Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/08/2017 21:08 # 1
hotuanvu
Cấp độ: 11 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 35/110 (32%)
Kĩ năng: 38/40 (95%)
Ngày gia nhập: 25/09/2012
Bài gởi: 585
Được cảm ơn: 98
Tương lai ngành kế toán: 3 sự thay đổi chính và ảnh hưởng đến đào tạo và nghiên cứu


Tương lai ngành kế toán: 3 sự thay đổi chính và ảnh hưởng đến đào tạo và nghiên cứu

 

 

Ngành kế toán-kiểm toán sẽ phải đối mặt với những thay đổi lớn trong vòng 3 thập kỷ tới. Vì vậy mà các tổ chức nghề nghiệp, các hội viên kế toán-kiểm toán và các đơn vị giáo dục-đào tạosẽ phải đáp ứng nhanh với những thay đổi này. Ba vấn đề thay đổi đó là: sự phát triển của công nghệ thông minh và kỹ thuật số, vấn đề toàn cầu hóa của các chuẩn mực về báo cáo tài chính/công bố thông tin đang diễn ra liên tục và các quy định mới. Đây  là những thách thức lớn đối với ngành nghề. 

 

 

Nghiên cứu của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA) -Drivers of Change and Future Skillsđã khám phá những thay đổi quan trọng này, dự kiến sẽ phải đối mặt vào năm 2025.

Ba vấn đề được nhấn mạnh là:

Một là, kế toán-kiểm toán sẽ sử dụng công nghệ ngày càng thông minh và tinh vi để nâng cao hiệu quả so với cách làm việc truyền thống và các công nghệ này có thể thay thế cách tiếp cận truyền thống (xem “The End of the Accounting Profession as We Know It?”). Hệ thống phần mềm thông minh (bao gồm điện toán đám mây) sẽ hỗ trợ xu hướng sử dụng dịch vụ thuê ngoài (bao gồm dịch vụ của nước ngoài), và sử dụng nhiều hơn các phương tiện truyền thông xã hội thông qua công nghệ thông minh sẽ cải thiện cách làm việc, công bố thông tin, cam kết với bên liên quan và cộng đồng. Phương tiện truyền thông xã hội (bao gồm Facebook, Twitter và công cụ tìm kiếm của Google) sẽ công bố thêm nhiều dữ liệu (gồm cả báo cáo thay thế, xem BHP Billiton Annual Report 2012) hơn bất kỳ Báo cáo đảm bảo nào và các bên liên quan sẽ sử dụng các công cụ để giải thích “big data” (xem Big Data: It’s Power and Perils của ACCA)

Hai là, xu hướng toàn cầu hóa sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho hội viên của các tổ chức nghề nghiệp về kế toán-kiểm toán. Trong khi toàn cầu hóa khuyến khích sự di chuyển tự do của dòng tiền trên các thị trường vốn, tăng sử dụng dịch vụ thuê ngoài của nước ngoài và chuyển giao kỹ năng nghề nghiệp đồng thời tiếp tục đặt ra các đe dọa trong việc giải quyết các vấn đề địa phương (với sự khác biệt về văn hóa, tài chính, thuế). Các công ty kế toán ở Mỹ, Châu Âu và Úc đang sử dụng dịch vụ thuê ngoài của Ấn Độ và Trung Quốc với mục tiêu giảm thiểu chi phí, và tạo ra sự thay đổi về nhân lực trong ngành kế toán ở phương Tây. Khi toàn cầu hóa bị ảnh hưởng tiêu cực bởi Brexit và việc đắc cử tổng thống của ông Trump, các chuyên gia kế toán sẽ thấy vai trò của mình trong việc thay đổi này. (xem Economist và bài viết ABC )

Ba là, các quy định mới cùng với quy tắc công bố thông tin liên quan, sẽ có ảnh hưởng lớn nhất đến ngành nghề trong những năm tới. Ví dụ, các quy định mới sắp ban hành do việc tránh thuế, chuyển giá, rửa tiền quá lớn khi vụ Hồ sơ Panama bị vạch trần (xem loạt bài trên Guardian). Nhiều kế toán-kiểm toán viên chuyên nghiệp về thuế sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định về thuế liên chính phủ để hạn chế chiến dịch chuyển lợi nhuận để tránh thuế.

Ngoài ra, vì áp lực của công chúng và kỳ vọng của các bên liên quan ngày càng lớn, sự cân nhắc về xã hội và môi trường ngày càng quan trọng song song với các vấn đề về kinh tế trong một tổ chức hiện nay. Chúng ta thấy một loạt các nhóm bên liên quan bao gồm các cổ đông, người lao động, chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, truyền thông và cộng đồng có mối quan tâm ngày càng lớn đến các vấn đề về xã hội và môi trường. Bởi vì vấn đề ảnh hưởng rộng rãi và các quy định có liên quan đến các vấn đề xã hội và môi trường, các tổ chức hiện nay đang phải đối mặt với những thách thức để tìm giải pháp phát triển bền vững đối phó với sự phức tạp của việc tích hợp kết quả hoạt động tài chính, xã hội và môi trường. Quy định mới đáp ứng khá tốt yêu cầu này (như báo cáo tích hợp <IR>, bắt buộc đối với các công ty niêm yết ở Nam Phi, và công bố thông tin minh bạch về chuỗi cung ứng, bắt buộc đối với nhiều công ty có trụ sở đặt tại California) đang là vấn đề nổi cộm và các công ty kế toán phải tham gia vào sự chuyển đổi này (xem Journal of Business Ethics Study và báo cáo của ACCA đã nêu ở trên).

Quy định đối với các vấn đề về xã hội và môi trường khác nhau cùng với sự phức tạp trong việc đo lường và báo cáo của các vấn đề này, đã cho phép các kế toán-kiểm toán viên chuyên nghiệp suy nghĩ về khả năng có thể thay đổi của kế toán-kiểm toán. Ý nghĩa quan trọng là các kế toán-kiểm toán viên chuyên nghiệp sẽ phải có tầm nhìn xa hơn những con số, nhờ đó, lần lượt tăng cường sự hợp tác giữa các thành viên nhiều ngành nghề, bao gồm kế toán, bác sĩ, luật sư, chuyên gia về môi trường, xã hội học, …

Liên quan đến việc giảng dạy

Các kế toán-kiểm toán viên tương lai sẽ được tăng cường đào tạo về công nghệ kỹ thuật số (bao gồm điện toán đám mây và sử dụng “big data”), toàn cầu hóa (cung cấp dịch vụ kế toán) và các quy định mới (về thuế, báo cáo doanh nghiệp, báo cáo tích hợp…). Báo cáo của ACCA cho thấy kiến thức về công nghệ kỹ thuật số là kỹ năng quan trong mà các kế toán viên chuyên nghiệp còn thiếu. Hiện nay, các kế toán-kiểm toán viên thiếu kiến thức về các quy định và mẫu biểu về quy định công bố thông tin và nhận biết về sự liên kết giữa báo cáo tài chính và phi tài chính. Kế toán-kiểm toán viên chuyên nghiệp cần các kỹ năng để lập báo cáo doanh nghiệp, mà nó đề cập đến các vấn đề khác của công ty nhiều hơn là đến những con số.

Thật không may, vào lúc này, chỉ một vài trường đại học đã xây dựng chương trình đào tạo cho sinh viên kế toán-kiểm toán phù hợp với nhu cầu trong tương lai của họ. Các trường đại học cần phát triển hoặc kết hợp với các vấn đề mới như điện toán đám mây, “big data”, công nghệ kỹ thuật số, báo cáo tích hợp, kế toán khí thải carbon… cho sinh viên kế toán. Các công ty dịch vụ kế toán-kiểm toán nên thảo luận với các trường đại học và các chuyên gia/giảng viên về các lĩnh vực mới và tổ chức các khóa học mới. Đồng thời, các trường đại học hoặc là phải đầu tư vào việc đào tạo các giảng viên hiện có hoặc tuyển dụng chuyên gia để phối hợp và giảng dạy các chương trình mới.

Liên quan đến nghiên cứu

Các công ty kiểm toán lớn đang tiến hành nghiên cứu về điện toán đám mây, “big data”, thay đổi công nghệ, các hình thức gian lận và tham nhũng mới và sự phát triển bền vững của công ty để nắm bắt các cơ hội, đối mặt với các thách thức đang và sẽ diễn ra.

Ví dụ, KPMG đã lập các báo cáo khảo sát về điện toán đám mây, gian lận/tham nhũng/hối lộ, phát triển bền vững và báo cáo tích hợp.

Ngày càng có nhiều viện nghiên cứu kế toán và nghiên cứu sinh của họ nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững về xã hội, môi trường và các khuôn khổ toàn cầu liên quan, chẳng hạn như chuẩn mực về Báo cáo phát triển bền vững, báo cáo tích hợp, hiệp ước toàn cầu của Liên Hợp Quốc, trách nhiệm xã hội... Các nhà nghiên cứu kế toán tổ chức một số hội nghị quốc gia và quốc tế, chẳng hạn như CSEAR và APIRA, để phổ biến rộng rãi kết quả nghiên cứu của họ cho cộng đồng.

Các tổ chức nghề nghiệp, bao gồm cả Hiệp hội kế toán công chứng Úc và New Zealand, CPA Úc, và ACCA (Anh) đang cung cấp nguồn tài trợ cho các nhà nghiên cứu để nghiên cứu các vấn đề phù hợp với những thay đổi về kinh tế, công nghệ, xã hội và môi trường trong tương lai.

Mặc dù với những nỗ lực không ngừng của tổ chức nghề nghiệp và các viện nghiên cứu, có một “độ vênh” đáng ngạc nhiên trong nghiên cứu liên quan tới những ảnh hưởng đến kế toán và tổ chức nghề nghiệp. Nghiên cứu trong tương lai nên hướng đến hợp tác giữa các ngành nghề và hợp tác giữa các nhà nghiên cứu liên ngành để đưa ra các giải pháp chiến lược và các chiến lược chủ động về sự thay đổi trong công nghệ kỹ thuật số, toàn cầu hóa các chuẩn mực, và các quy định mới và mong đợi của các bên liên quan.

 

 
Trích nguồn: ifac.org
Số lượt đọc: 1242
 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024