Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/09/2020 20:09 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
Top 10+ cách viết bài pr hay nhất hiện nay


viet-bai-pr-hay

Contents

  • Mình đã thoát khổ
  • 1. Xác định mục tiêu bài PR
  • 2. Chọn tiêu đề và xác định thông điệp cốt lõi
  • 3. Độ dài của bài viết PR
  • 4. Triển khai nghiên cứu thông tin
  • 6. Hiểu về khách hàng mục tiêu
  • 7. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
  • 8. Hãy viết như một bức thư “tình”
  • 9. Tổng hợp các công thức viết bài PR hiệu quả
  • Công thức 3s
  • Công thức 4W
  • 10. Những lỗi cơ bản khi viết bài pr
  • Lỗi ngữ pháp
  • Sao chép nội dung
  • Lỗi lặp từ & lỗi chính tả
  • 11. Những bài pr cực đỉnh
  • Tạm chốt
  • Facebook Comments
 

Hầu hết các doanh nghiệp đều có nhu cầu viết bài pr để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ, nâng cao uy tín thương hiệu hoặc viral trên các kênh thông tin. Đây được xem như nước cờ quan trọng mang danh tiếng thương hiệu đến cộng đồng.

Vì vậy bài PR thường được đánh giá khắt khe & khiến các writter không ít lần “rơi nước mắt”.

Hiểu được những khó khăn đó, mình đã thực hiện bài viết này cách đây một thời gian. Tuy nhiên hiện tại mình đã làm mới nội dung hướng dẫn viết bài pr sao cho phù hợp với những xu hướng content marketing của năm 2019.

Nếu bạn đang muốn cải thiện khả năng viết bài PR, hãy thử đọc những phương pháp mà mình đã tổng hợp lại xem sao nhé.

Mình đã thoát khổ

Cũng từng là một “người khốn khổ”, từng như bạn dí mặt hàng giờ vào google để gõ lạch cạch từng thông tin, viết bài pr ở đâu, làm sao để viết những bài quảng cáo hay đến “rúng động lòng người”,… nên hơn ai hết, mình hiểu rõ nỗi khó khăn của bạn.

Đó cũng chính là lí do mình đưa bài viết này đến với thế giới còn nhiều mông lung đang rối tung và mù mịt của bạn.

Hy vọng nó có thể giúp những bạn trẻ start up hoặc những bạn trẻ đang đi làm có một khởi đầu thuận lợi hơn khi tìm được phương hướng viết bài Pr thu hút cho sản phẩm, doanh nghiệp.

1. Xác định mục tiêu bài PR

Nếu đã từng đọc qua các post hướng dẫn xây dựng nội dung fanpage trên blog của mình, bạn sẽ nhận ra một sự tương đồng trong cách xây dựng bài viết ngay từ khi mới bắt đầu (Bấm vào link này nếu bạn chưa biết viết cách viết bất kì content nào).

Mình luôn hướng các bạn đến quy trình viết bài chuẩn nhất, hiểu được quy trình này, bạn có thể viết được bất kì nội dung nào.

Mục tiêu cho bài viết => Reseach thông tin => Lập dàn ý => Viết nội dung.

(Chi tiết các phần này đã được mình giới thiệu trong các bài viết trước đó).

Tuy nhiên với bài viết Pr bạn cần chú ý phần mục tiêu nhiều hơn một chút. Bởi vì đối với mỗi chiến dịch pr đều cần một chuỗi các bài viết pr cho các mục đích khác nhau.

Thông thường các doanh nghiệp sẽ hướng đến các mục tiêu:

  • Tăng nhận diện thương hiệu
  • Hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng
  • Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới
  • Xử lý các khủng hoảng truyền thông

Hãy trao đổi với khách hàng về các các dự định, những mong muốn của họ trước khi triển khai thực hiện các bài viết PR. Tránh các nội dung chung chung, tổng quan và dễ gây nhầm lẫn.

Tốt nhất, hãy yêu cầu họ brief thật kỹ những thông tin qua mail để bạn có một định hướng rõ ràng trước khi bắt đầu gõ bàn phím.

2. Chọn tiêu đề và xác định thông điệp cốt lõi

Chọn tiêu đề trên báo PR không nhất thiết phải chuẩn seo, nhưng ít nhất hãy chọn một tiêu đề có đề cập đến sản phẩm/dịch vụ/ thương hiệu bạn đang muốn truyền thông.

Sẽ thật sáo rỗng nếu tựa đề đó thật hay nhưng không có gì ăn nhập với chương trình.

Và theo kinh nghiệm của mình thì thông điệp cốt lõi chứa vai trò quan trọng. Hãy viết bài PR của bạn với key message được định hướng rõ ràng.

Đừng đặt tiêu đề một đằng mà nội dung thì lại một nẻo, khiến người đọc cảm giác bị “lạc trôi” và sau đó là chẳng hiểu gì cả.

Lúc nào cũng vậy, hãy đặt mình vào tâm thế của người đọc, tránh lan man, tuột khỏi chủ đề đã hoạch định.

Có 2 cách đặt tiêu đề Pr cụ thể như sau:

  • Trực tiếp giới thiệu về doanh nghiệp, sản phẩm , chương trình, dịch vụ
  • Gián tiếp đặt tiêu đề như một bài viết bình thường

Hãy nhìn những ví dụ minh họa dưới đây để biết được “thế giới” đang vận hành hàng loạt những bài PR của mình với tiêu đề ra sao:

cach-viet-bai-pr-1

Một số tiêu đề PR đáng chú ý

cach-viet-bai-pr-2

Một số tiêu đề PR đáng chú ý

cach-viet-bai-pr-3

Một số tiêu đề PR đáng chú ý

3. Độ dài của bài viết PR

Không phải cứ trả tiền là các báo lại cho bạn tự nhiên phô bày nội dung. Nếu bạn không để ý đến vấn đề này, chắc chắn bạn sẽ hối hận. Vì thực tế các bài PR đều có một số lượng chữ giới hạn.

Thông thường trên báo giấy, số từ cho phép từ 150 -300 chữ, báo online cho phép bạn viết nhiều hơn, nhưng cũng chỉ 500 – 650 chữ (trên ngoisao.net, afamily, kenh14.vn,…)

Vì vậy, hãy tập trung đến chủ đề và mục tiêu cần truyền tải và sắp xếp bố cục rõ ràng, phù hợp với giới hạn của bài viết. Đừng viết quá dài dòng để rồi bị cắt ghép không ăn rơ, khiến bài viết thiếu tự nhiên và kém thu hút.

4. Triển khai nghiên cứu thông tin

“Research” là thao tác bắt buộc bắt buộc bạn phải làm để có được content đánh trúng tâm lý của khách hàng.

Hãy tưởng tượng xem nếu bạn lên kế hoạch PR, bạn lại không hiểu tìm hiểu hết thế mạnh sản phẩm của mình, những đặc trưng nổi bật của sản phẩm/ thương hiệu/ dịch vụ thì kế hoạch đó chắc chắn “tạch”.

Mình thường bắt đầu viết bài khi đã research nát cả Google. Lúc ấy mình đã hiểu vị trí của sản phẩm, dịch vụ mình đang cung cấp đứng ở đâu, có điểm mạnh, điểm yếu ra sao, cần giới thiệu khéo léo như thế nào.

Vì vậy trước khi bắt tay thực hiện một, đừng quên hỏi khách hàng hoặc tự mình tìm hiểu những thông tin có liên quan. Điều đó khiến bài viết của bạn thêm hữu ích, thu hút được một lượng traffic lớn trên các kênh báo online.

Thông tin ở đây bao gồm:

  • Bản thân sản phẩm dịch vụ
  • Khách hàng mục tiêu
  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
  • Các sản phẩm thay thế

Dĩ nhiên,công cụ Google sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn research thông tin nhanh chóng và hiệu quả.

6. Hiểu về khách hàng mục tiêu

Thông thường trong mỗi chiến dịch đi bài PR, khách hàng mục tiêu là đối tượng mới có quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của công ty bạn trong lương lai.

Bạn sử dụng nguồn traffic có sẵn, hoặc nguồn paid traffic từ các kênh báo online hoặc báo giấy để truyền thông thương hiệu của mình đến những vị khách tiềm năng này.

Phong cách ngôn ngữ báo chí phù hợp với bài viết pr, nhưng có phải đã đến lúc bạn “làm mới” lại những bài viết PR sắp tới để kéo gần khoảng cách với khách hàng mục tiêu.

Giả sử bạn đang cần viết bài PR cho một chuỗi cửa hàng kem trong đợt Tết sắp tới, chiến lược ra mắt những đĩa kem “hoa mai” kem “bánh chưng” vô cùng độc đáo với cách bày trí không gian ấm tinh tế cho cả gia đình.

Dĩ nhiên, các chị, các mẹ là đối tượng mà chương trình trong bài viết đang hướng đến. Lúc này bạn cần:

  • Lựa chọn phong cách ngôn ngữ phù hợp
  • Lối dẫn dắt đánh động vào insight của các chị các mẹ
  • Cung cấp những thông tin phù hợp, ưu điểm sản phẩm để khách hàng thấy được lí do vì sao nên chọn sp/dịch vụ của bạn trong mùa xuân năm nay.
  • Điểm đặc biệt trong chương trình sắp launching khiến khách hàng mục tiêu phải chọn bạn chứ không phải đối thủ

7. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh

Thật không ngoa khi nói rằng bí kiếp viết bài pr vượt qua đối thủ hiện tại, chính là “theo dõi” đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Nếu họ có một chiến dịch đi bài Pr thành công trên các kênh báo online, thì tuyệt đối bạn không thể bỏ lỡ. Học hỏi đối thủ là cách để bài viết của bạn tốt dần lên.

Nhưng nhớ rằng, học hỏi nhưng không sao chép bởi vì khách hàng hiện tại rất thông minh, nếu bị phát hiện, bạn mất đi cơ hội giành lấy cảm tình từ họ.

Cùng một chương trình chắc chắn đối thủ sẽ đi bài trên nhiều báo khác nhau, tìm hiểu các kênh social, booking quảng cáo của đối thủ cũng là cách giúp bạn rà lại những trang báo nào tiềm năng cho kế hoạch truyền thông của doanh nghiệp bạn.

8. Hãy viết như một bức thư “tình”

Và sau nhiều nỗ lực, hãy cố gắng viết bài PR như viết một bức thư tình.

Nghe lạ nhỉ? Nhưng tại sao?

Bởi vì không một ai muốn đọc một bài PR khi nó cung cấp quá nhiều thông tin và chỉ để quảng cáo, đầy những điều sáo rỗng. Bạn có thừa nhận với mình rằng bạn chăm chú theo dõi một bài viết nào đó bởi vì sức hút mãnh liệt của nó?

  • Theo dõi câu chuyện của một doanh nghiệp và khâm phục nghị lực phi thường của những nhà sáng lập, chú tâm theo dõi hành trình thương hiệu và khao khát bóc tách những bí quyết họ đã thành công.

cach-viet-bai-pr-4

  • Tìm được một sản phẩm phù hợp với mình nhưng không chắc hiệu quả mà nó mang lại, nhưng thấy được những minh chứng từ cộng đồng (Social proof …..) khiến bạn an tâm hơn?
  • Nhìn thấy một nhãn hàng kem giới thiệu một chương trình khuyến mãi có sản phẩm hấp dẫn và không gian ở đó lại trúng ý bạn cho đợt cuối tuần?
  • Bị choáng ngộp với những nội dung chuyên nghiệp và bố cục màu sắc khiến bạn không thể nào rê chuột sang trang khác?

Chính những cách khéo léo trông ngôn từ chính là “dẫn xuất” tốt nhất để khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ mà bài pr đang đề cập.

9. Tổng hợp các công thức viết bài PR hiệu quả

Có đến hàng trăm công thức viết bài pr khác nhau (nghe thật choáng váng phải không nào)? Vì vậy mình đã giúp bạn tổng hợp những công thức cốt lõi nhất, được các writer xịn ứng dụng thường xuyên.

Công thức 3s

Thật lòng đây là công thức mình yêu thích và cảm thấy nó khá hiệu quả. Để viết bài pr theo công thức này, đòi hỏi bạn phải cứng tay và đã có sẵn kinh nghiệm viết lách.

3S là viết tắt của:

Star (Ngôi sao)

Story (Câu chuyện)

Solution (Giải pháp)

Để ứng dung công thức này, trước tiên bạn phải hiểu:

  • Star: Bài Pr của bạn xoay quanh một đối tượng chính, đó có thể là nhân vật/sản phẩm/ dịch vụ/ doanh nghiệp không lan man, không nên “tham” quá nhiều “ngôi sao” khiến bài viết mất đi tính tập trung, dài dòng, khó hiểu.
  • Story: “Nhân vật” của bạn đã trải qua câu chuyện như thế nào? Hãy chọn lọc những nội dung ấn tượng nhất của câu chuyện để đưa lên đầu tiên, “ngôi sao” của bạn sẽ theo đó mà tỏa sáng.

Gợi ý: Bạn có thể chia sẻ một case study về hành trình thương hiệu, nghiên cứu sản phẩm, start up một brand, một idea, một company.

  • Solution: Điều gì đưa “ngôi sao” trong bài viết của bạn đến đỉnh cao như ở thời điểm hiện tại? Hãy diễn tả nó một cách ly kỳ nhưng không kém phần chân thật để có thể khiến người đọc ấn tượng.
Công thức 4W

Nếu bạn cảm thấy công thức 3S hơi khó “xơi”, thì 4W là một lựa chọn dễ thở hơn một chút. Nếu mới bắt đầu viết bài pr, bạn có thể thử ngay với công thức này.

4W là viết tắt của:

What’s i have got for you?

Tôi có gì cho bạn

Công thức này có ưu điểm ở chỗ, ngay từ phần đầu tiên, nó đã giúp bạn xác định đối tượng trong bài viết. Sau đó chọn cách giới thiệu trực tiếp hay gián tiếp là tùy bạn. Hãy sử dụng văn phong & vốn từ của nó cho phù hợp với đặc tính của sản phẩm/dịch vụ/ thương hiệu trong bài PR để có được một bài viết hay nhất.

What it’s going to do for you?

Sản phẩm/dịch vụ của tôi giúp bạn giải quyết vấn đề gì? Như thế nào?

Đặt mình vào vị trị của khách hàng để có thể khai thác insight của họ tốt nhất. Bằng cách đặt các câu hỏi như:

  • Nếu không có sản phẩm, dịch vụ của bạn khách hàng phải tự mình đối diện với những vấn đề ra sao?
  • Sản phẩm của bạn sẽ giải quyết những khó khăn đó như thế nào? Đó có phải là sự lựa chọn tốt nhất chưa?
  • Những bằng chứng cho thấy sản phẩm/dịch vụ của bạn đã giúp tệp khách hàng mục tiêu.

Who i am?

Tôi là ai mà bạn phải tin?

Đây là bước quan trọng để xây dựng lòng tin với khách hàng & mình thấy nó luôn có hiệu quả đối với những kế hoạch pr với mục tiêu thúc đẩy doanh số.

Bạn có thể chứng minh cho khách hàng thấy sự quan trọng của sản phẩm/dịch vụ mình bằng những thông tin quan trọng sau đây:

  • Các chứng nhận về sản phẩm: chứng nhận chất lượng sản phẩm, giải thưởng,…
  • Đánh giá từ cộng đồng: khách hàng đã từng sử dụng hoặc những KOL có sức ảnh hưởng,…
  • Ưu đãi sản phẩm: Chế độ bảo hành, chương trình giảm giá,…

What you need to do next?

Bạn cần làm gì tiếp theo?

Viết đến đây, bạn nên khéo léo khơi gợi lòng tin từ phía khách hàng, thúc đẩy khát khao chiếm lĩnh sản phẩm của họ. Bạn có thể sử dụng các call to action, nhưng chú ý là hãy đưa nó vào bài viết thật tự nhiên, ít sặc mùi quảng cáo.

Công thức là vậy, tuy nhiên mình vẫn khuyến khích các bạn nên tạo ra phong cách riêng cho những bài viết của mình, sáng tạo và không rập khuôn

10. Những lỗi cơ bản khi viết bài pr

Lỗi ngữ pháp

Ngay cả đến những writer đỉnh nhất, họ vẫn viết sai ngữ pháp như bình thường nên bạn không có việc gì phải buồn khi mới bắt đầu câu cú vẫn còn lộn xộn.

Để hạn chế được điều này, yêu cầu bạn phải đọc thật nhiều tài liệu về content marketing, xem các tips hướng dẫn viết nôi dung từ các nguồn tham khảo khác nhau như sách báo, website về content.

Mình sẽ giới thiệu đến các bạn một vài quyển sách mà trước đó mình đã đọc qua và cảm thấy nó giúp ích rất nhiều cho việc viết. Bạn có thể xem review chi tiết trên blog của mình:

  • Sách content hay nói thay nước bọt
  • 90 – 20 – 30 : 90 bài học vỡ lòng về ý tưởng và câu chữ
  • Làm bạn với hình, làm tình với chữ
Sao chép nội dung

Một trong những lí do khiến bài Pr của bạn trở nên kém hấp dẫn chính là việc vay mượn thông tin từ quá nhiều nguồn khác khiến bài viết trở thành một nồi lẩu thập cẩm không có nét đặc trưng riêng.

Thay vì vậy, hãy tập trung ngay từ đầu để viết một bài pr có thông điệp rõ ràng, thể hiện được những nét riêng

Lỗi lặp từ & lỗi chính tả

Là một writer, hơn ai hết mình hiểu được rằng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không review lại những bài viết. Trước khi đưa bài PR đến với công chúng hãy đảm bảo với mình là bạn đã đọc lại nó ít nhất 2 -3 lần để fix các lỗi chính tả, lỗi dấu câu & lỗi chính tả.

11. Những bài pr cực đỉnh

Trong quá trình học hỏi và làm việc, mình đã tích lũy được một số bài pr mà bản thân cảm thấy ấn tượng nhất.

Mình xin chia sẻ lên bài viết này để các bạn có thể cùng tham khảo:

“Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có một chiếc đồng hồ trong đầu. Đôi khi chúng ta thậm chí có thể nghe thấy nó tích tắc. Tôi đã nhận thức được đồng hồ của tôi từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Hồi đó, mỗi phút dường như kéo dài khi tôi đếm số giờ cho đến giờ ra chơi hoặc đợi mẹ đến đón tôi sau giờ học. Khi còn trẻ tôi thực sự muốn đồng hồ của mình chạy nhanh hơn. Giá như tôi có thể già hơn! Sau đó tôi sẽ có thể làm những gì tôi muốn làm, đi đến nơi tôi muốn và trở thành người mà tôi muốn trở thành.

Cuối cùng, cuối cùng tôi cũng đủ tuổi để đưa ra lựa chọn của riêng mình và sự chú ý của tôi quay lưng lại với việc tăng tốc đồng hồ của tôi sang những thứ khác như học lớp, hát, yêu, kiếm sống và tạo ra tác động của tôi. Càng bận, tôi càng ít chú ý đến đồng hồ của mình cho đến khi nó hoàn toàn nằm ngoài nhận thức của tôi. Cho đến một ngày, tôi nhìn lên và thấy mình đang đứng một mình trên đường lái xe về nhà mẹ tôi, nhìn chiếc xe tang đưa bà đi.

Cô ấy không có đủ thời gian, có rất nhiều cô ấy vẫn muốn làm điều đó Rất nhiều điều hối tiếc. Cô ấy chỉ 59 tuổi! Đột nhiên đồng hồ của tôi lại nổi lên, tích tắc to hơn bao giờ hết. Tôi nghe thấy giọng nói của cô ấy trong đầu, dạy bài học mãi mãi thay đổi cuộc đời tôi, ngay lập tức, cuộc sống quá ngắn ngủi để giải quyết ít hơn những gì bạn thực sự muốn – trong công việc hoặc cuộc sống của bạn. Đừng giải quyết. Đừng mất thời gian cho phép. Đi!”

Đồng hồ của tôi đang thúc đẩy tôi giúp bạn hôm nay vì tác động của bạn là thiêng liêng đối với tôi. Vì vậy, đừng bỏ cuộc, đừng mất thời gian để được cấp Hãy tin vào tác động của bạn và biến nó thành hiện tại, vì thế giới cần tác động của bạn, và vì cuộc sống quá ngắn để giải quyết ít hơn bạn thực sự muốn – trong doanh nghiệp của bạn hoặc cuộc sống của bạn.”

Trích: https://www.forbes.com

Tạm chốt

Mình hiểu rằng, không một ai tốt lên khi mới bắt đầu viết cả, đó là cả một quá trình tôi luyện. Để đạt được điều đó, bạn phải đọc nhiều hơn, viết nhiều hơn và cải thiện vốn từ, vốn sống của bản thân mỗi ngày.

Sau tất cả, hãy viết nó bằng cái tâm và có đầy đủ “chất” và “lượng”. Đừng để mọi người xung quanh đánh giá công việc của những người viết chỉ đáng giá rẻ bèo.

Hãy vùng lên bằng việc đơn giản thôi là mỗi ngày đọc thêm vài chục trang sách, luôn mang một quyển sổ nho nhỏ để đọc và chép ý tưởng bất cứ khi nào mình cần.

Hãy hiểu khách hàng, doanh nghiệp, đối thủ mà sản phẩm/ thương hiệu/ công ty bạn đang hướng đến, điều đó giúp bạn viết đúng – trúng và chuyên nghiệp hơn.

https://tuhoccontent.com/cach-viet-bai-pr-hay/

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024