Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
18/05/2017 11:05 # 1
karateboy
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 5/130 (4%)
Kĩ năng: 25/80 (31%)
Ngày gia nhập: 11/10/2014
Bài gởi: 785
Được cảm ơn: 305
VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KARATE-DO


VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC TRONG KARATE-DO

Một quả đấm hay một cú đá của một võ sĩ Không thủ đạo (Karate-ka), khi tung ra có một sức tàn phá rất khủng khiếp và dễ dàng gây thương vong cho đối phương.

Tổ sư Gichin Funakoshi đã nói "Trong Karate không có kỹ thuật tấn công". Vì vậy, nguyên tắc chính trong việc hướng dẫn văn hóa đạo đức của không thủ đạo là không cho phép một người biết không thủ đạo gây thương tích hoặc tấn công đối phương trước trừ khi một võ sĩ không thủ đạo bị tấn công và dồn vào chỗ bế tắc. Tuy nhiên chiều hướng giải quyết chính trong các trường hợp này vẫn chỉ là hóa giải và luôn luôn trong tư thế tự vệ.

Như chúng ta thấy trong cuộc sống của các vị tiền bối của Không thủ đạo như: Gichin Funakoshi, Hohan Soken, Kenwa Mabuni, Chojun Miyagi , Hidonori Otsuka... thường không bao giờ đem sự hiểu biết về không thủ đạo của mình mà sử dụng nó có tính cách không tốt và không đúng đắn.

Nếu bạn là một võ sinh tập luyện Karate-do được khoảng 3-5 năm , bạn học khoảng 5-10 bài quyền thì bạn có thể quan sát và nhận thấy rằng, gần như tất cả các bài quyền của Karate-do đều xuất phát với tư thế phòng thủ (đỡ đòn). Đây là một phần kỹ thuật thể hiện rõ ràng nhất triết lý: Trong Karate-do không có kỹ thuật tấn công.

Karate-do hoàn toàn phủ nhận sự hung bạo tư tưởng, Không thủ đạo hoàn toàn trong sáng, không lạm dụng không thủ đạo gây tổn thương cho người khác về thể xác lẫn tinh thần cũng như một võ sĩ không thủ đạo không thể đi ngược lại văn hóa đạo đức mà đã được đề ra bởi môn qui.

Một võ sĩ không thủ đạo không xứng đáng là môn đồ của môn phái nếu vi phạm và làm tổn thương đến danh dự của không thủ đạo.
Không thủ đạo không đơn thuần chỉ là đấm đá mà nó bao gồm cả thể xác lẫn tinh thần và quá trình tu tập của nó được nung đúc sàng lọc kỹ lưỡng đặt trên căn bản triết lý nhà Phật (Bukyo) , của Thần đạo (Shinto) và Võ đạo (Budo). " Trong đó Tâm thế đạo đức là yếu tố tinh thần (Seishin) còn Thần đạo và võ đạo là yếu tố hành vi ứng xử trong cuộc sống xã hội (Shakai).

Chữ "Do" của Karate-do có nghĩa ở đây là Đạo . Đạo ở đây là con đường dẫn dắt chúng ta đi tới chân lý để hiểu thế nào là Chân Thiện Mỹ và việc tu tập thể xác lẫn tinh thần được đồng nhất thể.

Karate-do cũng là một loại võ đạo mà người Nhật đã đem nó áp dụng vào cuộc sống và xã hội cho nên nó có một chương trình giảng dạy khoa học, trong đó có phần tập trung tư tưởng (Concentrate), điều thân , điều tức, điều tâm để tâm an thần định..

 



Văn không Võ là Văn nhu nhược

Võ không Văn là Võ bạo tàn

Bản lĩnh tài năng làm nên nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công

FACEBOOK:  TI ẾN

 


 
Các thành viên đã Thank karateboy vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024