Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/10/2017 17:10 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Sự học là vô tận


Sự học là vô tận. Con người trong quá trình lớn lên, trưởng thành và già đi phải không ngừng học tập. Để trở thành một con người có ích cho cộng đồng, mỗi cá nhân phải tự trang bị cho mình những kiến thức và kĩ năng cần thiết: từ cách ăn nói, đi đứng, các kĩ năng mềm cho đến các kiến thức trong nhà trường, kiến thức xã hội, các môn thể dục thể thao,... Tuy nhiên hiện nay, là một học sinh, Cuộc sống của một học sinh cơ bản chỉ là một tam giác với ba đỉnh: nhà, trường học, lớp học thêm. Vậy là kết thúc một ngày, đầy vất vả và mệt mỏi. Và, một điều đương nhiên, rằng về nhà các em phải thức khuya, dậy sớm để tiếp thu và ứng dụng kiến thức đã học vào bài tập. Tôi năm nay là một học sinh 11, nếu tôi không tự mình cảnh tỉnh bản thân, tự kéo mình khỏi vòng xoáy ấy thì có lẽ, bây giờ ờ trường tôi học cực kì giỏi, điểm phẩy cao chót vót, và kĩ năng mềm cũng như kiến thức xã hôi của tôi sẽ gần bằng con số không. Theo tôi, tình trạng học sinh đi học thêm quá nhiều ngoài học trên lớp đang là một hồi chuông đáng báo động. Tuy nhiên, những gì tôi nói trên không có nghĩa rằng những người đi học thêm nhiều sẽ có kĩ năng mềm ít và ngược lại. Theo tôi, việc đi học thêm nhiều môn chiếm một lượng lớn thời gian hằng ngày của học sinh, thay vào đó, trong chừng ấy thời gian, sau khi hoàn thành việc học ở trường, các em có thể tham gia câu lạc bộ, các hoạt động ngoại khóa, những điều này có ý nghĩa lớn đối với sự hình thành và phát triển suy nghĩ, nhân cách của các em. Nguyên nhân của việc đi học thêm nhiều là do thời gian học ở trường không đủ để học sinh có thể tiếp thu một cách toàn diện kiến thức, nên phải THÊM cho đủ; thứ hai là do tác động từ thầy cô, gia đình bạn bè, khiến các em có áp lực lớn về điểm số ở trường. Là một học sinh đã ngồi trên ghế nhà trường ngót nghét 11 năm, tôi dám chắc rằng từ cấp 2 trở lên, không một học sinh nào không đi học thêm môn toán, lên cấp 3, phải đi học thêm lí hoặc hóa để có thể biết trước những điểm cần lưu ý, có mẹo đánh trắc nghiệm thật nhanh và chính xác,… Nếu không đi học thêm, điểm số của tôi đã không cao như ngày hôm nay. Tôi xin liệt kê một số môn cơ bản mà học sinh cấp 3 phải đi học thêm: toán, lí, hóa, sinh và ngoại ngữ (theo tôi, ngoại ngữ là thật sự cần thiết).

Nếu là bộ trưởng bộ giáo dục, tôi sẽ làm gì? Trước tiên, tôi sẽ cắt giảm lượng kiến thức mà các bạn học sinh phải học, sau đó tăng thêm nhiều tiết luyện tập, nâng cao, những tiết này sẽ thay thế cho việc học thêm của học sinh. Sau đó, là thay đổi khung điểm đậu trường đại học sư phạm. Muốn đầu ra giỏi thì phải có những người giỏi về chuyên môn để giảng dạy cho học sinh, thử hỏi nền giáo dục quyết định tương lai của nước nhà, tại sao lại để những người thi đại học chỉ mười mấy điểm trên ba mươi điểm giảng dạy? Việc giáo viên “dốt” ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, thậm chí là một số điểm đen như: nếu không học thêm giáo viên dạy ở lớp sẽ bị cô đì, cho điểm kém, những bạn đi học thêm sẽ được cô “giúp đỡ” nhiều hơn. Một giáo viên yêu nghề sẽ không bao giờ làm như vậy! Thứ ba, đó là chèn thêm chương trình học hướng nghiệp và các kĩ năng trong chương trình cấp ba, tạo điều kiện cho các em có thể tìm ra con đường tương lai của bản thân sớm và đúng đắn.



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024