Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/08/2020 23:08 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Những Thông Tin Quan Trọng Và Lời Khuyên Hữu Ích Cho Phần Thi Ielts Listening


 

 

Bạn sắp thi IELTS chưa? Phần Lisening Ielts liệu có đang làm bạn cảm thấy lo lắng đến nỗi mất ăn mất ngủ vì bạn không biết nhiều chiến thuật để chinh phục nó không? Bài viết này sẽ đem tới cho độc giả các thông tin hữu ích về một bài Listening IELTS, các mẹo và kỹ năng cần thiết để có thể đạt được điểm Nghe IELTS cao.    

NHỮNG THÔNG TIN CHÍNH VỀ PHẦN THI LISTENING IELTS

 

 

 

Thông tin chính

1.

Hình thức một bài thi Listening Ielts

·         IELTS Academic và IELTS General Training có chung một hình thức thi

·         Bài nghe chỉ được phát một lần. 

 

2.

Nhiệm vụ của bạn

·         Sẽ có 4 phần (4 sections) khác nhau với 4 đoạn recordings. Nhiệm vụ của bạn là sẽ nghe lần lượt 4 đoạn recordings của người bản địa.

·         Sau khi kết thúc bài nghe, viết câu trả lời lần lượt theo hàng câu hỏi.

 

3.

Số phần nghe (Sections )

Có 4 phần ( mỗi phần 10 câu hỏi ). Các câu hỏi được thiết kế sao cho các câu trả lời xuất hiện theo thứ tự trong bài nghe.

4.

Section 1

Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật được đặt trong bối cảnh xã hội hàng ngày, ví dụ như cuộc trò chuyện về sắp xếp du lịch.

5.

Section 2

Một cuộc độc thoại về một chủ đề hàng ngày, ví dụ như một bài phát biểu về các phương tiện địa phương.

6.

Section 3

Một cuộc trò chuyện giữa 2 đến 4 nhân vật trong bối cảnh giáo dục hoặc đào tạo, ví dụ như cuộc thảo luận giữa hai sinh viên đại học.

7.

Section 4

Một cuộc độc thoại về một chủ đề học thuật, ví dụ như một bài giảng đại học.

8.

Thời gian

30 phút (cộng thêm 10 phút để bạn chuyển câu trả lời của mình sang phiếu trả lời).

9.

Số câu hỏi

40

10.

Các loại chủ đề

Có 6 loại câu hỏi điển hình:

1.   Form, note, table, flow-chart, summary completion

2.   Plan, map, diagram labeling

3.   Matching

4.   Multiple Choice Questions

5.   Sentence completion

6.   Short answer questions

 

11.

Quá trình trả lời câu hỏi

·         Nghe hướng dẫn và câu hỏi mẫu ở section 1

·         Đọc câu hỏi section 1

·         Nghe section 1

·         Trả lời các câu hỏi bằng cách viết câu trả lời của bạn trên tờ câu hỏi / sách câu hỏi khi bạn nghe.

·         Quá này được lặp lại cho các section 2,3 và 4.

·         Khi kết thúc bài nghe, bạn sẽ có 10 phút để chuyển câu trả lời lên phiếu trả lời. Tất cả mọi thứ bạn viết trên tờ giấy câu hỏi sẽ không được tính điểm. Hãy nhớ viết câu trả lời trên phiếu trả lời càng cẩn thận càng tốt, vì lỗi chính tả và ngữ pháp sẽ bị trừ điểm.

 

12.

Điểm thi

·         Bạn nhận được 1 điểm cho mỗi câu trả lời đúng

·         Bạn sẽ không bị mất điểm nếu câu trả lời của bạn không chính xác

 

13.

Band điểm

Câu trả lời đúng

Band điểm

39-40

9.0

37-38

8.5

35-36

8.0

32-34

7.5

30-31

7.0

26-29

6.5

23-25

6.0

18-22

5.5

16-17

5.0

13-15

4.5

11-12

4.0

14.

Cách một bài thi Ielts Listening được chấm điểm

·         Bài thi listening của bạn sẽ được chấm bởi những giám khảo có giấy chứng nhận để đảm bảo độ tin cậy.  

·         Sau đó bài thi được phân tích bởi Cambridge Assessment English.

 

15.

Tiêu chí chấm điểm

·        Khả năng nghe các ý chính và thông tin chi tiết

·        Khả năng hiểu các quan điểm và thái độ của người nói

·        Khả năng nghe hiểu mục đích của một bài phát biểu

·        Khả năng theo dõi sự phát triển của các ý tưởng

 

16.

Mức độ khó

Thông thường, mức độ khó của các phần tăng lên theo tiến trình bài nghe. Do đó, mười câu hỏi đầu tiên thường là dễ nhất, mười câu hỏi cuối có xu hướng khó nhất.

17.

Giọng nói

IELTS là một bài kiểm tra quốc tế. Điều này có nghĩa là có thể có giọng nói (accent) được sử dụng trong bài nghe. Tuy nhiên, giọng Anh và Úc là 2 giọng chính.

18.

Phát âm

Ielts chấp nhận hoặc phát âm kiểu Anh-Anh hoặc Anh-Mỹ

19.

Bút

Sử dụng bút chì để viết câu trả lời của bạn lên phiếu trả lời. Không dùng bút mực

 

CÁC MẸO KHÔNG NÊN BỎ QUA TRONG PHẦN THI LISTENING

1. Đừng bỏ lỡ bất kì từ khóa ( Keywords ) nào.

Trước hết thì bạn cần biết định nghĩa về từ khóa. Từ khóa là những từ sẽ nói cho bạn biết về ý chính hay chủ đề của một sự vật/sự việc nào đó. 

Bài thi nghe sẽ chỉ phát một lần duy nhất, vì thế bạn sẽ không có cơ hội nghe thêm lần thứ hai. Do đó, bạn cần nghe đoạn recordings thật cẩn thận, đừng bỏ lỡ bất cứ từ khóa nào. Điều đó có nghĩa là bạn cần tập trung vào những từ khóa mà nó có thể là đáp án, đừng cố nghe những từ không quan trọng. Những nhóm từ không quan trọng thường làm bạn xao nhãng dẫn đến bỏ quên những nhóm từ quan trọng một cách dễ dàng. 

2. Cố gắng bắt kịp những thông tin quý giá, chính xác, đừng rơi vào bẫy.

 

Có thể có bẫy trong các câu hỏi và câu trả lời, đặc biệt trong các câu hỏi multiple choice ( câu hỏi trắc nghiệm). Nếu bạn gặp loại câu hỏi này, bạn phải chọn một đáp án đúng giữa 4 đáp án được cho. 4 đáp án này có thể trông rất giống nhau, và nhiệm vụ của bạn là tìm ra điểm khác biệt giữa chúng. Điều này giúp bạn xác định câu trả lời nào là thực sự chính xác.

3. Đừng cố bận tân về những đoạn bạn bỏ lỡ

Điều này có nghĩa là nếu bạn bỏ lỡ một vài thông tin, đừng bận tâm về chúng. Hãy nhớ rằng bạn chỉ được nghe một lần duy nhất, nên nếu bạn bỏ lỡ một câu trả lời, đừng nghĩ về nó, gạt nó sang một bên. Nếu bạn cứ nghĩ về nó, bạn có thể bị lạc, sau đó là hoảng loạn và cuối cùng bạn sẽ bỏ lỡ câu trả lời tiếp theo. Về cơ bản, thông tin sẽ không được lặp lại lần thứ hai. Do đó, nếu bạn lỡ một trong số thông tin trong bài nghe, bạn phải chấp nhận sự thật rằng bạn không thể bắt kịp các từ chính xác và nên chuyển sang nghe câu trả lời tiếp theo.

Tuy nhiên, thỉnh thoảng thông tin về tên hay nơi chốn có thể lặp lại qua việc đánh vần. Thông thường, thông tin sẽ được lặp lại ngay sau lần đầu tiên chúng được đề câp. Vì thế, bạn vẫn nên sự tập trung cao độ vì biết đâu bạn sẽ bắt được câu trả lời.

Tóm lại, nếu bạn bỏ lỡ một vài câu trả lời, bạn cứ tiếp tục tập trung cho phần nghe tiếp theo, đừng nghĩ về những gì bạn đã bỏ lỡ. 

4. Dự đoán  


Điểm của bạn sẽ không thay đổi nếu đáp án của bạn sai. Do đó, hãy thử đoán câu trả lời nếu bạn không nắm bắt được những từ quan trọng. Đừng bỏ trống câu trả lời nào trong tờ phiếu đáp án của bạn. Bạn nên trả lời tất cả các câu hỏi , thậm chí khi bạn không có những đáp án chính xác, vì bạn luôn có thể đoán đáp án.

5. Hãy cẩn thận với những chữ viết hoa

Đáp án của bạn có thể được viết hoa hoặc viết thường. Tuy nhiên, bạn nên viết các đáp án với chữ in hoa. Có 2 lý do cho việc này đó là:

- Viết chữ in hoa sẽ giúp giám khảo đọc bài kiểm tra của bạn dễ dàng ơn phòng trường hợp chữ viết tay của bạn không rõ ràng, rành mạch.

- Viết chữ in hoa đảm bảo mỗi tên và nơi chốn bạn viết được chính xác.

Hơn nữa, nếu câu trả lời của bạn là tên của ai đó hoặc một nơi chốn, thì bắt buộc bạn phải biết thành chữ in hoa một cách chính xác.

6. Đọc lời chỉ dẫn một cách cẩn thận và để ý đến giới hạn từ

Hãy nhớ đọc lời chỉ dẫn một cách tỉ mỉ. Chú ý đến giới hạn từ đề bài ra, ví dụ như " NO MORE THREE WORDS" ( không được viết quá 3 từ) hay NUMBER ( 1 chữ số ). Đồng nghĩa với việc bạn chỉ có thể viết các câu trả lời không quá 3 từ/hay 1 chữ số. Bạn sẽ không được tính điểm nếu viết quá số từ đề bài đã định. Những yêu cầu về giới hạn từ sẽ thay đổi, vì thế bạn nên kiểm tra chúng cẩn thận cho mỗi section.

Ghi nhớ:

- Những từ rút gọn sẽ không được tính (ví dụ: don’t, hasn’t, isn’t, etc.)

- Những từ có dấu nối ở giữa được tính là một từ đơn (ví dụ: up-to-date,..)

- Danh từ ghép mà không có dấu nối ở giữa như từ "full moon" được tính là 2 từ

- Ví dụ như năm "2008" được xem là 1 số. 

7. Nên viết là " at the library" hay "library" ?

Khi bạn tham gia kì thi Ielts Listening, bạn có thể phải đối phó với hai dạng câu hỏi: Sentence completion ( Hoàn thành câu ) và Note/form/table completion ( Hoàn thành ghi chú/biểu mẫu/bảng ). Một câu hỏi rất phổ biến từ những người tham gia kì thi đó là: Tôi nên viết toàn bộ cụm từ mà tôi nắm bắt được hay chỉ là các từ khóa? Câu trả lời là tùy thuộc vào loại câu hỏi bạn đang trả lời: 

  • Nếu dạng câu hỏi là hoàn thành câu ( sentence completion), cho ví dụ sau:

John asked Mary to meet him ………………..

→ Thì câu trả lời phải là “at the library”, do thực tế là phải đúng ngữ pháp.

  • Nếu dạng câu hỏi là hoàn thành ghi chú/biểu mẫu/bảng, cho ví dụ sau: 

Name: (1) John

Age: (2) 23

Place: (3) ……………….

→ Vậy câu trả lời nên là “library”

8. Chú ý đến ngữ pháp và chính tả

Nếu chính tả của bạn sai đương nhiên câu trả lời đó sẽ không được tính điểm. Ví dụ như: Nếu đáp án chính xác là "cars", mà bạn viết là "car". hay đáp án là "quite" và bạn viết là "quiet", bạn sẽ không có điểm nào. 

Tuy nhiên, cũng đừng chú ý quá nhiều vào chính tả khi bạn đang nghe. Tại sao? Bởi vì bạn không có đủ thời gian, và bạn sẽ bị mất phương hướng, do đó chỉ viết những từ bạn có thể nhớ. Lưu ý rằng bạn chỉ có 10 phút cuối cùng để kiểm tra và chuyển câu trả lời sang tờ đáp án. Hãy tận dụng 10 phút này. Trong bài thi nghe, hãy tập trung lắng nghe và trả lời vào tờ đề, vì bạn có thể quay lại để kiểm tra chúng sau. 

Các lỗi sai ngữ pháp và chính tả phổ biến:

1. Lỗi chính tả? (ví dụ quite hoặc quiet )

2. Số ít hay số nhiều? (ví dụ car hoặc car)

3. Chia động từ với chủ ngữ (ví dụ: She live in a flat/ She lives in a flat  )

4. To-infinitive hay v-ing? (ví dụ:  I’ll keep tryingI’ll keep to try   )

5. Chữ in hoa? (ví dụ:  John has a dog named Tom/ john has a dog named tom  )

6. Giới hạn từ? (ví dụ: Viết không quá ba từ và / hoặc một số. Bạn phải đưa ra câu trả lời đúng, đáp ứng yêu cầu giới hạn từ và vẫn tuân theo các quy tắc ngữ pháp

7. Loại từ? (ví dụ: danh từ, động từ, tính từ, v.v.)

Không còn nghi ngờ gì nữa, ngữ pháp và chính tả là hai yếu tố hoàn toàn quan trọng của bất kỳ ngôn ngữ nào, không chỉ trong các bài kiểm tra mà còn trong các cuộc hội thoại hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều người trong chúng ta vẫn mắc những lỗi nghiêm trọng như sai chính tả hoặc vi phạm các quy tắc về việc chia động từ . Vậy làm thế nào chúng ta có thể đối mặt với vấn đề này?

" Thất bại là mẹ của thành công " - Nếu bạn muốn cải thiện lỗi sai ngữ pháp và chính tả Tiếng Anh của mình, hãy luyện tập nhiều nhất có thể. Bạn nên nghe Tiếng Anh càng nhiều càng tốt, và cố gắng tập trung vào các yếu tố ngữ pháp như chia động từ, loại từ,.. Một phương pháp được khuyên dùng là nghe chép chính tả, có nghĩa là bạn nghe một đoạn record hoặc một bài diễn thuyết và viết ra những gì bạn nghe được. Viết những gì bạn nghe thấy sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể ngữ pháp và chính tả của mình. Cụ thể, nó sẽ giúp bạn nhớ cách đánh vần các từ, học thêm về các collocation,.. Vậy, bạn có thể thực hành loại bài tập này ở đâu?  eJOY Go chắc chắn sẽ là một trong những lựa chọn khôn ngoan. Với eJOY Go, bạn có thể thực hành việc nghe chép chính tả một cách hiệu quả. Trong khi thực hiện việc nghe chép, bạn không nên chỉ tập trung vào các từ, mà còn tập trung vào ngữ cảnh.

9. Bạn nên viết các chữ cái hay từ ? 

Hãy nhớ rằng, các câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu bạn viết các chữ cái lên tờ phiếu trả lời, ví dụ: a, b, c, d hoặc A, B, C, D.

Nếu câu trả lời là C. science, technology, engineering or mathmatics, đừng viết " science, technology, enginerring or mathematics" vào tờ phiếu đáp án, thay vào đó phải viết là "C"

10. Câu trả lời xuất hiện sớm hay muộn?
Những câu trả lời thường đến rất nhanh. Vẫn có khả năng 3 câu trả lời sẽ xuất hiện trong một thời gian ngắn. Chuẩn bị và sẵn sàng để viết xuống các đáp án nhanh nhất có thể. 
 
Mặt khác, câu trả lời cũng có thể xuất hiện chậm. Sẽ có khoảng trống giữa những câu trả lời. Đừng mất tập trung, đừng chán nản, cũng đừng hoang mang. Hãy giữ bình tĩnh, tập trung, và câu trả lời sẽ xuất hiện thôi. Còn nếu như bạn vẫn không bắt kịp được câu trả lời, có lẽ bạn đã bỏ lỡ nó rồi. Vậy thì hãy bỏ qua nó, tiếp tục nghe để tìm ra câu trả lời tiếp theo. 
 
11. Luôn tập trung, tiếp tục lắng nghe cho đến khi người nói đưa ra câu trả lời cuối cùng.
Người nói có thể thay đổi câu trả lời ở cuối bài phát biểu hoặc cuộc trò chuyện. Ví dụ: 

Question: What time will John and Mary meet?

Recording:

“John: What time can we meet tomorrow?

Mary: How about 8 a.m?

John: Sure. 8 a.m works fine for me.

Mary: Oh! I’ve just remembered that I‘ll have to meet my doctor at 8 o’clock. Could we make it 9 a.m instead?

John: Ok.”

Đáp án đúng: 9 a.m

Câu trả lời đúng không phải là 8 giờ sáng mà là 9 giờ sáng. Vì vậy, đừng vội vàng, hãy kiên nhẫn. Bí quyết là hãy coi chừng các chỉ số từ như, nhưng, tuy nhiên, rất khó khăn, cuối cùng là, và sau đó, vì chúng sẽ giúp bạn xác định xem đâu là  quyết định cuối cùng của người nói.

12. Luyện nghe các bài đối thoại và hội thoại

  • Nghe độc ​​thoại (một người nói) có thể khó khăn vì người nói có thể nói chuyện trong một thời gian rất dài, do đó bạn có thể cảm thấy choáng ngợp.
  • Nghe các cuộc hội thoại (nhiều hơn một người nói) có thể là thách thức do giọng nói hoặc phong cách nói khác nhau.

Vì vậy, hãy luyện nghe cả hai đoạn độc thoại và hội thoại để hiểu được cách đối phó với từng loại.

13. Tận dụng thời gian nghỉ ngắn
 Thời gian nghỉ ngắn (khoảng 30-40 giây) trước mỗi phần và ở giữa phần 1, 2 và 3. Bạn không nên sử dụng thời gian này để kiểm tra câu trả lời từ phần trước. Thay vào đó, hãy sử dụng thời gian này để xem xét các câu hỏi trong phần tiếp theo, cố gắng hiểu câu hỏi và dự đoán câu trả lời. Bạn có thể đoán nếu câu trả lời sẽ là một từ hoặc một số. Nếu đó là một từ, bạn có thể đoán được loại từ như danh từ, động từ, tính từ, v.v ... Nếu đó là một số, bạn có thể đoán đó là một loại tiền tệ, ngày, tháng, năm hoặc tuổi.
Vậy làm thế nào để dự đoán câu trả lời? Bí quyết là chú ý đến giới từ vì các giới từ khác nhau có thể dẫn bạn đến các câu trả lời khác nhau.  

 

STT

Giới từ

Câu trả lời có thể là

Ví dụ

1

in

Khoảng thời gian, tháng, năm, mùa

5 days/ 5 hours/ 5 minutes, June, 2018, Summer

2

on

Ngày, ngày tháng

Sunday, June 12th (or 12th of June)

3

at

Thời gian, các buổi trong ngày, nơi chốn

9 am, dawn, the hospital

 
14. Cố gắng làm quen với các giọng (accent ) khác nhau

Một loạt các giọng nói có thể được sử dụng, chẳng hạn như giọng Mỹ, hay giọng các khu vực khác nhau từ Vương quốc Anh, Ireland, Canada, New Zealand, Nam Phi hoặc Úc. Do đó, hãy cố gắng nghe BBC, CNN, và tất nhiên, các kênh nói tiếng Anh khác. Một trong những nguồn rất được khuyến khích để bạn thực hành nghe các giọng tiếng Anh khác nhau là eJOY Go . Với eJOY Go, bạn có thể bước vào thế giới đầy màu sắc của tiếng Anh, xem người nước ngoài nói tiếng Anh nói về nhiều chủ đề và làm quen với các giọng tiếng Anh khác nhau.

15. Cố gắng làm quen với cả 2 loại từ trang trọng và không trang trọng
Trong phần Listening IELTS, bạn sẽ phải đối mặt với 40 câu hỏi trong 4 phần. Bạn có thể nghe những từ không trang trọng trong hai phần đầu tiên vì chúng là về các chủ đề hàng ngày. Mặt khác, bạn có thể nghe những từ trang trọng trong 2 phần cuối bởi vì chúng liên quan đến các bối cảnh giáo dục hoặc đào tạo.  
 
Thực hành nghe các chủ đề học thuật và các cuộc hội thoại hàng ngày vì nội dung nghe Ielts có thể liên quan đến các chủ đề đó. Do đó, hãy cố gắng nghe cả tiếng Anh học thuật và đơn giản, và làm quen với ngôn ngữ được sử dụng. Nghe tiếng Anh càng nhiều càng tốt, từ các nguồn đáng tin cậy khác nhau với các chủ đề khác nhau.  
 
16. Cố gắng làm quen với các dạng câu hỏi Listening Ielts khác nhau
Tích cực thực hành các loại câu hỏi khác nhau. Về cơ bản có 6 dạng câu hỏi sau:
  1. Form, note, table, flow-chart, summary completion
  2. Plan, map, diagram labeling
  3. Matching
  4. Multiple Choice Questions
  5. Sentence completion
  6. Short answer questions

Tất cả các mẹo được đề cập trong blog này có thể áp dụng cho 6 dạng câu hỏi ở trên. Đó là lý do tại sao bạn vẫn cần có các chiến lược khác nhau cho từng loại. Một trong những chiến thuật quan trọng nhất là Luyện tập - luyện tập - luyện tập. Bằng cách tập luyện nhiều dạng câu hỏi, bạn sẽ thấy mình bình tĩnh và tự tin khi giải quyết những câu hỏi khó nghe.  

17. Tự tính điểm bài thi của bạn ở nhà 

Làm bài kiểm tra IELTS một mình tại nhà. Làm cho nó chân thực, càng thật càng tốt. Điều này giúp bạn rèn luyện bản thân cách kiểm soát cảm xúc, hơi thở và nhịp tim. 

Sau đó, hãy tính xem phần Listening của bạn được bao nhiêu điểm. Xin chúc mừng nếu bạn nhận được nhiều câu trả lời đúng và giành được điểm cao! Nhưng, nếu bạn phạm sai lầm và đạt điểm thấp, thì đó không phải là ngày tận thế. Đừng nản lòng. Đây thực sự là một cơ hội hoàn toàn tốt để bạn nhìn lại những gì bạn đã làm đúng và những gì bạn đã làm sai, vì vậy bạn có thể tự khắc phục tất cả những sai lầm, và bạn hoàn toàn có hy vọng và khả năng để cải thiện chúng. Cố gắng tìm ra lý do tại sao câu trả lời của bạn sai, nghe bản recordings và đọc lại transcript, tìm kiếm từ mới nếu cần thiết. Có một đối tác học tập cũng là một ý tưởng tốt cho bạn. Anh ấy hoặc cô ấy sẽ nâng cao tinh thần bạn lên và giúp bạn học nhanh hơn. Bạn có thể tìm thấy không chỉ một mà cả một nhóm người học IELTS thân thiện từ nhóm facebook Make IELTS Fun.

18. Nhớ mang theo bút chì và cục tẩy

Bạn phải viết câu trả lời của bạn bằng bút chì, và nếu bạn muốn chỉnh sửa chúng, hãy sử dụng cục tẩy của bạn. Do đó, đừng bao giờ quên mang theo ít nhất một cây bút chì và một cục tẩy .

19. Hãy tập trung!
Hãy nhớ rằng bạn phải tập trung không chỉ trong 30 phút, mà là 40 phút. Việc lo lắng bất cả ứ khi nào làm bài kiểm tra là điều bình thường, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể đối phó với nó. Luôn luôn nhớ, nó chỉ là một bài thi mà thôi. Mặc dù phần thi Listening IELTS rất quan trọng, tuy nhiên đó chỉ là một bài kiểm tra . Bạn có thể làm bài kiểm tra bao nhiêu lần tùy thích miễn là bạn tuân thủ các quy định của Ielts. Do đó, chỉ cần giải phóng tâm trí của bạn khỏi lo lắng, thư giãn và tập trung làm việc tốt nhất của bạn  
 
20. Hãy nhớ viết câu trả lời vào tờ câu hỏi khi bạn làm bài kiểm tra và chuyển đáp án của bạn vào phiếu trả lời
Nhiều người cố gắng ghi nhớ tất cả các câu trả lời vì họ quá lười biếng để viết chúng ra tờ đề. Đừng mắc sai lầm tương tự. Luôn nhớ viết câu trả lời của bạn vào tập câu hỏi, sau đó chuyển chúng vào phiếu trả lời trong 10 phút cuối.  
 
21. Viết tắt !
Trong khi nghe, bạn sẽ phải nhận được một lượng lớn thông tin. Do đó, bạn có thể bỏ lỡ các từ khóa quan trọng có thể là câu trả lời của bạn nếu bạn không viết chúng ra. Vì vậy, làm thế nào để xác định những từ khóa quan trọng, và làm thế nào để viết ra tất cả chúng? 
 
Bí quyết ở đây là nghe cẩn thận, cố gắng tập trung vào những thông tin như các con số, ngày tháng, tên, số điện thoại, địa chỉ... sau đó viết ra tập câu hỏi. Đừng viết từng chữ cái một, hãy học cách viết các từ khóa bằng việc viết tắt. Ví dụ như từ "write" có thể viết gọn thành "wrt", nghĩa là bạn chỉ cần viết những từ phụ âm và bỏ các từ nguyên âm. Với cách này, bạn có thể viết xuống những ý chính và ghi nhớ nhanh chóng.
 
CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT 
1. Multitasking : Khả năng đa nhiệm
Chắc chắn bạn cần phải tập luyện kỹ năng này vì thực tế rằng bạn sẽ phải làm rất nhiều nhiệm vụ cùng một lúc. Ở trong phòng thi, nhiệm vụ của bạn đó là nghe (1) , đọc (2) câu hỏi và sau đó viết (3) đáp án chính xác.
 
2. Skimming and scanning : đọc lướt và quét
Hai kỹ năng này là vô cùng quan trọng, không chỉ đối với phần Listening mà còn đối với Ielts nói chung. Trong phần Listening IELTS, bạn sẽ cần đọc lướt, quét các câu hỏi và gạch chân các từ khóa, để bạn dễ dàng bỏ qua các câu trả lời sai trong câu hỏi trắc nghiệm hay có cái nhìn tổng quát về chủ đề được cho.
 
3. Predicting: Dự đoán
Tận dụng thời gian nghỉ ngắn trước mỗi phần để dự đoán câu trả lời. Đọc các câu hỏi cẩn thận, phân tích chúng, gạch chân từ khóa. Dự đoán ( predicting ) khác với phỏng đoán ( guessing), vì vậy bạn không cần phải viết ra dự đoán của mình. Hãy dự đoán xem câu trả lời có thể là gì.  
 
4. Identifying keywords: Xác định từ khóa
Làm thế nào để xác định những từ nào là từ khóa? Bí quyết là tập trung vào thông tin như ngày, tên, địa chỉ và các thuật ngữ kỹ thuật. Kỹ năng này sẽ giúp bạn tránh bị mất dấu, tập trung và hiểu những gì người nói nói tốt hơn. Từ khóa có thể có thể là câu trả lời. Vì vậy, thực hành xác định từ khóa.  
 
BẠN CÓ THỂ LUYỆN NGHE TIẾNG ANH Ở ĐÂU ?
Rõ ràng, bạn nên nghe tiếng Anh từ các nguồn khác nhau như CNN, BBC, Youtube, vv để mở rộng kiến ​​thức nền tảng của bạn về các chủ đề khác nhau và mở rộng vốn từ vựng của bạn. Câu hỏi đặt ra là Bạn sẽ làm gì mỗi khi gặp một từ mới trong khi xem video hoặc đọc báo? Có lẽ hầu hết chúng ta sẽ mở một tab mới để tìm nghĩa của từ đó trên một từ điển trực tuyến, và sau đó ghi chú chúng vào sổ ghi chép của chúng ta bằng chữ viết tay của chúng ta. Các tab mới có thể hoạt động với ít hơn 10 từ, nhưng nếu bạn có quá nhiều từ để tìm kiếm, bạn chỉ đang lãng phí thời gian mà thôi.
 
Tất cả chúng ta đều bận rộn với hàng tấn nhiệm vụ mỗi ngày từ sáng đến nửa đêm, một số người thậm chí phải làm việc qua đêm. Chúng ta chỉ đơn giản là không có đủ thời gian để viết ra hàng trăm từ mới trong sổ ghi chép của mình và sau đó thực hiện các bài tập trong sách in. Do đó, sử dụng các ứng dụng để học tiếng Anh là một lựa chọn rất khôn ngoan và một trong những ứng dụng được khuyên dùng để học tiếng Anh là Ứng dụng eJOY  
 
Ứng dụng eJOY là một công cụ tuyệt vời giúp bạn cải thiện tiếng Anh của mình bằng cách cung cấp cho bạn hơn 10000 video về các chủ đề đa dạng, một Wordbook trong đó bạn có thể lưu từ mới và nhiều trò chơi thú vị để làm chủ từ vựng tiếng Anh của mình. Với ứng dụng eJOY, bạn hoàn toàn có thể ghi nhớ các từ mới một cách dễ dàng và biết cách sử dụng chúng đúng cách trong các trường hợp khác nhau. Ứng dụng eJOY là một công cụ đa năng mạnh mẽ hỗ trợ bạn phát triển trình độ tiếng Anh của mình.  
 
----------

Tác giả: Ánh Trịnh 

Link bài gốc: IELTS Listening – Key Facts, Essential Tips, and Skills for Success

Dịch giả: Nguyễn Thị Mỹ Linh - ToMo - Learn Something New 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024