Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/05/2017 15:05 # 1
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Đề cương môn pháp luật đại cương và câu hỏi ôn tập


Đề cương môn pháp luật đại cương và câu hỏi ôn tập

Tài liệu gồm có rất nhiều filfe bao gồm :
Tài liệu ôn tập môn pháp luật đại cương
Bài tập tình huống môn pháp luật đại cương

Câu hỏi học tập và thảo luận môn PLĐC khoa kinh tế ( ĐHQG TPHCM )
Một vài bài tập so sánh

St 
Chúc các bạn học tốt
 

Các file đính kèm:

 



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
15/05/2017 15:05 # 2
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Đề cương môn pháp luật đại cương và câu hỏi ôn tập


Câu hỏi học tập môn pháp luật đại cương

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC

BÀI 1: KHÁI QUÁT VỀ NHÀ NƯỚC

I. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC TÀI LIỆU
1. Tìm hiểu nguồn gốc nhà nước là đi vào giải thích nguồn gốc của vấn đề (hiện tượng) gì?

2. Tại sao Thuyết khế ước xã hội được đánh giá “có tính cách mạng và giá trị lịch sử to lớn”?

3. Nội dung cơ bản của Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin về nguồn gốc nhà nước?

4. Chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin và các học thuyết phi Mác-xít về nguồn gốc nhà nước?

5. Thị tộc – bộ lạc (hình thái biểu hiện cơ bản của Công xã nguyên thuỷ) được hình thành như thế nào?

6. Đặc trưng của nền kinh tế công xã nguyên thuỷ là gì?

7. Tại sao Công xã nguyên thuỷ chưa tồn tại quyền tư hữu tài sản và chưa có giai cấp?

8. Thị tộc – bộ lạc có tồn tại quyền lực và cơ quan quản lý hay không? Tại sao?

9. Hệ thống quản lý của thị tộc – bộ lạc được tổ chức và hoạt động như thế nào?

10. Quyền lực trong xã hội thị tộc – bộ lạc có đặc điểm gì?

11. Sự thay đổi về công cụ lao động đã làm công xã nguyên thuỷ chuyển biến thế nào?

12. Ở thời kỳ cuối của công xã nguyên thuỷ, sự phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá đã diễn ra thế nào?

13. Hệ quả của việc phân công lao động theo hướng chuyên môn hoá là gì?

14. Sự xuất hiện tư hữu và phân hoá xã hội thành những tập đoàn người có địa vị kinh tế - xã hội khác nhau được diễn ra như thế nào?

15. Tại sao quyền lực xã hội và hệ thống tổ chức quản lý trong công xã nguyên thuỷ không còn phù hợp trong “xã hội mới” (xã hội tư hữu và giai cấp)?

16. Tiền đề kinh tế và xã hội cho sự ra đời của nhà nước là gì?

17. Bản chất là gì? Bản chất Nhà nước gồm những phương diện nào?

18. Nội dung tính giai cấp của Nhà nước là gì? Tại sao?

19. Sự hình thành và tổ chức Nhà nước có chịu sự quyết định của giai cấp thống trị trong xã hội không?

20. Quyền lực là gì? Quyền lực Nhà nước là gì? Quyền lực Nhà nước nằm trong tay giai cấp nào?

21. Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp nào là chủ yếu?

22. Quyền lực kinh tế của Nhà nước thể hiện như thế nào? Ý nghĩa như thế nào?

23. Quyền lực chính trị của Nhà nước thể hiện như thế nào? Ý nghĩa như thế nào?

24. Quyền lực tư tưởng của Nhà nước thể hiện như thế nào? Ý nghĩa như thế nào?

25. Nội dung tính giai cấp của Nhà nước chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

26. Bản chất giai cấp của Nhà nước có còn đúng đối với các Nhà nước hiện đại không?

27. Nội dung tính xã hội của Nhà nước là gì? Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin có thừa nhận hay không?

28. Tại sao Nhà nước mang tính xã hội?

29. Bản chất xã hội của Nhà nước thể hiện như thế nào?

30. Bản chất giai cấp và xã hội trong nhà nước chiếm hữu nô lệ thể hiện như thế nào?

31. Bản chất giai cấp và xã hội trong nhà nước phong kiến thể hiện như thế nào?

32. Bản chất giai cấp và xã hội trong nhà nước tư sản thể hiện như thế nào?

33. Mức độ thể hiện tính xã hội ở các kiểu Nhà nước, các Nhà nước có giống nhau hay không?

34. Mối tương quan giữa phương diện giai cấp và xã hội của Nhà nước như thế nào? (Dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước)

35. Tổ chức chính trị quyền lực công cộng đặc biệt được hiểu như thế nào?

36. Xã hội công xã nguyên thủy đã tồn tại quyền lực công cộng đặc biệt chưa?

37. Đảng Cộng sản Việt Nam có phải là tổ chức chính trị quyền lực công cộng đặc biệt không? Tại sao?

38. Nhà nước quản lý dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ được thể hiện như thế nào?

39. Chủ quyền quốc gia là gì? Thể hiện như thế nào? Đó có phải là dấu hiệu chỉ có ở Nhà nước hay không?

40. Dấu hiệu đặc trưng nhà nước ban hành và bảo đảm sự thực hiện pháp luật thể hiện như thế nào? Có phải chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật hay không?

41. Tại sao thuế lại là dấu hiệu đặc trưng của Nhà nước? 

42. Nhà nước và xã hội là hai hiện tượng hoàn toàn có thể đồng nhất, đúng hay không?

43. Sự tác động qua lại giữa nhà nước và xã hội được thể hiện như thế nào? (sự tác động tích cực và tiêu cực)

44. Vai trò của kinh tế đối với nhà nước như thế nào?

45. Sự tác động trở lại của kinh tế đối với nhà nước như thế nào?

46. Mối quan hệ giữa nhà nước và đảng cầm quyền được thể hiện như thế nào?

47. Nhà nước giữ vị trí nào trong hệ thống chính trị? Sự tác động qua lại giữa nhà nước và các tổ chức xã hội thể hiện như thế nào?

 



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
15/05/2017 15:05 # 3
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Đề cương môn pháp luật đại cương và câu hỏi ôn tập


II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH 
Hãy trình bày quan điểm riêng về các nhận định sau đây:

1. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia thành các giai cấp có lợi ích mâu thuẫn

gay gắt đến mức không thể điều hòa được.

2. Xã hội có giai cấp là xã hội có Nhà nước.

3. Nhà nước là một hiện tượng bất biến của xã hội.

4. Quyền lực chỉ xuất hiện và tồn tại trong xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp.

5. Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã dẫn đến sự phân hóa tài sản và chế độ tư hữu xuất hiện.

6. Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy đã dẫn đến mâu thuẫn giai cấp “chín mùi” và sự hình thành Nhà nước.

7. Ba lần phân công lao động diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy là nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện nhà nước.

8. Nhà nước là một sản phẩm của xã hội vì khi xã hội phát triển đến một trình độ nhất định thì nhà nước sẽ hình thành.

9. Yếu tố trị thủy và chống ngoại xâm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự hình thành nhà nước.

10. Quan điểm chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng Nhà nước không phải là hiện tượng bất biến vì Nhà nước sẽ bị tiêu vong.

11. Nghiên cứu bản chất của Nhà nước nhằm xác định những phương diện, thuộc tính cơ bản gắn liền với sự tồn tại của Nhà nước.

12. Nhà nước là một hiện tượng có tính giai cấp có nghĩa là Nhà nước chỉ thuộc về một giai cấp hoặc một liên minh giai cấp nhất định trong xã hội.

13. Nhà nước mang tính giai cấp vì xét về nguồn gốc Nhà nước, Nhà nước ra đời khi mâu thuẫn giai cấp gay gắt đến mức độ không thể điều hòa được.

14. Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì Nhà nước chỉ có thể tồn tại trong một xã hội có giai cấp.

15. Trong ba loại quyền lực kinh tế, chính trị và tư tưởng:
- Quyền lực kinh tế đóng vai trò quan trọng nhất bởi tạo nên sự lệ thuộc cơ bản nhất giữa giai cấp bị trị đối với giai cấp thống trị.
- Quyền lực chính trị là cơ bản và quan trọng nhất vì đó là sự bảo đảm bằng cưỡng chế của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị.
- Quyền lực tư tưởng chỉ thể hiện vai trò trong những nhà nước quân chủ mang nặng tính duy tâm.

16. Quyền lực tư tưởng của một nhà nước là sự thống trị và sự cho phép tồn tại duy nhất một hệ tư tưởng trong toàn xã hội.

17. Bản chất của Nhà nước mang tính xã hội vì nhà nước chịu sự qui định bởi các điều kiện khách quan của xã hội.

18. Quan điểm của chủ nghĩa Mác-LêNin cho rằng mọi nhà nước đều phải mang tính giai cấp nhưng không phải nhà nước nào cũng mang tính xã hội.

19. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn mâu thuẫn với nhau.

20. Trong trường hợp tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của giai cấp thống trị và giai cấp khác trong xã hội, Nhà nước luôn phải lựa chọn theo hướng bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.

21. Mức độ thể hiện tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước luôn lệ thuộc vào ý chí của giai cấp thống trị, của đảng cầm quyền.

22. Không thể tồn tại trường hợp thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội của Nhà nước.

23. Mức độ tương quan giữa tính giai cấp và tính xã hội của nhà nước sẽ phản ánh mức độ dân chủ và tiến bộ của một nhà nước.

24. Quyền lực công cộng đặc biệt là dấu hiệu của nhà nước nhưng không chỉ có riêng đối với nhà nước.

25. Không chỉ có nhà nước mới có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế, điều đó đã tồn tại ngay từ xã hội công xã nguyên thủy.

26. Sự cưỡng chế của Đảng chính là biểu hiện của quyền lực công cộng đặc biệt.

27. Nhà nước trong xã hội có giai cấp là sự quản lý dân cư theo sự phân chia khác biệt về chính trị và địa vị giai cấp.

28. Chủ quyền quốc gia tạo nên quyền quyết định không có sự giới hạn của một nhà nước.

29. Mọi quy tắc xử sự tồn tại trong xã hội có nhà nước đều được xem là pháp luật.

30. Thuế là biểu hiện của sự bóc lột giai cấp.

31. Thuế là công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội và điều hòa lợi ích giai cấp.

32. Xã hội và nhà nước là hai hiện tượng đồng nhất với nhau, vì không thể có xã hội nếu như không có nhà nước trong điều kiện hiện nay.

33. Tổ chức, hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của xã hội.

34. Nhà nước luôn đóng vai trò tác động tích cực đối với xã hội.

35. Một chính sách đúng đắn, phù hợp của Nhà nước là đủ để tác động tích cực đến sự phát triển của xã hội.

36. Nhà nước luôn bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị vì vậy Nhà nước không thể đóng vai

trò tác động tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế.



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
15/05/2017 15:05 # 4
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Đề cương môn pháp luật đại cương và câu hỏi ôn tập


BÀI 2: KIỂU NHÀ NƯỚC VÀ HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC

I. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC TÀI LIỆU: 

1. Phân tích khái niệm kiểu nhà nước và các cơ sở để xác định kiểu nhà nước theo học thuyết chủ nghĩa Mác-LêNin?

2. Chứng minh sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác mang tính qui luật?

3. Phân tích cơ sở kinh tế của nhà nước chủ nô?

4. Phân tích cơ sở xã hội của nhà nước chủ nô?

5. Phân tích cơ sở tư tưởng của nhà nước chủ nô?

6. Phân tích cơ sở kinh tế của nhà nước phong kiến?

7. Phân tích cơ sở xã hội của nhà nước phong kiến?

8. Phân tích cơ sở tư tưởng của nhà nước phong kiến?

9. Phân tích cơ sở kinh tế của nhà nước tư sản?

10. Phân tích cơ sở xã hội của nhà nước tư sản?

11. Phân tích cơ sở tư tưởng của nhà nước tư sản?

12. Trình bày những sự thay đổi cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

13. Khái niệm chức năng? Khái niệm chức năng của Nhà nước?

14. Sự khác biệt giữa chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước? Mối quan hệ giữa chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước?

15. Mối quan hệ giữa chức năng và bản chất của Nhà nước?

16. Phân biệt chức năng của nhà nước và chức năng cơ quan nhà nước? Mối quan hệ giữa chức năng và bộ máy nhà nước?

17. Chức năng của nhà nước được phân loại như thế nào?

18. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại là gì?

19. Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp là gì?

20. Chức năng của nhà nước chủ nô được thể hiện như thế nào?

21. Chức năng của nhà nước phong kiến được thể hiện như thế nào?

22. Chức năng của nhà nước tư sản được thể hiện như thế nào?

23. Bộ máy nhà nước là gì? Phân biệt khái niệm bộ máy nhà nước và nhà nước?

24. Bộ máy nhà nước có những đặc điểm cơ bản nào?

25. Phân biệt khái niệm bộ máy nhà nước và cơ quan nhà nước?

26. Cơ quan nhà nước có những đặc điểm cơ bản nào?

27. Phân biệt giữa cơ quan nhà nước và doanh nghiệp tư nhân?

28. Cơ quan nhà nước có thể được phân loại như thế nào?

29. Đặc điểm cơ bản của bộ máy nhà nước chủ nô?

30. Đặc điểm cơ bản của bộ máy nhà nước phong kiến?

31. Đặc điểm cơ bản của bộ máy nhà nước tư sản?

32. Bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thường được tổ chức và hoạt động như thế nào qua các kiểu nhà nước?

33. Cơ quan xét xử được tổ chức và hoạt động như thế nào qua các kiểu nhà nước?

34. Trình bày khái niệm hình thức nhà nước?

35. Trình bày khái niệm hình thức chính thể nhà nước?

36. Trình bày khái niệm hình thức cấu trúc nhà nước?

37. Trình bày khái niệm chế độ chính trị?

38. Thế nào là hình thức chính thể quân chủ và hình thức chính thể cộng hòa? Phân biệt hình thức chính thể quân chủ và hình thức chính thể cộng hòa?

39. Trình bày và phân biệt sự khác nhau giữa hình thức chính thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế?

40. Trình bày và phân biệt sự khác nhau giữa hình thức chính thể cộng hòa quí tộc và cộng hòa dân chủ?

41. Trình bày và phân biệt sự khác nhau giữa hình thức cấu trúc nhà nước liên bang và hình thức cấu trúc nhà nước đơn nhất?

42. Thế nào là dân chủ? Trình bày và phân biệt sự khác nhau giữa chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ?

43. Trình bày những hiểu biết về hình thức chính thể quân chủ lập hiến, quân chủ đại nghị?

44. Trình bày hình thức chính thể cộng hòa tổng thống ở các nhà nước tư sản?

45. Trình bày hình thức chính thể cộng hòa đại nghị ở các nhà nước tư sản?

46. Trình bày hình thức chính thể cộng hòa hỗn hợp (lưỡng tính) ở các nhà nước tư sản?



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
15/05/2017 15:05 # 5
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Đề cương môn pháp luật đại cương và câu hỏi ôn tập


II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH 
Hãy trình bày quan điểm riêng về các nhận định sau đây:

1. Chức năng của nhà nước chính là hoạt động của nhà nước.

2. Chức năng của nhà nước chính là vai trò của nhà nước.

3. Mọi hoạt động của nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ của nhà nước đều được gọi là chức năng của nhà nước.

4. Chỉ khi thực hiện mục đích bảo vệ lợi ích giai cấp thống trị, chức năng của nhà nước mới chịu sự quyết định của bản chất nhà nước.

5. Chức năng của nhà nước không mang tính ý chí – không lệ thuộc vào sự chủ quan của những người thực hiện quyền lực nhà nước.

6. Chức năng của các cơ quan nhà nước sẽ quyết định chức năng của nhà nước.

7. Chức năng của nhà nước là yếu tố quyết định đối với cơ sở kinh tế - xã hội của một nhà nước.

8. Chức năng lập pháp của nhà nước là (mặt) hoạt động xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật của nhà nước.

9. Chức năng hành pháp của nhà nước là (mặt) hoạt động nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh và bảo vệ pháp luật trước những hành vi vi phạm.

10. Chức năng tư pháp của nhà nước là (mặt) hoạt động bảo vệ pháp luật.

11. Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và sẵn sàng đàn áp đối với giai cấp bị trị luôn là chức năng cơ bản của các nhà nước bóc lột (chủ nô, phong kiến và tư bản chủ nghĩa).

12. Ở các kiểu nhà nước khác nhau đều có chức năng quản lý kinh tế - xã hội như nhau.

13. Chức năng nhà nước chỉ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội khách quan của xã hội.

14. Chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp chỉ mới xuất hiện từ sau cách mạng tư sản.

15. Bộ máy nhà nước là tập hợp của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương.

16. Cưỡng chế là phương pháp duy nhất được sử dụng trong các nhà nước bóc lột.

17. Các nhà nước xã hội chủ nghĩa chỉ áp dụng phương pháp thuyết phục – giáo dục, mà không cần thiết phải áp dụng phương pháp cưỡng chế.

18. Không nhất thiết cơ quan nhà nước nào cũng mang tính chất quyền lực nhà nước.

19. Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đề cập đến việc phân chia bộ máy nhà nước thành 3 nhánh cơ quan: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong đó, nhánh hành pháp sẽ có vị trí cao nhất, biểu hiện qua quyền lực của Tổng thống – người đứng đầu cơ quan hành pháp.

20. Lý thuyết phân quyền trong tổ chức bộ máy nhà nước đòi hỏi sự độc lập tuyệt đối, không cần đến sự kiểm soát quyền lực trong hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.

21. Không nhất thiết lúc nào Nghị viện cũng là cơ quan lập pháp, ở nhiều nước Nghị viện là cơ quan quyết định ngân sách – tài chính.

22. Cơ quan lập pháp ở các nước được chia thành 2 viện thì được gọi là Nghị viện, còn nếu cơ quan lập pháp chỉ có 1 viện thì được gọi là Quốc Hội.

23. Ở những nước mà cơ quan lập pháp có quyền lực lớn nhất thì được gọi là Quốc Hội, còn “cân bằng” quyền lực với cơ quan hành pháp thì được gọi là Nghị viện.

24. Quốc Hội gồm 2 viện chỉ tồn tại ở các quốc gia có hình thức cấu trúc nhà nước liên bang.

25. Cơ quan lập pháp ở các nước về cơ bản đều được hình thành từ việc bầu cử của nhân dân (cả nghị viện, hay đối với hạ nghị viện) cho nên luôn là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy nhà nước.

26. Các quốc gia có “Vua” (Nữ Hoàng, Hoàng Đế,…) đều được gọi là nhà nước chính thể quân chủ.

27. Quyền lực của nhà Vua trong hình thức chính thể quân chủ luôn là vô hạn.

28. Hình thức chính thể quân chủ hạn chế còn có tên gọi khác là hình thức chính thể quân chủ lập hiến.

29. Hình thức chính thể quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị là giống nhau vì ở đó quyền lực tối cao của nhà nước đều do nhà Vua và Nghị viện nắm giữ.

30. Hình thức quân chủ nhị nguyên và quân chủ đại nghị khác nhau ở chỗ: quân chủ nhị nguyên thì quyền lực tối cao nhà nước toàn bộ vẫn nằm trong tay nhà Vua, còn quân chủ đại nghị thì quyền lực tối cao của nhà nước nằm trong tay Nghị viện.

31. Ở quốc gia theo hình thức chính thể cộng hòa đại nghị sẽ không có Tổng thống, mà chỉ có Thủ tướng do Nghị viện bầu ra.

32. Hình thức chính thể cộng hòa đại nghị là hình thức chính thể mà ở đó Nghị viện có quyền bầu và phế truất Tổng thống.

33. Hình thức chính thể cộng hòa đại nghị là hình thức chính thể mà ở đó Nghị viện bầu ra Tổng thống, và Tổng thống sẽ thành lập ra Chính phủ.

34. Trong hình thức chính thể cộng hòa đại nghị, Thủ tướng được Nghị viện bầu ra hay được người đứng đầu nhà nước bổ nhiệm luôn là thủ lĩnh của đảng (liên minh đảng) cầm quyền.

35. Đối với các nhà nước liên bang mặc dù tồn tại hai hệ thống cơ quan nhà nước (một của nhà nước liên bang, một của mỗi nhà nước thành viên), nhưng chỉ có một hệ thống pháp luật duy nhất áp dụng chung trên toàn lãnh thổ.

36. Đối với các nhà nước liên bang mặc dù tồn tại hai hệ thống cơ quan nhà nước (một của nhà nước liên bang, một của mỗi nhà nước thành viên), nhưng chỉ tồn tại một chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn, thống nhất.



Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
15/05/2017 15:05 # 6
Hương-Hà Nội
Cấp độ: 30 - Kỹ năng: 20

Kinh nghiệm: 231/300 (77%)
Kĩ năng: 149/200 (74%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 4581
Được cảm ơn: 2049
Phản hồi: Đề cương môn pháp luật đại cương và câu hỏi ôn tập


 

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁP LUẬT

I. CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG ĐỌC TÀI LIỆU 
(Người học phải trả lời được các câu hỏi sau đây khi đọc tài liệu ở nhà và nghe giảng)

1. Xã hội Cộng sản nguyên thủy có sự tồn tại của các quy tắc xử sự hay không? Có tồn tại pháp luật hay chưa? Tại sao?

2. Quan điểm Mác-LêNin nhìn nhận về nguồn gốc pháp luật như thế nào?

3. Quan điểm phi Mác-xít nhìn nhận về nguồn gốc pháp luật như thế nào?

4. Sự khác biệt cơ bản giữa quan điểm Chủ nghĩa Mác-LêNin và quan điểm phi Mác-xít về nguồn gốc pháp luật là gì?

5. Hiểu như thế nào khi nói pháp luật chỉ có thể được hình thành theo con đường Nhà nước bằng 2 cách: ban hành hoặc thừa nhận các quy phạm xã hội đang tồn tại.

6. Tại sao pháp luật lại mang tính giai cấp? Nội dung tính giai cấp của pháp luật là gì? Hãy lấy ví dụ để chứng minh pháp luật mang tính giai cấp.

7. Tại sao pháp luật lại mang tính xã hội? Nội dung tính xã hội của pháp luật là gì? Hãy lấy ví dụ để chứng minh pháp luật mang tính xã hội.

8. Mối quan hệ giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật?

9. Tại sao pháp luật lại phụ thuộc vào kinh tế? Sự phụ thuộc ấy được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.

10. Sự tác động tích cực và tiêu cực của pháp luật đối với kinh tế là gì? Lấy ví dụ minh họa cho sự tác động này.

11. Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với chính trị? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

12. Pháp luật có mối quan hệ như thế nào đối với nhà nước? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

13. Mối liên hệ chặt chẽ giữa pháp luật và các quy phạm xã hội khác được thể hiện như thế nào? Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

14. Nội dung của tính quy phạm phổ biến của pháp luật. Lấy ví dụ thực tiễn để minh họa.

15. Nội dung của tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

16. Nội dung của tính được bảo đảm bởi nhà nước của pháp luật.

17. Thế nào là hình thức tập quán pháp? Tập quán và tập quán pháp khác nhau như thế nào? Lấy ví dụ minh họa.

18. Thế nào là hình thức tiền lệ pháp? Lấy ví dụ minh họa.

19. Thế nào là hình thức văn bản pháp luật? nêu ưu và nhược điểm của hình thức văn bản pháp luật.

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH 
(Người học đều phải chuẩn bị trước cho buổi thảo luận nhóm)

1. Tập quán và những tín điều tôn giáo trong thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ là những quy tắc xử sự hình thành trật tự của xã hội, đó chính là pháp luật.

2. Nguyên nhân của sự hình thành pháp luật chính là nhu cầu quản lý và phát triển của xã hội.

3. Pháp luật chỉ có thể được hình thành bằng con đường ban hành của Nhà nước.

4. Nền chính trị của giai cấp cầm quyền quy định bản chất, nội dung của pháp luật.

5. Pháp luật là phương tiện mô hình hóa cách thức xử sự của con người.

6. Sự mâu thuẫn giữa tính giai cấp và tính xã hội của pháp luật sẽ làm kìm hãm sự phát triển của xã hội.

7. Lợi ích giai cấp thống trị luôn là sự ưu tiên và luôn là được lựa chọn có tính quyết định khi hình thành các qui định pháp luật.

8. Pháp luật luôn chỉ tác động tích cực đối với kinh tế, thúc đẩy kinh tế phát triển.

9. Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.

10. Chỉ có pháp luật mới mang tính chuẩn mực hành vi xử sự của con người.

11. Ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính xác thể hiện tính quy phạm phổ biến của pháp luật.

12. Chức năng bảo vệ của pháp luật thể hiện ở việc pháp luật ghi nhận các quan hệ chủ yếu trong xã hội.

13. Việc pháp luật đưa ra khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người thể hiện tính xác định chặt chẽ về hình thức của pháp luật.

14. Chức năng điều chỉnh của pháp luật chính là việt pháp luật tác động vào ý thức con người, từ đó con người lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật.

15. Tiền lệ pháp là hình thức pháp luật lạc hậu, thể hiện trình độ pháp lý thấp.

16. Một quan hệ xã hội không thể cùng bị điều chỉnh bởi pháp luật và quy phạm tập quán.




Nguyễn Thu Hương
Smod Nhịp sống sinh viên
YH: nguyenthithuhuong_21071991                    Mail: thuhuong217@gmail.com

       

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024