Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/03/2018 10:03 # 1
nhimlee
Cấp độ: 19 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 172/190 (91%)
Kĩ năng: 49/80 (61%)
Ngày gia nhập: 19/09/2014
Bài gởi: 1882
Được cảm ơn: 329
9 ĐẦU SÁCH KINH ĐIỀN VỀ CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔI TƯ DUY HÀNG TRIỆU NGƯỜI


9 ĐẦU SÁCH KINH ĐIỀN VỀ CHIẾN LƯỢC THAY ĐỔI TƯ DUY HÀNG TRIỆU NGƯỜI

1. Chiến Lược Đại Dương Xanh – W. Chan Kim

Bản chất của Chiến lược đại dương xanh là nâng cao về giá trị đi kèm với sự tiện lợi, giá cả thấp và giảm chi phí. Nó buộc các công ty phải có bước nhảy vọt về giá trị, mang lại sự gia tăng mạnh mẽ về giá trị cho cả người mua và chính họ. Để định nghĩa chính xác nhất về chiến lược đại dương xanh, tác giả đã sử dụng hình ảnh chiến lược đại dương đỏ là lối suy nghĩ truyền thống thông thường.

Chiến lược đại dương xanh sẽ giúp thay đổi tư duy chiến lược cho các giám đốc, nhà lãnh đạo doanh nghiệp với một chiến lược đơn giản: hãy bơi trong luồng nước rộng. Các công ty đang phải vật lộn cạnh tranh trong đại dương đỏ hẳn sẽ làm tốt hơn nếu học hỏi và làm theo “Chiến lược đại dương xanh”.

2. Từ Tốt Đến Vĩ Đại – James C. Collins

“Từ Tốt Đến Vĩ Đại” gồm 9 chương kèm theo phụ lục, sách được trình bày rõ ràng logic với những đồ thị, số liệu và biểu đồ được ghi chép rất tỉ mỉ, cẩn thận. Tất cả những kiến thức trong quyển sách này đều trải qua sau những nghiên cứu nghiêm túc và đã trải qua kiểm chứng cụ thể từ sự phát triển nhảy vọt từ mức “tốt” lên “vĩ đại” của 11 công ty.
Những điểm quan trọng nhất mà sách nhấn mạnh đó là: ý tưởng, chiến lược, kỷ luật, công nghệ và cuối cùng là cách xây dựng nền tảng để nhảy vọt. Và thông điệp vô cùng ý nghĩa đó là “Hãy tự biết mình” và biết cách đưa những tình huống khó xử thành ý tưởng đơn giản nhất sẽ giúp các chiến lược của bạn thực thi thành công.

3. Thẻ Điểm Cân Bằng – Robert S. Kaplan

Theo khảo sát Vietnam Report công bố tháng 1/2009, hiện đã có 7% doanh nghiệp đã áp dụng và 36% đang có kế hoạch áp dụng Thẻ điểm cân bằng trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. “Thẻ Điểm Cân Bằng” được Tạp chí Harvard Business Review đánh giá là 1 trong 75 ý tưởng có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX, là một phương pháp nhằm chuyển tầm nhìn và chiến lược của tổ chức thành những mục tiêu cụ thể, những phép đo và chỉ tiêu rõ ràng bằng việc thiết lập một hệ thống đo lường hiệu quả trong quản lý công việc.

Sau nhiều cuộc thảo luận, nghiên cứu, thể nghiệm thí điểm mô hình “Thẻ điểm cân bằng” đã được định dạng với 4 khía cạnh cấu thành riêng biệt là: tài chính, khách hàng, quá trình kinh doanh nội tại, học tập và tăng trưởng. Và tháng 12/1990, kết luận của nhóm nghiên cứu đã chứng minh được tính khả thi và những lợi ích của hệ thống đo lường cân bằng này.

4. Chiến Lược Cạnh Tranh – Michael E. Porter

Quyển sách này đã thay đổi cả lý thuyết, thực hành và giảng dạy chiến lược kinh doanh trên toàn thế giới. Yếu tố đầu tiên tạo nên thành công của quyển sách này chính bởi sự đơn giản, bằng những phân tích cụ thể của tác giả về về các ngành công nghiệp đã thâu tóm toàn bộ sự phức tạp của cạnh tranh ngành dựa trên năm yếu tố nền tảng.
Từ đó tác giả muốn giới thiệu những công cụ giúp cạnh tranh mạnh mẽ nhất đó chính là: ba chiến lược cạnh tranh phổ quát – chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm. Ông chỉ ra phương pháp định nghĩa lợi thế cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối, từ đó liên hệ trực tiếp đến lợi nhuận và trình bày một góc nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo ra và phân chia lợi nhuận.

5. Điểm Bùng Phát – Malcolm Gladwell

Trong quyển sách này, tác giả Malcolm Gladwell đã khai mở cho chúng ta những hiểu biết sâu sắc về hiện tượng “điểm bùng phát”, nó sẽ làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của tất cả mọi người trên khắp thế giới về việc tiêu thụ các sản phẩm và phổ biến các ý tưởng. Điểm bùng phát ở đây để chỉ một khoảnh khắc mà khi đó một ý tưởng, một xu thế, hay một hành vi xã hội vượt qua ngưỡng nhất định và lan rộng theo một tốc độ đáng kinh ngạc và không ngờ được.

6. Bản Đồ Chiến Lược – Robert S. Kaplan

Hơn 10 năm sau phát kiến “Thẻ Điểm Cân Bằng”, Kaplan và Norton tiếp tục đưa ra một công cụ mới mang tính cách mạng không kém đó chính là “Bản Đồ Chiến Lược”. Công cụ này có chức năng như là một thước đo về tài chính để đánh giá hiệu quả kinh doanh và hoạch định chiến lược cho doanh nghiệp.
Nhấn mạnh vào tầm quan trọng của Thẻ điểm cân bằng và Bản đồ chiến lược, Kaplan và Norton đã vẽ nên một công thức, hay đúng hơn là một phương trình giúp các doanh nghiệp thành công trong quản lý và giúp doanh nghiệp có sự phát triển vượt trội. Đó là: Kết quả vượt trội = Các bản đồ chiến lược + Thẻ điểm cân bằng + Tổ chức tập trung vào chiến lược

7. Tập Trung Hay Là Chết? – Al Ries

Tập Trung Hay Là Chết là cuốn sách chỉ ra cho doanh nghiệp cách thức kinh doanh theo định hướng tập trung. Tại đây, tính thực tiễn của marketing được đặt ra với đầy đủ mục tiêu, cách thức trong thực tế của việc định hướng tập trung trong kinh doanh.
Tập Trung Hay Là Chết phân tích những trường hợp cụ thể của các công ty Mỹ, phân tích thị trường, chỉ ra cách chiến lược đã được lựa chọn để điều chỉnh rồi từ đó rút ra kết luận cuối cùng là 15 nguyên tắc định hướng tập trung dài hạn. Không phải ngẫu nhiên mà cuốn sách này được đánh giá rất cao trong lĩnh vực quản trị. Đây xứng đáng là cuốn sách gối đầu giường cho những doanh nghiệp có ý định mở rộng hay đa dạng hóa hoạt động của mình.

8. 9 Bước Triển Khai Balanced Scorecard

70% thất bại của các doanh nghiệp ngày nay không phải do chiến lược kém hay tầm nhìn sai, mà là do năng lực thực thi và hệ thống triển khai kém hiệu quả. Như một giải pháp giải quyết tình trạng trên, quyển sách hay quản trị chiến lược này giúp các doanh nghiệp đơn giản hóa việc hoạch định chiến lược và xây dựng hệ thống quản lý theo Thẻ điểm cân bằng.

9. Chiến Lược Kinh Doanh Hiệu Quả – Harvard Business Essentials

Có một điều bạn nên biết đó là quyển sách này sẽ không giúp bạn trở thành một chuyên gia về chiến lược. Nhưng những kiến thức trong quyển sách này là nền tảng cơ bản để bạn bắt đầu tự hoạch định và thực hiện chiến lược cho tổ chức của mình với kỹ năng phân tích các yếu tố của mô hình SWOT ; Lựa chọn chiến lược phù hợp với hoạt động kinh doanh ; Xác định các nguồn lực cần thiết khi hoạch định chiến lược ; Cân nhắc yếu tố con người khi xây dựng chiến lược ; Đối phó với những thách thức khi thực hiện chiến lược.

Nguồn: sưu tầm

 



cuộc sống là 1 chuổi ngày rong chơi, rượt đuổi và phá phách vô đối ^^


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024