Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/12/2020 22:12 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] 4 Loại Tình Huống Xung Đột Hàng Ngày Và Cách Giải Quyết


Bạn có ghét xung đột không? Dù ghét cũng là lẽ thường thôi, nhưng bạn có thể thoát khỏi nó nếu biết cách. Gặp phải tình huống xung đột thường không dễ chịu gì, bởi luôn có lo lắng và căng thẳng đi kèm mà hầu hết chúng ta chỉ muốn tránh.

Vấn đề là, bạn sẽ không bao giờ có thể thoát khỏi nó. Nó sẽ luôn tồn tại cho dù đó là một cuộc xung đột nghiêm trọng tại nơi công sở hay thậm chí là một điều nhỏ nhặt như ai được ăn chiếc bánh quy cuối cùng.

Điều quan trọng là tìm hiểu các mẹo giúp giải quyết các tình huống xung đột trong cuộc sống thường nhật của bạn để chúng không vượt quá tầm kiểm soát. Bài viết này sẽ xem xét 4 loại tình huống xung đột và cách bạn có thể giải quyết chúng.

 

Các tình huống xung đột khác nhau mà bạn có thể gặp phải

Tại sao xung đột lại rắc rối thế? Có một số người dường như dựa vào nó, nhưng với số đông người bình thường thì đều muốn tránh như tránh tà. Bởi chúng luôn luôn đem đến những điều tồi tệ nhất và khiến bạn không còn là chính mình.

 

Điều đầu tiên là thay đổi cách bạn nhìn nhận xung đột . Đối với nhiều người, hình ảnh đầu tiên xuất hiện chính là một trận chiến giữa hai người. Chúng ta coi đó là một tình huống cực kỳ tệ hại và bế tắc. Đã đến lúc thay đổi quan điểm này nếu bạn muốn giải quyết nó. Bạn cần nhớ rằng xung đột bắt đầu từ những sự việc, chi tiết nhỏ và rồi nó vượt quá tầm kiểm soát đến mức ta có cảm giác như chiến tranh sắp nổ ra vậy.

Coi xung đột như một vấn đề nhỏ có thể giúp bạn giải quyết nó một cách trực tiếp. Điều cốt lõi là hãy nhắc nhở bản thân rằng, xung đột có thể là về một vấn đề không đáng bận tâm, điều này khiến nó ít tác động tiêu cực đến bạn hơn. Dưới đây là một số tình huống xung đột mà bạn có thể gặp phải:

 

1. Thông tin sai lệch

Hầu hết các tình huống xung đột trong cuộc sống chung quy là do thông tin sai lệch. Có thể là do bạn không thể chia sẻ hay lưỡng lự không có ý định nói điều gì đó. Trong cả hai trường hợp trên, những gì không được nói ra là những gì thực sự gây ra xung đột.

Để tránh xung đột, cần phải đưa và nhận các thông điệp một cách rõ ràng và đầy đủ. Đơn giản như việc đảm bảo rằng bạn có thể bày tỏ mọi điều trong lòng. Đồng thời phải là người luôn luôn lắng nghe, để từ đó có thể luôn luôn thấu hiểu.

Viết ra giấy, hoặc trong email mọi điều bạn muốn nói để không có gì bị lãng quên. Hay lưu lại email, tin nhắn văn bản hay tin nhắn thoại, bạn có thể quay lại truy cập các tin nhắn cũ để xem có bất kỳ sai sót gì hay không. Trong bất kỳ tình huống nào, trung thực là điều duy nhất có thể giúp bạn tránh được mọi vấn đề gây ra do thông tin sai lệch.

 

2. Xung đột trong các mối quan hệ    

Giao tiếp và các mối quan hệ song hành cùng nhau. Cuộc sống luôn xoay quanh các mối quan hệ. Mọi xung đột sẽ xuất phát từ một số mối quan hệ cho dù đó là cá nhân, nghề nghiệp hay thậm chí là bất kỳ tương tác nhỏ nào.

Xung đột thường sẽ nảy sinh vì sự khác biệt về tính cách. Trong môi trường công việc, bạn thường sẽ phải làm việc với những người mà chắc chắn bạn không muốn hợp tác cùng. Các bạn có thể không hợp cạ hoặc có bất kỳ sở thích chung nào - nhưng vẫn phải làm việc cùng nhau.

Một cách để giải quyết xung đột trong trường hợp này là biết đặt mình vào vị trí của họ. Nếu đó là một người mà bạn khá thân từ trước, bạn có thể tìm ra nguồn gốc của sự căng thẳng và tập trung lắng nghe từ phía họ. Vì hai người đã quen biết nhau, họ sẽ cảm thấy thoải mái khi mở lòng với bạn.

Còn trong một môi trường chuyên nghiệp thì sao? Điều này nghĩa là bạn phải hiểu rõ người đó hơn để tìm ra điểm chung. Hãy mời họ đi uống cà phê và xem liệu hai bạn có chia sẻ sở thích chung nào hay không. Việc phát triển mối quan hệ có thể giúp bạn dễ dàng tiếp cận và giải quyết xung đột với họ.

Cách tiếp cận này cũng hữu ích thay vì nhờ đến người quản lý hoặc những người ở cấp cao hơn, bởi điều này có thể làm cho vấn đề trở nên lớn hơn mức cần thiết.

 

3. Xung đột giá trị

 

Đây là một tình huống hóc búa, vì bây giờ chúng ta đang xem xét sự khác biệt cơ bản giữa hai người. Xung đột giá trị là khi hai bên có xung đột về niềm tin, bản sắc hoặc những giá trị cốt lõi. Xung đột giá trị chung có thể nảy sinh về chính trị, tôn giáo, đạo đức hoặc bất kỳ niềm tin cơ bản nào.

Một vấn đề lớn ở đây là những cuộc trao đổi về vấn đề này sẽ chẳng được lợi ích gì, thậm chí còn gây phản tác dụng. Chẳng hạn, chính trị và tôn giáo thì không nên thảo luận, vì việc tìm kiếm một giải pháp dường như là điều không thể. Nếu bạn đối mặt với tình huống này, nó sẽ lại ảnh hưởng đến giao tiếp.

Lý tưởng nhất là kết giao với những người hợp cạ. Nếu không, thì tốt nhất bạn nên tránh xa ra. Nếu họ nói những điều bạn không muốn nghe, điều quan trọng là bạn phải là một người lắng nghe tích cực. Bạn không nhất thiết phải đồng ý với họ, nhưng bạn cần hiểu được họ.

Giải pháp lý tưởng là bạn tìm thấy một số điểm chung khác mà bạn có thể xây dựng nền tảng và từ đó có thể vượt qua xung đột của mình. Bạn và đồng nghiệp có thể khác nhau nhiều về tư tưởng chính trị nhưng có thể có những đứa con cùng độ tuổi đang trải qua những điều tương tự. Bạn và người quen có thể có xung đột về vấn đề tôn giáo, nhưng cả hai bạn lớn lên ở cùng một thị trấn.

Mục tiêu của giải pháp là tìm ra những điểm chung mà giờ đây chúng có thể là cơ sở để tiến tới mối quan hệ của hai bạn - thay vì dựa trên các mâu thuẫn.

 

4. Xung đột cá nhân và xã hội

Ba ví dụ đầu tiên xem xét xung đột giữa người và người. Nhưng một trong những tình huống xung đột lớn mà bạn có thể gặp phải như với các chuẩn mực xã hội, niềm tin hoặc luật pháp. Đây là một xung đột bên ngoài khi bạn đang đi ngược lại các quan điểm nhất định mà một xã hội cụ thể có thể có. Có thể có nhiều ví dụ về điều này như:

  • Niềm tin về môi trường
  • Xung đột về dinh dưỡng (người ăn chay và người ăn thịt, v.v.)
  • Tách biệt
  • Phân biệt chủng tộc
  • Bị buộc tội sai điều gì đó

Điều này khiến bạn nghĩ rằng mọi thứ xung quanh đang chống lại bạn và không ai nhìn nhận mọi thứ theo cách bạn làm. Nó có thể trở thành một tình huống "một mình chống cả thế giới". Một ví dụ nổi tiếng về điều này là Rosa Parks từ chối nhường ghế cho một người da trắng khi đi xe buýt. Đây là lập trường của cô ấy nhằm chống lại sự phân biệt và là một trong những tình huống xung đột lên tới đỉnh điểm.

Việc giải quyết loại xung đột này cần làm rất nhiều việc. Nó liên quan đến việc tìm ra tiếng nói và truyền tải thông điệp của bạn. Đó là về việc tạo ra các chuyển biến và thay đổi. Điều này không có nghĩa là phải thay đổi thế giới; mà ở phương diện nhỏ hơn. Nhưng nó sẽ luôn là một thử thách hoặc trận chiến khó khăn. Loại giải quyết xung đột này là thứ dẫn đến sự thay đổi - và có thể là cách hữu ích nhất.

 

Lời kết

Có rất nhiều tình huống xung đột mà bạn sẽ gặp phải hàng ngày. Bí quyết ở đây là bạn cần nhận ra rằng mọi xung đột đều bắt đầu từ việc nhỏ. Khi bạn nhận ra điều này, nó sẽ dễ giải quyết hơn. Hầu hết xung đột mà chúng ta gặp phải liên quan đến giao tiếp và các mối quan hệ.

Hãy nhớ cởi mở và rõ ràng - và đảm bảo người khác cảm thấy được lắng nghe - sẽ là cốt lõi của việc giải quyết xung đột. Bằng cách này, nó sẽ không phát triển ngoài tầm kiểm soát, trở thành một thứ gì đó không thể giải quyết được.

----------

Tác giả:  Jamie Logie, B.Sc.

 

Link bài gốc: 4 Types of Conflict Situations in Daily Life and How to Resolve Them

 

Dịch giả: HOANG THI THANH LOAN - ToMo - Learn Something New 

 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024