Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
16/09/2020 23:09 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[Youth Confessions] Chia Sẻ Về Công Việc Của Một Người Tư Vấn Thuế: Tất Cả Luôn Bắt Đầu Từ Con Số Không


Chào mọi người, hôm nay mình sẽ chia sẻ câu chuyện về một Tax Advisor và công việc liên quan tới thuế để mọi người có thêm những hình dung rõ hơn về công việc này nhé!

Mình nghĩ cơ duyên để mình trở thành một Tax Advisor là chắc do đời đưa đẩy! Vì lúc tốt nghiệp, mình cũng mông lung lắm (chả biết mình sẽ làm gì sau này vì chuyên ngành mình học là Tiếng Anh Thương mại – chủ yếu cũng toàn học về English là chủ yếu). Lúc đó có nhiều đợt tuyển MT (Management Trainee) từ nhiều công ty có tiếng (như Nestle hay Holcim, v.v.), với có đợt tuyển nhân viên mới từ Big 4. Mình đã ứng tuyển hai chương trình MT và apply vô Deloitte và rớt hết. Còn mỗi KPMG là thi tới vòng cuối cùng và được nhận. Rồi từ đó mình vào làm quen với Tax (với kiến thức về thuế là con số 0 tròn trĩnh, ngoại trừ vốn Tiếng Anh chỉ vừa đủ dùng làm vốn thôi).

Nhưng hoàn cảnh lúc đó mình thấy mình cũng phù hợp với quan điểm của mình hiện tại rằng “Người ta không quan trọng bạn đã làm gì, họ chỉ quan tâm bạn có thể làm gì” thôi. Nên xuất phát điểm của mình (hay các bạn sinh viên mới ra trường) khi đi làm thì cũng lại reset từ đầu, quan trọng là có thể đi xa được bao nhiêu tại xuất phát điểm đó. Suy nghĩ vậy nên từ đó mình cứ chuyên tâm theo nghề tới giờ xem mình đi được bao xa (đồng thời thì sẵn tự khám phá bản thân dần dần là mình có hợp với con đường tư vấn không). Quay qua quay lại thì đã hết veo gần 6 năm rồi.

Về vị trí công việc thì mình thuộc phòng Corporate Tax 2 của KPMG và sẽ phụ trách phần lớn mảng compliance (tức hỗ trợ khách hàng về mặt tuân thủ thuế như lập tờ khai thuế, v.v.) hoặc mảng advisory (tư vấn cho khách hàng các vấn đề về thuế từ thủ tục, cách tính thuế, chi phí thuế như thế nào thì tối ưu, làm sao để hưởng đãi thuế

Trong nước thì tại mảng compliance thì có thể trải dài từ việc hỗ trợ lập tờ khai thuế Thu Nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế Thu nhập cá nhân, thuế Nhà thầu nước ngoài, thuế Tiêu thụ đặc biệt, hóa đơn, v.v.

Rộng hơn thì mình cũng sẽ tham gia các giao dịch cần hợp tác với các đội KPMG nước ngoài để mở rộng phạm vi tư vấn cho các client nước ngoài về thuế Việt Nam và để chuẩn bị cho họ những kiến thức về thuế sơ bộ trước khi đầu tư vào Việt Nam và các mảng dịch vụ tư vấn khác đặc thù hơn như Tax Due Diligent (Soát xét thuế trong giao dịch M&A), tư vấn về Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.

Và ngoài thuế nói chung thì mình cũng sẽ phải làm quen với business của nhiều ngành nghề khác nhau như FMCG, Banking, xây dựng, sản xuất, Insurance, retailer, v.v. vì các vấn đề thuế của từng ngành nghề đều khác nhau (nên kiến thức sẽ phải tự học hay dung nạp dần dần. Tương lai sau này sẽ còn có thêm e-commerce, hic hic).

 

Để làm tốt công việc của mình, thì tất nhiên mình sẽ cần năm chắc những công cụ chốn văn phòng cơ bản như Microsoft 365 hay công cụ dùng để communication như Microsoft Teams, Avaya, v.v.  Với tình hình công nghệ hiện nay thì mình cũng sẽ phải làm quen với một loạt công nghệ cloud-based như CRM hay One Drive hay Shared Point vì đây là tương lai của dữ liệu (Data).

Về kiến thức chuyên môn thì hiện giờ mình có được hỗ trợ từ các kho tài liệu về văn bản pháp luật ngành thuế hay các quy định khác hiện hành để tiện việc tra cứu bất cứ lúc nào. Ngoài ra thì do công ty mình cũng rất thường hay có các buổi training nội bộ để các anh chị cấp trên hay ở các phòng ban khác có thể trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm thực tế cho nhau để nâng cao trình độ.

Khó khăn của nghề này là mùa siêu bận (như đề cập ở trên) hoặc khi mình không theo kịp tốc độ phát triển của nghề do các văn bản luật pháp về thuế hay công nghệ (vì quá nhiều thứ cần phải đọc và học).

Stress là thường trực nghen :D và chuyện này hết sức bình thường. Stress cũng sẽ kéo dài sang cả vấn đề con người (sếp cà chớn, sếp quá quắt, khó tính, v.v.) cho đến nhân viên của mình (nhân viên lười, lý do lý trấu, không đủ năng lực nhưng thái độ thì có thừa) và cuối cùng là các vấn đề bên ngoài công việc của em (người yêu, gia đình, bạn bè, v.v.). Tất cả sẽ đóng góp vào cuộc sống của nghề tư vấn hàng ngày. 

Khó khăn mình gặp phải thì cũng nhiều lắm nhưng tất cả đều xoay quanh con người. Chi tiết thì mình nghĩ sẽ rất dài để truyền tải hết nhưng phiên bản ngắn gọn của câu chuyện là có những lúc anh đã phải report trực tiếp đến tận 10 sếp (và mỗi sếp sẽ có 1 working style và yêu cầu khác nhau). Cái khó khăn mình gặp phải là phải ‘thích nghi’ với từng style đó và vẫn phải đảm bảo chất lượng công việc cộng với đưa report đúng deadline 

Mình tự quan sát thấy nghề này trong tương lai sẽ còn phát triển và còn nhiều triển vọng lắm vì nó sẽ phát triển theo sự phát triển của xã hội và công nghệ. Ai cũng có thể thấy là e-commerce và hàng loạt công nghệ khác đang lên ngôi (giao dịch B2C, v.v.) dẫn đến giao dịch xuyên biên giới giờ rất nhanh và nhiều khi không cần qua trung gian thanh toán. Từ đó dẫn đến việc là sẽ có nhiều đơn vị/cá nhân phát sinh doanh thu nhưng không có cách nào thu thuế hay tính thuế như thế nào (quy định về thuế thường đi sau thực tế, mà thực tế thì đang đi rất nhanh, trong khi quy định về thuế thì phải do Quốc hội ban hành rất lâu, lại thêm các Bộ ngành ra văn bản hướng dẫn thì cũng không thể bao quát được hết toàn bộ thực tế).

Và đồng thời nhiều ngành nghề sau này sẽ ra đời ứng dụng công nghệ tiên tiến (như Học máy, đầu tư, công nghệ AI, v.v.) thì những phần việc tay chân của thuế (như lên tờ khai thuế, tính toán, v.v.) đều sẽ do máy móc thực hiện. Khi đó Tax Advisor buộc phải ‘nâng cấp’ bản thân ở những mảng kiến thức (mà chỉ có con người có thể thực hiện được) không chỉ riêng về thuế (có thể bao gồm một ít về kiến thức Luật, Tài chính, Kế toán quản trị, quản trị dự án) để có thể tư vấn cho khách hàng không chỉ góc nhìn về thuế mà còn có thể tư vấn từ nhiều góc độ khác nhau về Pháp lý hay tài chính. Tương lai của nghề tư vấn là tư vấn viên sau này sẽ phải có kiến thức về đa ngành nhưng vẫn sẽ phải rất có chuyên môn về lĩnh vực trọng yếu của mình vẫn là Thuế.

Sau này thì các lĩnh vực khác ra đời như Tech insurance, quỹ đầu tư, FinTech thì lại phát sinh các vấn đề về thuế chuyên biệt buộc người tư vấn cũng phải có kiến thức về các lĩnh vực này và đồng thời phải nắm quy định pháp luật về thuế để có thể tư vấn trong các lĩnh vực này.

Nghề Thuế thì đối với sinh viên mới ra trường cũng chỉ quan tâm tới thái độ làm việc và tinh thần cầu thị trong công việc thôi (còn kiến thức chuyên môn thì chỉ cần ở mức hiểu biết về accounting mức đơn giản là được, cộng một ít vốn Tiếng Anh có thể tự tin giao tiếp cơ bản thôi cũng được) chứ kiến thức về Thuế thì đảm bảo ai bắt đầu ngành này cũng đều phải ‘đi lại từ đầu’ ah (Vì luật thuế nó thay đổi xoành xoạch hằng năm).

Nhưng về kỹ năng thì các bạn sinh viên có thể cân nhắc trao dồi những kỹ năng sau hen (quan điểm cá nhân là những kỹ năng này sẽ bổ trợ rất tốt cho công việc tư vấn nói chung):

Với Tax Advisor thì mình cũng nghĩ là sẽ cần phải đọc rất nhiều. Bao gồm cả việc đọc quy định hiện hành, đọc các bài viết về xu hướng ngành thuế, xu hướng kinh tế nói chung để biết xu thế sau này của thuế Việt Nam, đọc về các Công văn hướng dẫn các trường hợp cụ thể để có thêm kinh nghiệm thực tế, đọc report của những người đi trước để có thêm kiến thức, và tất nhiên là đọc nhiều thứ khác mình thích :D.

Đồng thời thì trong môi trường công sở và thời gian đầu đi làm thì các bạn có thể nên làm quen với áp lực công việc và luyện ‘sức chịu đựng’ của mình trước. Vì sau này càng lên cao các bạn sẽ có những loại ‘áp lực’ mới cần sức bền để chịu đựng hoặc đương đầu (tôi luyện lúc còn trẻ thì sau này có thể giúp ích cho giai đoạn về sau nhiều lắm).

Thuế thì sẽ có mùa siêu bận (là 90 ngày đầu tiên của năm mới do đây là mùa cao điểm quyết toán thuế) do khối lượng công việc rất nhiều. Lúc này thì ăn ngủ ở công ty thì cũng thành bình thường (mấy bạn nào có nhà trọ hay ở với gia đình thì nên về để nghỉ ngơi để mai lên làm tiếp) vì làm quần quần, anh em đồng nghiệp ăn dằm nằm dề thường xuyên :D. Nhưng mà đây cũng là quãng thời gian vui và khó quên nhất, có nhiều kỷ niệm nhất và cũng là lúc tư vấn thuế có thể nâng cấp bản thân nhanh nhất (vì thường phải làm việc vượt sức mình). 

 

 

Kỹ năng viết (Viết và trình bày email, viết report đơn giản, viết CV, v.v.) theo style professional nhất có thể;

 

 

Kỹ năng Excel và Word ở mức có thể dùng hàm tính toán đơn giản và biên soạn văn bản;

 

 

Tiếng Anh là yêu cầu tối thiểu rồi nên những bạn nào có vốn Tiếng Anh tốt thì có thể cân nhắc học thêm ngoại ngữ khác (Nhật, Hàn, Trung, v.v.) vì đây là lợi thế cạnh tranh tuyệt đối tốt so với các bạn đồng trang lứa (không thì sẽ phải cần rất chắc ở mảng tiếng anh để trở nên nổi bật so với các bạn còn lại); Có một kỹ năng mà anh không thấy được đề cập nhiều nhưng cực kỳ quan trọng là Kỹ năng thích nghi – Bao gồm thích nghi với môi trường mới, thích nghi với con người mới (sếp mới, đồng nghiệp mới, client mới và văn hóa mới, v.v.). Theo đó thì không hẳn em sẽ từ bỏ tính cách hay quan điểm của mình nhưng chỉ là điều chỉnh những suy nghĩ và hành động của mình cho phù hợp với tình hình và môi trường hiện tại thôi.

Chung quy là mình thấy triển vọng nghề sẽ vẫn còn rất rộng trong tương lai (nhưng yêu cầu sẽ khắc khe hơn cho một người tư vấn). Hy vọng những chia sẻ này có thể giúp các bạn phần nào hiểu được nghề tư vấn thuế trong thực tế và giúp định hướng một ít về nghề nghiệp sau này của các bạn.

-----------------------------------------------------------------------------------------

Ybox.vn

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024