Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
19/04/2017 11:04 # 1
karateboy
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 5/130 (4%)
Kĩ năng: 25/80 (31%)
Ngày gia nhập: 11/10/2014
Bài gởi: 785
Được cảm ơn: 305
KOBUDO - BINH KHÍ KARATE.


KOBUDO - BINH KHÍ KARATE.

Trong lịch sử võ thuật Okinawa, Kobudo là tên gọi của hệ thống kỹ thuật binh khí cổ điển hoặc là “Phương pháp võ thuật cổ điển” của quần đảo này. Do đó, nó có những quan hệ tác động qua lại rất gắn kết với Karate. Hệ thống kỹ thuật binh khí cổ này được các võ sư Karate ở Okinawa bổ sung và cùng phát triển.

Trước đây các trường phái Karate cổ truyền như Kojou Ryu (Kogusuku Ryu), Take No Uchi Ryu, Take No Soto Ryu, Honbu Ryu, Shinto Ryu, v.v… đã mang các kỹ thuật của Karate vào Kobudo. Điều này, chúng ta thấy được trong nhiều bài quyền của Kobudo. Kobudo còn được gọi là Okinawa Kobudo hay Ryukyu Kobujutsu. Hệ thống kỹ thuật binh khí này được cho rằng thành hình và phát triển từ việc cấm tầng lớp nông dân mang vũ khí từ đầu thế kỷ XVII. Do lệnh cấm và sự hà khắc của Hoàng đế Sho Hashi, người dân Okinawa đã bắt đầu sử dụng những nông cụ hằng ngày để làm vũ khí tự vệ. Các binh khí thông dụng của Okinawa Kobudo có thể liệt kê như: Bo, Sai, Kama, Nunchaku, Tonfa, Manriki Gusari, Tambo, Tekko, Tinbe Rochin, Shuriken. Binh khí ít thông dụng hơn là Sansetsukon, Kusari Gama, Eku, Kuwa, Nunti Bo, v.v…

Việc sáng tạo ra phương thức chiến đấu mới được mô phỏng từ những công cụ thô sơ của các gia đình làm nghề nông, gọi là Kobudo. Tuy nhiên, điều không thể phủ nhận là Okinawa Kobudo có sự liên hệ và ảnh hưởng rất lớn từ các binh khí gốc gác từ các nước Đông Nam Á có quan hệ thương mại buôn bán với Ryukyu lúc bấy giờ. Phần lớn kỹ thuật Kobudo truyền thống được gìn giữ và phát huy qua giai đoạn khó khăn của Chiến tranh Thế giới lần thứ hai là nhờ sự đóng góp của võ sư Kenwa Mabuni (Trường phái Shito), Taira Shinken (Trường phái Kobudo Hozon Shinkokai) và Chogi Kishaba (Trường phái Bujustsu Kenkyu Doyukai).

Ngoài ra, sự phát triển hệ thống Kobudo ứng dụng và hiện đại hoá là do công sức của hai võ sư Toshihiro Oshiro và Motokatsu Inoue. Trải qua nhiều thế kỷ hình thành và phát triển, các võ sư có những cống hiến vô giá cho kho tàng võ thuật cổ điển Kobudo được lưu danh là: Shinko Matayoshi, Chatan Yara, Kanga Sakukawa, Seisho Aragaki, Yabiku Moden, Chotoku Kyan, Shigeru Nakamura, Motokatsu Inoue, Eisuke Akamine, Taira Shinken, Hidemi Tamayose, v.v… Đầu thế kỷ XX, một vài hệ phái Karate xem Kobudo là một phần trong giáo án tập luyện.

Karatedo không đơn giản chỉ sử dụng tay không để đấm, đá và ngăn chặn. Ở đây môn võ này còn nghiên cứu về binh khí (vũ khí) và sự vật lộn. Vũ khí và chiến đấu tay không đi đôi với nhau. Làm thế nào bạn có thể học để tự bảo vệ chống lại vũ khí, trừ khi bạn đã quen thuộc với các vũ khí và biết sử dụng nó để làm gì. Như các bạn đã biết mục đích thực hành Karatedo là rèn luyện tinh thần và thể chất để hành xử quang minh, chính trực, công bằng và nhân ái. Karatedo không chủ trương bạo lực, nó như một phương pháp tu tập để hoàn thiện nhân cách, chiến thắng bản thân. Trong Karatedo, tất cả các loại vũ khí chỉ là một phương tiện Vô ký tính, nó được sử dụng với mục đích tốt hay xấu là ở đạo đức người làm chủ phương tiện. Tuy vậy, nhữmg người thầy trong các trường phái Karatedo cổ truyền khi truyền dạy binh khí cho học trò đều làm lễ truyền thiện tâm vào cho vũ khí đó với tâm niệm hướng thiện cao nhất.

 

 



Văn không Võ là Văn nhu nhược

Võ không Văn là Võ bạo tàn

Bản lĩnh tài năng làm nên nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công

FACEBOOK:  TI ẾN

 


 
Các thành viên đã Thank karateboy vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024