Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/11/2017 17:11 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
VĂN HOÁ CỦA KARATEDO


NÓI ĐẾN VĂN HOÁ CỦA KARATEDO THÌ CHÚNG TA NGHĨ NGAY ĐẾN NƯỚC NHẬT...

Tuy nhiên do công việc đi nhiều và thích quan sát tôi lại nhận thấy văn hoá người Thái lại rất trọng võ, họ chao chuốt khi đến võ đường, võ phục Karatedo, Taekwondo, Judo v.v. của các võ sinh Thái luôn được gìn giữ sạch và đa phần được ủi hay là một cách kỹ càng.

Đặc biệt người Mẹ hay Cha người Thái, đưa con đi học hay chăm sóc con cái chi li khi trước khi để các em bước vào võ đường chứ không hấp tấp, vội vã như đa phần tại nhiều nơi khác. Đứng trước một Dojo anh bạn từng du học tại Úc về giờ đang mở lớp Goju-Karatedo tại trường trung học nhỏ tại địa phương với hơn 200 võ sinh Karate, tôi nhận thấy ít nhất hơn hàng chục phụ huynh móc lược ra chải tóc cho các em, bắt các em xoay qua vài vòng coi võ phục có đủ nghiêm trang hay không mới thả cho các em vào lớp, còn nhắc thêm các em không được chạy để không gây tiếng ồn cho võ đường. Sau đó vào lớp chào, nói chuyện với vị thầy đứng lớp vài câu trước khi ra về.

Tôi đưa ra thắc mắc với người bạn Thái trong buổi cà phê sáng hôm sau, không cần suy tư anh giải thích ngay và rất hay:

- "Người Thái Lan chúng tôi, võ đường chúng tôi phải luôn có 3 thứ quan trọng: Tượng, hình Đức Vua kính yêu RAMA IX của dân tộc chúng tôi và Quốc kỳ Thái Lan, cùng truyền thống võ nghiệp của bao nhiêu người xây dựng nên xuyên suốt bao thế kỷ để tạo nên môn Karatedo chúng ta được tập luyện hôm nay.

Nếu anh đưa con cái anh đến một nơi có 3 thứ tôn kính, trang nghiêm thế anh có dạy con anh phải hành xử cho phải phép không? Võ thuật đối với chúng tôi không chỉ là cái ĐẠO mà là một PHONG CÁCH...".

Tôi nghĩ ngay đến phong cách của đa phần phụ huynh Úc hay Việt Nam chúng ta nghĩ về mục đích: "Đưa mấy đứa con đi tập võ".

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024