Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/06/2020 20:06 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 189/400 (47%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7989
Được cảm ơn: 2102
Phỏng vấn: "Làm thế nào để mời Jack Ma tới công ty chúng ta?", ứng viên duy nhất đáp "không thể" lại trở thành người được lựa chọn


Phỏng vấn: "Làm thế nào để mời Jack Ma tới công ty chúng ta?", ứng viên duy nhất đáp "không thể" lại trở thành người được lựa chọn

Đứng trước câu hỏi gần như bất khả thi, ứng viên biết nói “không” sao cho hợp lý nhất, thuyết phục nhất lại trở thành người thành công nhất.

Trong nửa cuối năm, sau mùa tốt nghiệp, khoảng thời gian tuyển dụng cao điểm sẽ tới với hàng loạt công ty đang có nhu cầu “thay máu” nhân sự. Các ứng viên từ sinh viên mới tốt nghiệp ra trường cho đến những người có kinh nghiệm lâu năm đều bận rộn chuẩn bị CV và tham dự các cuộc phỏng vấn khác nhau.

Để sàng lọc được một vài nhân tài thực sự cần thiết cho sự phát triển của công ty, các nhà tuyển dụng luôn phải không ngừng cải tiến và đưa ra những phương pháp phỏng vấn thích hợp. Trong đó, điều thường xuyên được thay đổi nhất chính là các câu hỏi phỏng vấn.

Thay vì những câu hỏi phổ biến về thông tin cá nhân, điều mà bất cứ ai cũng dễ dàng nhìn thấy trong một bản CV xin việc đầy đủ, nhà tuyển dụng hiện nay có xu hướng đưa ra những câu hỏi tình huống bất ngờ để kiểm tra khả năng phản ứng và xử lý tại chỗ của ứng viên.

Với những ứng viên ít kinh nghiệm, đây lại càng là cơ hội tuyệt vời để lấy óc sáng tạo, tư duy mới mẻ và nhiệt huyết của bản thân làm lợi thế, cạnh tranh cùng các đối thủ dày dạn kỹ năng khác trên thị trường tuyển dụng.

John Ly là một sinh viên chuyên ngành kinh tế vừa ra trường. Anh tốt nghiệp với số điểm giỏi, ngoại hình sáng sủa ưa nhìn, từng có kinh nghiệm đi làm thêm và thực tập phong phú nên vô cùng tự tin khi ứng tuyển vị trí nhân viên kinh doanh tại một tập đoàn thương mại quốc tế có tiếng trong thành phố.

Trong vòng tuyển chọn đầu tiên, anh thông qua vô cùng suôn sẻ với những thông tin cơ bản về học vấn, kỹ năng và kinh nghiệm. Đến vòng phỏng vấn trực tiếp, nhà tuyển dụng lại đưa ra một câu hỏi rất lạ lùng:

“Làm thế nào để mời tỷ phú Jack Ma tới làm việc cho công ty chúng ta? Bạn hãy đưa ra một kế hoạch để thực hiện đề nghị này.”

Mặc dù đã chuẩn bị tâm lý trước những đề mục khó khăn nhưng mọi người vô cùng ngạc nhiên vì vấn đề như vậy. Jack Ma là ai cơ chứ?

Ông là nhà kinh doanh người Trung Quốc có tầm ảnh hưởng lớn hàng đầu hiện nay, là người sáng lập và chủ tịch điều hành của Tập đoàn Alibaba suốt 20 năm, cũng là một trong những người giàu nhất Trung Quốc với tài sản ròng 39.1 tỷ đô la Mỹ, đồng thời nằm trong top những người giàu nhất thế giới.

Hầu như tất cả đều có suy nghĩ rằng, “Đây đúng là chuyện viển vông không tưởng!”

Phỏng vấn: Làm thế nào để mời Jack Ma tới công ty chúng ta?, ứng viên duy nhất đáp không thể lại trở thành người được lựa chọn - Ảnh 1.

Thế nhưng, để làm vui lòng nhà tuyển dụng, các thí sinh không ngừng đưa ra những ý tưởng táo bạo và độc đáo.

Có người “vẽ” ra một vụ đầu tư với lợi nhuận khổng lồ để hấp dẫn Jack Ma, có người muốn tổ chức một đội ngũ thiết kế và sáng chế ra phần mềm bán hàng độc nhất vô nhị cho khiến nhà sáng lập Alibaba để ý, có người thậm chí đề xuất “Cứ liên tục gửi thư mời tuyển dụng liên tục, biết đâu có ngày ông ấy rảnh rỗi lại đồng ý thì sao?”...

Trong số các ứng viên, chỉ có duy nhất John Ly đã trả lời thẳng thắn với nhà tuyển dụng: “Tôi thấy đây là chuyện không thể.”

Người phỏng vấn hỏi lại: “Tại sao lại không thể? Bạn nghĩ công ty của chúng tôi quá yếu kém hay sao?”.

John Ly đáp: “Công ty của chúng ta rất tốt, hiện là một trong những doanh nghiệp top đầu của thị trường này và còn có tiềm năng phát triển rất lớn trong tương lai sau này. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng, Alibaba hiện đã là tập đoàn thương mại hàng đầu Trung Quốc. Jack Ma đã sáng lập nên một ông hoàng top 1, liệu ông ta còn đủ hứng thú để tiếp tục làm việc trong lĩnh vực này, xây dựng một đơn vị khác trở thành đối thủ cạnh tranh với chính con đẻ của mình hay không?”

Khi nhà tuyển dụng có vẻ nghiêm túc lắng nghe, John Ly tiếp tục: “Đến Alibaba còn không thể giữ chân Jack Ma sau 20 năm, với tình hình hiện tại của công ty chúng ta, tôi nghĩ là không thể. Nhưng trên hết, nếu trong tương lai, công ty tiếp tục đà tăng trưởng và lớn mạnh hơn nữa, vươn lên vị trí số 1 quốc gia, thậm chí lọt top thế giới, tôi nghĩ thời điểm Jack Ma bị hấp dẫn tới nơi đây sẽ không còn là nan đề khó giải. Nếu có thể, tôi rất mong muốn có thể cùng đồng hành, phát triển và chứng kiến ngày đó tới gần cùng quý công ty.”

Sau khi nghe câu trả lời của John Ly, người phỏng vấn mỉm cười hài lòng và thông báo rằng anh đã được nhận.

Trên thực tế, câu trả lời của anh không quá lớn lao hay to tát, không có những ý tưởng sáng tạo đến điên rồ, mà đơn giản, nó đánh thẳng vào thực tế nên có sức thuyết phục hơn. Hơn nữa, John Ly cũng đã thể hiện được một kỹ năng quan trọng để trở thành nhân viên kinh doanh, đó là kỹ năng từ chối.

Phỏng vấn: Làm thế nào để mời Jack Ma tới công ty chúng ta?, ứng viên duy nhất đáp không thể lại trở thành người được lựa chọn - Ảnh 2.

Từ chối hẳn là điều khó khăn với đại đa số chúng ta. Họ không thể mở miệng nói "Không" khi được nhờ vả, do đó, đành phải chấp nhận tất cả yêu cầu từ những người xung quanh. Đôi khi, hành động này xuất phát từ tâm lý cả nể, muốn lấy lòng, không để mọi người xung quanh thất vọng về mình.

Thế nhưng, một khi làm trong ngành kinh doanh, ai cũng sẽ gặp những yêu cầu vô lý, bất khả thi đến từ khách hàng trong quá trình đàm phán và chốt đơn. Nếu chỉ từ chối thẳng thừng và không khéo léo, bạn sẽ phạm phải điều cấm kỵ nguy hiểm nhất, đánh mất cơ hội của bản thân.

Còn một lời từ chối khéo léo, có lời giải thích rõ ràng để đảm bảo khách hàng hiểu, đi kèm với một thái độ lịch sự và trân trọng, lại khiến đối phương dễ dàng chấp nhận hơn.

Như vậy, bạn mới không tự đẩy mình vào hoàn cảnh "Ốc không nổi mình ốc lại còn mang cọc cho rêu".

Khi đứng trước bất cứ lời yêu cầu nào, hãy cân nhắc lại khả năng của bản thân đến đâu, có giải quyết được hết hay không, và có ảnh hưởng gì tới cá nhân hay không. Dù bạn tìm cách trốn tránh chữ “Không” bằng bất kỳ cách nào, hãy nhớ rằng, chính bạn đang khiến bản thân và cả những người khác rơi vào điểm bất lợi. Nếu không thể đảm bảo yêu cầu đó, hãy khéo léo nói lời từ chối để tránh lãng phí thời gian cho cả đôi bên.

*Tham khảo Sina, QQ...

Phương Thúy

Theo Trí thức trẻ



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024