Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
24/04/2010 14:04 # 1
vuiga9x
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 10

Kinh nghiệm: 46/110 (42%)
Kĩ năng: 15/100 (15%)
Ngày gia nhập: 28/01/2010
Bài gởi: 596
Được cảm ơn: 465
Giá điện dành cho SV: Nhiều quy định "trái khoáy"





Sau khi quyết định của Bộ Công Thương được đưa ra về việc kiểm tra giá bán lẻ điện tại các nhà trọ cho sinh viên, người có thu nhập thấp thuê với mức giá chuẩn được thực hiện, đã nảy sinh ra nhiều vấn đề trong đó có những quy định rất “trái khoáy”, theo nhiều người dân thì nó đang làm khó những cá nhân, hộ thuê nhà trọ.

 
Chỉ có 2 trường hợp lên tiếng bảo vệ quyền lợi

 
Theo Sở Công Thương Hà Nội, từ khi Bộ Công Thương ra chỉ thị số 11/CT- BCT ngày 15/3 về kiểm tra, giám sát việc thực hiện giá bán lẻ điện năm 2010 tại các địa điểm cho thuê nhà để ở, nhằm đảm bảo cho người thuê nhà được trực tiếp áp dụng giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc thang theo đúng quy định, lập tức các công ty điện lực đã đồng loạt ra quân và kiểm tra.

 

Tuy nhiên sau hơn một tháng kiểm tra, đến thời điển hiện tại Sở chỉ nhận được phản hồi của hai trường hợp.


Một sinh viên có địa chỉ mail là
hôm 29/3/2010 đã gửi thư về Sở Công Thương phản ánh về việc phải dùng giá điện cao tại xóm trọ của mình ở phường Vĩnh Hưng – Hoàng Mai – Hà Nội.

 

Trong thư bạn sinh viên này cho biết: Do hoàn cảnh gia quá khó khăn nên việc thuê nhà ở trọ trên Hà Nội là một sự cố gắng hết sức của gia đình, vì vậy bạn phải chọn thuê một khu nhà không thuộc trung tâm có diện tích khoảng 10m2 với giá 800.000 đồng/tháng. Tuy nhiên điều mà bạn phải suy nghĩ nhất không phải là việc trả tiền nhà với mức cao mà là đang phải trả tiền điện nước cắt cổ, mức này được so sánh đắt ngang thuê nhà tại trung tâm Hà Nội với 3.000 đồng/kw điện, còn nước sinh hoạt là 7.000 đồng/m3. Đây là giá mà bạn sinh viên này thoả thận và có ý kiến với chủ nhà trọ mới được hưởng mức như vậy.

 
Một điều đặc biệt bạn nêu trong thư là giá cả điện nước bạn đã phải trả với mức đắt như vậy rồi mà chủ nhà lại lắp công tơ điện, nước mập mờ và không chính xác. Điều này bạn đã rút ra từ việc so sánh thời gian ở nhà và đi học.

 

Cụ thể, ngày nào cũng vậy bạn chỉ ở nhà từ 22h đến 7h sáng hôm sau, thời gian còn lại là đi học và làm thêm, không nấu nướng bất kỳ cái gì ở nhà mà chỉ xem tivi buổi tối. Tuy nhiên không hiểu sao cuối tháng số điện bạn phải trả lên tới 25 – 30 số, nước mỗi tháng từ 6 – 9m3. Khi thắc mắc thì chủ nhà trọ trả lời: “Ở đâu mà chẳng thế, như vậy là rẻ rồi. Nếu không thì đi chỗ khác mà ở”.

T
rong ngày 20/4, một trường hợp khác là bác Lăng Hỷ đang thuê nhà tại 326 Đường Bưởi đã đến trực tiếp Sở Công Thương để xin công văn về nghiên cứu và nói sẽ đề nghị chủ nhà áp dụng, do bác và chủ nhà trọ chưa hiểu rõ thông tư mà Bộ quy định.

 
Quy định “bắt chẹt” người dân

 
Theo lá thư của bạn sinh viên nói trên, mặc dù rất bức xúc với giá điện nước mà mình đang phải gánh chịu, nhưng bạn vẫn không dám ý kiến nhiều sợ phải chuyển nhà trọ khác. Cuối thư bạn xin được không ghi họ tên và địa chỉ cụ thể do sợ phải đi tìm nhà trọ mới. Theo bạn này, hiện nay việc thuê nhà để phù hợp với hoàn cảnh của mình thì không phải dễ.

Trao đổi với VnMedia, ông Đàm Tiến Thắng, Trưởng phòng Quản lý điện năng, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, n
gay sau khi nhận được lá thư của bạn sinh viên, Sở đã gửi mail lại theo địa chỉ bạn cho để giải thích và lấy thêm thông tin để có thể trực tiếp xuống kiểm tra và xử lý, tuy nhiên sau nhiên cho đến thời điểm này vẫn không nhận được hồi âm từ phía bạn sinh viên này. Đồng thời, Sở cũng đã cử người xuống kiểm tra khu vực bạn cho địa chỉ.

 
Một điều dễ nhận thấy, để nhận được quyền lợi hưởng mức giá điện sinh hoạt cho những cá nhân, hộ gia đình thuê nhà trọ theo quy định này là rất khó do các điều khoản tại thông tư mà Bộ Công thương đưa ra đã “bắt chẹt” người dân.

 

Cụ thể, theo Thông tư 11/CT- BCT, để hưởng được giá điện thấp như quy định các cá nhân thuê nhà trọ phải có tạm trú, tạm vắng từ 12 tháng trở lên, đồng thời xuất trình hợp đồng thuê nhà. Tuy nhiên theo báo cáo của các đoàn kiểm tra, hầu hết các trường hợp trên đều không có giấy đăng ký này mà chỉ là việc thuê tự phát, trao đổi mồm giữa chủ thuê nhà và người thuê nhà và không cần bất kỳ giấy chứng nhận giàn buộc nào.

 
Theo ông Thắng, để một sinh viên có giấy tạm trú tạm vắng trong thời gian dài như vậy là rất khó, do hầu hết sinh viên thường hay di chuyển không ở một chỗ cố định lâu dài. Mặc khác có quá nhiều trường hợp khi thuê nhà thường không cần hợp đồng và các giấy tờ liên quan khác vì nghĩ đây chỉ là chỗ trú chân tạm thời.

 

 
Ngoài ra, hiện tại cũng có khá nhiều chủ nhà trọ chưa hiểu được quyền lợi của mình để làm thủ tục đăng ký cho người thuê nhà. Việc làm hợp đồng và đăng ký tạm trú, tạm vắng giúp cho họ có thể làm được hợp đồng mua giá điện với mức thấp hơn, đây là hình thức đôi bên cùng có lợi.


 

Theo vnmedia.vn



Tin tiếp theo



 
Các thành viên đã Thank vuiga9x vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024