Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/01/2018 20:01 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Đôi nét chấm phá về Karaté Shorin Ryu


Cho đến đầu thế kỷ 17, quần đảo Ryu-kyu phía nam Nhật Bản vẫn được xem như một vùng tranh chấp ảnh hưởng giữa Trung Hoa và Nhật Bản. Năm 1606, quần đảo này bị 3000 quân samurai Nhật đánh chiếm và bảo hộ. Trước đó, để ngăn chặn sự nổi dậy của dân chúng, việc tồn trữ và mang các loại vũ khí trong dân thường bị cấm. Đến lúc đó, lệnh cấm tàng trữ, sản xuất vũ khí, dù là một thanh sắt nhỏ, bị cấm gắt gao bởi vị lãnh chúa Okinawa – đảo lớn nhất trong quần đảo Ryu-kyu và Phó vương Ragoshima ở nam đảo Kyushu (Nhật).

karate3 Đôi nét chấm phá về Karaté Shorin Ryu

Sự kìm hãm đó đã thúc đẩy dân trên đảo Okinawa lén lút tập một môn võ được chế biến từ môn Thiếu Lâm của Trung Quốc, hay sang tận Trung Quốc để học thêm về võ Thiếu Lâm. Môn võ ấy ban đầu được gọi là Okinawa-té và sau chuyển thành Karaté-do. Năm 1917, rồi 1922, một võ sư Okinawa – Funakoshi Gichin hai lần đến Tokyo biểu diễn môn võ Karaté lần đầu tiên cho dân chúng Nhật xem. Để rồi sau đó, ông bắt đầu truyền dạy môn Karaté ở các trường đại học Nhật và đổi cách viết từ Kara với nghĩa khác: trống không, hư không. Funakoshi Gichin được xem như ông tổ của môn Karaté hiện đại, với hệ phái cụ thể: Shotokan – nơi Funakoshi dừng chân năm 1936.

Cho đến 1994, có hàng trăm hệ phái Karaté-do đã ra đời: Shyorei-ryu, Shorin-ryu, Kyokushin-kai, Wado-ryu, Suzucho-ryu,…

Ở miền nam Việt Nam, môn Karaté được truyền dạy đầu tiên ở Huế, với sự huấn luyện của võ sư Chogi Suzuki – hệ phái Suzucho, khoảng cuối những năm 1950. Nhưng chính thức năm 1963 mới có võ đường đầu tiên: Linh Trường Không Thủ Đạo. Sau đó, cũng tại Huế, một môn phái nữa đã ra đời: Groju với chưởng môn Ngô Đồng. Hai hệ phái này phát triển dần ra các tỉnh miền Trung: Đà Lạt, Đà Nẵng, và vài tỉnh miền Nam: Trà Vinh, Sài Gòn,…

Ở Sài Gòn, Karaté phát triển mạnh mẽ với công sáng lập của cố võ sư Hồ Cẩm Ngạc – người tinh thông nhiều môn võ: tứ đẳng Kendo (kiếm đạo), tứ đẳng Karaté-do, tam đẳng Judo, nhị đẳng Aikido – với phòng tập đầu tiên đặt ở Phú Nhuận đầu năm 1960, chủ yếu là dạy Judo, ngoài ra còn dạy: Karaté, Aikido, Kendo, Catch (đô vật). Sau đó là các sân mà hiện nay là: nhà thi đấu Phan Đình Phùng (đầu năm 1960), Nhà văn hóa Quận 5 (1961), Nhà văn hóa Thanh Niên (1962),…

karate1 Đôi nét chấm phá về Karaté Shorin Ryu

Việc tách hẳn hệ phái Shorin-ryu ra huấn luyện độc lập chỉ được thực hiện từ sau giải phóng, với các sân tập ở quận 10, Nhà văn hóa Thanh Niên thành phố, Nhà Thiếu Nhi thành phố, quận 3, quận Tân Bình,… Trong năm 1994 chỉ có duy nhất một nơi huấn luyện nguyên gốc quyền thức Shorin-ryu là Nhà văn hóa Thanh Niên thành phố Hồ Chí Minh, với bộ võ phục truyền thống và nổi tiếng của hội Sơn Điền (quần đen, áo trắng) trước đây. Sân tập này ra đời từ năm 1979, khá nổi tiếng trong các sân tập Karaté-do ở thành phố Hồ Chí Minh về kỷ luật và đào tạo nghiêm khắc (11 năm chỉ phong huyền đai cho 16 môn sinh trên tổng số gần 3000 học viên theo học). Dàn huấn luyện viên và phụ tá huấn luyện ở đây cũng rất trẻ, với độ tuổi từ 20 đến 29.

Đặc điểm kỹ thuật của hệ phái Shorin-ryu là: nếu môn phái Shyorei-ryu – một trong hai hệ phái chính của Karaté – chú trọng đến những kỹ thuật giao đấu của Okinawa-té được bảo tồn từ trước, thì phái Shorin chú ý đến những kỹ thuật mới được du nhập từ Thiếu Lâm để cải tiến môn Okinawa-té như: sàng tấn, nhứ đòn, luồng lách,… rất phù hợp với người thiếu chiều cao. Chính một số bài quyền của phái này đã được đưa vào Karaté hiện đại của Funakoshi Gichin như: Bassai (Xung kích), Kankư (Trầm tư), Empi (Én bay),… vì nó nói lên cái cốt lõi của Karaté. Đặc biệt nhất, Shorin-ryu rất chú ý đến đạo đức và nhân cách người học để quyết định truyền dạy hay không, và các điểm cơ bản của Okinawa-té vẫn được bảo tồn trong phái này – ở những điểm tinh túy nhất. Vì vậy, đến đầu thế kỷ 20, không quân Nhật đều được học Karaté gốc Shorin-ryu, với vị đại võ sư mà cuộc sống đương thời đã là một huyền thoại: Hohan Soken, qua vị đệ tử xuất sắc: Fusi Kiso.

 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024