Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
21/07/2020 16:07 # 1
vnrleo28
Cấp độ: 29 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 34/290 (12%)
Kĩ năng: 40/80 (50%)
Ngày gia nhập: 17/09/2014
Bài gởi: 4094
Được cảm ơn: 320
Gián điệp trong cỗ máy photocopy: Cách CIA rình mò tài liệu mật của Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh


(Tổ Quốc) - Một chiếc máy photocopy vô cùng đơn giản của hãng Xerox nằm bên trong Đại sứ quán Liên Xô ở Washington DC đã trở thành lỗ hổng bảo mật và được Cơ quan Tình báo Trung Ương Mỹ phát hiện và khai thác.

 
 

Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, các cơ quan tình báo ở mỗi quốc gia luôn tìm mọi cách để thu thập thông tin về các chiến dịch hay kế hoạch của đối phương.

Và vào năm 1962, khi CIA đang tìm kiếm những cách thức mới để thu thập thông tin tình báo về Liên Xô. Một người nào đó ở cơ quan này đã nhận ra rằng người tiếp cận dễ dàng và thường xuyên nhất với đại sứ quán Liên Xô ở Washington, D.C chính là một người Mỹ, có thể đến và đi mà không ai hỏi câu nào. Đó là thợ sửa chữa của hãng sản xuất máy photocopy Xerox. Anh đến thăm đại sứ quán này ít nhất một lần một tháng và không ai ngạc nhiên hay hoảng hốt khi thấy người đàn ông này mày mò máy photocopy, với các dụng cụ nằm rải rác khắp nơi trên sàn nhà. Và CIA nhận thấy đây dường như là một cơ hội quá tốt để bỏ qua.

Vì vậy, cơ quan này đã tìm đến tận tập đoàn Xerox Corp để kết nối với phó chủ tịch John Dessauer và đã thành công trong việc thành lập một nhóm dự án bí mật. Dessauer sau đó đưa Donald Cary, lãnh đạo một chương trình liên quan tới chính phủ làm người phụ trách dự án. Cary sau đó đã tuyển dụng Ray Zoppoth, một kỹ sư cơ khí 36 tuổi và ba người khác là kỹ sư quang học Kent Hemphill, kỹ sư điện Douglas Webb và chuyên gia điện tử chuyên về công nghệ hình ảnh James Young. Zoppoth được chọn từ chính nhân viên Xerox bởi vì anh là người đã giúp phát triển mô hình Xerox 914, máy photocopy nút nhấn tự động đầu tiên và cũng chính là loại được sử dụng trong đại sứ quán Liên Xô.

Trong nhiều năm sau đó, Zoppoth đã giữ bí mật vai trò của mình với cả vợ và tám đứa con. Nhưng bây giờ, ông tin rằng, đã đến lúc mọi người nên được biết sự thật. Đó là lý do tại sao anh quyết định kể câu chuyện của mình cho tạp chí Popular Science.

Gián điệp trong cỗ máy photocopy: Cách CIA rình mò tài liệu mật của Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh - Ảnh 1.

Máy photocopy Xerox 914.

Quay trở lại câu chuyện thì việc một thợ sửa chữa cố gắng đưa tài liệu mật ra khỏi một đại sứ quán nước ngoài là điều mang lại quá nhiều rủi ro. Thay vào đó, CIA muốn người thợ sửa chữa này sẽ cài đặt một thiết bị cho phép họ bí mật theo dõi các tài liệu đang được sao chép trên chiếc máy photocopy của hãng Xerox bên trong đại sứ quán. Họ hy vọng một hệ thống như vậy sẽ không chỉ giúp xem nhanh các tài liệu tuyệt mật của Liên Xô, mà còn cho biết liệu các điệp viên của Liên Xô có thu thập được bất kỳ tài liệu bí mật nào của Hoa Kỳ hay không.

Vì tính chất bí mật của nó, dự án không thể được thực hiện tại cơ sở nơi Zoppoth và những người khác làm việc. Thay vào đó, những người đứng đầu dự án đã thuê một sân chơi bowling bị bỏ hoang trong một trung tâm mua sắm nhỏ. Sau khi lắp đặt hệ thống an ninh, sân chơi không có cửa sổ này đã trở thành một căn phòng thí nghiệm nghiên cứu đầy ngẫu hứng.

Tại đây, các kỹ sư đã thử nghiệm một số phương pháp để chụp ảnh các tài liệu được sao chép trên mẫu máy photocopy Xerox 914. Một cách tiếp cận được đề xuất bởi Zoppoth có vẻ hứa hẹn nhất. Đó là gắn một máy ảnh gia đình chạy bằng pin với ống kính zoom ngay bên trong máy photocopy. Họ sẽ hướng ống kính vào gương dùng để phản chiếu hình ảnh lên cảm biến. Thêm vào đó một tế bào quang điện sẽ nhắc nhở máy ảnh chụp các khung hình tĩnh bất cứ khi nào máy photocopy sáng lên.

Các kỹ sư sau đó đã mua một máy ảnh Bell & Howell, khá hiện đại thời bấy giờ, từ một cửa hàng bán lẻ. Nó dài khoảng 18 cm và chứa một cuộn phim 8 mm. Có rất nhiều chỗ để đặt máy ảnh nằm sâu bên trong chiếc máy photocopy cồng kềnh và không thể nhìn thấy ngay cả khi tháo nắp máy. Tiếng ồn của máy ảnh cũng sẽ bị nhấn chìm bởi âm thanh của máy photocopy khi nó hoạt động.

Gián điệp trong cỗ máy photocopy: Cách CIA rình mò tài liệu mật của Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh - Ảnh 2.

Camera là thiết bị được đánh dấu X trong hình, bên trong máy photocopy.

Nhóm nghiên cứu đã lắp đặt camera trong một chiếc máy tại sân chơi bowling này và thử chụp ảnh các tài liệu mẫu.

"Chúng tôi đã sử dụng phòng tắm như phòng tối để rửa ảnh", Zoppoth nhớ lại.

Tiếp theo, họ đã thử cài đặt một camera bên trong một máy photocopy tại văn phòng chính của Xerox ở Webster. Nó đã hoạt động hoàn hảo, dù tài liệu thử nghiệm khi đó chỉ là các bản nhạc, truyện tranh và truyện cười.

Cuối cùng, các kỹ sư đã sẵn sàng để trao phát minh của họ cho CIA. Zoppoth đã thực hiện một loạt các chuyến đi đến Washington để gặp hai đặc vụ trong tầng hầm tối tăm của một tòa nhà của CIA, nơi có tên mã là "Disneyland East". Tại đây, kỹ sư của Xerox đã dạy các đặc vụ cách lắp đặt camera, để sau này họ có thể đào tạo người thợ sửa chữa tại Đại sứ quán Liên Xô. Người thợ sửa chữa này sẽ đặt một camera bên trong máy Xerox trong khi anh ta tới để bảo dưỡng nó. Sau đó trong lần bảo dưỡng tiếp theo, anh ta sẽ thay thế thiết bị này bằng một thiết bị mới và bàn giao thiết bị cũ cho CIA.

Hệ thống này đã đi vào hoạt động vào năm 1963. CIA sau đó cũng yêu cầu nhóm Xerox xây dựng một hệ thống tương tự để có thể đưa vào bên trong một mẫu máy photocopy để bàn nhỏ hơn, model Xerox 813.

Gián điệp trong cỗ máy photocopy: Cách CIA rình mò tài liệu mật của Liên Xô thời kỳ Chiến tranh Lạnh - Ảnh 3.

Bản vẽ từ bằng sáng chế 3.855.983, được cấp cho Zopppoth vào năm 1967 cho một camera giám sát thu nhỏ.

Việc giấu một chiếc camera bên trong một chiếc máy nhỏ như vậy gần như là không thể, vì vậy các kỹ sư đã thiết kế một chiếc máy ảnh cỡ nhỏ, hoạt động bằng nguồn cung cấp năng lượng của chính chiếc máy photocopy và chỉ giữ được một cuộn phim. Họ cũng phải sửa đổi gương của model 813 và loại bỏ một số phần bên trong của máy. Các bộ phận cần thiết cho camera đã được lấy từ một số thiết bị mua từ cửa hàng, để không ai ngoài nhóm nghiên cứu có thể nhận ra những gì họ đang được chế tạo. Năm 1964, Zoppoth đã được trao bằng sáng chế bí mật cho chiếc camera giám sát nhỏ được giấu bên trong cỗ máy.

Đánh giá về số lượng bộ phận được đặt hàng từ Xerox, Zoppoth tin rằng máy ảnh gián điệp có thể đã được lắp đặt trong nhiều máy photocopy trên toàn thế giới, để Mỹ có thể theo dõi các đồng minh cũng như kẻ thù. Nhưng vào năm 1969, một công ty hóa chất đã nảy ra ý tưởng tương tự về việc theo dõi đối thủ cạnh tranh và đã bị bắt quả tang. Sau đó, có vẻ như Liên Xô đã xem xét kỹ lưỡng hơn các máy móc mà họ sử dụng. Tuy nhiên, việc liệu Liên Xô có tìm thấy máy ảnh giấu kín hay CIA đã ngừng cài cắm chúng trong các máy photocopy hay không, vẫn chưa được bên nào tiết lộ.

Zoppoth đã nghỉ hưu vào năm 1979. Một thành viên khác trong nhóm trên đã xác nhận câu chuyện, nhưng không sẵn lòng chia sẻ về bất kỳ chi tiết nào. Các thành viên khác không thể nhận dạng, hoặc sẽ không thảo luận về vấn đề này. CIA và Xerox sẽ không xác nhận cũng như từ chối thừa nhận hoạt động của Zoppoth, có thể vì công ty vẫn có hợp đồng nghiên cứu bí mật với chính phủ cho đến ngày nay.

Tham khảo ElectricalStrategies

 



Gmail: vnrleo28@gmail.com

Con người có thể mất đi nam tính, có thể mất đi nữ tính, nhưng đừng đánh mất nhân tính
Lớp : K20YDH1


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024