Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/01/2018 20:01 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Tiểu sử Tổ sư Funakoshi Ghichin


Tiểu sử Tổ sư Funakoshi Ghichin

 

Tổ sư Funakoshi Ghichin sinh ngày 10 tháng 11 năm 1868 tại Shuri – Okinawa. Ngay từ nhỏ ông được thọ giáo với nhiều võ sư danh tiếng của làng Karate Okinawa. Về sau, ông là võ sư của những võ sư hàng đầu Nhật Bản, và là Tổ sư của nền Karate quốc tế hiện đại. Ông mất ngày 26 tháng 4 năm 1957.

Năm 1902, Funakoshi Gichin từ Okinawa sang Nhật, công khai biểu diễn võ thuật tại trường Japan’s Kagashima Prefecture Shintaro Ozawa. Hiệu trưởng của trường bị lôi cuốn bởi môn võ mới mẽ này, và có ý muốn đưa Karate vào chương trình đào luyện võ thuật của trường.

Năm 1916, Funakoshi được mời biểu diễn võ thuật tại Butokuden, là trung tâm võ thuật của các môn phái võ của Nhật.

Mùa Xuân năm 1922, Funakoshi lại được Bộ trưởng giáo dục Nhật mời sang biểu diễn tại Đại Hội Thể Thao Toàn Quốc ở Tokyo. Chưởng môn của các môn phái đều bị hấp dẫn bởi những tinh hoa của Karate, trong đó có Jigoro Kano, tổ sư của môn phái Nhu Đạo. Lần này thì Funakoshi nhận lời ở lại Nhật Bản để truyền bá môn Karate. Từ đó tên tuổi ông được biết đến và sau này ông được xem như là tổ sư của môn phái Karate vì công phu truyền bá và phát triển môn phái ngày càng lớn mạnh và rộng khắp.

Vào lúc đó, hai vị sư phụ của ông là Yasutsune Azato và Yasutsune Itosu, cùng những sư thúc, sư bá còn sống, nhưng ông vẫn được chọn để đại diện cho Karate Okinawa sang Nhật vì ngoài võ công ra, kiến thức và trình độ học vấn của ông đều cao hơn các vị khác. Ông còn là một nhà thơ và là một triết gia. Hơn nữa ông là người thông thạo tiếng Nhật và thông hiểu phong tục, tập quán của người Nhật.

Từ năm 1935, Funakoshi Gichin mở nhiều võ đường Karate tại Nhật, trong đó có võ đường Shotokan, sau này cái tên Shotokan trở nên một trong những hệ phái lớn mạnh và nổi tiếng nhất thế giới.

Suốt thời gian Đệ Nhị Thế chiến, võ sinh của Shotokan gia nhập quân đội và bị chết rất nhiều. Ngôi tổ đường cũng bị bom phá hủy năm 1945. Sau khi chiến tranh chấm dứt, hệ phái Shotokan mới xây dựng lại.

Năm 1949, Nihon Karate Kyokai (Tổng Cuộc Karate Nhật Bản), còn được gọi là JKA (The Japan Karaté Association) được thành lập, do Funakoshi Gichin làm chủ tịch. Năm ông 81 tuổi, Masatoshi Nakayama và Hidetaka Nishinjama được chọn là người trực tiếp điều hành tổ chức này. Kể từ đó, Karate chính thức là môn võ của người Nhật.

Sau khi trở thành một trong “ngũ đại môn phái” của Nhật, Tổng Cuộc Karate Nhật Bản nhắm đến sự bành trướng môn phái trên tầm vóc quốc tế và kế hoạch đã được chuẩn bị một cách quy mô. Trước hết là phần đào tạo nhân lực: JKA tuyển chọn những Huyền Đai Đệ Nhị Đẳng xuất sắc để theo học một chương trình Đại Học gồm các môn căn bản như Thể Chất, Tâm Lý, Lịch Sử, Thể Thao, cả Quản Trị Kinh Doanh…. Và trước khi ra trường phải đạt được ít nhất là Huyền Đai Đệ Tam Đẳng. Mục đích của kế hoạch này không chỉ là đào tạo công phu của một cao thủ Karate, mà còn trang bị kiến thức, đạo đức, cốt cách xứng đáng là một võ sư, cũng như năng lực cần thiết để điều hành một võ đường. Nhiệm vụ của họ là đặt nền móng và phát triển môn phái ở hải ngoại.

Đầu năm 1961, mảnh đất mà JKA nhắm đến trước tiên là Hoa Kỳ. Trong những năm đầu của thập niên 70, những cao thủ JKA gửi đi như Teruyuki Okazaki Nishiyama đã lập xong nền tảng vững chắc cho Karate tại Hoa Kỳ. Cũng trong thời gian này, vì ảnh hưởng chính trị, có sự phân hóa thành hai nhóm: International Shotokan và American Amateur Karate Federation (AAKF) do Nishiyama lãnh đạo. Tuy vậy, cả hai vẫn còn nằm trong hệ thống của JKA.

Đến thập niên 80, kể như người Nhật đã thành công trong việc phát triển Karate tại Hoa Kỳ. Với những nỗ lực của JKA, Amateur Athletic Union và World Union of Karate Organization (WUKO), ngày nay Karate đã phát triển rộng khắp tên thế giới, và người ta hy vọng rằng trong một thời gian không xa nữa Karate sẽ góp mặt trong những kỳ tranh tài ở Thế Vận Hội.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024