Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
26/07/2018 11:07 # 1
rutre123
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 7/10 (70%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 06/07/2018
Bài gởi: 7
Được cảm ơn: 0
Ông chủ cà phê dạo bán gần 2.000 cốc, thu 20 triệu/ngày


Từ anh nông dân mưu sinh bằng nghề bán dạo tào phớ, cà phê ở Hà Nội, hiện tại anh Thời đã là ông chủ của chuỗi cafe dạo nổi tiếng.

Người đầu tiên đem cà phê dạo đến Thủ đô

Cà phê Thời đã trở thành “thương hiệu” cà phê dạo có tiếng ở Hà Nội. Mỗi ngày ở hầu hết thời điểm nào, ở bất cứ con đường, tuyến phố nào ở Hà Nội, chúng ta đều có thể thưởng thức hương vị cà phê này.

Ông chủ của thương hiệu cà phê này là anh Trần Hữu Thời (SN 1974, Nghĩa Hưng, Nam Định). Vợ anh là chị Phạm Thị Thảo (SN 1982) đã cùng chồng vất vả gây dựng thương hiệu cà phê dạo này cách đây 9 năm.

Cà phê dạo anh chị bán là thứ cà phê bình dân, chúng ta có thể bắt gặp ở trên những vỉa hè, con đường với giá 10.000 đồng.

Những cốc cà phê nhựa được đựng trong những thùng xốp phía sau xe chứ không phải là những cốc thủy tinh màu sắc như trong những quán cà phê hạng sang.

Vợ chồng anh Thời pha 1 mẻ cà phê từ chiều hôm trước để bán hàng vào sáng hôm sau.

Kể hành trình đến với cây cà phê, anh Thời cho biết đó là 1 cơ duyên khá bất ngờ. Anh Thời và chị Thảo lập gia đình năm 1998 rồi 2 vợ chồng xoay xở với nghề làm nông nhưng cũng chẳng đủ ăn.

Năm 2000, anh chị đến vùng kinh tế mới tại Buôn Ma Thuột và quyết định trồng 5 ha cà phê cùng anh trai.

Với 5 ha cà phê trung bình mỗi năm cho thu hoạch sản lượng khoảng 10 tấn nhưng giá cả khá bấp bênh. Anh chị lại đau đầu nghĩ kế sinh nhai mới.

Lượng cà phê nhiều, không biết tiêu thụ vào đâu nên anh Thời quyết định bán cà phê dạo ở Sài Gòn. Tuy nhiên, cà phê dạo ở đây lại quá phổ biến nên anh quyết tâm ra ngoài Hà Nội thử nghiệm với mô hình mới mẻ này.

Bán gần 2000 cốc cà phê mỗi ngày

Đến giữa năm 2006, sau khoảng thời gian khá dài đắn đo, anh chị quyết định thử bán thêm cà phê ở Thủ đô, nơi mà người dân chưa có thói quen uống thứ đồ uống này hàng ngày.

Khó khăn lớn nhất và cũng là mơ ước của anh là đem cà phê dạo trở thành món đồ uống quen thuộc, rất đỗi bình dị của người Hà Nội.

Ban đầu, để tiếp thị, anh còn mời khách uống cà phê của mình miễn phí nhưng trái lại với tình ý của mình, anh gặp phải khá nhiều ánh mắt nghi ngờ thậm chí là chê bai cà phê rẻ tiền.

Mỗi ngày, có khoảng 60 phin cà phê được anh chị chuẩn bị tương đương với 30kg cà phê.

Không nhận được sự đồng tình, hưởng ứng của khách hàng khi mới tiếp xúc với cà phê dạo, vậy nhưng anh Thời không bỏ cuộc.

Hàng ngày, anh sắm loa, đèo thùng xốp đằng sau, đi khắp các con phố, gặp khách, đều tặng khách uống thử. Cứ như vậy 1, 2 lần, người ta tin tưởng vào cà phê của anh và anh có những vị khách đầu tiên.

Để có được những cốc cà phê ngon, mỗi tối anh chị đều thức muộn pha cà phê. Ban ngày lại đạp xe đi khắp phố phường. Khách bắt đầu đông lên, anh chị gọi thêm người nhà ở quê lên bán giúp. Vậy nhưng vẫn bán không xuể.

Khách đông, anh Thời lại đau đầu với bài toán làm thế nào để phục vụ được lượng khách lớn, tạo thêm thương hiệu trong khi chỉ có vài, ba người đi xe cà phê dạo? liệu mở một quán cà phê có khiến thu nhập cao hơn?.

"Ngay khi nghĩ đến chuyện mở quán cà phê, tôi liền gạt đi suy nghĩ đó, mình bán cà phê dạo, mà mở quán thì còn gì là cà phê dạo nữa, dạo phải đúng tính chất rao bán, bình dị, giá rẻ, đằng này lại ngồi cà phê sang chảnh thì khác gì các quán cà phê khác ngoài Hà Nội.

Chưa kể chẳng có tý vốn nào trong tay, lúc đó mở quán chắc phải cả trăm triệu. Nghĩ vậy nên tôi quyết định bán hàng theo mạng lưới, phân bố mỗi người ở 2, 3 tuyến đường trong quận để phục vụ khách.", A Thời chia sẻ.

Anh Thời cho lượng nước theo tỷ lệ đã được xác định từ trước để cà phê chuẩn vị nhất.

Nhờ ý tưởng đó, anh Thời không chỉ tạo công ăn, việc làm cho nhiều anh em trong gia đình, mà còn rất nhiều người lao động khác.

Thậm chí, có nhiều cử nhân tốt nghiệp chưa có việc làm cũng xin một chân bán hàng ở chuỗi cà phê của anh.

Từ đó, những tuyến đường chính ở Hà Nội hầu như đều có người bán thương hiệu cà phê Thời. Tới nay, chuỗi cà phê dạo của anh đã có 40 người tham gia bán, đều có thu nhập ít nhất 10 triệu đồng/tháng.

"Mỗi tháng, chúng tôi gửi xe hạt cà phê từ Buôn Ma Thuột ra 4 lần, mỗi lần khoảng gần 3 tạ. Công việc của 2 vợ chồng vất vả hơn, ngày pha 2 lần ca phê đến sáng hôm sau có người đến lấy nước cà phê.

Hai vợ chồng vẫn tranh thủ đi bán. Riêng tôi bán đều đặn mỗi tối ở khu vực phố cổ. Trong số những anh bán cà phê dạo với tôi, có anh có nhà lầu, SH xịn, sáng bán cà phê dạo, tối phóng SH đi chơi là chuyện bình thường", anh Thời kể.

Ngày cao điểm như dịp sát Tết, chị Thảo pha khoảng 150 phin, những ngày thường cũng phải 60 phin. Mỗi phin được khoảng 25-30 cốc cà phê. Như vậy, mỗi ngày cà phê rong của anh chị bán được khoảng gần 2.000 cốc, thu về 20 triệu/ngày.

Hiện tại, mô hình cà phê của ông chủ Thời đã phát triển đến nhiều tỉnh phía Bắc như Nam Định, Bắc Giang, Ninh Bình, Thái Nguyên...

"Điều khiến chúng tôi vui nhất là 10 năm qua nhiều người đã quen với tên gọi cà phê Thời, tới mức là dù già trẻ, nam nữ chỉ gọi vợ chồng tôi là chú Thời cà phê. Nghĩa là vợ chồng tôi cũng đã xây dựng được một thương hiệu nho nhỏ trong lòng khách hàng".

Công việc khá vất vả, nhưng kinh doanh đã “ăn” vào máu.

Ngoài những ưu điểm như chất lượng khá tốt, giá thành rẻ thì nhiều người cũng có điều chưa ưng ý với cà phê dạo.

Chị Nguyễn Thanh Loan - một vị khách đã có 1 năm uống cà phê Thời cho hay: "Có khi tôi gọi cà phê uống sáng cho tỉnh táo, vậy mà phải tới 45 phút sau cà phê mới tới nơi, như vậy là gần tới trưa rồi. Nên muốn uống nhanh, thì phải 'thân chinh' đi xuống phố".

Về chuyện này, anh Thời cũng thật thà thú nhận là một "nhược điểm" trong cà phê dạo, bởi nếu khách hàng đang ở ngoài đường, thì việc mua cà phê đơn giản hơn rất nhiều so với việc ngồi trên văn phòng gọi điện, vì lượng khách đông, nên chuyện tắc đường, không kịp giao hàng rất phổ biến.

Anh Thế Hải - chủ quán cà phê cho biết: "Với số lượng 2.000 cốc bán ra mỗi ngày đúng là con số mơ ước của không ít người chủ quán cà phê như chúng tôi.

Bởi các quán cà phê của chúng tôi đầu tư nhiều, mà thu về nhiều khi cũng chỉ 1-2 triệu/ngày là cao. Tôi nghĩ đây là mô hình hay, ưu điểm là giá rẻ nên muốn giữ chân khách thì cà phê luôn phải đảm bảo chất lượng.

Nói vậy chứ các quán cà phê như chúng tôi cũng không tới mức "hoảng hốt" khi nhìn doanh thu của anh Thời, bởi người Hà Nội vẫn có thói quen được thư giãn trong không gian cà phê vào thời gian rảnh rỗi nào đó trong ngày".

 

Để tham khảo thêm về cốc hãy truy cập link sau: http://cocthuytinh.com

 




Được chỉnh sửa bởi nguyenquynhtran vì:xóa link ẩn
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024