Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
02/02/2018 23:02 # 1
datspider
Cấp độ: 16 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 141/160 (88%)
Kĩ năng: 7/40 (18%)
Ngày gia nhập: 14/04/2014
Bài gởi: 1341
Được cảm ơn: 67
Làm thế nào để đeo kính áp tròng đúng cách, không bị mất thị lực như Hương Tràm


Vừa qua, trên trang cá nhân của Hương Tràm bất ngờ chia sẻ dòng trạng thái thông báo về tình trạng mắt của mình khiến nhiều khán giả vô cùng lo lắng. Cụ thể, giọng ca Em gái mưa cho biết cô bị cận và loạn thị phải sử dụng kính áp tròng trắng khi sinh hoạt đời thường và đeo lens màu mỗi lần lên sân khấu. Mới đây, khi phát hiện bị viêm giác mạc, Hương Tràm được bác sĩ khuyên tạm ngừng sử dụng kính áp tròng. Tuy nhiên, trước một sự kiện quan trọng, nữ ca sĩ "đánh liều" để xuất hiện trước khán giả với diện mạo đẹp nhất. Điều này khiến đôi mắt Hương Tràm viêm nặng hơn, không thể mở vào sáng hôm sau, mắt bên phải của cô đang bị viêm giác mạc sâu, có thể bị ảnh hưởng đến thị lực và để lại sẹo.

bestie-nhung-luu-y-khi-su-dung-kinh-ap-trong

bestie-nhung-luu-y-khi-su-dung-kinh-ap-trong

Tình trạng của Hương Tràm được bác sĩ cho hay có thể xấu hơn nếu không được phát hiện kịp thời, hậu quả nghiêm trọng nhất là mất thị lực vĩnh viễn.

Những nguy hiểm cho đôi mắt khi sử dụng kính áp tròng thường xuyên:

1. Kính áp tròng thường chứa ký sinh trùng Acanthamoeba

bestie-nhung-luu-y-khi-su-dung-kinh-ap-trong

Chúng có thể tự vỗ béo bằng cách ăn những vi khuẩn tồn tại trong những mắt kính áp tròng bẩn. Acanthamoeba ăn mòn giác mạc, lớp ngoài cùng của nhãn cầu và sinh sôi, nảy nở. Hậu quả từ cuộc tấn công của loại vi khuẩn này sẽ là các triệu chứng mắt ngứa rát, chảy nước mắt sống, nhìn mờ, nhạy cảm với ánh sáng, sưng phồng mí và đau mắt.

2. Bị amip ăn giác mạc từ đeo kính áp tròng

Mới đây các nhà khoa học Anh đã lên tiếng cảnh báo về một loại amip ăn giác mạc có khả năng gây mù lòa cho những người đeo kính áp tròng. Ai cũng có thể bị amip ăn giác mạc, nhưng nguy cơ đó ở người đeo kính áp tròng cao hơn so với những người không đeo loại kính này. Nếu thấy nhóm triệu chứng gồm đau mắt, tấy đỏ, mắt nhạy cảm với ánh sáng và nhìn mờ thì phải đến ngay cơ sở nhãn khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3. Mù vĩnh viễn do đeo kính áp tròng có màu

 
 
 
Learn More
 
 
 

bestie-nhung-luu-y-khi-su-dung-kinh-ap-trong

Kính áp tròng có màu thường có các thành phần hóa học quá mức, lại kết hợp với các thói quen xấu khi đeo kính hoặc mắt bị nhạy cảm với thời tiết có thể gây ra tắc nghẽn ở mắt, viêm ở mắt, thiếu oxy. Tình trạng thiếu oxy nghiêm trọng làm cho mắt bị biến dạng và nhiễm trùng mắt, gây các bệnh nghiêm trọng như thủng giác mạc mắt và có nguy cơ bị mù mắt vĩnh viễn. Không những vậy, màu của kính áp tròng còn làm giảm tầm nhìn của mắt vì phụ thuộc vào vật liệu của kính áp tròng.

4. Giảm sức đề kháng của mắt

Màn kính áp tròng có thể làm giảm mối liên hệ của giác mạc với không khí. Mắt cũng giống như cơ thể con người, cũng cần được cung cấp oxy. Nếu sự tiếp xúc giữa mắt và không khí bị cản trở sẽ dẫn tới thiếu oxy, làm mỏi mắt và giảm sức đề kháng của mắt.

5. Giảm cảm giác giác mạc

Kính áp tròng màu có ống kính gắn liền với mắt về lâu dài sẽ dẫn đến tê liệt dây thần kinh kết quả là các cảm giác ở giác mạc giảm dẫn đến tình trạng loét giác mạc.

Những lưu ý khi sử dụng kính áp tròng:

1. Không nên mua kính áp tròng trực tuyến: Phần lớn các bạn trẻ thích mua kính áp tròng trực tuyến vì chúng đa dạng và khá tiện lợi. Nhưng nhớ rằng, khi bạn làm như vậy, bạn có thể bỏ qua bước kiểm tra mắt thường xuyên và không phát hiện được những thay đổi ở mắt. 

2. Nên đeo kính áp tròng trước khi trang điểm: Đeo kính áp tròng sau khi trang điểm sẽ khiến bụi phấn hay mascara rơi vào kính gây khó chịu và kích ứng. 

bestie-nhung-luu-y-khi-su-dung-kinh-ap-trong

 

3. Không dùng lại dung dịch ngâm kính cũ: Một khi lấy kính ra khỏi dung dịch, dung dịch sẽ bị nhiễm khuẩn bởi tay hay dụng cụ lấy kính. Vì thế nếu ngâm lại sẽ làm kính bị nhiễm trùng gây kích ứng mắt. Một lưu ý nữa là chỉ nên sử dụng loại dung dịch chuyên dụng để ngâm kính.

4. Vệ sinh kính đúng cách: Không dùng nước máy nước uống hay nước lọc để lau rửa kính áp tròng. Trong nước uống, nước máy hay nước lọc vẫn có chứa những vi sinh siêu nhỏ có thể gây kích ứng mắt. Chỉ được phép sử dụng nước chuyên dụng để lau rửa kính áp tròng.

5. Không sử dụng lại kính áp tròng dùng một lần: Loại dùng một lần nên kính không có khả năng kháng bụi bẩn.Vì thế, bạn nên loại bỏ ngay sau khi sử dụng.

6. Trước khi sử dụng kính nên đi khám: Những ai bị các bệnh về mắt đeo kính sẽ làm kính ứng mắt. Vì thế trước khi quyết định chuyển sang đeo kính áp tròng nên đến các bệnh viện mắt gần nhất để các bác sĩ kiểm tra và cho kết luận chính xác. Những người có mắt nhạy cảm nên đeo những loại kính đặc biệt có khả năng ngăn chặn tia tử ngoại. 

7. Không đeo kính áp tròng quá lâu: Theo lời các chuyên gia, bạn không nên đeo kính áp tròng trong suốt cả ngày, đặc biệt là khi ngủ trưa thì cần tháo kính ra. Đối với mỗi người, thời gian đeo kính áp tròng sẽ khác nhau, tùy vào tình trạng của mắt, đồng thời cũng tùy vào môi trường sống. Với những người sống ở khu vực nhiều khói bụi và ô nhiễm, bạn càng nên đeo kính áp tròng trong thời gian càng ngắn càng tốt. 

bestie-nhung-luu-y-khi-su-dung-kinh-ap-trong

8. Không đeo kính áp tròng quá hạn sử dụng: Kính áp tròng và dung dịch để vệ sinh kính cũng có hạn sử dụng. Sau thời gian này, kính sẽ mất khả năng tự bảo vệ, tạp chất có thể bám vào kính và dung dịch sẽ bị nhiễm khuẩn. Bạn nên thay kính sau mỗi 3-6 tháng sử dụng.

9. Không sử dụng chung kính áp tròng: Đây là một trong những nguyên nhân lây lan các vấn đề về mắt. Hơn nữa, mỗi kính áp tròng sẽ có một kích cỡ và hình dạng khác nhau do sự khác biệt về kích thước nhãn cầu. 

Bạn có thói quen xấu khi đeo kính áp tròng không?

Cuối năm chính là thời điểm lý tưởng để con gái bắt đầu điệu đà hơn với đủ các loại kính áp tròng, dù chỉ là kính cận thông thường hay là kính giãn tròng, kính đủ màu nổi bật. Thế nhưng, đi đôi với vẻ xinh xắn ấy sẽ là bao nhiêu "thủ tục" rườm rà dễ khiến bạn lười biếng hơn và bỏ qua những bước quan trọng. Nếu bạn đã đeo kính áp tròng quen rồi thì không sao, nhưng nếu là người mới tập tành làm điệu với kính áp tròng thì cần hết sức lưu ý để bảo vệ đôi mắt của mình một cách tốt nhất nhé

Hạnh Nguyên(guu.vn)




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024