Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
30/11/2020 14:11 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 186/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7986
Được cảm ơn: 2102
Kỹ năng giúp dân văn phòng giảm áp lực trong công việc


Môi trường làm việc của nhân viên văn phòng không phải nhàn hạ như chúng ta nghĩ, ở môi trường đó dân văn phòng cũng trãi qua những áp lực, những căng thẳng trong công việc.Khi bạn cảm thấy áp lực công việc bạn sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, bế tắc, chán chường, không còn cảm giác thích thú làm bất cứ điều gì.

Kỹ năng giúp dân văn phòng giảm áp lực trong công việc

Kỹ năng giúp dân văn phòng giảm áp lực trong công việc

Tình trạng này kéo dài nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp của bạn. Vậy những áp lực đó là gì? Bạn có đang tò mò không? Và làm sao để tránh khỏi những áp lực đó hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của working.vn nhé

1. Áp lực công việc là gì?

Áp lực công việc là trạng thái sức khỏe và tinh thần ở thời điểm thấp nhất khiến con người cảm thấy lúc nào cũng khó khăn, mệt mỏi mỗi khi đối diện với công việc.

2. Lý do khiến nhân viên văn phòng cảm thấy cảm lực

- Do môi trường làm việc của nhân viên văn phòng hay cạnh tranh, chèn ép nhau

- Khối lượng công việc được giao quá tải với năng lực và hoàn cảnh hiện tại.

- Thời gian làm việc kéo dài và căng thẳng.

- Cấp trên khắt khe, đòi hỏi, gây áp lực với nhân viên.

3. Những  áp lực trong công việc mà nhân viên văn phòng đang gặp phải

 

 
H27-minKỹ năng văn phòng

 

- Lo lắng vẻ bề ngoài khi đến công ty

Một số công ty có quy định riêng về trang phục, một số khác cho phép mặc đồ tự do, hoặc thậm chí cần chỉn chu ngoại hình khi có mặt tại môi trường làm việc. Điều này khiến nhân viên văn phòng phải dành nhiều thời gian băn khoăn, lựa chọn trang phục mỗi khi đi làm.

 

- Căng thẳng vì cách ứng xử trong công việc

Điều này rất thường xuyên xảy ra, nhất là với nhân sự mới vào làm. Bạn lo lắng không biết nên cư xử như thế nào mới đúng mực với từng vị trí trong công ty, đặc biệt là cách phản hồi ý kiến với cấp trên, đồng nghiệp.

- Cuộc chiến đấu của các phe phái

 Thật khó xử cho các nhân viên văn phòng làm việc trong các công ty có nhiều “đảng phái”. Họ buộc phải theo một phe bởi nếu đứng giữa, họ sẽ thường xuyên phải chứng kiến các đồng nghiệp nói xấu, hạ gục nhau. Không khéo, họ lại thành bia đỡ đạn.

- Áp lực đến từ những người đồng nghiệp

Mỗi nhân viên văn phòng trong công ty cùng đảm nhận nhiệm vụ công việc như nhau dễ sinh ra trạng thái so bì hơn thua. Đây là kiểu áp lực công việc từ việc ghen tỵ với những thành tích mà người đồng nghiệp đạt được cao hơn mình. Thông thường loại xung động này có thể là một người, một nhóm người và thường rơi vào các thành viên mới gia nhập tập thể. Trong một môi trường làm việc quen thuộc người ta thường khó chấp nhận các nhân tố mới vì họ có thể gây ra những ảnh hưởng xấu tới mình. Vậy nên, con người thường có những hành động tẩy chay và cô lập người giỏi hơn mình.

- Áp lực công việc từ cấp trên

 Đây là kiểu mâu thuẫn giữa cấp trên với cấp dưới. Nó không thể hiện ngay ở ngoài công việc hàng ngày mà lại tiềm ẩn ở sự đánh giá của lãnh đạo với năng lực của nhân viên. Có thể vì người lãnh đạo thấy nhân viên có năng lực cao nên e ngại họ sẽ cướp mất vị trí của mình. Cũng có thể vì cảm thấy mình đang bị đứng trước nguy cơ mất ghế nên tự thấy áp lực hơn cho bản thân.

 

- Luôn nghĩ về công việc

Giờ làm việc của nhân viên văn phòng thường từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều nhưng tâm trí bạn luôn nghĩ về công việc 24/7, trong lúc đi làm, trong khi ăn tối, khi bạn đang ngủ thiếp đi, trong giấc mơ của bạn... Công việc cũng là chủ đề duy nhất của cuộc trò chuyện khi nói chuyện với bạn bè và gia đình, và điều duy nhất bạn có thể nghĩ đến khi giả vờ lắng nghe họ.

Không ai nói rằng bạn nên giới hạn suy nghĩ về công việc vào những ngày và thời gian cụ thể. Nhưng để đầu óc bạn cứ mãi nghĩ về công việc, bạn sẽ trở nên mệt mỏi, chán nản và chắc chắn không ai muốn điều đó.

4. Hậu quả của áp lực công việc

Áp lực trong môi trường làm việc của nhân viên văn phòng có thể dẫn tới các vấn đề về tâm sinh lý như: cơ thể mỏi mệt, tâm trạng xấu, sức sáng tạo suy giảm, trầm cảm, thờ ơ, tức giận vô cớ…

Nếu môi trường chứa áp lực trong thời gian dài thì các nhân viên rất dễ bị stress khiến cho tinh thần làm việc giảm xuống qua thời gian sẽ làm thất bại hết các kế hoạch đã đặt ra. Nếu như bạn là một dân văn phòng, bạn đang gặp phải những tình huống khó nhằn nào đó tại nơi làm việc, trong công việc. Điều này đương nhiên bạn hiểu rõ nó có ảnh hưởng nghiêm trọng như thế nào đối với công việc và tinh thần của bạn.

5. Cách giảm áp lực cho nhân viên văn phòng

 

H30-minCách giảm áp lực cho nhân viên văn phòng

 

*** Tăng sở thích, lấy lại hứng thú

Tâm lý căng thẳng thường khiến con người trầm cảm, từ đó dẫn tới tâm trạng u uất, ảnh hưởng tới sự phấn đấu trong sự nghiệp.

Lúc này nếu có thể, nên quan tâm tới các sở thích của mình, gạt bỏ tâm lý lo lắng sang một bên, chẳng hạn như mua một cuốn sách mà mình muốn đọc, cố gắng chuyển tâm trạng xấu sang tâm trạng tốt hơn.

*** Nghe nhạc vào lúc rảnh để cải thiện tâm trạng

Khi chán nản, bạn thường có xu hướng nghe nhạc với giai điệu hơi buồn. Điều này không hề gì. Tuy nó sẽ làm tăng tâm trạng u buồn của bạn nhưng lại có hiệu quả cải thiện tâm trạng rất tốt. Vì đây là bước đầu tiên để san bằng nỗi buồn, sau đó từ từ chuyển sang thể loại nhạc vui tươi, sôi nổi hơn.

*** Tăng cường vận động, gây hưng phấn tinh thần

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, hoạt động nhẹ nhàng giúp bạn cải thiện tâm trạng. Bởi vận động sẽ tăng cường ôxy, giúp máu lưu thông tốt.

Nếu có điều kiện, bạn hãy tham gia các môn thể thao như chạy bộ, đạp xe, đi bộ nhanh, bơi lội…

Nếu đang ở công sở, bạn chỉ cần đứng lên đi lại sau khoảng một vài giờ làm việc thay vì cứ ngồi lì một chỗ.

*** Học cách từ chối thẳng thắn

Nhiều người tự tạo áp lực cho bản thân khi cùng lúc ôm đồm quá nhiều việc. Để giảm áp lực công việc, chúng ta nên học cách từ chối thẳng thắn khi sếp giao việc xuống.

Nếu bạn đang còn quá nhiều việc chưa hoàn thành, bạn nên từ chối thẳng thắn với sếp bằng cách trình bày với sếp rằng bạn không phải là người duy nhất có thể đảm nhiệm việc này. Nếu bạn không từ chối, sếp sẽ nghĩ bạn có thể làm tốt được nhiều việc cùng một lúc. Và như thế là bạn đang tự “đào hố chôn mình”. Vì thế, hãy học cách từ chối để giảm áp lực công việc cho chính mình cũng như không làm mất điểm của bạn trong lòng sếp khi nhận việc rồi gánh chịu áp lực công việc.

*** Nâng cao kỹ năng giải quyết công việc

Có rất nhiều người gặp phải áp lực công việc vì chưa đủ kỹ năng giải quyết công việc, công việc đó khó hơn so với khả năng của họ. Vì thế họ lo lắng, suy nghĩ và loay hoay tìm cách làm thế nào để hoàn thành được nó. Khi không hoàn thành được công việc đó, họ cảm thấy bị áp lực và căng thẳng, mất tự tin khi đối diện với đồng nghiệp với sếp. Vì thế, việc nâng cao kỹ năng giải quyết công việc cũng là một cách giúp bạn vượt qua áp lực công việc và cuộc sống, mang lại tinh thần lạc quan, tự tin vào khả năng của mình.

Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ giúp các bạn nhân viên văn phòng có thể rèn luyện thêm cho mình những kỹ năng để vượt qua những nổi áp lực trong công việc.Chúc các bạn luôn thành công.

 

Hoàng Liên

Nguồn: working.vn



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024