vàn người quản lý, giám đốc, CEO và mỗi người trong số họ đều yêu thích việc đưa ra lời khuyên, đào tạo và giúp đỡ người khác. Vậy nên hãy nhớ, yêu cầu sự trợ giúp là một món quà cho những người thích hỗ trợ bạn, bởi nó đem đến cho họ cảm giác được trân trọng. Đó là phần thưởng lớn nhất! 

Tuy vậy, nếu một ai đó từ chối đề nghị của bạn thì cũng không đồng nghĩa với việc họ là người tệ bạc. Họ chỉ đang không tiện để phụ, và điều đó hoàn toàn ổn. Nhưng nếu ai đó nhận lời và bày tỏ mong muốn giúp đỡ, bạn cũng phải tin tưởng rằng họ đã suy nghĩ thấu đáo với giới hạn của mình lẫn khối lượng công việc thỏa thuận. Họ hoàn toàn có thời gian và sẵn sàng để tương trợ bạn, nếu không họ đã từ chối từ lâu. 

Đối với một ứng viên đang tìm kiếm việc làm, một trong những món quà giá trị nhất bạn cho đi là sự am hiểu về tầm quan trọng và hiệu quả của lời khuyên người khác cung cấp. Việc chia sẻ những gì bạn đã áp dụng từ họ và tiến trình công việc mang đến niềm hạnh phúc to lớn cho những ai giúp đỡ bạn. Đây cũng là cơ sở để bạn bắt đầu xây dựng và duy trì mối quan hệ với những người bạn đã kết nối và những người hỗ trợ bạn xuyên suốt hành trình. Tóm lại, tôi hi vọng các phương pháp trên hữu ích với bạn. Hãy cho tôi biết trong phần bình luận bí quyết nào bạn tâm đắc nhất nhé!

 

 

 

 

---------
Tác giả: Emily Lou

 

Link bài gốc: 3 Practical Mindset Shifts to Start Networking Confidently

Dịch giả: Trần Cao Ngọc Trân - ToMo - Learn Something New

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024