Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/10/2020 17:10 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 195/400 (49%)
Kĩ năng: 14/210 (7%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7995
Được cảm ơn: 2114
Cách Phân Tích Sức Khỏe Tài Chính Của Một Công Ty Chỉ Qua 6 Bước Đơn Giản


Sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp là gì? Phân tích chúng như thế nào? Hãy đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

 

 

Phân tích sức khỏe tài chính (Financial health analysis - FHA), như đúng nghĩa đen, là để phân tích tình trạng sức khỏe tài chính của một công ty.

Việc phân tích chủ yếu được thực hiện bởi các quản lý của công ty để đánh giá tính bền vững trong kinh doanh của các nhà cung cấp. Sức khỏe tài chính tổng thể của một nhà cung cấp nói lên việc họ sẽ làm tốt đến mức nào trong ngắn hạn và liệu họ có thể giữ chữ tín trong các thỏa thuận cung cấp hay không.

Ví dụ, Apple có một thỏa thuận kinh doanh với 320 nhà cung cấp.

Tại các khoảng thời gian định kỳ, người quản lý tài chính của nhóm tìm nguồn cung ứng sản phẩm (mua sắm) kiểm tra sức khỏe tài chính của các nhà cung cấp để đánh giá liệu nhà cung cấp có thể tôn trọng thỏa thuận cung cấp sản phẩm hay không. Công ty cũng phân tích sức khỏe tài chính trong khi ký kết thỏa thuận với một nhà cung cấp mới.

Phân tích sức khỏe tài chính hiện cũng có thể được thực hiện bởi các công ty độc lập chuyên Đánh giá Nhà cung cấp.

Các nhà phân tích tài chính trong các công ty này phân tích sức khỏe tài chính cho các nhà cung cấp của một công ty (như Apple chẳng hạn) và cung cấp báo cáo phân tích cho người quản lý tài chính, người có thể đưa ra quyết định cho thỏa thuận cung ứng hiện tại hoặc mới.

Vậy, làm thế nào để một nhà quản lý tài chính hoặc nhà phân tích tài chính phân tích sức khỏe tài chính của một công ty?

Đây là quá trình:

Sức khỏe tài chính có thể được phân tích bằng cách hiểu hiệu quả tài chính liên quan đến hiệu suất của ngành.

Tuy nhiên, nhìn vào bộ dữ liệu tài chính lớn của một công ty và các công ty cùng ngành của nó có thể là hơi quá sức.

Ngoài ra, việc đưa ra quyết định mang tính chiến lược cho một thỏa thuận cung ứng chỉ dựa trên việc xem xét hiệu quả tài chính có thể sẽ khó khăn.

Do đó, chúng ta sẽ chuẩn bị một mô hình đơn giản để đưa ra điểm số để mô tả sức khỏe tài chính của một công ty.

Mô hình sẽ giúp bạn hiểu được quy trình thực hiện trong việc tính điểm, bạn cũng có thể so sánh về mặt thời gian để kết luận sức khỏe tài chính của công ty cải thiện hay bị giảm sút.

Ví dụ: trong cả một giai đoạn, nếu điểm số của nhà cung cấp giảm và đã ở trong vùng màu đỏ (giả sử dưới 30%), công ty có thể thương lượng các điều khoản với nhà cung cấp này.

Tương tự, bạn có thể nhìn vào điểm số của một nhà cung cấp, so với các nhà cung cấp khác, khi ký kết hợp đồng mới.

Việc đánh giá sức khỏe tài chính có thể được thực hiện bằng cách phân tích hiệu quả tài chính dựa trên bốn loại chính:

  1. Khả năng sinh lời
  2. Dòng tiền
  3. Khả năng thanh khoản
  4. Đòn bẩy

Chúng ta sẽ tính điểm của các loại này sau khi phân tích các tỷ số tài chính theo từng loại.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ lấy ví dụ trường hợp của Cisco Systems. Chúng ta sẽ tính toán điểm đánh giá hoạt động kinh doanh của các tổ chức tương tự nhau (Peer benchmark score), điều này sẽ giúp ta hiểu được tình hình tài chính của Cisco so với các công ty cùng ngành. Chúng ta sẽ chọn các công ty cùng ngành sau đây của Cisco để phân tích: Motorola Solutions, Juniper Networks, Brocade Communications và Finisar Corporation.

Các bước dưới đây sẽ giúp tính điểm tổng hợp để đánh giá sức khỏe tài chính.

1. CHUẨN BỊ DỮ LIỆU

Dữ liệu tài chính để phân tích các tỷ số tài chính có thể được lấy từ hồ sơ của một công ty.

Chúng ta có thể ;ấy các khoản mục tài chính sau đây từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của báo cáo tài chính. Với mục đích tính toán tỷ lệ, nguồn dữ liệu 2 năm trở lại cho mỗi công ty cùng ngành.

2. TÍNH ĐIỂM KHẢ NĂNG SINH LỜI

Khả năng sinh lời của công ty có thể được phân tích bằng cách tính các tỷ lệ sau cho công ty và các công ty cùng ngành.

A) BIÊN LỢI NHUẬN GỘP

Chỉ số này cho biết mức độ sinh lời của một công ty ở mức cơ bản nhất và được tính như sau:

= Lợi nhuận gộp / Doanh thu

B) BIÊN EBITDA (LỢI NHUẬN TRƯỚC LÃI, THUẾ VÀ KHẤU HAO)

Chỉ số này cho biết tỷ lệ doanh thu của một công ty còn lại sau khi trả cho các chi phí sản xuất khác nhau như tiền lương, nguyên vật liệu, v.v. và được tính như sau:

= EBITDA / Doanh thu

C) HỆ SỐ BIÊN LỢI NHUẬN RÒNG

Chỉ số này cho biết công ty kiếm được bao nhiêu tiền lãi trên mỗi đô la mà nó tạo ra trong doanh thu và được tính như sau:

= Lợi nhuận ròng / Doanh thu

D) TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN TÀI SẢN

Chỉ số này cho biết ban quản lý sử dụng tài sản của mình hiệu quả như thế nào để tạo ra thu nhập và được tính như sau:

= EBIT (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay) x (1 - Thuế suất)/Tổng tài sản

Một khi các chỉ số được tính cho Cisco và các công ty cùng ngành của nó thì sau đó sẽ được lập bảng như trong Hình 2 để tính Điểm Khả năng sinh lời.

Để tính Điểm Khả năng sinh lời, trước tiên chúng ta sẽ chỉ định trọng số cho từng chỉ số và sau đó tính điểm cho từng chỉ số.

Tiếp đó, chúng ta sẽ nhân trọng số và điểm của từng chỉ số và cộng chúng lại để tính toán cho Điểm Khả năng sinh lời.

GIẢ ĐỊNH TRỌNG SỐ

Trọng số của một tỷ lệ được chỉ định bằng cách hiểu độ phù hợp của chỉ số đó so với các doanh nghiệp cùng ngành.

Ý tưởng là chỉ số và các thông tin tài chính (được sử dụng để tính chỉ số đó) nên có thể so sánh được giữa các công ty.

Nếu danh mục tài chính không thể so sánh được, bạn nên cố gắng điều chỉnh cho các danh mục bất thường hoặc to lớn bất thường để làm cho nó có thể so sánh được và sau đó tính chỉ số cho mục đích so sánh. Nếu bạn không thể thực hiện điều chỉnh mong muốn (do thiếu sự minh bạch công khai rõ ràng) thì hãy chọn một chỉ số khác hoặc gán chỉ số đó thấp hoặc không có trọng số.

Ví dụ: nếu lợi nhuận ròng của công ty (mà bạn đang phân tích) là âm và của tất cả các doanh nghiệp trong ngành là dương, thì bạn nên tìm lý do cho lợi nhuận âm.

Nếu thuyết minh báo cáo tài chính có sẵn câu trả lời, thì bạn nên điều chỉnh lợi nhuận ròng để làm cho nó có thể so sánh được. Nếu thuyết minh báo cáo tài chính không có sẵn, thì hãy chọn chỉ số khác (chẳng hạn như biên EBIT) hoặc gán trọng số 0% lợi nhuận ròng và phân bổ trọng số cho các chỉ số khác.

Tương tự, nếu công ty mà bạn đang phân tích có ít nợ trên bảng cân đối kế toán hơn so với các công ty cùng ngành, thì vị trí đòn bẩy hoặc tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần sẽ không thể so sánh được. Do đó, chỉ định trọng số ít hơn cho danh mục đòn bẩy và tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần (ví dụ: Tổng nợ trên vốn chủ sở hữu) và hệ số khả năng thanh toán (hệ số khả năng thanh toán lãi suất).

Đối với ví dụ của chúng ta về Cisco trong Hình 2, chúng ta đã chỉ định trọng số ít hơn cho biên EBITDA và Tỷ số lợi nhuận trên tài sản, vì các chỉ số này rất gần với ranh giới (tối thiểu và tối đa) của trung bình ngang hàng.

Chúng ta sẽ đi theo cùng một cách tiếp cận về việc gán trọng số khi chúng ta tính toán các chỉ số trong các danh mục khác.

TÍNH ĐIỂM

Bây giờ chúng ta sẽ tính điểm cho từng chỉ số.

Để tính điểm, trước tiên chúng ta sẽ tính mức tối thiểu và tối đa của từng chỉ số của tất cả các công ty trong ngành (bao gồm cả Cisco). Sau đó, chúng ta sẽ tính điểm của Cisco theo thang điểm từ 0 đến 10 (0 là thấp nhất và 10 là cao nhất). Quá trình này được gọi là sự chuẩn hóa.

Để hiểu sự chuẩn hóa, hãy xem xét bạn cần tìm vị trí của một số giữa biên dưới và biên trên. Ví dụ: 8 ở vị trí thứ 8 trong khoảng từ 0 đến 10 (với 0 là tối thiểu và 10 là cao nhất). Điều này có thể được tính là (8 - 0)/(10 - 0).

Chúng ta sẽ sử dụng khái niệm này để tính điểm của từng chỉ số.

Ví dụ: Biên lợi nhuận gộp của Cisco là 60,3% và tối thiểu các doanh nghiệp trong ngành là 34,8% và tối đa là 66,3%.

Điểm chuẩn hóa của Biên lợi nhuận gộp (theo thang điểm từ 0 đến 10) có thể được tính là [(60,3% - 34,8%)/(66,3% - 34,8%)] * 10. Xin lưu ý rằng 0 là điểm thấp nhất và 10 là điểm số cao nhất.

Khi bạn đã thiết lập các trọng số và tính điểm cho từng chỉ số, bạn có thể tính điểm Khả năng sinh lời bằng cách tính tổng trọng số và điểm của từng chỉ số. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng hàm Sumproduct của Excel.

Trong thực tế, bạn nên chỉ định trọng số cho chỉ số tài chính dựa trên sự hiểu biết về công ty. Đây là cách tiếp cận được một nhà quản lý tài chính hoặc các nhà phân tích tài chính áp dụng.

Ngoài ra, bạn nên loại trừ các ngoại lệ (các công ty có tỷ lệ rất cao hoặc thấp) khỏi tập hợp các công ty cùng ngành hoặc tính toán tối thiểu và tối đa. Trong thực tế, mức tối thiểu và tối đa cũng được tính bằng cách lấy bộ dữ liệu đầy đủ của các công ty trong bảng mục lục lớn, như chỉ số cổ phiếu S&P 500.

3. Tính điểm thanh khoản

Tính thanh khoản của công ty có thể được phân tích bằng cách tính các tỷ lệ sau đây cho các công ty và các công ty cùng ngành.

A) HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN HIỆN THỜI

Chỉ số này cho thấy khả năng công ty đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn từ các tài sản ngắn hạn được sử dụng trong công ty và được tính như sau:

= Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

B)  HỆ SỐ KHẢ NĂNG THANH TOÁN NHANH

Chỉ số này cho thấy khả năng công ty đáp ứng nghĩa vụ ngắn hạn từ các nghĩa vụ thanh khoản ngắn hạn được sử dụng trong công ty và được tính như sau:

= (Tiền mặt và đầu tư ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn

C) LỢI NHUẬN TRƯỚC TRẢ LÃI, THUẾ VÀ KHẤU HAO (EBITDA) / CHI PHÍ LÃI VAY

Chỉ số này cho thấy khả năng công ty đáp ứng chi phí lãi từ thu nhập do doanh nghiệp tạo ra và được tính như sau:

= EBITDA / Chi phí lãi vay

Trong đó EBITDA được tính là Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) + Khấu hao + Khấu trừ dần

D) DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (CFO) / NỢ HIỆN TẠI

Chỉ số này cho thấy khả năng doanh nghiệp công ty đáp ứng nghĩa vụ nợ hiện tại từ tiền mặt do doanh nghiệp tạo ra và được tính như sau:

= Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh / Vay ngắn hạn

Chúng tA sẽ áp dụng một cách tương tự để tính điểm thanh khoản như chúng tA đã sử dụng để tính điểm khả năng sinh lời.

Tính toán đầy đủ về điểm Thanh khoản cho CISCO Corp có thể được nhìn thấy trong bảng tính ở đây.

4. Tính điểm dòng tiền

Dòng tiền của công ty có thể được phân tích bằng cách tính các chỉ số sau đây cho các công ty và các công ty cùng ngành.

A) VÒNG QUAY CÁC KHOẢN PHẢI THU

Chỉ số này cho thấy hiệu quả của bộ phận kiểm soát tín dụng của công ty trong việc thu tiền chưa thanh toán và được tính như sau:

= Tổng doanh thu / Khoản phải thu trung bình

B) DÒNG TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH (CFO) / NỢ NGẮN HẠN

Tỷ lệ này cho thấy khả năng doanh nghiệp  đáp ứng các nghĩa vụ ngắn hạn từ dòng tiền (từ hoạt động sản xuất kinh doanh) do doanh nghiệp tạo ra và được tính như sau:

= CFO / Nợ ngắn hạn

C) DÒNG TIỀN VƯỢT TRỘI

Chỉ số này cho biết tiền mặt do doanh nghiệp tạo ra sau khi đặt ra số tiền cần thiết để duy trì hoặc mở rộng cơ sở tài sản của mình và được tính như sau:

= Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) x (1 - Thuế suất) + Khấu hao & Khấu trừ dần - Thay đổi vốn lưu động ròng - Chi phí vốn

Chúng ta sẽ áp dụng một cách tương tự để tính điểm Dòng tiền như chúng ta đã sử dụng để tính điểm Khả năng sinh lời.

5. Tính điểm đòn bẩy

Cơ cấu đòn bẩy/vốn của công ty có thể được phân tích bằng cách tính các chỉ số sau đây cho các công ty và các công ty cùng ngành.

A) TỔNG NỢ / VỐN CHỦ SỞ HỮU

Tỷ lệ này cho biết tỷ lệ vốn nợ liên quan đến vốn chủ sở hữu được sử dụng trong doanh nghiệp và có thể được tính như sau:

= Tổng nợ / Tổng số vốn chủ sở hữu

Trong đó:

Tổng nợ = Vay ngắn hạn + Tổng vay dài hạn + vốn thuê

Tổng vốn chủ sở hữu = Tổng số vốn ưu đãi + Tổng vốn cổ đông

B) TỔNG NỢ /  VỐN

Chỉ số này cho biết tỷ lệ vốn nợ so với tổng số vốn được sử dụng trong doanh nghiệp và có thể được tính như sau:

= Tổng nợ / (Tổng nợ + Tổng vốn chủ sở hữu)

C) TỔNG NỢ PHẢI TRẢ / TỔNG TÀI SẢN

Chỉ số này cho biết tỷ lệ tổng nợ phải trả so với tổng tài sản trong doanh nghiệp và có thể được tính như sau:

= Tổng nợ phải trả / Tổng tài sản

D) TỔNG NỢ / EBITDA (LỢI NHUẬN TRƯỚC TRẢ LÃI, THUẾ VÀ KHẤU HAO)

Chỉ số này cho thấy khả năng trả nợ của người vay với thu nhập bằng tiền mặt do doanh nghiệp tạo ra và được tính như sau:

= Tổng nợ / Tổng Lợi nhuận trước trả lãi, thuế và khấu hao (EBITDA)

Chúng ta sẽ áp dụng một cách tương tự để tính điểm đòn bẩy như chúng tôi đã sử dụng để tính điểm Khả năng sinh lời.

6. TÍNH ĐIỂM TỔNG HỢP

Bây giờ chúng ta sẽ chỉ định trọng số cho từng điểm số nhóm chỉ số lớn để tính điểm tổng hợp cho điểm chuẩn tương đương và điểm chuẩn trước đây.

Điểm số của công ty hợp nhất có thể được tính bằng Sumproduct về trọng số và điểm số.

Dựa trên các tính toán trên, chúng ta có thể thấy rằng Cisco có Khả năng sinh lời cao, bởi cơ sở doanh thu lớn và tỷ suất lợi nhuận cao.

Vị thế thanh khoản rất cao, được đánh dấu bằng dự trữ tiền mặt đáng kể và hệ số khả năng thanh toán hiện thời cao.

Công ty đã tạo ra đủ thu nhập và dòng tiền để trang trải các nghĩa vụ lãi và nợ.

Vị thế đòn bẩy rất cao, được hỗ trợ bởi mức nợ ròng thấp và Khả năng thanh toán nợ phải trả lành mạnh.

MẤU CHỐT

Điểm tổng hợp là trên 70%, điều này đặt Cisco ở vị trí mạnh trong ngành của mình trong đánh giá cung ứng. Người quản lý tài chính có thể so sánh điểm số trong lịch sử để thấy sự cải thiện/suy giảm sức khỏe tài chính.



 
 
NGUỒN : THEO SAGA.VN

 



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024