Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
04/12/2017 15:12 # 1
hotuanvu
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 35/110 (32%)
Kĩ năng: 38/40 (95%)
Ngày gia nhập: 25/09/2012
Bài gởi: 585
Được cảm ơn: 98
Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hiệu quả của thông tin kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp ( Variables effect to oganization and performance of management accounting information in companies)


Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hiệu quả của thông tin kế toán quản trị chi phí trong doanh nghiệp ( Variables effect to oganization and performance of management accounting information in companies)

 
 
 
 
 
(Đăng trên Tạp chí Kế toán và Kiểm toán, số T3/2017)

Nhận ngày: 06/2/2017
Biên tập ngày: 14/2/2017
Duyệt đăng: 20/2/2017


Trong những năm gần đây, kế toán quản trị (KTQT) ngày càng được các doanh nghiệp (DN) coi trọng. Các nghiên cứu KTQT được nghiên cứu theo chiều sâu như những nghiên cứu về kế toán quản trị chi phí (KTQTCP), xây dựng mô hình KTQTCP, tổ chức hệ thống thông tin KTQTCP trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Bài viết tổng quan các nghiên cứu về tổ chức hệ thống thông tin kế toán (AIS) nói chung và các nghiên cứu về tổ chức hệ thống thông tin KTQTCP nói riêng. Từ đó, đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức và hiệu quả của thông tin KTQTCP trong DN, nhằm giúp cho các DN có thể tìm hiểu và ứng dụng trong quá trình tổ chức hệ thống thông tin KTQTCP trong DN.

In recent years, management accounting (MA) has been gradually appreciated by firms. Management accouting researches were conducted such as researching about cost management accouting (CMA), building CAM models, oganizing cost management accounting systems in different professions, fields. Our paper aimed to overview studies about oganizing accouting information system generally and cost management accouting information system particularly, thus to give variables effecting to oganization and performance of cost management accouting in enterprises so that firms could study knowledge and apply it in oganization process of cost management accouting information system in companies.

Tổng quan các nghiên cứu về tổ chức hệ thống thông tin KTQTCP
Thong (1999) nghiên cứu 166 DN vừa và nhỏ (DNVVN) tại Singapore, đã phát triển một mô hình tích hợp thực hiện IS trong các DNVVN. Mô hình này, sử dụng một số các yếu tố ảnh hưởng đến áp dụng IS như tính quyết định, đặc điểm hệ thống thông tin, đặc điểm thuộc tổ chức và đặc điểm môi trường. Kết quả cho thấy, các DNVVN với các đặc tính của CEO nhất định (tính sáng tạo và trình độ kiến thức IS), đặc điểm cải tiến (lợi thế tương đối, tính tương thích, và tính phức tạp của IS), và các đặc điểm thuộc tổ chức (quy mô kinh doanh và mức độ kiến thức của nhân viên về IS) có nhiều có khả năng áp dụng IS.

Nghiên cứu được tiến hành bởi Hussin, King, và Cragg (2002) tập trung vào mối liên kết của chiến lược kinh doanh và chiến lược công nghệ thông tin (CNTT) trong số 256 nhà quản lý của các xí nghiệp sản xuất nhỏ trong các DNVVN Anh. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mối liên kết CNTT liên quan đến mức độ ứng dụng CNTT của công ty và mức độ hiểu biết phần mềm của CEO công ty, nhưng dường như không có liên quan đến nguồn chuyên gia CNTT bên ngoài của công ty. Vì vậy, các DN ứng dụng CNTT nhiều hơn có nhiều khả năng hơn, để có thể dựa vào kiến thức của mình để sửa chữa CNTT phục vụ các nhu cầu của họ, đặc biệt là chuyên gia bên ngoài đầy triển vọng gặp rất nhiều khó khăn. Tương tự như vậy, Gunasekaran, Putnik, Sousa, Aspinwall, và Guimarães Rodrigues (2006) đã phân tích phép đo hiệu quả trong 52 DN nhỏ tại Vương quốc Anh. Các dữ liệu thu thập được từ cuộc khảo sát cho thấy, không có sự khác biệt đáng kể nào trong việc sử dụng các thước đo hiệu quả trong các DNVVN hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ. Đào tạo nhân viên và khó khăn trong việc xác định phép đo hiệu quả mới được chú trọng, như là rào cản quan trọng nhất đối với việc áp dụng phép đo lường hiệu quả mới.

Bằng chứng do (Ismail và King (2005); Ismail & King, 2006, 2014) ở Malaysia cho thấy, sự phù hợp giữa yêu cầu đối với hệ thống thông tin kế toán và năng lực của hệ thống thông tin kế toán tại các DNVVN Malaysia rất cao. Điều này cho thấy, việc liên kết khả năng xử lý thông tin với các yêu cầu thông tin tiếp nhận có đóng góp trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động của các DNVVN trong nền kinh tế đang phát triển. Vì vậy, sự can thiệp của chính phủ là rất quan trọng để thúc đẩy việc sử dụng chiến lược của CNTT, do đó các DNVVN thực sự cần phải thực hiện công nghệ thông tin để tăng giá trị công ty. Ngoài ra, các thiết lập nghiên cứu khác nhau giữa CNTT và hiệu quả tổ chức trong các DNNVV Malaysia đã được ghi nhận bởi Zainun Tuanmat và Smith (2011), người kiểm tra sự ảnh hưởng của môi trường cạnh tranh, công nghệ thông tin, và chiến lược tổ chức đối với hiệu quả tổ chức. Sử dụng phương pháp ngẫu nhiên, nghiên cứu cho thấy các DNVVN đã thay đổi chiến lược kinh doanh và chiến lược CNTT của mình mà có tầm ảnh hưởng đến hiệu năng tổ chức của chính các DN.

Việc áp dụng công nghệ tại các DNVVN Nhật Bản đã được điều tra bởi Isobe, Makino, và Montgomery (2008). Mục đích của nghiên cứu này là để khám phá điều tra mối quan hệ giữa các khả năng công nghệ và hiệu quả công ty. Nghiên cứu này chia các khả năng về công nghệ thành hai loại: Khả năng sàng lọc, cải thiện danh mục vốn đầu tư tài sản hiện có; và khả năng tái cấu hình cải thiện việc tái cơ cấu của danh mục vốn đầu tư tài sản. Các kết quả phân tích 302 DNVVN tại Nhật Bản cũng cho thấy rằng, khả năng tái cấu hình tích cực hơn liên quan đến hiệu năng công ty so với khả năng sàng lọc.

Một nghiên cứu khác sử dụng mẫu các công ty Canada đã được trình bày bởi Croteau và Raymond (2004). Nghiên cứu đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong việc liên kết các khả năng CNTT của một tổ chức với năng lực chiến lược của mình. Năng lực chiến lược bao gồm các thành phần như tầm nhìn chung, hợp tác, trao quyền, và sự đổi mới, trong khi năng lực CNTT bao gồm kết nối, tính linh hoạt, và công nghệ. Một bộ câu hỏi được gửi đến 104 CEO của các công ty ở Canada. Các kết quả xác nhận rằng, liên kết năng lực chiến lược và CNTT tăng cường đáng kể hiệu suất kinh doanh đã nhận thấy. Khái niệm liên kết lực ngụ ý rằng, có một liên kết chiến lược giữa chiến lược và năng lực CNTT với các yêu cầu tổ chức và phát triển tổ chức.

Levy, Powell, và Yetton (2011) đã sử dụng một phân tích định tính và định lượng về mẫu của 27 CEO trong các DNVVN. Nghiên cứu tìm hiểu làm thế nào liên kết IS có chiến lược trong các DNVVN. Các kết quả của nghiên cứu là: Thứ nhất, lợi ích thực hiện phụ thuộc vào sự liên kết giữa IS và chiến lược kinh doanh; Thứ hai, đầu tư IS thường được giới hạn để hỗ trợ hoạt động và giao dịch; Thứ ba, tổ chức có phức tạp hơn có IS tinh vi hơn có xu hướng thực hiện ít thành công hơn so với những tổ chức có hệ thống ít phức tạp, liên kết lớn nhất và hiệu suất cao nhất được báo cáo cho các hệ thống để cải thiện hiệu quả. Một nghiên cứu về việc triển khai IS ở ấn Độ đã được tiến hành bởi Sharma và Bhagwat (2006). Họ đo lường và đánh giá hiệu suất IS từ sáu quan điểm: Hiệu quả hoạt động của IS chức năng, thời gian chết của IS, đáp ứng của IS, kịp thời của thông tin, tính chính xác của thông tin, và vị thế cạnh tranh tổng thể. Điều tra cắt ngang này, được dựa trên một bảng câu hỏi và phỏng vấn cá nhân của 147 DNVVN ấn Độ. Kết quả cho thấy rằng, khung đo lường hiệu suất IS có thể là nền tảng cho sự phát triển chiến lược các DNVVN trong toàn cầu hóa. Việc quản lý phù hợp của IS và đo lường hiệu năng của nó, là cần thiết cho các DNVVN mà muốn cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu.

Thực hiện CNTT trong các DNVVN của Tây Ban Nha, đã được ghi nhận bởi Pérez Estébanez, Urquía Grande, và Munoz Colomina (2010). Họ báo cáo rằng, các lĩnh vực sản xuất có trình độ cao về thực hiện CNTT ngắn hạn, trong khi ngành dịch vụ sử dụng CNTT mạnh mẽ và rất quan tâm đến CNTT tinh vi. Nghiên cứu đã nghiên cứu mẫu của 632 công ty, được lựa chọn từ cơ sở dữ liệu Phân tích bảng cân đối kế toán Iberia. Từ tổng số các DN trả lời khảo sát, 96 % là các DN vừa, còn lại 4 % là các DN nhỏ. Hơn nữa, nghiên cứu đã thấy rằng, thực hiện chuẩn kế toán và kiến thức CNTT là những yếu tố gắn kết các chiến lược với văn hóa tổ chức theo hướng liên tục cải thiện. Một nghiên cứu khác ở Tây Ban Nha, được dẫn chứng bằng tài liệu bởi Naranjo Gil (2004), đã cho thấy một mối quan hệ giữa tính tinh tế của IS và hiệu năng của bệnh viện. Mối quan hệ đã được khám phá, bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập từ 112 CEO trong 218 bệnh viện. Phát hiện này, đã chứng minh tác động gián tiếp của AIS tinh xảo lên hiệu năng, tác động thông qua một chiến lược của Người thăm do kiểm tra.

Kết quả của nghiên cứu nói trên, cho thấy IS đã có một mối quan hệ đáng kể với hiệu năng DNVVN. Tuy nhiên, theo lý thuyết xử lý thông tin (IP) (J. R. Galbraith, 1973), công suất xử lý IS phải phù hợp với các yêu cầu thông tin. Sự phù hợp giữa các khả năng xử lý thông tin với các yêu cầu thông tin sẽ có ảnh hưởng đến hiệu suất các DNVVN (Ismail & King, 2006). Dựa trên lý thuyết IP và phát hiện của nghiên cứu trước đó, bài viết này đề xuất để tương quan một số yếu tố như đặc trưng hệ thống thông tin (Thong, 1999), loại công nghiệp (Gunasekaran và ctg., 2006) và loại chiến lược (Boulianne, 2007) với việc thực hiện hệ thống thông tin. Để giải thích mối quan hệ giữa loại ngành công nghiệp, loại chiến lược với hiệu suất phi tài chính thông qua việc thực hiện công nghệ, có thể sử dụng lý thuyết tình huống.

Ở Việt Nam, Hồ Mỹ Hạnh (2013) cho rằng, việc tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí sẽ không đạt được mục tiêu và định hướng cấu trúc của thông tin nếu các nhà thiết kế không chú ý đầy đủ đến các nhân tố bản chất, chi phối sự vận hành của hệ thống. Đó là các nhân tố mục tiêu, chiến lược của DN và nhu cầu thông tin KTQTCP từ phía nhà quản trị DN, đặc điểm tổ chức sản xuất, trình độ trang bị máy móc thiết bị và trình độ nhân viên thực hiện công tác kế toán.

Như vậy, qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, theo chúng tôi, các nhân tố ảnh hưởng đến việc thiết kế hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí bao gồm:
Tính hữu dụng của hệ thống thông tin kế toán.

Naranjo Gil (2004) cho rằng, các tổ chức thiết kế AIS ứng các mục tiêu chiến lược và nâng cao hiệu quả của họ. Trong nghiên cứu của mình, thiết kế AIS tinh vi được đo bởi 4 khía cạnh; Phạm vi, tính kịp thời, tập hợp, và tích hợp. Nhận thấy rằng, tính hữu dụng CNTT là một biến điều hòa có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa dịch vụ và hiệu năng. Họ cho rằng, một công ty cần công nghệ tinh vi, bởi thứ nhất, một DN đòi hỏi phải có cơ sở khoa học kỹ thuật mạnh mẽ; Thứ hai, công nghệ mới có thể nhanh chóng làm cho công nghệ hiện có trở nên lỗi thời. Pérez Estébanez và ctg. (2010) đã nghiên cứu áp dụng CNTT trong các DNVVN. Nghiên cứu cho thấy rằng, các DNVVN trong ngành dịch vụ sử dụng CNTT mạnh mẽ và cũng rất quan tâm đến tính tinh tế CNTT. Al -Eqab và Ismail (2011) nói rằng thiết kế IS được xác định bởi các điều kiện môi trường. Các kết quả của nghiên cứu cho thấy, một mối quan hệ có ý nghĩa và tích cực giữa tính tinh tế CNTT và thiết kế AIS. Công nghệ tinh vi sẽ cung cấp một số lượng đầy đủ các thông tin cho kế toán viên, nó cung cấp thông tin mà có thể được sử dụng khi thiết kế AIS.

Các đặc tính thuộc về tổ chức
Tài liệu cho thấy các đặc điểm tổ chức cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện công nghệ (Thong, 1999). Thong (1999) đã tính đến quy mô kinh doanh, môi trường cạnh tranh, và cường độ thông tin, tất cả đều là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến việc áp dụng CNTT trong các DN nhỏ. Ismail và King (2014) đã thử nghiệm hiệu quả của việc áp dụng CNTT trong các DN nhỏ và lớn. Các kết quả cho thấy, có sự khác biệt đáng kể giữa các công ty lớn và nhỏ trong việc thực hiện của công nghệ. Hơn nữa, một nghiên cứu khác Zainun Tuanmat và Smith (2011) nhận thấy rằng, trong một môi trường thay đổi, thị trường trở nên cạnh tranh hơn, và các công ty nhỏ nên đầu tư vào CNTT để cạnh tranh trong môi trường toàn cầu hóa. Thong (1999) lập luận rằng, các DN tham gia vào các lĩnh vực khác nhau có nhu cầu xử lý thông tin khác nhau, và những DN trong lĩnh vực chuyên sâu ít thông tin có nhiều khả năng áp dụng CNTT so với những DN tham gia vào nhiều lĩnh vực chuyên sâu nhiều thông tin hơn.

Chiến lược kinh doanh
Al-Eqab và Ismail (2011) cho thấy, chiến lược kinh doanh (bao gồm dẫn đầu về chi phí và khác biệt về cải tiến) có một ảnh hưởng đáng kể về thiết kế AIS. Một công ty nhỏ cần lợi thế cạnh tranh, bằng cách áp dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí để biết liệu những tính năng được chấp nhận đối với tổ chức, đội ngũ CNTT để tránh mâu thuẫn trong quá trình kinh doanh tiếp theo. Tuy nhiên, tương tự như chiến lược dẫn đầu về chi phí, chiến lược khác biệt cải tiến chỉ có thể được lên kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả thông qua thiết kế AIS tinh vi.

Levy và ctg. (2011) nêu rõ để đạt được hiệu quả, các DNVVN cần một chiến lược CNTT được cam kết với chiến lược kinh doanh của họ. Liên kết giữa chiến lược CNTT và chiến lược kinh doanh sẽ hỗ trợ hoạt động và giao dịch của họ. Các tổ chức với CNTT tinh vi hơn có xu hướng để thực hiện kinh doanh của họ ít thành công hơn so với những DN có hệ thống ít phức tạp hơn. Hiệu quả có thể đạt được nếu các DN có sự liên kết cao nhất và hiệu năng tốt.
Zainun Tuanmat và Smith (2011) đã sử dụng chiến lược như là một yếu tố quyết định ảnh hưởng đến hiệu năng các DNVVN. Trong một môi trường có bất ổn, nơi thị trường trở nên cạnh tranh hơn, DN nhỏ nên áp dụng chiến lược và xem xét đầu tư vào CNTT để giao thiệp với rất nhiều các khách hàng. Các tổ chức nên thay đổi chiến lược của mình để thích ứng với sự thay đổi trong các yếu tố môi trường. Sự thành công trong việc kết hợp chiến lược với môi trường có thể nâng cao hiệu năng một tổ chức.

Cam kết của chủ sở hữu
DeLone (1988) lập luận rằng, chủ sở hữu của một công ty là chìa khóa để thực hiện CNTT. Trong một công ty nơi chủ sở hữu quen thuộc và tham gia vào lĩnh vực CNTT, việc thực hiện CNTT sẽ thành công hơn. Thong (1999) cho thấy rằng, một trong những yếu tố chính góp phần vào việc áp dụng IS là các kiến thức CNTT của chủ sở hữu. Để tồn tại, các chủ DNVVN cần phải cập nhật thông tin để ra quyết định chính xác và kịp thời. Việc áp dụng thông tin kế toán sẽ đảm bảo thực hiện kế toán phù hợp, bởi vì thực hiện kế toán tốt có một số tác động đối với các nhà quản lý DNVVN (Amidu, Effah, & Abor, 2011; Lohman, 2000). Chu (2009) báo cáo, hầu hết các DNVVN là công ty gia đình trong mẫu nghiên cứu của mình. Các DNNVV thuộc quyền sở hữu của các thành viên trong gia đình đóng vai trò quan trọng, trong đổi mới công nghệ hơn các DN không thuộc sở hữu của gia đình. Trong các công ty nhỏ, chủ sở hữu sẽ có trách nhiệm hơn đối với sự phát triển của công nghệ thông tin để cải thiện hiệu quả của tổ chức.

Chuyên gia CNTT bên ngoài
Thong (1999) lập luận rằng, thành công của việc thực hiện CNTT phần lớn có khả năng xảy ra khi các chuyên gia CNTT bên ngoài làm việc như một nhóm với các nhà quản lý cấp cao để tích hợp thông tin. Sự hợp tác này có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận trên vốn đầu tư, và tăng hiệu quả kinh doanh (Woznica & Healy, 2009). Các công ty nhỏ ở Ghana thường xử lý thông tin tài chính, bằng cách thuê kế toán để xử lý các thông tin kế toán của họ đối với quyết định quản lý (Amidu và ctg., 2011). Do đó, hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, và mối quan hệ làm việc hài hòa với chuyên gia tư vấn có thể làm giảm nguy cơ thất bại CNTT trong các DN.
Thực hiện hệ thống thông tin kế toán.

Các kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy rằng, AIS có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Soudani (2012) đã tiến hành một nghiên cứu tại Dubai, thấy rằng AIS ảnh hưởng đến hoạt động tài chính. Nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua bảng câu hỏi từ 74 công ty, theo các công ty niêm yết tại thị trường tài chính Dubai (DFM) là một tập hợp con của một trong bốn mươi bộ và các cơ quan tự trị, do Chính phủ liên bang của Các Tiểu vương quốc ả Rập thống nhất.

Theo chúng tôi, hiệu quả của HTTT KTQTCP sẽ được thể hiện qua 2 phương pháp là hiệu quả hoạt động tài chính và phi tài chính:
Hiệu quả hoạt động tài chính
Một số nghiên cứu đã sử dụng các phép đo tài chính, để chứng minh tính hiệu quả của việc thực hiện CNTT đối với hiệu năng tổ chức. Một trong những nghiên cứu sử dụng hiệu suất tài chính như một phép đo là Soudani (2012), người sử dụng chỉ số ROA, ROE, nợ trong cơ cấu vốn, phần còn lại, chi phí biến đổi, và nguyên liệu để đo lường hiệu năng công ty. Tại Malaysia, (Ismail và King (2005); Ismail & King, 2006) đã sử dụng lợi nhuận dài hạn, sẵn có của các nguồn lực tài chính và tăng trưởng doanh thu, để đo hiệu suất tài chính của một công ty. Boulianne (2007) nêu rõ, hiệu suất đơn vị kinh doanh được đại diện bởi ba chỉ tiêu: Lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận ròng, và tăng trưởng doanh thu. de Búrca, Fynes, và Brannick (2006) sử dụng ROI và lợi nhuận trước thuế, để đo lường hiệu quả hoạt động tài chính của một công ty.
Hiệu quả hoạt động phi tài chính
Phép đo hiệu quả hoạt động phi tài chính phù hợp hơn so với hiệu quả hoạt động tài chính. Phần này sẽ giải thích các nghiên cứu sử dụng phép đo phi tài chính trong hiệu quả các DN. Theo Miller (1992), N. L. Bledsoe và R. W. Ingram (1997), Abernethy và Lillis (1995), Choe (2002) hiệu quả hoạt động phi tài chính cung cấp các lợi ích chiến lược khác nhau, chẳng hạn như cải thiện chất lượng và rút ngắn thời gian cần thiết trong giao hàng. Zainun Tuanmat và Smith (2011) sử dụng hiệu quả hoạt động phi tài chính để đo lường kết quả tổ chức như: Khả năng sẵn có sản phẩm, chất lượng sản phẩm và dịch vụ bán hàng và hỗ trợ. Gunasekaran và ctg. (2006) sử dụng năng suất, sự hài lòng của khách hàng, và yêu cầu khách hàng đo lường hiệu năng của DN. Tương tự như vậy, Isobe và ctg. (2008) cho thấy các chỉ số hiệu quả hoạt động dài hạn như sản phẩm mới và đổi mới công nghệ.

Kết luận: Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức và hiệu quả của thông tin KTQTCP là rất cần thiết và có ích cho nhà quản trị DN, trong quá trình xây dựng và tổ chức HTTT KTQTCP trong DN. Góp phần giúp các DN tiết kiệm chi phí và đạt được hiệu quả tốt nhất, trong quá trình DN xây dựng HTTT KTQTCP./.


Tài liệu tham khảo

Al-Eqab, M., & Ismail, N. A. (2011). Contingency factors and accounting information system design in Jordanian companies. IBIMA business Review, Article ID 166128, 1-13.
Amidu, M., Effah, J., & Abor, J. (2011). E-Accounting practices among small & medium enterprises in Ghana. Journal of Management Policy & Practice, 12(4), 146-155.
Boulianne, E. (2007). Revisiting fit between AIS design and performance with the analyser strategic type. International Journal of Accounting Information Systems, 8, 1-6.
Chu, W. (2009). The influence of family ownership on SME performance: evidence from public firms in Taiwan. Small Business Economics, 33(3), 353-373.
DeLone, W. H. (1988). Determinants of success for computer usage in small business. Mis Quarterly, 51-61.
Gunasekaran, A., Putnik, G. D., Sousa, S. D., Aspinwall, E. M., & Guimarães Rodrigues, A. (2006). Performance measures in English small and medium enterprises: survey results. Benchmarking: an international journal, 13(1/2), 120-134.
Hồ Mỹ Hạnh. (2013). Tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các DN May Việt Nam. (Luận án tiến sĩ), ĐH Kinh Tế Quốc Dân, Hà Nội.
Hussin, H., King, M., & Cragg, P. (2002). IT alignment in small firms. European Journal of Information Systems, 11(2), 108-127.
Ismail, N. A., & King, M. (2005). Firm performance and AIS alignment in Malaysian SMEs. International Journal of Accounting Information Systems, 6(4), 241-259.
Isobe, T., Makino, S., & Montgomery, D. B. (2008). Technological capabilities and firm performance: The case of small manufacturing firms in Japan. Asia Pacific Journal of Management, 25(3), 413-428.
Lohman, J. (2000). The legal and accounting side of managing a small business. Ingrams, 26, 21.
Miller, J. A. (1992). Designing and implementing a new cost management system. Journal of Cost Management, 5(4), 41-53.
N. L. Bledsoe, & R. W. Ingram. (1997). Customer satisfaction through performance evaluation. Journal of Cost Management, Winter, 43-50.
Pérez Estébanez, R., Urquía Grande, E., & Mu#oz Colomina, C. (2010). Information technology implementation: evidence in Spanish SMEs. International Journal of Accounting & Information Management, 18(1), 39-57.
Sharma, M. K., & Bhagwat, R. (2006). Performance measurements in the implementation of information systems in small and medium-sized enterprises: a framework and empirical analysis. Measuring business excellence, 10(4), 8-21.
Woznica, J., & Healy, K. (2009). The level of information systems integration in SMEs in Irish manufacturing sector. Journal of Small Business and Enterprise Development, 16(1), 115-130.
Zainun Tuanmat, T., & Smith, M. (2011). The effects of changes in competition, technology and strategy on organizational performance in small and medium manufacturing companies. Asian Review of Accounting, 19(3), 208-220.


Thông tin tác giả

Ths. Nguyễn Văn Hải
Giảng viên Khoa Tài chính Kế toán trường ĐH Lạc Hồng.
Lĩnh vực nghiên cứu: Kế toán tài chính, Kế toán quản trị.
Các bài viết đã được đăng tải tại: Hội thảo khoa học quốc gia do Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội tổ chức vào tháng 12/2016; Tạp chí Khoa học Lạc Hồng.

 
 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024