Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
24/04/2017 21:04 # 1
Vothoaitram
Cấp độ: 14 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 16/140 (11%)
Kĩ năng: 17/70 (24%)
Ngày gia nhập: 27/08/2015
Bài gởi: 926
Được cảm ơn: 227
[Fshare] MARKETING ĐỊA PHƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG


CHƯƠNG 1:

MARKETING ĐỊA PHƯƠNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐỊA PHƯƠNG

 

1.1. GIỚI THIỆU

            Nhiều quốc gia đã thành công trong việc phát triển kinh tế của quốc gia mình, tuy nhiên cũng không ít quốc gia mà ở đó việc phát triển kinh tế không được như ý muốn. Những khó khăn trong việc phát triển kinh tế của các quốc gia này không phải là họ làm sai, nhưng là do họ theo đuổi các chính sách phát triển không còn phù hợp trong nền kinh tế thế giới hiện nay nữa (Fairbanks & Lindsay, 1997). Một điểm cần lưu ý là  một số quốc gia đã vực được nền kinh tế của mình lên như Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v... là những quốc gia không có những lợi thế so sánh về các yếu tố sản xuất cơ bản như tài nguyên thiên nhiên hay lao động rẻ. Sự tin tưởng quá mức vào lý thuyết lợi thế so sánh do Ricardo đưa ra từ đầu thế kỷ 19 có thể là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên sự thất bại trong việc phát triển kinh tế địa phương.

            Những thách thức trong cạnh tranh trên lãnh vực toàn cầu đòi hỏi các quốc gia, thành phố, tỉnh thay đổi cách nhìn của họ. Lợi thế so sánh của các yếu tố sản xuất cơ bản không còn là điều kiện tiên quyết để phát triển kinh tế nữa. Lý do là tất cả đều mang tính tương đối. Khi nền kinh tế thế giới ngày càng có xu hướng toàn cầu hóa, thì lợi thế trong việc xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên hay lao động rẻ ngày càng mờ nhạt (Fairbanks & Lindsay, 1997). Một cách nhìn về địa phương mà nhiều nhà hoạch định chính sách đều đồng ý đó là việc xem một địa phương như là một thương hiệu gọi là thương hiệu địa phương, để marketing nó (Kotler & ctg. 2002). Chương này có mục đích trình bày những lý thuyết cơ bản về marketing địa phương để vận dụng cho việc phân tích và xây dựng chiến lược marketing địa phương trình bày ở các chương tiếp theo.

1.2. MARKETING VÀ MARKETING ĐỊA PHƯƠNG

1.2.1. Qui trình marketing        

            Có nhiều cách tiếp cận đối với marketing. Ví dụ Hiệp hội Marketing của Hoa Kỳ định nghĩa "marketing là quá trình hoạch định và quản lý khái niệm, định giá, chiêu thị, và phân phối ý tưởng, sản phẩm, dịch vụ để tạo ra các giao dịch nhằm thỏa mãn mục tiêu của cá nhân và tổ chức" (Bennett 1995:66). 

 

Link fshare: http://www.fshare.vn/file/EFQ42NU3I4Q4



Không để nỗi sợ thành giới hạn bản thân

Facebook: Trâm Võ


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024