Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/06/2020 23:06 # 1
nguyenthuongtra
Cấp độ: 28 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 154/280 (55%)
Kĩ năng: 38/70 (54%)
Ngày gia nhập: 17/09/2015
Bài gởi: 3934
Được cảm ơn: 248
[Youth Confessions] BA Và Lộ Trình Nghề Nghiệp (Phần 2)


1.4. Management Consultant

Một nhánh khác sau level Senior mà anh em có thể cân nhắc là trở thành một Management Consultant thực thụ.

Cái tên nói lên tất cả, ở level này, anh em chỉ làm TƯ VẤN là chủ yếu.

Sẽ có các công ty chuyên rộng cửa chào đón những Consultant chuyên nghiệp như: Big Four (Deloitte, EY, KPMG, PwC), hoặc McKinsey, hoặc IBM, thậm chí là làm ở các hãng như Microsoft, SAP hay Oracle.

Ở vai trò này, anh em sẽ không phải làm tiểu tiết như thời Senior BA hay BA nữa. Công việc chính của anh em là đi gặp khách hàng, mà khách hàng ở đây đa phần là các C-Level từ các công ty, tập đoàn lớn. Và phạm vi khách hàng không chỉ trong nước, mà là cả khu vực, như Europe, Asia Pacific…

Một điều mà ai cũng có thể thấy là làm Management Consultant rất sướng: lương không dưới 5000$/ tháng (ở Việt Nam), công tác khắp các nước, được gặp gỡ những nhân vật khủng, abc, xyz…

Và dĩ nhiên đằng sau đó là những khó khăn và lớp “behind the scene” ít ai thấy để leo lên được vị trí này.

Khối kiến thức và kinh nghiệm được đòi hỏi ở đây phải nói là đồ sộ. Tích lũy 7-10 năm kinh nghiệm từ vị trí Senior BA, anh em sẽ có đủ điều kiện cần để bước lên nấc thang Management Consultant này.

Nhưng chỉ mới là “điều kiện cần”. Điều kiện đủ là 1 vài yếu tố liên quan như: thị trường, may mắn, nỗ lực của bản thân, vâng vâng…

Ngoài Management Consultant ra, cũng sẽ có 1 vài vị trí khác ở level tương đương như:

Enterprise ArchitectBusiness ArchitectIT Business Parter

Những vị trí này mình sẽ nói chi tiết hơn ở bài sau nhé anh em.

Sau một thời gian dài trải nghiệm vị trí BA với nhiều level khác nhau, từ Junior, đến BA, đến Senior, lên cả BA Leadership hay Management Consultant. Đã đến lúc anh em chạm tới nấc thang có thể nói là cao nhất của một người làm công việc BA 🙂

Đó là C-Level hoặc Entrepreneur.

C-Level là gì? 

Sẽ có nhiều “vị trí C” khác nhau yêu cầu mảng kỹ năng của BA, như:

CIO – Chief Information OfficerCTO – Chief Technology Officer.Hoặc COO – Chief Operating Officer

Những level này đòi hỏi anh em cần nhiều bằng cấp và chứng chỉ hơn nữa, vì hầu như nó là một thế giới mới, với phạm vi công việc rộng hơn rất nhiều.

Các vị trí này hầu như chỉ xuất hiện ở các công ty Client, tức trong môi trường end-user.

Còn Entrepreneur là gì?

Đơn giản, anh em có thể hiểu Entrepreneur là khi chúng ta ra làm riêng, bắt đầu một mô hình kinh doanh của riêng mình. Mấu chốt ở đây là anh em phải có một cái gì đó đặc thù riêng của mình trên thị trường. Đó là thế mạnh của mình.

Một trong những điểm quan trọng nhất của BA là hiểu rõ về một số domain knowledge nhất định và có các solution đặc thù về nó.

Nếu ngay từ đầu anh em đi theo ngách, tập trung phát triển một mảng kiến thức – kỹ năng về một domain knowledge nhất định, thì trong tương lai nó sẽ giúp ích cho anh em rất nhiều.

Cái này mình chỉ mới tham khảo và quan sát chứ chưa thực tế nên không dám nói nhiều nhé anh em 

 

2. Vì sao BA giỏi không nên làm PM?

Ý này có thể làm anh em hơi ngạc nhiên, vì trước giờ ai cũng nghĩ: một khi đã làm BA, thì phải làm PM. PM như một bước phát triển trong nghề BA.

Nhưng nếu chiêm nghiệm lại một cách thực tế thì rõ ràng anh em cũng thấy BA và PM nó không có ăn nhậu với nhau gì nhiều hết.

Rõ ràng có một số thứ khác biệt lớn như sau:

BA tập trung vào giá trị của giải pháp mang lại, tức tập trung vào Business.

Còn PM thì tập trung vào Project.

BA tập trung vào giá trị mà project mang lại.

Còn PM thì tập trung vào việc thực thi project sao cho hiệu quả.

Ngoài ra, xét về kỹ năng yêu cầu thì bộ kỹ năng của BA cũng khác biệt so với PM.

BA tập trung vào kỹ năng elicitation, analysis, requirement management, và sau cùng vẫn là xoay quanh solution.Còn PM tập trung vào kỹ năng quản lý scope, time, budget của dự án, các hoạt động QA, cũng như các thủ tục liên quan đến dự án.

Kỹ năng yêu cầu khác nhau, phạm vi công việc cũng khác nhau, dẫn đến mind-set cũng bị ảnh hưởng theo.

Có một clip rất hay trên Youtube của Yasith Abeynayaka (CBAP) mà mình được truyền cảm hứng rất nhiều. Clip nói về chủ đề tại sao một BA giỏi không nên làm PM.

Có một câu rất hay trong clip, đó là:

If you really, really good at something, why move sideways? Move forward! 🙂

Tuy lý thuyết là vậy nhưng ở Việt Nam việc BA chuyển sang làm PM diễn ra khá nhiều. Mà điều này cũng chả có gì sai cả. Vấn đề vẫn nằm ở chính bản thân mình thôi.

Nếu anh em vẫn còn thích làm giải pháp thì phát triển tiếp con đường BA với nhánh BA Leadership hoặc Management Consultant thì khá phù hợp. Và ngược lại, việc trở thành PM có thể mang lại một trải nghiệm mới về các quản lý cũng như vận hành dự án sao cho hiệu quả.

 

3. Tạm kết

Trên là những tóm lược sơ bộ về lộ trình nghề nghiệp của BA mà anh em có thể tham khảo. Hi vọng note này có ích với anh em.

Nếu có thắc mắc gì anh em cứ còm men phía dưới cho mình nhé. Bái bai, và hẹn gặp lại ở những note sau 😎

Tác giả: Nguyễn Hoàng Phú Thịnh

 

-----------------------------------------------------------------------------------------

Ybox.vn

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024