Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
08/07/2020 07:07 # 1
hienhien1503
Cấp độ: 25 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 99/250 (40%)
Kĩ năng: 4/20 (20%)
Ngày gia nhập: 04/08/2018
Bài gởi: 3099
Được cảm ơn: 14
Bài học Kinh Điển “Làm Nên Sự Nghiệp” của Tỉ Phú Lý Gia Thành


Lý Gia Thành là tỷ phú đồng thời cũng là một nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng Châu Á, nổi tiếng nhất trên thế giới với những triết lý sống đáng học hỏi, trong đó có bí quyết nhìn người của ông. Tuy giàu có nhưng Lý Gia Thành luôn được biết đến là người có phong cách sống giản dị và có nhân phẩm cao quý. Từ những sự việc đơn giản của cuộc sống, tỷ phú Hong Kong luôn đúc kết thành những bài học đạo đức có giá trị sâu sắc để làm nên sự nghiệp.

tỷ phú lý gia thành

Những câu chuyện ngắn và bài học “làm nên sự nghiệp” của vị tỷ phú này:

Câu chuyện thứ nhất: Thay đổi

Một con khỉ rất muốn trở thành người. Nó cũng biết rằng muốn trở thành người, nó phải chặt đứt hoàn toàn cái đuôi của mình. Con khỉ chấp nhận điều đó, quyết tâm chặt đứt một bộ phận trên cơ thể. Thế nhưng trước khi hành động, nó bị 03 việc dưới đây cản trở:

01. Khi chặt đứt đuôi liệu mình có bị đau không? (Thay đổi nhất định sẽ phải trải qua đau đớn).

02. Sau khi chặt đứt đuôi, liệu có thể vẫn duy trì được tính linh hoạt? (Thay đổi nhất định sẽ phải đối mặt với mạo hiểm).

03. Sống lâu như vậy, từ trước đến giờ luôn có chiếc đuôi trên cơ thể, chiếc đuôi đã tồn tại song song với cuộc đời mình, thật không nỡ vứt bỏ. (Thay đổi về mặt tình cảm sẽ có cảm giác buồn đau).

Thế nên, cho đến tận hôm nay, khỉ vẫn chưa thể hóa kiếp thành người!

Muốn đạt được thành tựu gì đó, phải dám nỡ vứt bỏ, hy sinh một vài thứ khác. Nếu không lỡ, không dám vứt đi những thứ đã có sẵn, chúng ta khó có thể có được thứ tốt hơn!

Vì sợ đau, vì sợ mạo hiểm, vì không lỡ xa cái đuôi gắn bó nhiều năm nên chú Khỉ mãi mãi không thể trở thành người.

Câu chuyện thứ 2: Lên đường

Có một hòa thượng muốn đi du học. Sư thầy hỏi: “Khi nào con đi?”

“Tuần sau con sẽ đi. Đường xa, con đã nhờ người đan vài đôi giày cỏ, sau khi lấy giày con sẽ lên đường.”

Sự thầy trầm ngâm một lát rồi nói: “Nếu không thì thế này, ta sẽ nhờ các tín chúng quyên tặng giày cho con.”

Không biết sư thầy đã nói với biết bao nhiêu người nhưng ngày hôm đó, có đến vài chục người đem giày đến tặng, chất đầy cả một góc căn phòng thiền.

Sáng hôm sau, lại có người mang một chiếc ô đến tặng cho hòa thượng.

Hòa thượng hỏi: “Tại sao tín chủ lại tặng ô?”

“Sư thầy nói rằng hòa thượng chuẩn bị đi xa, trên đường có thể sẽ gặp mưa lớn, sư thầy nói với tôi liệu tôi có thể tặng hòa thượng một chiếc ô?”

Thế nhưng hôm đó, không chỉ có người đó mang ô đến tặng. Đến buổi tối, trong phòng thiền đã chất khoảng 50 chiếc ô các loại.

Giờ học buổi tối kết thúc, sư thầy bước vào phòng thiền của hòa thượng: “Giày cỏ và ô đã đủ chưa?”

“Đủ rồi ạ!” – hòa thượng chỉ vào đống ô và giày cỏ chất cao như ngọn núi nhỏ trong góc phòng. “Nhiều quá rồi thầy ạ, con không thể mang tất cả đi được.”

“Vậy sao được”, sư phụ nói. “Trời có lúc mưa lúc nắng, có ai tiên liệu được con sẽ phải đi bao xa, phải dầm bao nhiêu lần mưa gió. Nhỡ đâu giày cỏ đi rách hết cả, ô cũng mất, lúc đó con phải làm sao?”

Ngừng một lát, ông lại tiếp tục: “Trên đường đi, chắc chắn con sẽ gặp không ít sông suối, mai ta sẽ có lời nhờ tín chúng quyên thuyền, con hãy mang theo…”

Đến lúc này, vị hòa thượng mới hiểu ra ý đồ của sư phụ. Hòa thượng quỳ rạp xuống đất, nói: “Đệ tử sẽ xuất phát ngay bây giờ và sẽ không mang theo bất cứ thứ gì ạ.”

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể dễ dàng nhìn ra rằng: Khi làm bất cứ việc gì, điều quan trọng không phải là những vật ngoài thân đã được chuẩn bị kỹ lưỡng hay chưa mà là ta đã đủ quyết tâm hay chưa?

Có quyết tâm, vạch rõ mục tiêu, tất cả đều không còn là vấn đề, không còn là trở ngại.

Hãy mang trái tim của mình lên đường, mục tiêu dù ở xa bao nhiêu đi chăng nữa nhưng đường ở ngay dưới chân mình, hãy cứ đi rồi sẽ đến. Bạn bước đi dù chỉ một bước, điều đó cũng có nghĩa rằng bạn đã có thu hoạch. Chỉ cần đem theo trái tim lên đường, tất cả những vật ngoài thân khác tự sẽ đủ!

bài học kinh doanh của tỷ phú lý gia thành

Câu chuyện thứ 3: Gần đèn thì rạng

Đây là câu chuyện về người tài xế của Lý Gia Thành, tỷ phú Hong Kong. Ông tài xế này sau 30 năm lái xe cho Lý Gia Thành cũng đến tuổi nghỉ hưu. Lý Gia thấy vậy liền ngỏ ý tặng cho ông số tiền 2 triệu đô Hong Kong (khoảng 280 ngàn $) làm tiền dưỡng già.

Tài xế liền từ chối và nói rằng bản thân mình đã để dành được 20 triệu đô Hong Kong từ khi lái xe cho Lý Gia.

Lý Gia Thành thấy lạ liền hỏi; mỗi tháng lương của lái xe khoảng 6000 đô Hong Kong vậy làm sao trong 30 năm lại có 20 triệu đô Hong Kong?

Ông tài xế trả lời: mỗi lần nghe ông nói chuyện qua điện thoại muốn mua mảnh đất nào hay cổ phiếu nào sắp lên giá là tôi liền ghi chép và lấy tiền tiết kiệm mua một ít. Bây giờ tính ra số tài sản đó cũng được 20 triệu đô rồi.

03 bài học rút ra từ câu chuyện trên của người sưu tầm:

+ Một cọng cỏ cũng chỉ là một cọng cỏ nhưng khi cột với bắp cải thì nó cùng giá tiền với bắp cải. Hay dùng để buộc cua thì nó cũng cùng giá tiền với con cua.

+ Cho nên con người khi ra đời quan trọng là gặp được người thầy tốt. Khi đi làm gặp được sư phụ tốt, khi ra ngoài gặp được bạn tốt và khi kết hôn gặp được người bạn đời tốt.

+ Trong cuộc sống việc bất hạnh nhất là: Gặp những người tiêu cực không muốn cầu tiến, không có tầm nhìn xa. Làm bạn với những người như vậy sẽ làm cho cuộc sống trở nên tầm thường, u ám.

Có câu: Thu nhập kinh doanh của bạn bằng trung bình của 5 người bạn thân nhất của bạn!

triết lý sống của tỉ phú lý gia thành

Câu chuyện thứ tư: Lợi ích 

Trong cuộc sống này, ai cũng có suy nghĩ tính toán vì lợi ích cá nhân, ai cũng mong mình đạt được lợi ích lớn nhất, đó là lẽ thường tình.

Nhưng đứng trước lợi ích vẫn giữ bản thân không lung lay, giữ vững phẩm đức làm người, duy trì giới hạn của đạo đức, đó mới là điểm sáng thực sự của nhân phẩm.

Ôi vẫn còn nhớ mẹ tôi và một cô chơi với nhau rất thân. Cô ấy rất khéo, mỗi lời cô nói ra đều khiến người khác cảm thấy dễ chịu. Tôi và mẹ đều rất thích cô nhưng về sau, họ không qua lại nữa.

Tôi hỏi mẹ sao cô ấy không đến chơi nữa, mẹ kể cho tôi nghe một chuyện nhỏ. Trong một lần đi mua sắm, cả hai mua một túi hoa quả lớn đem về nhà rồi mới chia. Về sau, mẹ tôi đến nhà cô lấy, mới phát hiện cô giữ lại tất cả những quả to, đẹp cho mình và gói cho mẹ tôi tất cả những quả xấu, nhỏ.

Cô cho rằng mẹ tôi sẽ không biết song thực ra người tinh mắt chỉ cần nhìn là biết. Sau lần đó, mẹ tôi còn phát hiện thêm một vài việc nữa mà qua đó, bà nhận thấy chỉ cần có xung đột lợi ích với ai, cô đều phải giành phần hơn bằng mọi giá.

Mẹ tôi không nói ra, nhưng bà cho rằng kết giao với người như vậy không có ý nghĩa gì nên cả hai không qua lại như trước nữa.

Khi đó, mẹ có nói với tôi một câu mà cho đến giờ tôi vẫn nhớ: Muốn nhìn thấu nhân phẩm của một người, chỉ cần quan sát thời điểm họ và con có xung đột về lợi ích là đủ.

Khi bạn và người khác đang đứng trước sự xung đột về lợi ích, đặc biệt là khi lợi ích bị hao tổn, phản ứng của họ sẽ thể hiện rõ nhất nhân phẩm trong con người đó.”

Tỷ phú Lý Gia Thành khuyên mọi người nên đặt mục tiêu cao nhất, làm quen và kết bạn với tất cả các kiểu người. Việc kết bạn với mỗi kiểu người sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều. Việc kết bạn với nhiều kiểu người còn giúp bạn hiểu được nhiều điều trong cuộc sống cũng như cùng giúp đỡ nhau trong công việc hay đời sống riêng tư.

Theo tỷ phú Lý Gia Thành, người tự nguyện giúp bạn cái gì, không phải do họ nợ bạn mà do họ thực sự coi bạn như bạn bè. Những người bạn thường giúp chúng ta những lúc khó khăn vì tình cảm chứ không phải giúp bạn vì bổn phận. Mối quan hệ có bền chặt, dài lâu hay không đều dựa trên sự chân thành và tín nghĩ.

Nguồn: kênh 14.vn



Cuộc sống giống như bông hoa hồng

Vẽ đẹp luôn đi cùng với gai.

Facebook: Nguyenhien

Gmail: nguyenhienduong2k@gmail.com


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024