Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
25/08/2020 15:08 # 1
nhoctrumtn
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 33/40 (82%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 18/03/2020
Bài gởi: 93
Được cảm ơn: 0
Bật mí về người đại diền cầu thủ V-League


Người đại diện cầu thủ ở Việt Nam thường hoạt động theo mô hình khép kín và tỷ lệ thành công của mỗi thương vụ chuyển nhượng đa số đều phụ thuộc vào mối quan hệ theo kiểu “nhất thân nhì quen”.
Nhà môi giới Trần Tiến Đại (trái)
Ai đã đưa 2 cầu thủ được định giá “triệu đô” Ariel Rodriguez và Jose Ortiz đến với CLB TP.HCM? Cho đến bây giờ, người ta vẫn chưa biết cả hai tiền đạo người Costa Rica là “hàng” của nhà môi giới nào. Chỉ biết, khi đội bóng Thành phố cần tiền đạo, rất nhiều hồ sơ đã gửi đến để lãnh đạo, BHL xem xét. Đội á quân V.League tuyển dụng cầu thủ ngoại theo cách khá đặc biệt. Theo đó, HLV Chung Hae Soung chỉ xem băng hình thi đấu rồi quyết định, thay vì quy trình phải thử việc, phải ra sân thi đấu để xem chân cẳng ra sao.
 
Sở dĩ có quy trình “gọn nhẹ” như vậy là bởi người đại diện cầu thủ cương quyết không thử việc do ngoại binh của họ có “thương hiệu” và được định giá khá rõ ràng. Với dạng chuyển nhượng thế này, công việc của nhà môi giới là khá nhàn hạ. Ở V.League không có nhiều cầu thủ được đặc cách như vậy, bởi  tất cả phải trải qua một thời gian thử việc để thẩm định chuyên môn trước khi đặt bút ký hợp đồng.
 
Do vậy, công việc của người đại diện là vô cùng vất vả. Họ phải lo giấy tờ, thủ tục, theo sát động viên tinh thần, lo chuyện ăn ở... cho cầu thủ của mình. Khi CLB cảm thấy ưng ý, người đại diện mới bắt đầu đàm phán về lương, tiền lót tay hay các vấn đề liên quan. Trước đó, người đại diện cũng phải “săn” tìm nguồn cầu thủ. Thông thường, “đầu vào” của ngoại binh đến từ những tay “cò” trung gian, tức phải qua những “mối quen” từ người bản địa từ châu Phi, châu Mỹ... Nói nôm na, quy trình này thường diễn ra theo kiểu khép kín “tự làm tự ăn”.
 
Ở Việt Nam, chỉ có vài ba công ty hoạt động theo mô hình môi giới chuyên nghiệp, còn lại đa số đều hoạt động tự do. Cách hoạt động của các nhà môi giới tự do thường dựa trên uy tín cá nhân. Chẳng hạn, trước khi đến Việt Nam, cầu thủ A sẽ có một sự thỏa thuận, soi keo nha cai giao kèo sơ bộ về tất tần tật những vấn đề liên quan. Về bản chất, nó giống như các thương vụ buôn bán. Người đại diện bỏ ra số vốn đầu tư, lời hay lỗ của các thương vụ, phụ thuộc vào giá trị được ký của cầu thủ.
 
Với cầu thủ nội, khái niệm người đại diện chỉ mới xuất hiện trong một vài năm đổ lại đây. Đại đa số cầu thủ nội đều tự tìm đến với người đại diện và đó hầu hết là người quen, theo kiểu “nhờ anh giúp em”. Số còn lại, người đại diện phải đi tìm, tự làm. Nhìn chung, mọi cuộc mua bán cầu thủ nội đều dựa trên sự thỏa thuận giữa đôi bên. Các cầu thủ sẽ đưa ra con số mà mình muốn khi đầu quân cho đội bóng A. Các nhà đại diện sẽ là người đàm phán để “thân chủ” của mình có được cái giá như ý. Nguồn sống của nhà đại diện, một là phụ thuộc vào số tiền chênh lệch giữa giá trị đề xuất của cầu thủ và giá mua của CLB. Và hai là, người đại diện được hưởng số % hoa hồng như thỏa thuận ban đầu.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024