Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
11/06/2020 23:06 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[ToMo] Làm Thế Nào Để Học Được Nhiều Hơn Bên Ngoài Lớp Học, Hơn Cả Những Gì Bạn Có thể Học Bên Trong Đó


Tôi sẽ đưa cho bạn một danh sách các thứ dường như ngẫu nhiên, và tôi muốn bạn thử và đoán xem chúng liên quan thế nào. Sẵn sàng chưa? Nào bắt đầu thôi:

    1. Automatic Reference Counting (ARC) là một tính năng trong IOS 5 cho phép Trình biên dịch được quản lý bộ nhớ tự động, giúp bạn không phải làm.

    2. Trong số 40 phần trăm các học sinh trung học tốt nghiệp ở cuối lớp, 76 phần trăm trong số họ sẽ không có bằng đại học trong vòng 8 năm.

    3. しんぶんでしたか? いいえ、しんぶんじゃありません。いちごでした。

Bỏ cuộc ư? Tôi biết, tôi biết - những thứ này dường như hoàn toàn ngẫu nhiên. Và đối với bạn, chúng chắc chắn là như vậy. Không có cái gì kết nối chúng lại một cách chắc chắn. Vậy mối quan hệ ở đây là gì?

Đơn giản - chúng là tất cả những gì tôi đã học được ngày hôm qua.

Và một điều nữa: tôi đã không học bất cứ gì trên đây từ lớp học (mặc dù tôi là một sinh viên đại học). Đúng vậy - tôi tự học tất cả chúng. Và mỗi một ngày của (công việc) tuần, tôi học được nhiều và nhiều hơn những thứ mới mẻ bên ngoài lớp học. Thật ra, trong học kỳ này tôi đang:

    - Học Tiếng Nhật

    - Tạo ra một ứng dụng Iphone ngay từ đầu.

    - Đọc ít nhất một cuốn sách một tháng.

Đây là song song với công việc trên lớp thường nhật và những việc tôi cần làm để duy trì College Info Geek (khá đáng để đấy). Và bạn biết sao không. Bạn cũng có thể làm giống tôi.

Trong bài viết này, tôi sẽ cho bạn thấy những kỹ thuật tôi áp dụng để hướng dẫn bản thân mình mà không cần đến bất cứ cấu trúc cầu kỳ, phòng học, giáo sư hay học phí nào hết.

Và nếu bạn đang hứng thú với một môn học mà trường không cung cấp như một lớp thật sự? Vậy thì hướng dẫn này là dành cho bạn.

Bạn có đang gặp vấn đề trong việc tìm cảm hứng để đạt được một mục tiêu khổng lồ, ngày này qua này khác? Vậy cẩm nang này cũng dành cho bạn luôn.

Bạn có muốn khiến bản thân mình khác biệt bằng cách học những thứ mà bạn học của bạn sẽ không học, phát triển những giá trị đạo đức công việc khiến nhà tuyển dụng phải gõ cửa nhà bạn, và đạt được những kỹ năng mà khiến những người bạn lười biếng của bạn phải ghen tị? Cẩm nang này chắc chắn là dành cho bạn.

Phương thức tự học quyết tâm, bền bỉ đã trở thành một trong những điều tuyệt vời nhất trong tổng thể chặng đường phát triển bản thân của tôi. Tôi có thể nói với bạn ngay bây giờ rằng tôi đã học được nhiều hơn cả tấn thứ ở bên ngoài lớp học hơn là có thể trong một lần ngồi trong đấy.

    "Giáo dục trường lớp sẽ giúp bạn kiếm sống; tự giáo dục sẽ giúp bạn kiếm một gia tài"- Jim Rohn/Tweet this

Bằng cách kết hợp động lực tăng tiến (tôi đang học chính xác những gì tôi muốn học), một tốt độ học được thiết kế hoàn toàn riêng biệt, và việc sử dụng những kỹ thuật học ưu việt đã khiến việc tự học của tôi trở nên khả thi - và nó cũng hoàn toàn khả thi đối với bạn.

Trong cẩm nang này, tôi sẽ cho bạn thấy chính xác bằng cách nào để trở thành một người tự học đầy quyết tâm, có động lực. Tôi sẽ chỉ bạn thấy cách thế nào để đặt ra những mục tiêu chắc nịch sẽ giữ cho bạn học đều đặn.

Sau đó, tôi sẽ sử dụng hai chủ đề tôi hiện tại đang học như những ví dụ để chỉ bạn cách tìm tài liệu cần thiết để tự học. Đừng lo, chúng sẽ không đời nào đắc như một lớp học đâu (đúng vậy, nhiều cái còn miễn phí).

Cuối cùng, tôi sẽ tổng kết bằng một suy nghĩ tôi cho rằng cần xem qua, và sau đó lên dây cót cho bạn. Tuy nhiên, chỉ có bạn mới có thể quyết định rằng những nỗ lực của tôi có đủ để kích hoạt việc tự học của bạn. Tôi chắc chắn mình mong như vậy, bởi vì phương pháp này có thể thay đổi cuộc đời bạn và mở ra những cánh cửa bạn không thể nào ngờ có thể khả thi.

Nào hãy bắt đầu ngay nào.

Tự tạo động lực

Được rồi, trước khi chúng ta xem qua bất kỳ kỹ thuật hay chiến thuật đặc biệt nào, tôi cần có điều phải nói:

Bạn phải tự tạo động lực!

Nghiêm túc đó, bạn phải có khả năng tự tạo động lực cho bản thân mình. Nếu bạn là kiểu người không thể làm xong bất cứ thứ gì nếu không có ai đó giám sát hay đặt ra deadlines cho mình, chuyện này sẽ không hiệu quả.

Bây giờ, tôi thật sự tin rằng bất cứ ai cũng có thể trở nên tự quyết tâm. Tôi giữ một niềm tin chắc chắn: nếu bạn muốn một thứ đủ nhiều, bạn sẽ khiến nó thành hiện thực. Đó là tất cả những gì của việc tự trở nên quyết tâm - muốn một thứ đủ nhiều.

Vậy nên, chìa khóa thật sự ở đây đó là chỉ cam kết học những gì bạn thật sự muốn học. Thông thường, điều này có nghĩa là chọn một chủ đề mà sẽ có những ứng dụng thực tế. Không hẳn là luôn đúng trong một số trường hợp (đôi lúc bạn chỉ muốn học một thứ gì đó cho vui), nhưng đối với một quá trình học bền bỉ, lâu dài, tốt nhất là nên có một lợi ích cho những gì bạn tự học.

Đối với tôi, tôi đang học にほんご (tiếng Nhật) bởi vì tôi yêu Nhật Bản và muốn mình có thể nói chuyện với người dân ở đó lần tiếp theo tôi đến.

Tôi đang học cách tạo ra một ứng dụng iPhone bởi vì tôi muốn tạo ra một cái cho blog này, thứ mà sẽ cung cấp nhiều giá trị hơn cho người đọc của tôi (các bạn đó), và điều này cũng khiến tôi ngầu hơn.

Trong quá khứ, tôi đã thử học những thứ chỉ vì những lợi ích của việc học chúng, hay vì chúng ở trên vài "danh sách những thứ mọi người đàn ông nên biết". Đó không phải là những lý do tốt cho việc học một thứ gì, và kết quả là, tôi không có động lực lắm.

Vậy nên, để bắt đầu, hãy chọn một chru đề bạn thật sự muốn học, và cố gắng tạo quyết tâm để học nó. Đây sẽ là nền tảng vững chắc cho những nỗ lực tự học của bạn.

Nói thêm: những nhà tuyển dụng hoàn toàn thích những người biết tự nỗ lực, và luôn liên tục tìm kiếm họ. Rèn luyện một tính cách biết tự tạo động lực thông qua việc tự học có thể là một cách tuyệt vời để gây ấn tượng với các nhà tuyển dụng và có được công việc bạn luôn muốn!

Đặt ra những mục tiêu

Một khi bạn đã biết mình muốn học gì, rất quan trọng rằng bạn phải thiết lập những mục tiêu chắc chắn, đo lường được nhằm liên tục đẩy bản thân mình lên phía trước.

Ngay cả người giàu động lực nhất trên thế giới cũng sẽ không thể tiếp tục việc tự học nếu không có một mục tiêu nào đó để hướng đến - nó sẽ trở nên vô nghĩa!

Bây giờ, bạn có lẽ đã có một mục tiêu đối với chủ đề mình đã chọn - nó hiển nhiên đã ở đó. Nếu bạn đang học tiếng Nhật, vậy thì mục tiêu của bạn là muốn biết tiếng Nhật. Đơn giản, phải không?

Thật ra, không hẳn. Đương nhiên, đó là một mục tiêu - nhưng là một mục tiêu khá mơ hồ. Vậy "biết tiếng Nhật" nghĩa là sao? Liệu nó đơn giản có nghĩa là nói được nó? Hay có thể viết nó? Biết được ý nghĩa của từng chữ Kanji? Trở thành một rapper người Nhật?

Vậy còn thời gian thế nào? Khi nào thì bạn sẽ biết được ngôn ngữ - vào lúc mình 80 tuổi, hay tuần sau?

Như bạn thấy đấy, đặt ra những mục tiêu tốt đòi hỏi nhiều việc lên kế hoạch hơn là chỉ chọn ra một chủ đề và gọi nó là một mục tiêu.

Một bộ khung tuyệt vời để đặt ra những mục tiêu tốt là phương pháp SMART. Tôi đã nói về phương pháp này trong bài viết trước, những hãy cùng xem lại nó lỡ như bạn đi vệ sinh trong lúc tôi đăng bài ấy và bạn bỏ lỡ nó.

Những mục tiêu SMART là:

    -Specific: cụ thể

    -Measurable: đo lường được

    -Attainable: có khả năng đạt được

    -Relevant: có liên quan

    -Time-bound: có giới hạn thời gian

Hãy dành một giây để xem chi tiết từng tiêu chuẩn này.

Cụ thể - một mục tiêu chung chung là một mục tiêu tồi. Khiến cho mục tiêu của bạn trở nên cụ thể sẽ giúp bạn mường tượng chính xác ra những gì cần làm và tại sao bạn làm nó."Học tiếng Nhật" không được cụ thể lắm, nhưng "Thông thạo giao tiếp tiếng Nhật để mình có thể đến Nhật và kết bạn" thì lại thế!

Đo lường được - hãy định ra một loại tiêu chuẩn nào đó mà bạn có thể dùng để đo lường tiến độ đạt được mục tiêu của bạn, và nếu bạn có đã đạt được nó chưa! Ví dụ, tôi có thể nói tôi muốn học tất cả 2.136 từ jōyō kanji (những chữ kanji mà chính phủ Nhật Bản cho rằng cần thiết để trở nên lưu loát). Với một con số để nhắm đến, tôi luôn luôn có thể xem được tiến độ của mình.

Có khả năng đạt được - Mục tiêu của bạn cần phải có khả năng đạt được thật sự. "Tạo ra một phương tiện đạp chân có thể lao ra tới không gian" có khả năng là không đạt được (mặc dù tôi rất vui nếu bạn có thể chứng minh tôi sai). Bạn nên chọn thứ gì đó mà mình có thể đạt được. Hãy để mục tiêu thử thách khả năng của bạn nhằm phát triển bản thân, nhưng đừng khiến nó trở nên cực đoan.

Có liên quan - Liệu mục tiêu của bạn có thực sự quan trọng đối với cuộc đời của bạn? Như tôi đã nói trong tập đầu của podcast CIG, bạn có thể đặt ra một mục tiêu để trở thành nhà vô địch quyền anh - bạn có thể khiến nó trở nên cụ thể (thắng một danh hiệu Găng Tay Vàng), đo lường được (bạn có đang mang đai danh hiệu hay chưa?), có khả năng đạt được (bạn đang có một thể hình tốt và có một phòng gym gần đó), và có giới hạn về thời gian (hoàn thành nó trong vòng 1 năm), nhưng kể cả thế, nó có thật sự liên quan không? Liệu bạn có thực sự muốn hạ gục mọi người trong võ đài cho một chiếc đai danh hiệu? Bạn có lý do để làm thế không? Nếu vậy, thì tuyệt - nhưng hãy nên nghĩ về việc liệu mục tiêu của bạn có quan trọng trước khi bạn thực hiện nó.

Có giới hạn về thời gian - Cuối cùng, mục tiêu của bạn cần có một deadline. Có thể bạn đã biết quá rõ từ lần thức xuyên đêm gần nhất, não bộ con người được thúc đẩy bởi sự khẩn trương. Nếu bạn không đặt ra một deadline cho mục tiêu của mình, vậy thì tất cả những sao nhãng thường nhật nhỏ bé và "những chuyện khẩn cấp" xuất hiện sẽ trì hoãn nó mãi mãi.

Rất nhiều người muốn nhảy vào học ngay lập tức mà không quan tâm đến việc tốn thêm thời gian để định nghĩa mục tiêu của mình theo cách này.

Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Đúng, cần phải có thêm một tí nỗ lực để đặt ra mục tiêu theo cách này - nhưng nó sẽ mang lại kết quả khổng lồ trong lâu dài.

Khị bạn bắt đầu hứng thú để làm hoặc học thứ gì đó, bạn thường sẽ nhảy ngay vào nó với rất nhiều nhiệt huyết. Tại lúc đó, rất khó để tưởng tượng ra bạn sẽ mất tập trung. Tuy nhiên, kinh nghiệm đã chỉ ra việc "tràn đầy cảm hứng" này sẽ không kéo dài nếu không có một nền tảng vững chắc - và đó là những gì mục tiêu SMART mang lại cho bạn.

Một lưu ý cuối về những mục tiêu: tôi khuyên hãy đừng nên chỉ dựa vào mục tiêu lớn, khổng lồ, cuối cùng của bạn. Cá nhân tôi sẽ tách từng mục tiêu lớn thành một danh sách những mục tiêu nhỏ mà tôi có thể đạt được sớm hơn. Khi tôi liên tục đạt được những thành tích nhỏ, tôi tiến gần hơn và gần hơn đến mục tiêu cuối cùng. Bằng cách này, tôi có thể nói rằng tôi đã đạt được thứ gì đó thường xuyên hơn.

Tôi dừng việc phát triển ứng dụng iPhone sau một khoảng thời gian bởi vì thất bại làm việc này. Tôi chỉ có một mục tiêu lớn trong đầu, và kết quả là, nó dường như bất khả thi.

Một khi tôi bắt đầu tách nó ra - tải Xcode về và tìm hiểu cách nó hoạt động, xây dựng một app hướng dẫn, tìm hiểu làm thế nào để kéo dữ liệu internet vào một app, vân vân - tôi đã có thể bắt đầu có những tiến bộ thật sự.

Giờ đây bạn đã đặt ra những mục tiêu, hãy để tôi chia sẻ với bạn công cụ tối thượng nhằm khiến bản thân tôi đạt được chúng...

Phương Pháp Chọn Bốn Thứ

Tôi sẽ có một phát ngôn đầy liều lĩnh như sau: vào đầu năm 2013, tôi đã khám phá ra nguồn tài nguyên tốt hơn bao giờ hết để đo lường tiến độ như sau. Liều lĩnh, đúng vậy - nhưng tôi sẽ không thay đổi ý kiến.

Nguồn tài nguyên đó là một cuốn sổ đóng gáy lò xo gọi là Chọn Bốn Thứ. Nó là một phương pháp nhằm theo dõi tiến độ ban đầu được tạo ra bởi Zig Ziglar, và được điều chỉnh bởi Seth Godin. Và nó tuyệt vời vãi.

Cập nhật năm 2016: những cuốn sổ Chọn Bốn Thứ đã ngừng xuất bản. 

Chọn Bốn Thứ bắt đầu bằng việc bạn định nghĩa bốn mục tiêu lớn bạn muốn đạt được. Sau đó, mỗi ngày trong tuần trong vòng 12 tuần, bạn viết xuống chính xác những gì bạn đã làm cho mỗi mục tiêu và liệu bạn nghĩ nó đã đủ chưa.

Và vào cuối mỗi tuần, bạn tóm tắt lại những gì bạn đã đạt được trong tuần, cái gì ổn, và cái gì chưa.

Đây cơ bản là việc thành lập một "chuỗi" - một loạt những ngày mà bạn đã thật sự là một thứ gì đó. Khi nhìn lại và thấy tất cả những thành công trong quá khứ, bạn sẽ không muốn phá vỡ chuỗi đó bằng cách viết "KHÔNG CÓ GÌ" vào mục mục tiêu trong ngày.

Tôi có thể nói với bạn ngay bây giờ rằng cả Martin và tôi đều trở nên rất, rất tức giận khi chúng tôi không có thời gian trong một ngày để thực hiện cả bốn mục tiêu.

Giờ đây, bạn có thể dễ dàng lấy một cuốn sổ trắng và làm cho riêng mình thay vì trả tiền để mua sách Chọn Bốn Thứ. Bạn cũng có thể lưu một nhật ký trên máy tính của mình.

Tuy nhiên, đối với tôi, mua cuốn Chọn Bốn Thứ đã giúp tôi rất nhiều. Có gì đó về việc có một công cụ vật lý mà tôi có thể đầu tư giúp tôi có động lực. Khi tôi nhìn vào trang bìa đóng gáy lò xo hàng ngày, tôi nhắc mình nhớ lại rằng tôi đã vung ra 24 đô la cho nó và bắt đầu làm việc.

Bạn chắc chắn không phải làm điều này, nhưng nó đã giúp tôi rất nhiều.

Như một lợi ích cộng thêm, 24 đô la đó giúp bạn có 4 cuốn Chọn Bốn Thứ - bạn thật ra không thể mua chúng từng cuốn. Tôi cho những người bạn của mình ba cuốn còn lại, nó đã thiết lập lại thêm một công cụ thúc đẩy khác - áp lực xã hội.

Được rồi, vậy bạn đã có những mục tiêu và đã có công cụ thúc đẩy - vậy làm thế nào để bắt đầu bây giờ?

Những nguồn tài nguyên để tự học

"Nếu bạn muốn được quan hệ, hãy đến đại học. Nếu bạn muốn sự giáo dục, hãy đến thư viện"-Frank Zappa

Sự thật rằng tất cả những tài nguyên chúng ta cần để tự học đã ở đó hàng trăm năm, kể từ khi Andrew Carnegie bắt đầu xây dựng hàng ngàn thư viện khắp nước Mỹ và các quốc qua khác.

Tuy vậy, khả năng để tự học ngày nay còn trở nên hoàn toàn điên rồ. Chúng ta không chỉ có những thư viện, mà còn có cả internet thần thánh.

Internet đã cách tân cách chúng ta thu thập thông tin khi nó mới bắt đầu đến với công chúng. Thay vì đến thư viện, mọi người có thể lên mạng và tìm kiếm.

Với sự ra đời của Google và Wikipedia, tiềm năng cho việc học trên mạng còn tăng thêm hơn bao giờ hết.

Giờ đây, tuy vậy, lại là một cuộc chơi hoàn toàn khác. Hiện nay chúng ta không chỉ được tiếp cận các công cụ tìm kiếm và bài báo; chúng ta còn có khả năng tiếp cận với các khóa học online hoàn chính, các công cụ học hành tiên tiến, và gần như bất kỳ ai chúng ta mong được nói chuyện.

Tôi sẽ sử dụng hai trong số những mục tiêu học tập hiện tại của mình - học tiếng Nhật và tạo một ứng dụng iPhone - như những ví dụ về cách là thế nào để tìm ra những nguồn tài nguyên tuyệt vời để cho bạn tự học.

Nào bắt đầu thôi!

Học tiếng Nhật

Khi tôi đi thăm nước Nhật vào tháng Năm năm ngoái, tôi gần như không biết chút tiếng Nhật nào. Ngoài việc học để nói một vài từ - xin chào, cảm ơn, xin lỗi,... - tôi cứ đi lòng vòng như một thằng ngu.

Năm nay, tôi đã quyết tâm học đều đặn và trở nên thật sự lưu loát tiếng Nhật. Tuy nhiên, Iowa State lại không có bất kỳ lớp tiếng Nhật nào, nên tôi phải tự học. Đây là một vài tài nguyên tôi đang sử dụng để làm thế. Tôi cũng sẽ đưa ra giá cho những thứ không miễn phí, để bạn có thể xem khoản đầu tư nào cần nếu bạn muốn theo chính xác con đường của tôi.

TextFugu

Bởi vì ngôn ngư không chỉ dựa trên học từ khôn - bởi vì chúng có văn phạm và những nguyên tắc phức tạp - tôi biết rằng tôi cần có một chương trình hoàn chỉnh để học tiếng Nhật - hay ít nhất là một cuốn sách tốt.

Bởi vì tôi là một người đọc trung thành của cuốn Lưu loát trong 3 phút, tôi biết ngay rằng không nên ra những quyết định tồi tệ để đánh mất vài trăm đô la cho một phần mềm trong một cái hộp vàng được đặt tên theo một hòn đá.

May mắn thay, sự hứng thú với tiếng Nhật đã dẫn tôi đến việc đọc một blog kỳ quặc tên là Tofugu. Một khi tôi thấy thích việc học ngôn ngữ, tôi đã học được rằng người sáng lập ra trang blog này cũng tạo ra một cuốn sách trên mạng gọi là TextFugu.

Bởi cách tiếp cận đa phương tiện, lối viết hài hước, và một chuỗi các nội dung cải tiến (nó khá khác với các sách truyền thống), tôi đã có thể đi khá xa bằng cách sử dụng TextFugu như một nền tảng để học tiếng Nhật.

Giá cả: 20 đô/tháng hay chỉ 120 đô đóng một lần - tuy nhiên, những chương đầu thì miễn phí, nên bất cứ ai hứng thú có thể thử kha khá trước khi mua.

WaniKani

WaniKani là một ứng dụng web tuyệt vời giúp bạn học Kanji nhanh hơn rất, rất nhiều so với các phương pháp truyền thống. Nó đơn giản là game hóa quá trình, và thêm vào phương pháp học lặp đi lặp lại ngắt quãng - spaced repetition (SRS) nhằm giúp nhớ như in chữ kanji.

Đây là tổng quan về trang web:

Bằng việc sử dụng WaniKani, tôi không phải ngồi học chữ kanji từ một cuốn sách hay tạo ra những thẻ ghi nhớ. Bằng cách sử dụng hệ thống SRS, WaniKani biết chính xác khi nào sẽ khảo lại tôi từng chữ kanji, giúp đạt kết quả tốt hơn.

Giá cả: 50 đô/năm cho người dùng TextFugu. Hai level đầu của WK thì miễn phí, và chúng cần vài tuần để hoàn thành.\

Anki

Tôi đề cập đến kỹ thuật học SRS trong phần trước - nếu bạn không biết nó là gì, đây là tổng quan:

SRS dựa vào ý tưởng rằng nhớ lại quan trọng hơn là ghi nhớ. Thay vì cố gắng nhét mọi thứ vào não bạn, hãy cố gắng lấy nó ra (nhớ lại chúng) để đạt kết quả tốt nhất.

SRS cố gắng khiến bạn làm điều này bằng cách yêu cầu bạn trả lời một câu hỏi ngay khi bạn chuẩn bị quên nó. Tất nhiên, không có hệ thống nào biết chính xác thời điểm bạn chuẩn bị quên cái gì, nhưng SRS rất khá ở việc dự đoán bằng cách tăng thời gian giữa các câu hỏi dựa vào việc bạn trả lời tốt đến đâu.

Anki chắc chắn là ứng SRS yêu thích của tôi, và nó rất quan trọng đối với việc học tiếng Nhật của tôi. Với Anki, bạn tạo ra (hay lưu lại) một loạt các thẻ ghi nhớ, và hệ thống sẽ trắc nghiệm bạn về chúng. Nếu bạn trả lời một câu hỏi nhanh chóng và nó dễ, bạn có thể bảo Anki hỏi bạn trễ hơn nhiều lần sau. Nếu bạn trả lời được nó, nhưng nó khó, hãy bảo với nó và nó sẽ hỏi bạn lại lần sau trong tương lai gần. Nếu bạn sai, nó sẽ hỏi bạn lại ngay trong cùng một buổi học.

Một khi bạn liên tục trả lời đúng các câu hỏi, khoảng cách thời gian sẽ tăng lên. Ví dụ, tôi có vài chữ kanji mà sẽ không gặp lại trong vòng vài tháng.

Anki có thể được dùng để học gần như bất cứ thứ gì - lập trình ngôn ngữ, các tổng thống Hoa Kỳ, các thủ đô Châu Âu, vân vân. Tôi sử dụng nó chủ yếu cho tiếng Nhật, nhưng nó cũng vô cùng linh hoạt.

Giá cả: Miễn phí - có cả ứng dụng cho PC, Mac, Linux và một ứng dụng web nữa. Tuy nhiên, ứng dụng trên iPhone thì lại có giá 25 đô.

Audible

Tôi đăng ký Audible để có thể có sách nói mỗi khi đến phòng tập hay đi xe đạp. Thật ra, tháng trước tôi được credit hàng tháng trên Audible. Khi tôi đang lướt, tranh luận rằng nên mua cái gì với nó, tôi có một ý nghĩ:

"Tại sao không xem có thứ gì ở đây có thể giúp tôi học tiếng Nhật?"

Chắc chắn rằng, tôi tìm ra một khóa học tiếng Nhật tuyệt vời mà mình tải xuống. Giờ đây, cộng với TextFugu và hệ thống SRS của tôi, tôi đã có một khóa audio cho phép mình thật sự nghe người bản ngữ nói.

Giá cả: 15 đô một tháng cho một thuê bao cho bạn một credit một tháng. Tuy nhiên, Audible cho người dùng mới dùng thử. Bởi vì sách tiếng Nhật chỉ tốn một credit, nguồn tài nguyên này thật sự là miễn phí! (miễn là bạn đang không là người đăng ký Audible)

Lang-8

Đây lại là một website tuyệt vời khác mà giúp ích cực kỳ. Ý tưởng đằng sau Lang-8 gần như là một bạn viết thư- nhưng trên một quy mô lớn hơn, và tập trung vào việc học ngôn ngữ.

Một khi bạn tạo ra một profile trên Lang-8, bạn có thể viết nhật ký bằng ngôn ngữ bạn đang học. Sau đó, những người bản ngữ của ngôn ngữ đó sẽ đọc nhật ký đó và chỉnh sửa chúng và ra các đề nghị. Và đoán xem - bạn cũng có thể làm điều tương tự cho họ!

Lang-8 cũng gần giống như một mạng xã hội, nên bạn có thể thêm bạn và gửi họ những tin nhắn. Tôi cũng đã thấy nhiều người dùng sẽ đưa tên Skype của mình, điều đó có nghĩa là có thêm nhiều đối tác tiềm năng để thực hành giao tiếp thực tế (kể cả khi bạn chỉ muốn kết bạn!)

Giá cả: hoàn toàn miễn phí!

Vậy tôi đã có năm nguồn tài nguyên tuyệt đỉnh cho phép tôi tự học tiếng Nhật. Tổng giá tiền? Nếu bạn tính các cuốn sách của Audible là miễn phí, vậy nó chỉ còn 170 đô - như vậy là ít hơn 107 đô so với giá của chỉ một tín chỉ tại Đại Học Iowa State! (và mỗi lớp gồm 3 tín chỉ)

Bây giờ, hãy nhảy sang ví dụ tiếp theo.

Tạo một ứng dụng iPhone

Khi tôi đăng ký lớp cho học kỳ này, tôi nhận ra một điều: tôi chỉ còn một lớp MIS tự chọn để đăng ký. Tuyệt vời!

Không may là, lớp duy nhất còn lại để tôi chọn là lớp lập trình Java từ 6 giờ đến 9 giờ tối vào mỗi thứ năm. Tôi không biết bạn thế nào nhưng tôi không phải là fan của một lớp 3 tiếng vào buổi tối.

Nhưng tôi chợt nảy ra ý tưởng. Tôi nhớ rằng bạn tôi Pat Flynn từ blog Smart Passive Income có một ứng dụng iPhone thực sự được phát triển để mọi người có thể đọc blog của anh ta và nghe podcast của anh thẳng từ iPhone của họ.

Tôi hoàn toàn thích ứng dụng của Pat và sử dụng nó mọi lúc, nên tôi nhận ra College Info Geek cũng nên có một ứng dụng iPhone!

Chưa kể, tôi còn nghĩ tôi sẽ hơn Pat một xi băng việc tạo ra một app chính mình thay vì thuê người khác làm.

Tôi đem ý tưởng này đến trưởng bộ phận MIS tại trường tôi và đề xuất biến nó trở thành một khóa học độc lập sẽ thay thế lớp bạn đêm tôi không muốn đăng ký. May mắn thay, thầy ấy nghĩ đó là một ý kiến tuyệt vời và chấp nhận.

Nhưng tôi đã gặp phải chướng ngại vật - tôi không biết làm cách nào để phát triển một ứng dụng iPhone, và không giáo viên nào chỉ tôi! Thế nên, tôi quay trở lại kết nối internet cũ đáng tin cậy của mình, và may mắn tôi đã tìm được...

Treehouse

Nếu bạn đã từng nghe nói đến Lynda.com, bạn có thể đã khá quen với cách Treehouse vận hành.

Cơ bản, Treehouse là một website huấn luyện bằng video cho những người muốn phát triển websites và ứng dụng điện thoại. Treehouse có hai loại khóa học:

    -Projects: Trong các khóa học này, bạn học môn học bằng cách xây dựng một dự án mẫu hoàn toàn vận hành được cùng giáo viên.

    -Deep Dives:  Các khóa này đi sâu vào chi tiết của một chủ đề để bạn có thể gia tăng hiểu biết về nó.

Thứ tôi thích về Treehouse rằng nó phối hợp các câu trắc nghiệm và thử thách lập trình vào khóa học của mình. Đây là thứ mà Lynda không làm, nên tôi thường thích Treehouse hơn khi học các khóa mà cả hai trang này đều có.

Bằng cách học khóa Build a Simple iPhone App, tôi đã có thể tạo ra một ứng dụng hoàn chỉnh chỉ trong một tuần. Trong suốt khoảng thời gian đó, tôi cuối cùng đã học được các các ứng dụng iPhone được ghép lại với nhau, và giờ đây tôi đã có tự tin để tiếp tục app CIG.

Giá cả: 25 đô/tháng. Tôi đã đủ may mắn để trở thành một trong những người giành được học bổng Treehouse, nên tôi có quyền truy cập miễn phí trong vòng 2 năm. Khi hết thời gian đó, tôi chắc chắn sẽ tiếp tục trả tiền.

MobileTuts+

Bởi vì tôi là một người viết bài cho WPTuts+, tôi quyết định nhắc đến MobileTuts+ như là một blog tuyệt vời cho các hướng dẫn ứng dụng iPhone.

Thật ra, có hàng tá các blog ngoài kia cung cấp các hướng dẫn xây dựng app chất lượng cao. Nếu bạn muốn tạo một thứ gì, có lẽ sẽ có một blogger ngoài kia có thể giúp bạn học cách làm thế.

Bạn cũng có thể coi YouTube, bởi vì có rất nhiều series video tuyệt vời về tạo app iPhone.

Giá cả: Miễn phí.

Tôi có thể cần phải xem một vài nguồn tài nguyên khác để đạt được mục tiêu xây dựng app của mình, nhưng với bây giờ tổng giá 25 đô một tháng (trừ đi học bổng của tôi).

Những nguồn tài nguyên học tập khác

Tôi đã sử dụng các mục tiêu học tiếng Nhật và xây dựng ứng dụng iPhone như những ví dụ để tìm tài liệu, nhưng tôi cũng dám cá rằng mục tiêu của bạn sẽ khác tôi.

Đó là tại sao tôi muốn dành thêm thời gian để đưa cho bạn một danh sách chúng các tài nguyên học tập trên mạng mà bạn có thể bắt đầu.

Hãy xem 

    -Lynda.com                                
    -Coursera
    -Boundless
    -EdX
    -Codecademy
    -OpenCourseWare
    -iTunes U – (Tôi đang link với Stanford bởi vì phần lớn thứ của họ dành cho công chúng)
    -Khan Academy
    -Wikiversity
    -Skillshare

Đây chỉ một vài thứ sẵn có. Có một danh sách khổng lồ của những tài nguyên trên mạng khác ở UnCollege mà bạn có thể kiểm tra.

Thêm nữa, hãy nhận ra rằng internet ngập tràn những tài nguyên - blogs, ebooks, diễn đàn,... mà bạn có thẻ tự tìm. Hàng tấn những nội dung mới được tạo ra mỗi ngày, và tất cả những gì bạn cần làm là tìm và sử dụng nó.

Cuối cùng, đừng quên là thư viện vẫn còn tồn tại. Internet rất tuyệt vời, nhưng vẫn còn rất nhiều thứ có thể học được từ một cuốn sách hay.

Tìm sự trợ giúp

Chúng ta đã xem qua nhiều nguồn tài nguyên khác nhau bạn có thể sử dụng để khởi động hành trình tự học của mình- nhưng điều gì xảy ra khi bạn vướng phải khó khăn và cần sự trợ giúp?

Bởi vì bạn đang tự học, bạn không dựa vào các giáo sư, trợ giảng, hay bạn cùng lớp. Nhưng nó không có nghĩa là bạn một mình trong chuyện này - vẫn còn nhiều cách để tìm sự trợ giúp

Diễn đàn và trang câu hỏi

Internet không chỉ là một nơi tuyệt vời cho các nguồn tài nguyên học tập thực sự, nó còn là một nơi tuyệt vời để thảo luận. Mọi người luôn tìm cách để chia sẻ kiến thức của chính mình để giúp ai đang cần.

Các trang câu hỏi và trả lời như Quora và Stack Exchange là những nơi tuyệt vời để bắt đầu nếu bạn có một câu hỏi cụ thể mà không thể tìm câu trả lời.

Có thể có càn nhiều hơn những diễn đàn cống hiến cho những chủ đề bạn chọn. Tất cả những gì bạn cần là tìm nó trên Googld theo cú pháp "Chủ đề Của bạn" + "diễn đàn" hay "bảng thông tin", và nhiều khả năng sẽ tìm ra thứ gì đó tốt.

Mạng xã hội

Các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter không chỉ là một nơi tốt để cập nhật với bạn bè và đăng Insta bức hình món Parmesan "đỉnh cao" của bạn.

Nếu bạn có một mạng lưới tốt được xây dựng, vậy thì hỏi những câu hỏi trên mạng lưới xã hội có thể cho bạn câu trả lời bạn đang tìm kiếm. Tôi đã có thể tìm ra những đáp án cho rất nhiều cau hỏi chỉ bằng cách tweet với họ.

Khi tôi thấy ai đó với một tweet lớn với nhiều lượt theo dõi về một câu hỏi, đôi lúc tôi sẽ không buồn trả lời trừ khi tôi thấy nó ngay từ lúc họ tweet. Đó là bởi vì tôi biết rằng ai đó đẫ trả lời nó. Mọi người luôn tìm cách gây ấn tượng với những ai một lượng follow lớn. Muốn bằng chứng hả? Nhấn vào ngày trên tweet của anh bạn Tyler của tôi để xem những lời phản hồi..

WordPress experts: Any idea how to find all instances of a shortcode so that I can delete them and disable a plugin?- Tyler Tervooren (@tylertervooren) February 14, 2013

Nó có thể hoặc không giúp ích cho bạn lúc này, nhưng hãy xem nó như một lời nhắc nhở về những lợi ích của việc xây dựng một mạng lưới và xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn. Bạn không chỉ mở ra các cơ hội cho bản thân và gây ấn tượng với mọi người, mà còn có thể khiến họ trả lời các câu hỏi!

Hãy tìm một bạn học

Nếu bạn là một học sinh tại một trường đại học công lập lớn với hơn 20.000 sinh viên như tôi, nhiều khả năng rằng sẽ có một người trong trường cũng muốn học chính xác những thứ như bạn.

Nếu bạn có thể tìm ra người đó và liên hệ với họ, thì các bạn có thể trở thành nguồn tài nguyên vô giá cho lẫn nhau. Hai bạn không chỉ có thể hỏi nhau những câu hỏi và giúp nhau củng cố kiến thức của người kia, mà còn có thể giúp cả hai giữ động lực.

Hai người bạn cùng phòng của tôi thật ra cũng đang học tiếng Nhật cùng với tôi. Chúng tôi chắc chắn không ngồi cùng một bàn và học cùng nhau, nhưng bởi vì chúng tôi đều học khác nhau một chút, chúng tôi cung cấp những kinh nghiệm quý báu cho mỗi người và động lực để học nữa.

Những lưu ý khác

Trước khi tôi khép lại cẩm nang này, tôi muốn đi qua một vài điều mà tôi nghĩ là quan trọng để xem xét nếu bạn đang bắt đầu cuộc phiêu lưu tự học.

Học ở đâu

Khi bạn đến lớp, bạn thường có một khu vực để lớp gặp mặt. Giờ đây, tôi biết là bạn làm bài tập bất cứ đâu bạn muốn, nhưng bạn nên ít nhất có một cái gọi là "góc học tập" để học môn đó - một nơi bạn phải đến.

Bạn không có lợi ích đó khi bạn đang tự học. Bạn không có một lịch trình nói rằng, "Hãy đến phòng này vào giờ này, nếu không bạn sẽ làm tại McDonald's cho đến hết đời."

Thật ra, tôi nghĩ điều đó khá quan trọng. Với việc tự học, bạn có thể làm việc bất cứ đâu bạn muốn- phòng của bạn, bãi cỏ, trên đỉnh một ngọn núi- bất cứ đâu mà có nguồn tài nguyên cho bạn.

Tuy nhiên, nếu bạn làm việc trong cùng một nơi mà bạn làm những thứ khác, thì nhiều khả năng bạn sẽ bị sao nhãn. Tôi nghĩ xem xét chọn một khu vực cụ thể nơi bạn muốn làm việc là một ý hay.

Nếu bạn đang ở đại học, điều này dễ thôi - có hàng tá nơi để làm việc. Tôi thực tế có vài cái bàn quen thuộc sử dụng trong thư viện trường. Tôi sẽ học tiếng Nhật tại một cái, chuyển sang cái khác cho việc phát triển ứng dụng iPhone, sau đó dời qua một cái ghế trong Phòng Đọc để đọc sách, và tiếp tục.

Bằng cách này, tôi đang luyện cho não mình nghĩ rằng mỗi khu vực như một nơi để làm một việc cụ thể - và nó thực sự hữu ích. Đây là lý do tại sao nhiều chuyên gia đại học sẽ bảo bạn rằng đừng học trên giường.

Vậy hãy nghĩ về nơi bạn sẽ học, tôi tin rằng nó quan trọng. Nếu bạn cần chút cảm hứng, hãy tự do xem danh sách hữu ích của tôi về các nơi để học.

Sắp xếp thời gian

Nói thật là, KHI NÀO có lẽ quan trọng hơn là Ở ĐÂU khi chúng ta nói đến tự học.

Nhiều người chọn học một thứ gì đó: nhiều người đề ra các mục tiêu, tìm ra nhiều nguồn tài nguyên thú vị, và rất hứng thú về việc học.

Nhưng họ không bao giờ sắp xếp thời gian cho nó.

Đừng mắc sai lầm: nếu bạn đang chuẩn bị học một thứ gì đó tuyệt vời, bạn cần phải dành một lượng lớn thời gian cho nó.

Tôi sẽ nhắc lại một thứ tôi nói đầu bài viết này và áp dụng nó vào đây:

"Nếu bạn muốn một thứ đủ nhiều, bạn sẽ khiến nó thành hiện thực. Vậy câu hỏi là: bạn có thực sự muốn nó?"

Đó là phần chính của nó. Tôi biết quá nhiều người "muốn" thứ gì đó, nhưng họ không muốn dành thời gian cho nó. Nó cho tôi thấy họ muốn nó chưa đủ nhiều.

Nếu bạn muốn một thứ đủ nhiều, bạn sẽ phải im miệng lại và nỗ lực.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng rất quan trọng để thiết lập một lịch trình, thứ sẽ giúp bạn xây dựng những thói quen chắc chắn. Ngay cả những người tâm huyết nhất cũng có thể sao nhãng một lịch tự học bởi những thứ ngẫu nhiên thường nhật.

Nếu bạn có một lịch trình định sẵn, bạn có thể tránh điều này. Đối với tôi, nó là, "Điều đầu tiên vào buổi sáng, tôi đọc. Sau đó tôi học tiếng Nhât."

Không có việc sử dụng từ sẽ trong câu trên. Tôi chỉ làm. Và bạn cũng phải làm nữa.

Dạy những thứ bạn học được.

Cuối cùng, tôi muốn đưa ra một ý tưởng cuối cùng để bạn cân nhắc, nó là như sau:

Tại sao không dạy lại những thứ bạn đang học?

Bạn có thể đã biết rằng dạy một chủ đề là cách tuyệt vời để củng cố hiểu biết của bạn về nó. Bởi vì vậy, tại sao không làm nó?

Một cách rất dễ để bắt đầu dạy những thứ bạn học cho người khác là viết blog. Bởi vì bạn kiểm soát blog của mình, bạn không cần phải gắn liền với một lịch trình hay post bài liên tục - bạn chỉ viết khi bạn có cảm hứng.

Tôi thật ra đã bắt đầu College Info Geek vào năm nhất bởi chính lý do này - tôi rất hứng thú với việc học hỏi được nhiều nhất từ đại học và học những kỹ thuật học tân tiến, và tôi quyết định rằng sẽ rất thú vị khi dạy lại những sinh viên khác gì tôi học được.

Cộng với việc đơn giản là giúp mọi người, bạn còn bắt đầu thiết lập cho bản thân trở thành một người thông thái về chủ đề đó - và cuối cùng, nếu bạn đi đủ xa, trở thành một chuyên gia. Trở thành một chuyên gia chắc chắn có những lợi ích của nó.

Có một số cách bạn có thể bắt đầu một blog, nếu đây là thứ bạn muốn làm. Nếu bạn muốn một cách đơn giản, ít phiền hà để làm nó, hãy lập một blog trên Tumble hay WordPress.com cũng hiệu quả.

Nếu bạn muốn kiểm soát nó hoàn toàn và nghiêm túc với nó, hay nếu bạn đã có một trang web cá nhân, vậy thì bạn có thể sử dụng một trang blog WordPress tự điều hành. Đó là điều tôi đã làm.

Không biết cách viết blog của chính mình? Hãy xem The complete, Step-by-Step Guide to Creating a Successful Blog, cẩm nang tôi viết về chủ đề này. Tôi đã cố gắng vô cùng nhằm đưa cho bạn một khởi đầu tốt nhất có thể với nó.

Thực hiện

Chúng ta đã đi qua toàn bộ quá trình thiết lập hệ thống tự học. Chúng ta đã nói về động lực, đặt ra những mục tiêu tốt, tìm những tài nguyên cho việc học, tìm sự trợ giúp cá nhân, và nhiều thứ.

Tuy nhiên, chỉ đọc bài viết này sẽ không làm giúp bạn mọi việc.

Bạn biết bạn muốn làm gì. Bạn có nguồn tài nguyên và một kế hoạch. Bây giờ là lúc thực hiện.

Để đạt được mục tiêu, bạn cần phải bắt đầu. Hãy bắt đầu bước đầu tiên hôm nay, và đừng tỏ ra xấu xí. Hãy làm nó! Nếu không tôi sẽ bắt bạn phải nghe bài Gummy Bear cho đến cuối đời.

Nếu bài viết này truyền cảm hứng để bạn bắt đầu hành trình tự học, thì tôi có một thứ cần nhờ bạn: Hãy chia sẻ bài viết này với ai bạn nghĩ sẽ được lợi từ nó.

----------

Tác giả: Thomas Frank

Dịch giả: Nguyễn Minh Trí - ToMo - Learn Something New 

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024