Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/11/2020 23:11 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Như gió mùa đông


Trời rét căm. Gió vào những ngày cuối năm thường lạnh và đẫm sương. Tôi và ba ngồi co ro trên bậc tam cấp của ngân hàng, bên cạnh là chiếc xe Dream cộc cạch, mòn mỏi dõi mắt về phía đường lớn nhộn nhịp đèn xe mà lòng không thôi chộn rộn.

Bây giờ đã mười giờ kém hai mươi tối.

Khoảng thời gian khá muộn để ra ngoài đối với những người sống ở một thị xã nhỏ như ba con tôi. Nhưng với vợ chồng bác Hưng – người họ hàng xa tôi chưa từng gặp mặt, đây lại là thời điểm dạo phố đêm thuận tiện nhất cho những người làm việc muộn như bác.

Ba con tôi chỉ có thể đợi.

Giống như hai ngày trước đó, ngồi tắm trong gió và cát bụi lề đường, để chờ đợi thứ gì đó như ánh đèn mờ trên con đường tương lai không ánh sáng.

(truyenngan.com.vn - Tác phẩm tham dự cuộc thi viết "Những câu chuyện cuộc đời")

***

 

"Tại hôm trước ba con mình về sớm. Hôm nay, chờ thêm một tiếng nữa chắc được. Đến mười một giờ, còn quán xá nào mở nữa đâu... Con gái ba yên tâm, rồi sẽ kiếm được chỗ cho con thực tập thôi."

Ba nắn vai tôi trấn an. Tôi gượng cười, không đáp. Những sợi tóc bạc trên đỉnh đầu của ba khẽ lay trong gió khiến tim tôi chợt thắt lại. Giờ này, đáng lẽ ba đã được nằm dài ngủ ngon sau một ngày lao động vất vả ngoài công trường, chứ nào như giờ... ngồi lay lắt trước đầu ngõ, chờ đợi người họ hàng xa từ lâu đã không còn liên lạc, để rồi vứt bỏ tự trọng mà mặt dày cầu cạnh người ta.

Tất cả... đều tại tôi.

Tôi biết. Bốn năm đằng đẵng gồng gánh cho con ăn học, nghĩ rồi cũng đến lúc tôi chuẩn bị ra trường, làm ngành này chức nọ đỡ đần mẹ cha. Ngờ đâu... đến một chỗ thực tập cũng kiếm hoài chẳng được thì phận làm cha mẹ, đặng lòng sao có thể yên?

Nửa tháng qua, tôi thật sự bất lực. Ngày ngày khoác gương mặt niềm nở từ công ty này đi đến công ty khác, để rồi lại thất thiểu ra về cùng nỗi bất an không thể tốt nghiệp đè nặng trên vai. Bạn bè, từ thân thiết đến chỉ vài lần dạm hỏi, tôi đều liên lạc tất. Mỗi lần tin nhắn reo lên là một lần tim tôi chững lại, để hy vọng rồi thất vọng tràn trề. Trầy trật lắm, chị hàng xóm mới xin được cho tôi một chân thực tập tại cửa hàng vật liệu xây dựng gần nhà. Nhưng giảng viên hướng dẫn không vừa ý. Lý do, cửa hàng quá nhỏ, không đủ quy mô làm luận văn. Thế là... mọi thứ lại quay trở về điểm xuất phát.

Và hôm nay, ba con tôi lại ngồi ở đây.

"Lạnh không con? Giá mà ba xin được số điện thoại thì đỡ biết mấy."

Mưa bắt đầu rơi lất phất. Ba nhích người sang, âm thầm chắn những hạt nước đang xiên tới tôi rồi ngẩng đầu nhìn trời đêm như tự trách.Tôi dõi nhìn ba. Dưới ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn đường, ba tôi trông như một pho tượng đồng nhăn nheo mang đầy trăn trở. Gió tùy tiện cào tóc ba. Mưa thản nhiên lăn trên mặt. Cuộc đời vùi dập. Nhưng suy cho cùng, người khiến ba sầu khổ nhất... vẫn là tôi.

Con xin lỗi.

Tôi quay mặt đi. Đến cả điều muốn nói tôi cũng không thể cất thành lời. Đúng lúc đó, ánh đèn xe bỗng rọi vào ngõ. Ba tôi vui mừng bật dậy. Tôi nhìn đồng hồ. Bây giờ là mười một giờ kém mười lăm.

***

Bão số bảy vừa đến.

Gió lốc điên cuồng cào xé mặt đường còn mưa thì dai dẳng trút như không bao giờ dừng lại. Tôi hì hục đạp xe vào con ngõ nhỏ ngập đến tận đầu gối. Máng xối hai bên đường cứ ào ạt tuôn như bản hòa ca của nước.

Cửa sau tiệm mỳ Vĩnh Ký đang mở. Tôi tấp xe vào đó, bước lên bậc tam cấp, rồi nhấc xe vào nhà, sau đó mới cởi áo mưa ra. Sàn nhà lênh lán nước và bốc mùi cống rãnh. Tôi rũ áo mưa cho bớt nước, treo lên giá, kéo ống quần xuống rồi lếch thếch đi lên lầu. Vài giọt mưa còn đọng lại trên tóc khẽ trượt xuống mặt, theo chân tôi lành lạnh qua những bậc cầu thang.

Dì Sương đang bê hai khay vằn thánh đi xuống. Tôi dừng lại, chủ động đón lấy một khay rồi quay đầu, hạ từng bước chân. Đằng sau, người phụ nữ đã sáu mươi với một bên cánh tay ốm teo, quặt quẹo khẽ cười áy náy:

"Phiền con quá! Mưa gió thế này vẫn phải đến dạy cho bé Xuân."

"Có gì đâu dì. Mai em nó thi rồi. Nghỉ ở nhà, lòng con cũng chẳng yên."

Trời mưa nhưng lạ thay, khách vẫn đến quán nườm nượp. Tôi bê khay vằn thánh ra nhà trước, đặt xuống quầy, cố tình dừng lại bên bếp lò một chút, tranh thủ hít hà mùi nước lèo ấm nóng rồi quay trở vô. Nước mưa trên người đã khô đi bớt, chỉ có lớp da tay là vẫn còn nhăn nhúm lại.

"Trang..."

Dì Sương bỗng kêu tôi lại, rồi thôi. Nụ cười của dì chững lại đầy lưỡng lự, sau đó thì xua tay. Tôi trở lên lầu, cảm giác có chút gì đó không thoải mái.

Dì... có điều gì khó nói hay chăng?

Phòng bé Xuân đang sáng đèn. Tôi bước vào. Bên bàn học, ngồi cạnh Xuân lúc này là chị họ. Tôi chào. Chị họ Xuân, tên Dung, chán chường quay lại đáp. "Đến rồi hả?"

"Chị đến chơi ạ?"

Tôi cởi ba lô đặt xuống sàn, đoạn kéo khóa lấy ra một tờ đề ôn đã chuẩn bị sẵn từ tối qua đưa cho Xuân. Cô bé tám tuổi lễ phép đón lấy rồi trao cho tôi tờ bài tập về nhà đã giải xong. Bên trong, từ lúc nào đã chi chít những dấu mực đỏ.

"Chị chấm đấy!"

Dung nói ngay mà chẳng đợi hỏi. Sau đó bỗng chỉ tay ra ngoài. Tôi dặn dò bé Xuân một chút rồi cũng theo ra ban công. Mưa đã ngớt nhưng gió vẫn không thôi cuồn cuộn.

"Kiếm được chỗ thực tập chưa?" Chị hỏi.

"Dạ rồi."

Nhưng người ta chỉ cho số liệu chứ không nhận thực tập sinh.

Điều này thì tôi giữ lại chứ không nói. Nếu giải thích rõ với chị, tôi sợ mình không kiềm lòng được.

Dung ngồi xuống cái xích đu trắng gần đó rồi vỗ vỗ ngay cạnh, ra hiệu cho tôi đến bên. Tôi ngồi xuống. Cái lạnh của kim loại thấm qua vải chạm vào da đến rùng cả người. Dung không để ý, chị nói:

"Dù thế nào... cũng chỉ là khởi đầu thôi! Tốt nghiệp xong em sẽ thấy, khó khăn ngày trước chẳng là gì đâu."

Nói rồi, chị ngửa cổ lên, cánh tay dài gác hờ lên phần khung sắt đằng sau, đôi mắt xa xăm chìm vào những làn mây đỏ sũng nước.



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024