Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/04/2010 10:04 # 1
Cheeky
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 22

Kinh nghiệm: 48/140 (34%)
Kĩ năng: 167/220 (76%)
Ngày gia nhập: 07/04/2010
Bài gởi: 958
Được cảm ơn: 2477
10 cách ...... trị căn bệnh lười học


Tới lúc ngồi vào bàn học rồi nhưng bạn vẫn không rời mắt khỏi màn hình ti vi, hay game online? Vệc ngồi vào bàn học dường như là một thử thách lớn lao đối với bạn. Hic, hình như bạn đang bị bệnh lười học đấy! Nếu bạn gặp phải những triệu chứng trên


 

1. Học tập hôm nay, tương lai ngày mai
         Bạn muốn trở thành bác sĩ, hay một ca sĩ nổi tiếng, hay một người hoạt động xã hội? Tất cả đều phụ thuộc vào bạn có được có một nền kiến thức tốt, một kết quả học tập tốt hay không. Nếu không có hai điều này, giấc mơ của bạn sẽ khó thành hiện thực đấy nhé! Cho dù nghề nghiệp tương lai của bạn không đòi hỏi phải có bằng cấp, nhưng người khác sẽ nghĩ gì nếu biết rằng lịch sự học vấn của bạn quá í ẹ! Muốn xây nhà cho tương lai, chỉ cần bạn đặt nền móng vững chắc cho thói quen học hành ngay bây giờ. 

 

 

 

           2. Sử dụng thời gian hiệu quả
      Lên lịch học cả tháng cho những điều ưu tiên, và những thời gian chuyên biệt cho những môn học cần ưu tiên hơn.      
        
           3. Không thể thành có thể

      Dành đủ thời gian cho những việc cần làm. Nếu bạn hoàn thành sớm hơn, bạn có thể nghỉ xả hơi. Nhưng hãy bám chắc theo đúng lịch học của mình và đừng để bất kì việc gì khác lấn át chuyện học của bạn.

           4. Chậm mà chắc
      Chia thời gian học thành những khoảng nhỏ, thay cho một kế hoạch dài hạn không khả thi. Thí dụ, tỉ lệ thành công của bạn sẽ cao hơn nếu bạn chỉ học/làm việc trong mỗi lần một tiếng, hơn là bạn sẽ học/làm việc trong vòng 2-3 tiếng liền tù tì mà không nghỉ ngơi. Hãy nghĩ về điều này khi bạn xếp lịch học của mình nhé.

           5. Treo giải thưởng cho bản thân
       Tự thưởng cho mình sau mỗi lần bạn hoàn thành một nhiệm vụ. Trong quá trình học tập, việc tự treo giải thưởng ở cuối đoạn đường sẽ giúp bạn có “động lực” học tập.

           6. Bạn bè cùng tiến
        Lôi kéo bạn bè cùng học chung với mình. Có bạn có bè sẽ giúp bạn bám sát thời khóa biểu tốt hơn. Chỉ cần chắc rằng cả hai có thể cùng chung một lịch học.

           7. Thu nhỏ
      Chia những kế hoạch to tát thành những nhiệm vụ nho nhỏ. Hoàn thành từng điều một, thay vì bạn sẽ gặp trục trặc lớn nhỏ trong suốt thời gian làm.

           8. Xếp thời khóa biểu cho mọi việc
      Làm một thời khóa biểu, nhắc nhở bản thân cũng như làm một danh sách kiểm tra cho những việc bạn cần phải hoàn thành.

           9. Tạo bầu không khí học hành
        Loại ra hay giảm thiểu những tiếng ồn hay những điều có thể khiến bạn mất tập trung. Đảm bảo độ sáng cho nơi học của bạn. Chuẩn bị dụng cụ học tập đầy đủ (như bút chì, giấy, những sách tham khảo) sẵn sàng. Đừng lãng phí thời gian học của bạn cho việc chạy lăng xăng mỗi khi cần chúng.

         10. Ngăn nắp 
      Chỉ cần một vài phút sắp xếp lại kệ sách, điều này có thể giúp bạn giảm bớt tình trạng ngủ ngày đấy nhé!ư
ST
 


LIÊN HỆ ĐĂNG KÍ VÀ NHẬN ÁO ĐỒNG PHỤC FDTU
Giúp đỡ sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh
Email: phuongnhk@gmail.com
Yahoo: phuongnhk212
 
~~ EM KHÙNG VÌ EM LÀ CHÍNH EM ~~
~~ I'M CRAZY BECAUSE I'M ME ~~

 
Các thành viên đã Thank Cheeky vì Bài viết có ích:
26/06/2010 01:06 # 2
phamngochien
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 8/20 (40%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 13/03/2010
Bài gởi: 18
Được cảm ơn: 4
Phản hồi: 10 cách ...... trị căn bệnh lười học


 

Học tập không phải là một nhiệm vụ hay một vấn đề khó giải quyết – nó là cách để sống trong thế giới. Con người học tập khi theo đuổi các mục tiêu và kế hoạch có ý nghĩa cho chính mình.
                                                                                                 Sidney Jourard
Năng lượng tinh thần: người có mục đích sống
Lượng năng lượng mà chúng ta dùng vào bất kỳ một thời điểm chính xác nào đều phản ứng năng lượng thể chất của chúng ta. Động cơ thúc đẩy ta tiêu dùng những gì mình có chủ yếu là vấn đề tình thần. Về cơ bản, năng lượng tinh thần làm một sức mạnh đặc biệt để hoạt động trên mọi phương diện trong đời sống chúng ta. Nó là nguồn động lực thúc đẩy mạnh nhất và là kim chỉ nam của chúng ta. Chúng ta định nghĩa “tinh thần” không phải với ý nghĩa tôn giáo, mà chính là với ý nghĩa đơn giản và cơ bản hơn là: sự kết nối với những chuẩn mực đạo đức đích thực và với một mục đích cao hơn cả lợi ích cá nhân. Trên thực tế, bất kỳ cái gì thổi bùng lên ngọn lửa tinh thần của con người đều đáng để hướng toàn tâm toàn ý vào. Nó cũng là yếu tố giúp tối đa hóa hiệu suất trong bất kỳ nhiệm vụ nào mà chúng ta đang thực hiện. Sức mạnh chủ yếu kích thích năng lượng tinh thần là sự dũng cảm và lòng tin để sống bằng những chuẩn mực của chính bạn. Dù rằng làm như vậy là buộc phải hy sinh và thử thách cam go. Những sức mạnh nâng đỡ tinh thần bao gồm niềm say mê, sự tận tâm, tính trung trực và lòng lương thiện.
Năng lượng tinh thần được duy trì bằng cách cân bằng giữa lòng tân tụy với những người khác và quan tâm tương xứng đến bản thân mình. Nói cách khác, khả năng sống theo những chuẩn mực đích thực của ta phụ thuộc vào việc thường xuyên hồi phục lại tinh thần của chính mình – tìm cách để nghỉ ngơi, hồi sức và tái liên kết với những chuẩn mực mà ta cho là khích lệ và đầy ý nghĩa khi thiếu năng lượng tinh thần, ta cần tìm ra phương pháp tiến xa hơn – đó là thách thức tính tự mạn và động cơ cá nhân...(187)
...
“CUỘC SỐNG KỲ VỌNG NHỮNG GÌ TỪ CHÚNG TA”
Tăng cường năng lượng tinh thần đòi hỏi gạt những nhu cầu của bản thân ra ngoài phạm vi tính tư lợi. Vì chúng ta thường quan niệm rằng những nhu cầu của cá nhân là cấp thiết, nếu sao nhãng chúng đi có thể dẫn đến những lo ngại sinh tồn bản năng. Chúng ta thường lo rằng “nếu mình thực sự quan tầm tới những người khác thì ai sẽ là người quan tâm đến mình đây?” biểu hiện của lòng cũng cảm là đặt tính tư lợi sang một bên để giúp đỡ những người khác. Nghịch lý là ở chỗ tính vị kỷ kết cục sẽ hút hết năng lượng và cản trở hiệu suất. Càng bận tâm tới những nỗi lo lắng và sợ hãi của bản thân, năng lượng mà ta có thể hành động tích cực càng ít đi.
Viktor Frankl nhà tâm lý học đã sống sót từ trại tập trung của Đức Quốc xã và sau đó viết cuốn sách kinh điển Man’s Seachf for Meaning. Trong cuốn sách này, ông trích dẫn những lời nổi tiếng của triết gia Nidtzche: “người có mục đích sống có thể chịu đựng được bất cứ điều gì.” Frankl miêu tả cách mà nhận thức sáng suốt này đã cứu sống ông, thậm chí ngay cả khi xung quanh ông, những người khác đang chết: “khổ thay cho những người thấy cuộc đời mình không còn ý nghĩa, không còn mục đích, không còn ý định, và vì vậy không có lý do nào để tiếp tục. Anh ta sẽ chết. Cần phải thay đổi về cơ bản quan điểm của ta đối với cuộc sống. Ta phải tự nhận thức được, và hơn thế nữa, phải chỉ bảo cho những người đang tuyệt vọng, rằng việc ta kỳ vòng ở cuộc đời những gì thực sự không quan trọng, điều quan trọng là cuộc đời kỳ vọng những gì ở ta. Chúng ta nên ngừng chất vấn về ý nghĩa của cuộc sống, thay vào đó nên tự nghĩ ta là những người đang bị cuộc sống chất vấn – từng ngày từng giờ. Câu trả lời của chúng ta không nằm ở lời nói và suy tư, mà nằm ở hành vi và tư cách đúng đắn. Về cơ bản thì sống có nhĩa là đảm nhận trách nhiệm tìm ra cầu trả lời đúng cho những vấn đề của cuộc sống và hoàn thành những nhiệm vụ mà nó không ngừng đặt ra cho mỗi cá nhân.”
Như Frankl nhận thức về cuộc sống, ta phải tự làm nên ý nghĩa tích của riêng mình – phát triển năng lực tinh thần tích cực. Làm việc đó chắc chắn sẽ kéo theo sự khó chịu. “sức mạnh tinh thần phụ thuộc vào một mức độ nỗ lực nhất định,” ông viết, “nỗ lực giữa cái mà một người đã đạt được và cái mà anh ta phải hoàn thành, hay là khoảng cách giữa một người đang tồn tại và con người mà anh ta phải trở thành... Cái mà người ta thực sự cần không phải là tình trạng an nhàn mà phải là tình trạng nỗ lực về tranh đấu vì mục đích xứng đáng, một nhiệm vụ được lựa chọn theo ý mình.”
Lance Armstrong đã nêu một tấm gương khích lệ đặc biệt. Vào đầu những năm 1990, Armstrong là tay đua xe đạp hàng đầu nước Mỹ và anh tự nhìn nhận rằng bản thân là người rất ích kỷ. Nằm 1996, ở tuổi 25, anh bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư tinh hoàn. Trong một thời gian ngắn, nó di căn lên phổi và sau đó lên não. Cơ may sống được của anh được chẩn đoán với tỷ lệ dưới 3%. Thế nhưng Armstrong sống sót và, cũng kỳ diệu không kém là việc anh quay lại đua xe. Năm 1999, ba năm sau khi anh bị chẩn doán ung thư, anh thắng giải đua Vòng quanh nước Pháp (Tour de France), một giải đua xe thách thức nhất trên thế giới – và anh tiếp tục giành giải trong cả ba năm kế tiếp. Như Armstrong nhận định, sống sót qua bệnh ung thư là một thành tích lớn hơn nhiều và quan trọng hơn nhiều – chủ yếu là do nó thúc đẩy anh vượt qua được những tham vọng hẹp hòi của chính mình:
Sự thật là nếu bạn yêu cầu tôi lựa chòn giữa việc thắng giả Vòng quanh nước Pháp và thắng bệnh ung thư, tôi sẽ chọn việc thắng bệnh ung thư. Nghe có vẻ kỳ cục, nhưng tôi thà có được danh hiệu sống sót qua bệnh ung thu còn hơn là người thắng giải đua, vì lẽ nó đã cho tôi cơ hội được sống, được làm một người đàn ông, một người chồng và một người cha... Một điều mà căn bệnh đã làm tôi nhận thấy chắc chắn – chắc chắn hơn tất cả những trải nghiệm mà tôi từng có trong đời vận động viên của mình – rằng chúng ta giỏi hơn là chúng ta tưởng nhiều. Chúng ta chưa nhận thấy những khả năng mà thỉnh thoảng lại nảy ra khi gặp khó khăn. Vì thế nếu có một mục đích để chịu đựng là bệnh ung thư, tôi nghĩ nó phải như thế này: nó nhằm làm ta hoàn thiện.(199)  (trích - sức mạnh toàn tâm toàn ý)
 



 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024