Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
15/04/2017 07:04 # 1
karateboy
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 5/130 (4%)
Kĩ năng: 25/80 (31%)
Ngày gia nhập: 11/10/2014
Bài gởi: 785
Được cảm ơn: 305
Karate có từ bao giờ?


[​IMG]

Karate đã có từ rất lâu nhưng ở Nhật Bản, các thế hệ tiếp nối đã Đạo hóa như các môn võ và các nghệ thuật khác. Người Nhật thích chữ "Đạo" (thư đạo, kiếm đạo, võ đạo, hoa đạo, v.v...) hơn chữ "Pháp" (thư pháp, kiếm pháp, võ thuật, v.v...). Người nhập môn Karate đòi hỏi trước hết phải có một căn bản đạo đức, sau đó là luyện tập thân thể cho khỏe mạnh để tự vệ và để hoàn thiện nhân cách. Trong quá trình rèn luyện họ có được những đức tính tốt như trung thực, luôn khiêm tốn, luôn cố gắng, nhẫn nại, hóa giải nóng nảy, phải giữ tác phong đứng đắn để khỏi hổ danh sư môn. Phải có tính tự chủ, có tinh thần trách nhiệm với mọi người và với chính mình để trở thành một người hữu ích, ưu tú trong xã hội. Như vậy, luyện tập Karatedo cũng là một cách tu thân ngoài giáo dục thể chất và tinh thần còn giáo dục lòng nhân ái, bồi dưỡng nhân cách, nhằm phát triển tuệ giác đưa con người đến Chân, Thiện, Mỹ. Tuy nhiên, muốn đạt đỉnh cao đi đến chứng ngộ đòi hỏi người tập luyện phải thực hành liên tục trên một lộ trình nhiều chặng mới hoàn thiện. Karatedo là một môn võ nghệ thuật nên không mặc định mà luôn sáng tạo, diệt bỏ tự ngã để đi đến Đạo. Nó càng không phải là phương tiện để đạt thành tích, danh hiệu rồi tự mãn, hãnh tiến dần dần đi tới chỗ mất Đạo. Ngày xưa chữ Đạo trong Ngũ thường (Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín) thì chữ Nhân là tiêu chuẩn đầu tiên để thẩm định giá trị đạo đức nhân cách của con người. Đó là những hành động có định hướng đúng đắn hợp lòng người. Từ đó, người không có Nhân tức là không có Đạo, Trước hết, hãy xét trong mối tương quan “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” thì lễ được hiểu theo nghĩa hẹp của Khổng Tử là “Lễ giúp người ta nắm được quy tắc cư xử” (Luận ngữ). Ngày nay, khái niệm lễ được hiểu theo nghĩa rộng, không chỉ có phép tắc lễ nghi đạo đức sống làm người mà còn bao hàm cả con người đối với thiên nhiên nữa. Nói cách khác lễ và văn hoặc võ cũng giống như đức và tài. Chữ Đạo thường không đứng một mình mà kết hợp với một từ khác để mang một ý nghĩa phổ quát hơn: Đạo đức, đạo lý, đạo tâm... Trong Karate - Do, chữ Đạo không phải là tôn giáo mà mang một ý nghĩa khác đó là: “ Con đường tốt đẹp trong cuộc sống để hoàn thiện nhân cách”, là kim chỉ nam để chúng ta tự rèn luyện tu dưỡng chiến thắng ham muốn hẹp hòi của bản thân. Tóm lại, chúng ta đóng góp, chia sẻ những gì có ích cho mọi người trong đó có mình là Đạo và lối sống cá nhân ích kỷ, hưởng thụ buông thả, xa hoa, khoe khoang, hãnh tiến, thực dụng hẹp hòi, vô trách nhiệm, vô cảm với hoạn nạn kẻ khác, suy thoái đạo đức ngược với đạo lý là không phải Đạo. Chữ Đạo trong Karate phải được dựa trên nền tảng đạo lý và cuộc sống có ý nghĩa của con người. Muốn được vậy con người phải được giáo dục tôi rèn đạo đức căn bản từ lớp mầm non. Được giáo dục thương yêu động vật, thực vật, khoáng vật. Giáo dục lòng hiếu thuận, lòng thành thật. Biết giải quyết mâu thuẫn đời thường một cách đúng đắn và sáng tạo với mọi người và chính bản thân mình. Làm những việc có ý nghĩa và hiểu con người với thiên nhiên là một. Ý niệm về Đạo không cụ thể như ý niệm về Nhân. Chúng ta có thể hiểu một cách khái quát và phổ biến Nhân và Đạo là hai tiêu chuẩn của xã hội để đánh giá đạo đức con người. Tuy nhiên, chữ Đạo trong Karate không những hợp lòng người, ứng xử tốt đẹp giữa người với người mà còn phải biết quan hệ hài hòa với vũ trụ, với trời đất. Sống thế nào để hài hoà giữa Trời, Đất và Người nữa (Thiên - Địa - Nhân) nhưng cũng không sa vào chủ nghĩa Vị kỷ phương Đông, mà phải có sự kết hợp Đông Tây hài hòa đó là con đường đích thực của Karatedo.

Ngày nay Karate là một trong những bộ môn thể thao tranh giải được đưa ra thi đấu quốc tế. Mặt tích cực của nó là giúp người rèn luyện thể thao có dịp gặp gỡ học hỏi lẫn nhau, khuyến khích tinh thần đồng đội giúp phát triển tính cách, chia sẻ niềm say mê v.v... nhưng bạn chỉ coi trọng vào những thành tích trước mắt, coi trọng được, mất thiếu un tập võ đạo, thiếu rèn luyện tinh thần thượng võ sẽ dễ rơi vào cuồng vọng chuộng hư vinh, thắng người mà quên mất phải tự chiến thắng chính mình. Karatedo và một số môn võ khác được xem là một ngành học chính thống trong ngành giáo dục Nhật Bản. Đối với họ Karatedo là sự nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa... tất cả mọi mặt được phơi bày dưới ánh sáng của các chuyên ngành khoa học tự nhiên và xã hội như Vật lý, Sinh lý, Sinh hóa, Sinh cơ, Tâm lý học, Cơ thể học, Y học thể dục thể thao, v.v… vì đó là con đường của cuộc sống. Nguồn gốc của Karate nói chung được giới nghiên cứu võ thuật quốc tế đều thừa nhận: Karate là tinh hoa của những môn võ cổ dũng mãnh, nhưng người ta thấy ở Karate là sự khiêm cung, nhẫn nhịn, không hiếu chiến và thù hận. Kỹ - chiến pháp mang tính thực dụng, sáng tạo và khoa học không những tự vệ và rèn luyện sức khỏe tốt mà nó còn giúp cho người tập hoàn thiện nhân cách, hiểu biết nhiều lĩnh vực khác. Tuy có một nét đặc thù hiện đại và mạch lạc như thế, nhưng Karate lại có một quá khứ rất cổ và trong đó chứa đựng rất nhiều những huyền thoại. Tuy nhiên, người ta tin chắc rằng Karate có nguồn gốc từ Ấn Độ phát triển và hoàn hảo dần ở Okinawa - hòn đảo ở phía Đông Nam Nhật Bản. Giữa hòn đảo này và Trung Quốc từ những thời đại xa xưa đã có những mối giao thương thường xuyên nên môn Quyền Pháp được du nhập và hòa trộn với võ thuật bản địa, phần lớn là do những học giả thời bấy giờ. Như vậy, hai lần không một tấc sắt trong tay, dân cư ở Okinawa đã tìm cách kiếm một phương thế để tự vệ không cần vũ khí và cuối cùng đã hoàn thiện môn nghệ thuật chiến đấu: Võ Karatedo (Kara : tánh không, Te : tay, Do : Đạo) - môn Không Thủ Đạo đặc biệt của họ. Các nguyên tắc cơ bản của môn nghệ thuật này dựa trên nguyên lý khoa học và triết lý sống của nó. Cũng có thể nói rằng tất cả những chiến pháp Karatedo được coi là một hành vi chủ động hoặc phòng ngự đều có hiệu quả nếu đạt được tâm trí chính xác của thiền. Học tập những kỹ thuật này chúng ta có thể tự bảo vệ mà không cần sử dụng vũ khí. Ngày nay, Karatedo là một môn nghệ thuật thể thao truyền thống nhưng đòi hỏi phải có sự hướng dẫn đạo đức và nó như là nguyên tắc đầu tiên. Người thầy không chỉ với mục đích đào tạo những vận động viên đạt thành tích cao cho đất nước mà còn phải đào luyện cho người học trò phẩm chất đạo đức. Họ biết tôn sư trọng đạo, biết đối nhân xử thế, có thái độ ứng xử linh hoạt giữa cứng rắn và mềm mỏng của người Võ sĩ đạo, luôn nhẫn nhịn và khiêm tốn, xem kỹ thuật chiến đấu chỉ là phương tiện và diệt bỏ tự ngã.

Theo: PHAN CHI
Huyền đai Đệ Lục đẳng – Uỷ viên Biên tập Văn phòng Chưởng môn
Suzucho Karatedo Ryu



Văn không Võ là Văn nhu nhược

Võ không Văn là Võ bạo tàn

Bản lĩnh tài năng làm nên nghiệp

Nhân hòa đức độ tạo thành công

FACEBOOK:  TI ẾN

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024