Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
27/08/2019 16:08 # 1
phamtinhtinh
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 30/07/2019
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Bài giảng: Chuyện người con gái Nam Xương


I. Giới thiệu chung

Tham khảo bài giảng tại: https://hocnguvan.vn
1. Tác giả Nguyễn Dữ
- Nguyễn Dữ chưa rõ năm sinh năm mất, sống vào khoảng thế kỷ XVI. Quê ở tỉnh Hải Dương. Là học trò của Tuyết Giang Phu Tử Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông thi cử đỗ đạt nhưng chỉ làm quan một năm rồi cáo quan về ở ẩn, nuôi mẹ già và viết sách.
2. Nguồn gốc xuất xứ và thể loại:
- Xuất xứ: Là truyện thứ 16 trong tổng số 20 truyện của tác phẩm “Truyền kì mạn lục”.
- Nguồn gốc: Truyện có nguồn gốc từ truyện dân gian “Vợ chàng Trương” được tác giả sắp xếp lại một số tình tiết và thêm vào yếu tố kì ảo.
- Tác phẩm theo thể loại truyền kì ( ghi chép những điều kì lạ, lưu truyền trong dân gian).
3. Tóm tắt:
Chuyện kể về Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính tình nết na thùy mị. Lấy chồng là Trương Sinh, chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Để dỗ con, nàng thường chỉ bóng mình trên vách và bảo đó là cha nó. Khi Trương Sinh về thì con đã biết nói. Đứa bé ngây thơ kể với Trương Sinh về một người đàn ông đêm đêm vẫn đến nhà. Trương sẵn tính hay ghen, mắng nhiếc và đuổi vợ đi. Phẫn uất, Vũ Thị Thiết chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn, Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng.

Đọc tác phẩm: Chuyện người con gái Nam Xương
II. Tìm hiểu văn bản
1. Nhân vật Vũ Nương.
- Ngay từ đầu truyện, Vũ Nương đã được giới thiệu “tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”.
a. Vẻ đẹp tâm hồn của Vũ Nương
* Với chồng:
- Trương Sinh có tính hay ghen. Nàng luôn giữ gìn khuôn phép, không lúc nào để vợ chồng bất hòa.
- Khi tiễn chồng đi lính, nàng không mong vinh hiển mà chỉ cầu bình an trở về. Nàng xem trọng hạnh phúc gia đình hơn giàu sang tiền bạc.
- Sau khi Trương Sinh đi lính, nàng ở nhà sinh con và nuôi con một mình, chung thủy chờ chồng
Với vai trò làm vợ, Vũ Nương thể hiện phẩm chất chung thủy, đảm đang.
* Với mẹ chồng:
- Bà mẹ Trương Sinh vì nhớ con mà sinh ốm. Nàng hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn.
- Khi bà cụ mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như đối với cha mẹ đẻ mình.
- Lời nói của bà cụ trước khi mất là ghi nhận công lao của nhà chồng đối với nàng: “ Sau này… chẳng phụ mẹ’.
- Với mẹ chồng, Vũ Nương thể hiện người con dâu hiếu thảo.
* Với con
- Bé Đản sinh ra chưa biết mặt cha, thương con, Vũ Nương đêm đến chỉ bóng mình trên vách bảo với con là cha Đản, những mong được bù đắp tình cảm nhưng không ngờ đó là lưỡi dao oan nghiệt dẫn đến bi kịch của nàng.
- Tóm lại, mặc dù sống cuộc đời ngắn ngủi nhưng Vũ Nương đã hoàn thành trách nhiệm, nghĩa vụ, tình cảm của người mẹ, người vợ,người con dâu. Vẻ đẹp tâm hồn nàng tiêu biểu cho vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ Việt Nam. Lẽ ra, nàng phải được hạnh phúc nhưng hạnh phúc đã không mỉm cười với nàng.
b. Bi kịch của Vũ Nương.
- Nàng bị chồng nghi là thất tiết ( không chung thủy), mắng nhiếc và đánh đuổi đi. Không thể thanh minh nỗi oan khuất, Vũ Nương nhảy xuống bến Hoàng Giang tự tử những mong lấy dòng nước trong xanh để minh oan cho mình.
c. Nguyên nhân bi kịch của Vũ Nương.
- Nguyên nhân trực tiếp là Trương Sinh. Tuy con nhà hào phú nhưng ít học, đa nghi, hay ghen lại phải đi lính xa nhà, nghe lời đứa trẻ lên ba ( mà lời đứa trẻ lại đầy những dữ liệu nghi ngờ) vì thế tính hay ghen bùng lên không gì dập tắt được. trương Sinh hiện thân cho chế độ nam quyền.
- Nguyên nhân gián tiếp: chiến tranh phong kiến ngăn cách lứa đôi, đẻ ra bao nhiêu bi kịch. Người phụ nữ bao giờ cũng chịu thiệt thòi nhất.

Soạn bài Chuyện người con gái Nam Xương
2. Nghệ thuật
a. Chi tiết chiếc bóng trên vách
Vừa có ý nghĩa thắt nút và cởi nút (tạo kịch tính)
- Chiếc bóng của Vũ Nương: (Khi xa chồng, nàng thường trỏ bóng mình trên vách nói với con đó là cha Đản).
Chiếc bóng của Vũ Nương có ý nghĩa thể hiện tình thương chồng, thương con nhưng đồng thời cũng dẫn đến bi kịch (thắt nút), vừa có ý nghĩa phê phán, vừa có ý nghĩa ngợi ca.
- Chiếc bóng của Trương Sinh: (Sau khi Vũ Nương chết, “một đêm, phòng không vắng vẻ…đã qua rồi” Tr.46)
Ý nghĩa: giải oan cho Vũ Nương (cởi nút kịch), vừa bất ngờ lại vừa hợp lí.
b. Yếu tố kì ảo.
- Tóm tắt yếu tố kì ảo:
- Ý nghĩa của yếu tố kì ảo:
+ Làm câu chuyện thêm hấp dẫn, li kì, gợi trí tò mò, kích thích trí tượng tượng cho người đọc.
+ Làm nên lối kết thúc có hậu, thể hiện khát vọng của nhân dân: người mắc oan khổ phải được giải oan như một chân lí muôn đời.
+ Hoàn chỉnh vẻ đẹp tâm hồn Vũ Nương. Dù ở một thế giới khác, Vũ Nương vẫn khát khao hạnh phúc gia đình, được minh oan, được trở về dương thế.
c. Nghệ thuật kể chuyện
- Hấp dẫn, tạo yếu tố kịch tính.
III. TỔNG KẾT.
- “ Chuyện người con gái Nam Xương” cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn và số phận bi kịch của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
- Xã hội ngày nay đã thực hiện nam nữ bình đẳng, người phụ nữ được tạo điều kiện để phát huy tài năng, phẩm chất của mình. Đó là biểu hiện ưu việt của xã hội chúng ta.

Bài giảng chuyện người con gái Nam Xương



hocnguvan.vn - taodan.com.vn - brandsviet.vn


 
27/08/2019 16:08 # 2
phamtinhtinh
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 30/07/2019
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Bài giảng: Chuyện người con gái Nam Xương




hocnguvan.vn - taodan.com.vn - brandsviet.vn


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024