Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/10/2017 11:10 # 1
ngochai20101998
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 48/110 (44%)
Kĩ năng: 8/20 (40%)
Ngày gia nhập: 27/12/2016
Bài gởi: 598
Được cảm ơn: 18
Nếp nhà võ


Gia đình nhỏ và gia đình lớn

Trong mỗi buổi lên lớp hay buổi luyện võ, thầy Nguyễn Văn Dũng đều dạy cho học trò một điều gì đó ngoài kiến thức sách vở hay kỹ thuật võ học. Có những điều thầy dạy bằng lời, nhưng có nhiều điều thầy dạy bằng chính cuộc sống của thầy, học trò tùy theo cơ duyên và cơ trí để lĩnh hội. Trong rất nhiều điều thầy dạy, tôi quan tâm đến việc giáo dục con cái, xây dựng một nền tảng đạo đức gia đình. Và điều đó có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi trong việc giáo dục con cái và vun xới tổ ấm gia đình sau này.

Là một giáo viên công tác lâu năm trong ngành giáo dục và là người dày công nghiên cứu võ học, võ sư Nguyễn Văn Dũng có triết lý giáo dục riêng. Giáo dục là điều thầy ưu tư nhiều nhất. Thầy viết nhiều sách từ võ thuật đến văn chương để gửi gắm những suy tư của mình, nhưng điều cốt lõi rút ra là giáo dục con người sống cao thượng, thẳng ngay, bao dung và có trách nhiệm với xã hội.
 

 
HLV Nguyễn Dũng Minh biểu diễn kỹ thuật công phá.


Võ sư Nguyễn Văn Dũng có năm người con - hai trai và ba gái, tất cả đều luyện võ từ nhỏ. Những quy định trong môn quy của võ đường và của hệ phái, năm người con của thầy luôn phải chấp hành nghiêm túc nhất, nếu vi phạm thì bị xử phạt nặng nhất. Từ nhiều năm qua, trong nhà thầy và cũng là võ đường chính, luôn có học trò từ nhiều nơi về ăn ở, luyện tập. Học trò đến ban đầu chỉ với ý định học võ, nhưng dần dần, tất cả đều nhận ra rằng, ở võ đường Nghĩa Dũng, trong căn nhà số 8 Trường Định, họ được học làm người.

Sự rèn luyện công phu võ thuật cộng với lối giáo dục bằng triết lý võ học đã tạo nên một nếp nhà – nhà võ.
Con nhà võ nhưng không phải võ biền mà là gia đình trí thức, nên các con của võ sư Nguyễn Văn Dũng không vì mải mê luyện võ mà xao lãng học văn. Cả năm anh chị đều tốt nghiệp đại học, có người sử dụng thông thạo hai ngoại ngữ. Trong đó có cô gái út Thục Uyển đoạt giải nhất tiếng Pháp toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế, được cấp học bổng du học tại Pháp, tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế khi tuổi còn rất trẻ, hiện đang làm việc tại Đức.

Cô gái thứ hai – Thục Vỹ du học ở Nga, về nước học thêm cử nhân tiếng Anh và hiện đang sinh sống, làm việc tại Canada. Tại nhiều giải vô địch karate toàn quốc từ khoảng 1985 - 1995, thường xuất hiện cô gái Huế nhỏ nhắn, dễ thương, một đai đen karate tinh thông quyền pháp, đó là Thục Vỹ. Thời gian đi du học ở Nga, Thục Vỹ cũng mở một lớp để dạy karate cho các bạn sinh viên Liên Xô (cũ).

Anh con trai cả - võ sư Nguyễn Dũng Chinh – Phó trưởng Phân đường Nghĩa Dũng Karate - làm giám đốc một doanh nghiệp tại TPHCM và giảng dạy môn karate tại Trường Đại học Cảnh sát TPHCM. Anh con trai thứ hai – võ sư Nguyễn Dũng Minh, người sở hữu rất nhiều huy chương của các giải karate, trọng tài karate quốc gia, cử nhân kinh tế, thạc sĩ giáo dục thể chất, giảng viên Trường Đại học Phú Xuân và huấn luyện môn karate tại nhiều câu lạc bộ ở thành phố Huế. Các con của võ sư Nguyễn Văn Dũng tiếp tục xây dựng sự nghiệp võ học của cha, dạy võ không phải vì kế sinh nhai, mà xem việc dùng võ làm nền tảng giáo dục cho thế hệ thanh - thiếu niên là đại nghiệp của gia đình.

Trong suốt mấy chục năm qua, võ sư Nguyễn Văn Dũng, theo sau là các con và học trò đã phát triển bộ môn karate khắp nhiều tỉnh, thành trong cả nước và một số quốc gia khác. Không chỉ trong gia đình nhỏ của thầy mà cả gia đình lớn Nghĩa Dũng Karate, có sự chăm sóc dạy dỗ của thầy nên con cái, học trò đa số đều thành đạt.

Trong lễ bế mạc giải Nghĩa Dũng Karate mở rộng diễn ra tại Huế tháng 8.2010, đại diện cho nhiều thế hệ học trò của võ sư Nguyễn Văn Dũng phát biểu: “Là môn sinh võ đường Nghĩa Dũng, trong mỗi người chúng ta đều tìm thấy được giá trị và mục đích khác so với mục đích ban đầu là học quyền cước võ thuật. Nói như nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, đây là nơi để “hàm dưỡng nhân cách và lý tưởng hành thế”. Lý tưởng hành thế mà thầy Nguyễn Văn Dũng đặt nền móng không phải là triết lý cao siêu, chỉ đơn giản là có tấm lòng yêu thương tha nhân, có dũng khí để làm người tử tế, có nhân nghĩa để sống chí tình. Và khi sống được như vậy, chúng ta sẽ là người hạnh phúc”.

Những bài giảng ngoài giáo án

Được học với võ sư Nguyễn Văn Dũng cả văn lẫn võ mấy chục năm, nên tôi có điều kiện để gần gũi với thầy, được dạy dỗ nhiều điều. Nhớ có lần ngồi ở cột cờ Trường Quốc học sau một buổi huấn luyện cho câu lạc bộ karate của trường, thầy nói với tôi: “Rồi đây, con cái của chúng ta sẽ ở Paris, New York, London, thi thoảng gọi điện về hỏi ba mẹ có khỏe không? Con mời ba mẹ sang chơi”. Lúc đó là năm 1980, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, mịt mù tăm tối nên tôi nghe những điều thầy nói như chuyện khoa học viễn tưởng. Thầy nói tiếp, để làm được điều đó, chỉ có một cách là cha mẹ phải nỗ lực giáo dục con cái. Không có nhà trường, tổ chức xã hội nào có thể dạy dỗ được con cái thành người nếu như bậc làm cha mẹ không làm thật tốt điều đó. Những điều thầy nói đã xảy ra đúng với gia đình thầy, con cái thầy, không phải chuyện viễn tưởng.
 

 
Võ sư Nguyễn Văn Dũng


Lần về Huế gần đây, trong một buổi trò chuyện, thầy hỏi tôi đã đọc những nghiên cứu của linh mục Leopold Cadiere về gia đình Việt Nam chưa và nên cố gắng nghiên cứu sâu vì đây là một vấn đề hệ trọng, cần phải quan tâm. Thầy nói với tôi rằng, VN có truyền thống giáo dục gia đình từ ngàn xưa, có nhiều phương pháp dạy dỗ con cái có giá trị về giáo dục, mang ý nghĩa văn hóa, tôn giáo sâu sắc.

Nhưng thật đáng tiếc là những giá trị đó ngày càng bị mai một và hậu quả của nó thì đã quá rõ. Những suy đồi về đạo đức hiện nay là bi kịch của thời đại. Cần phải chú trọng xây dựng lại nền giáo dục đạo đức xã hội bắt đầu từ giáo dục gia đình. Linh mục Cadiere đã dày công nghiên cứu về gia đình VN. Ông cho rằng gia đình là một trong những thiết chế được thiết lập vững chắc nhất trong văn hóa người Việt.

Tôi tìm đọc tham luận “Gia đình VN theo Leopold Cadiere” của tiến sĩ Hoàng Mai Khanh tại hội thảo thân thế sự nghiệp của linh mục này, tâm đắc nhiều điều về gia đình VN mà linh mục Cadiere đã chỉ ra, ví dụ: “Gia đình nắm giữ những phẩm chất mà nhà trường hiện đại không thể có.... Chính những ảnh hưởng giáo huấn của gia đình giúp con cái thực hành trong suốt cuộc đời mình những nguyên lý đạo đức đã được dạy dỗ suốt thời thơ ấu”.

Tôi vẫn nghĩ rằng, người thầy không chỉ dạy học trò phải làm điều gì cho phải phép, phải đạo, mà đôi khi giới thiệu cho học trò đọc một cuốn sách đáng đọc. Tôi vừa được thầy tôi dạy thêm một bài học về gia đình thông qua một nghiên cứu về linh mục Cadiere.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024