Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/05/2010 16:05 # 1
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Sinh ra trong một gia đình miền núi ...


họ tên: Nguyễn Thị Ngọc Huyền
lớp: k15vho
email: p3c0n_d3xu0ng_hl@yahoo.com
 

Từ nhỏ, sinh ra trong một gia đình miền núi với bố mẹ làm nông, tôi tự hiểu sự gian lao và cực khổ của ba mẹ. 18 năm, ngắn không? Chắc hẳn đối với một cuộc đời con người, nó vẫn còn ngắn lắm. Khi tôi ở đây, đặt chân cái đất Đà Thành này, là lúc tôi tròn 18 tuổi, một cô bé còn ngây thơ, còn đang đăm chiêu, suy nghĩ tại sao mình lại ở đây?

 Và giờ đây, khi tôi đã quá quen thuộc với không khí nơi đây, chất sống mà con người nơi đây hàng ngày vẫn thực hiện, tôi hiểu giá trị của hiện tại hơn bao giờ hết

Rời khỏi ghế nhà trường tôi bước vào giảng đường Đại học, và Đại học Duy tân là điểm xuất phát mới của tôi.

 Qua 15 năm xây dựng và phát triển, Đại học Duy Tân đã tuyển sinh được 15 khóa với trên 30.000 sinh viên, 9.000 học sinh trung cấp chuyên nghiệp. Với 11 khóa tốt nghiệp, Đại học Duy Tân đã cung ứng cho thị trường lao động hơn 10.000 kĩ sư, cử nhân. Đây là nguồn nhân lực khá dồi dào và có trình độ, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng lao động ở Việt Nam. Cho đến nay, hầu hết sinh viên Duy Tân ra trường đã tìm được việc làm, lực lượng này đã đóng góp đáng kể vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở miền Trung nói riêng và phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung. Nhiều sinh viên Duy Tân đã trở thành những kĩ sư, những nhà quản lý giỏi, các doanh nhân thành đạt. Song song với công tác đào tạo, công tác nghiên cứu ở Đại học Duy Tân cũng rất phát triển và cho ra đời những sản phẩm có chất lượng và mang tính ứng dụng như: Phần mềm chấm công và quản lý nhân sự, thư viện, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính …

Với phương châm: “Bản lĩnh Việt Nam, Đổi mới, Sáng tạo, Vươn tới những tầm cao!”, Đại học Duy Tân đã xây dựng được nhiều cơ sở đào tạo và làm việc khang trang, hiện đại góp phần tô điểm thêm cho vẻ đẹp của thành phố Đà Nẵng. Duy Tân đã tạo ra hàng nghìn việc làm trong các lĩnh vực như dịch vụ sách báo, ăn uống, cho thuê nhà…. giúp thành phố giải quyết đáng kể số lao động thất nghiệp, giúp các hộ dân ở gần Trường kiếm thêm nguồn thu nhập. Hằng năm, Đại học Duy Tân còn thực hiện nghĩa vụ đóng thuế cho nhà nước, tính đến nay trường đã góp vào ngân sách trên 14 tỷ đồng.

Đại học Duy Tân còn là một đơn vị luôn quan tâm đến vấn đề công tác xã hội. Trường tự nguyện thực hiện những chính sách ưu tiên đối với các đối tượng là con em của gia đình thương binh –liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa… Hàng năm, trường còn tổ chức trao học bổng cho các em học sinh nghèo vượt khó ở các tỉnh miền Trung, kết hợp với Bách khoa Singapore xây dựng phòng đọc sách cho trẻ em Làng hi vọng (Đà Nẵng)… đóng góp về những mặt này cho đến nay đã trên 2 tỷ đồng. Ngoài ra, thông qua hoạt động Đoàn, sinh viên Duy Tân còn tích cực tham gia các phong trào “Mùa hè xanh”, “Hiến máu nhân đạo”, các phong trào văn nghệ, thể dục thể thao do nhà trường, thành phố tổ chức.

Ngoài ra tôi còn được biết ở đây môi trường học tập năng động và hiện đại đang chờ đón và thử thách các bạn sinh viên ham học hỏi từ mọi miền đất nước tại đại học Duy Tân!

Chất lượng đào tạo luôn luôn là một mục tiêu tối trọng của Duy Tân. Vì lý do này, lãnh đạo trường đã không ngừng đầu tư, tạo ra nhiều điều kiện tối ưu cho công tác dạy và học:
Môi trường học tập thân thiện và an ninh, ngay tại trung tâm thành phố Đà Nẵng: thuận tiện hơn các trường trong cùng địa bàn như đại học Bách Khoa Đà Nẵng, đại học Sư Phạm Đà Nẵng, đại học Kinh Tế Đà Nẵng, hay trường Cao Đẳng Công Nghệ Đà Nẵng (trực thuộc đại học Đà Nẵng).


Nhiều chính sách ưu đãi cho sinh viên về miễn giảm học phí (từ 15% đến 100% tùy hình thức chính sách), cấp phát học bổng (hơn 100 suất), và hỗ trợ việc làm (quan hệ với trên 200 doanh nghiệp, bản thân Duy Tân cũng là một nhà tuyển dụng lớn cho các công ty vệ tinh của trường).


Phương pháp dạy và học tiên tiến và không ngừng cải thiện: dưới sự cố vấn và hỗ trợ của phần đông các giáo sư người Việt tại các đại học hàng đầu ở Mỹ (như Harvard, MIT, UC Berkeley, Carnegie Mellon, …)


Cơ sở vật chất đào tạo tiên tiến: hầu hết các cơ sở đào tạo của đại học Duy Tân đều được xây dựng dưới mười năm trở lại đây, mới hơn phần lớn các trường đại học trong cùng địa bàn; phần lớn các phòng học đều gắn máy chiếu, hệ thống âm thanh kỹ thuật số, và thường có máy điều hòa; trường còn có lắp đặt hệ thống Internet băng thông rộng (1-3 Gbps, máy chủ đặt tại Mỹ) và hệ thống Internet không dây phủ sóng toàn trường. Đội ngũ giảng dạy của đại học Duy Tân hầu hết là các giảng viên trẻ, năng động, có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ, tốt nghiệp từ các trường đại học lớn trong và ngoài nước. Tính đến năm 2010, đội ngũ giảng dạy tại đại học Duy Tân lên đến 336 người .Trình độ chung của đội ngũ này gồm 4,2% giảng viên có học hàm giáo sư, Phó giáo sư; 7.3% giảng viên học vị tiến sĩ khoa học và tiến sĩ; 54,4% giảng viên là thạc sĩ và phần lớn số giảng viên còn lại đang theo học cao học. Đội ngũ này có khả năng đáp ứng được yêu cầu đào tạo cho hầu hết các ngành nghề giảng dạy tại đại học Duy Tân.

Đây chính là một môi trường học tập lí tưởng cho những  sinh viên như chúng tôi




 
Các thành viên đã Thank admin vì Bài viết có ích:
05/05/2010 16:05 # 2
pipi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 19/20 (95%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 29
Người thầy của tôi


Trời đã dần sang hè…Những cái nắng oi bức của mùa hè thật khó chịu.Ngoài cửa sổ phòng trọ một số bạn sinh viên đang tránh nắng dưới  bóng cây.Tôi chợt nhớ tới thầy mà trong lòng nuối tiếc…

Năm thứ 2 Đại học,nhà trường có tổ chức cho sinh viên đăng ký tham gia nghiên cứu khoa học.Được cô giáo chủ nhiệm thông báo tôi nhanh nhảu đăng ký tham gia ngay.Hồi đó nhóm tôi có 5 người,đề tài của chúng tôi được Khoa xét duyệt và phân giáo viên hướng dẫn.Ngày ấy thầy Tranh được phân công hướng dẫn nhóm chúng tôi.Vì là lần đầu tiên làm nghiên cứu khoa học,nên tất cả chúng tôi ai cũng bở ngỡ và lo sợ.Chủ nhật năm ấy,cả bọn chúng tôi đạp xe xuống nhà thầy.Vì nhà thầy khá xa nên khi đạp xe tới nơi cả bọn đều mệt lã người.

Lần đầu gặp thầy,trông vẻ mặt rám nắng nghiêm khắc của thầy làm chúng tôi ai cũng sợ.Bước vào nhà,nhìn thấy chúng tôi ước đẫm mồ hôi.Thầy đã vội vã mang chiếc quạt từ bàn làm việc của mình ra quạt mát cho chúng tôi.Và rồi thầy trò chúng tôi bắt đầu làm quen nhau.Nhìn thầy có vẻ nghiêm khắc nhưng khi trò chuyện chúng tôi cảm nhận được sự gần gũi từ thầy.Giọng nói của thầy nồng ấm và thanh cao lắm.Đến giờ mỗi khi nghe thầy giảng bài ở lớp bên cạnh,là tôi có thể đoán ra ngay là thầy.Đề tài của nhóm chúng tôi làm về “phát triển kinh tế rừng ở huyện Nam Giang-Tỉnh Quảng Nam”.Vì địa bàn nghiên cứu của nhóm ở khá xa nên gây khó khăn cho nhóm trong quá trình đi thực tế.Cả nhóm 5 đứa mà không có đứa nào có chiếc xe máy.Vì ở đây không có chuyến xe lên đó,còn thuê xe thì kinh phí không cho phép.Thế rồi chúng tôi không biết làm sao… Nhưng thật may vào một buổi chiều nọ,khi cả nhóm đang ngồi hoàn thành đề cương chi tiết.Bỗng chuông điện thoại của Nguyên(nhóm trưởng) vang lên,thì ra đó là thầy.Nghe xong điện thoại,vẻ mặt Nguyên có vẻ buồn.Nhưng sau đó Nguyên đã thét lên thật to vì sung sướng.Cả nhóm tò mò thì Nguyên thông báo,thứ 6 tuần này thầy sẽ thuê xe và đi thực tế cùng cả nhóm.Ai cũng vui mừng vì nổi lo lâu nay đã được giải thoát.Sáng thứ 6 hôm ấy,cả nhóm tập trung từ rất sớm trước cổng trường để chờ thầy đến đón.Và rồi 6h30 thầy có mặt,cả nhóm lên xe và chuyến thực tế đầy thú vị bắt đầu.Đường đi lên Nam Giang xa xôi và hiểm trở lắm,có nhiều khúc quanh thật nguy hiểm,nhưng được đi với thầy chúng tôi cảm thấy an tâm hơn.8h30 chúng tôi có mặt ở UBND huyện,không khí thật căng thẳng vì đây là lần đầu chúng tôi làm việc với 1 cơ quan nhà nước như thế này.Nhưng cũng rất may vì chúng tôi đã có thầy bên cạnh,trên đường đi thầy cũng đã dặn dò kỹ lưỡng mọi việc.Làm việc ở huyện xong,chúng tôi tiếp tục lên đường đi thực tế ở 1 số Xã.Trưa hôm đó đã hơn 12h,cả thầy và trò đều mệt và đói bụng.Nhưng vì thời gian không cho phép,và phải làm việc ở 1 số nơi nửa cho kịp thời gian,nên thầy trò đành nhịn đói để làm cho xong.Nhìn thầy ước đẫm mồ hôi và mệt,vì phải đi 1 đoạn đường xa.Chúng tôi càng thấy biết ơn thầy biết bao…Xong mọi việc,lúc đó đã là 13h30 thầy trò chúng tôi mới bắt đầu đi nghĩ ngơi và ăn uống.Trời đã nắng nóng,lại thêm sự oi bức của núi rừng Nam Giang làm không khí trở nên nóng hơn.

Ăn trưa xong,cả nhóm ngồi chụp hình và nói chuyện,còn thầy đã sang chiếc võng kế bên và ngã lưng ở đó.Vừa nằm xuống,thầy đã chìm ngay vào giấc ngủ.Có lẽ thầy quá mệt vì chuyến đi,chúng tôi đã dừng cuộc nói chuyện để dành sự yên lặng cho thầy.2h30 thầy trò chúng tôi bắt đầu về lại Đà Nẵng.Kết thúc chuyến đi thú vị và đầy vất vả này,nghĩ lại tôi cảm thấy biết ơn thầy nhiều lắm.Thầy đã không ngại vất vả,đã theo sát,hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình làm đề tài.Giúp chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ mà nhà trường đã đề ra.

Rồi ngày qua ngày,chúng tôi hồi hợp trông chờ kết quả.Thế rồi,một ngày nọ tôi nhận được tin từ Nguyên.Nguyên nói trong vẻ u buồn và tiếc nuối.Đề tài của nhóm mình chỉ được loại khá của trường thôi.Tôi chạy xe về nhà trong nước mắt và sự tiếc nuối.Tôi cảm thấy hối hận vì đã không đền đáp được công ơn và sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy.Thầy ơi…Chúng em xin lỗi.



SVTH : Trần Quang Luân
Lớp : K13QTC1
ĐT:0985914181

 



Tình yêu là những hạt cát và ta sẽ là bàn tay. Nếu nắm chặt, cát sẽ lọt qua kẽ tay và rơi xuống. Nhưng nếu nắm hờ cát sẽ theo gió bay xa.  Cát không biết nói nhưng nếu cát rơi hãy nhặt lên và nắm lại.

 
Các thành viên đã Thank pipi vì Bài viết có ích:
05/05/2010 22:05 # 3
valentdn
Cấp độ: 31 - Kỹ năng: 32

Kinh nghiệm: 40/310 (13%)
Kĩ năng: 294/320 (92%)
Ngày gia nhập: 09/12/2009
Bài gởi: 4690
Được cảm ơn: 5254
Phản hồi: Bài dự thi Viết về trường ĐH Duy Tân nộp ở đây!


 

Bài dự thi viết về Đại học Duy Tân


Sau khi biết được điểm thi Đại học của mình.Tôi đã rất buồn và tuyệt vọng khi biết rằng:điểm thi Đại học của tôi đã không đủ để trúng tuyển nguyện vọng một vào trường Đại học sư phạm Đà Nẵng.Tôi hoang mang và thật sự không biết:”Bây giờ mình có nên nộp phiếu báo điểm vào trường Đại học Duy Tân hay không,bởi vì từ khi học lớp 10,tôi đã có một mơ ước:Sau này sẽ trở thành một giáo viên dạy hoá.Nếu bây giờ học thì chắc năm sau sẽ khó có thể thi lại Đại học được.”.Thế nhưng,nhờ có sự định hướng của gia đình và một số thông tin của người thân.Tôi đã quyết định theo học ngành Kế toán của trường Đại học Duy Tân.

Thời gian đầu,tôi thật sự cảm thấy rất là chán nản và luôn nghĩ rằng:”Cố gắng theo học trường Đại học Duy Tân cho ba má vui lòng rồi năm sau mình sẽ thi lại”.Trong những ngày đầu làm quen với lớp,Tôi đã xung phong và được làm Bí thư của lớp K15KCD4.Tôi đã được quen biết với rất nhiều bạn và nhờ vậy mà tôi đã đỡ buồn chán hơn,mỗi khi lên giảng đường.

Theo thời khoá biểu,sáng thứ bảy lớp tôi bắt đầu học môn “Nói và trình bày tiếng Việt”.Đúng 7giờ sáng,một cô giảng viên bước vào lớp.Sau phần làm quen và giao lưu của cô với lớp ,tôi nhận ra cô là người miền Bắc.Và rồi buổi học đầu tiên trôi qua một cách bình thường.Buổi học thứ hai,Tôi thấy cô có vẻ rất khó tính và nghiêm khắc.Mỗi lần lớp ồn cô lại ngưng giọng và chỉ chờ đến khi nào lớp hết ồn thì cô lại giảng tiếp.Trong lúc đó,tôi đã suy nghĩ rằng:”Liệu mình có thể học được môn này tốt không nhỉ?”.Sau buổi học,tôi ra về và thầm suy nghĩ: “Tại sao phải học cái môn tiếng Việt đó chứ?”.Tôi đã kể cho những người bạn cũ của mình và tất nhiên ai cũng có suy nghĩ giống với tôi.Buổi học thứ 3,Tôi cảm thấy rất run và lo lắng khi cô nói với cả lớp:”Chuẩn bị mỗi em lên đứng trước lớp để giới thiệu về bản thân trong 5 đến 10 phút.”.Thấy các bạn,ai cũng giới thiệu về bản thân rất hay và tôi càng cảm thấy lo lắng hơn khi biết gần đến tên mình.Thế rồi,giọng cô vang lên:”Nguyễn Thanh Thanh”.Tôi bước lên trước lớp.Lúc đầu đứng trước lớp,chân tay tôi cứ run run,nhưng chẳng hiểu sao càng về sau tôi đã lấy lại bình tĩnh và nói ra hết tất cả những ước mơ,sở thích cũng như những lý do khi theo học trường Đại học Duy Tân.

Tôi còn nhớ rất rõ,sau khi nghe bài giới thiệu về bản thân của tôi.Cô đã hỏi tôi một câu hỏi mà có lẻ suốt cuộc đời này,tôi sẽ không bao giờ quên đựơc:”Em hiểu thể nào là EQ và IQ”.Mặc dù là một người đam mê nghiên cứu về các lĩnh vực tự nhiên.Nhưng tôi chỉ biết được định nghĩa về IQ.Còn hai chữ EQ tôi cảm thấy rất mơ hồ và thật sự không biết đó là gì.Tôi trả lời cô:”Thưa cô,em chỉ có thể biết IQ là một chỉ số được sử dụng để diễn tả sự thông minh còn EQ thì em chưa được biết đến.”.Cô cười và giải thích cho tôi hiểu: “EQ là thước đo độ thông minh về cảm xúc, hoặc khả năng kết hợp việc sử dụng cả cảm xúc lẫn các kỹ năng xuất phát từ kinh nghiệm trong cuộc sống. Thông minh cảm xúc gồm có nhưng không chỉ giới hạn ở sự thấu cảm, trực giác, sức sáng tạo, sự năng động, kiên cường, khả năng chiến đấu, cân bằng áp lực, khả năng lãnh đạo, tính chính trực, sự xác thực, khả năng suy nghĩ và liên kết con người.Một người có EQ cao sẽ luôn được mọi người quý mến.Và em hãy quan sát những những người xung quanh mình xem ai có EQ cao nhất và thử xem có phải họ đang rất thành công hay không?”.Sau câu nói:”Cảm ơn bài giới thiệu của em.”Tôi về chỗ ngồi và bắt đầu cảm thấy yêu thích môn học này.Tối hôm đó,tôi nằm suy nghĩ:”Nếu như mình không học trường Đại học Duy Tân,thì có lẽ bây giờ mình đã không thể mạnh dạng đứng nói trước đám đông và càng không hiểu hơn về chỉ số EQ của con người.Những buổi học sau,tôi đã có thể mạnh dạng hơn mỗi khi lên đứng trước lớp thuyết trình và luôn căn nhắc bản thân:”phải biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân,luôn mỉm cười,hoà đồng và thân thiện với mọi người”.Cuối học kỳ một,Tôi được biết điểm môn “Nói và trình bày tiếng Việt” của tôi được 10 phẩy.Tôi đã kể với gia đình của mình về điều này,cả nhà ai cũng cảm thấy vui và tôi càng cảm thấy vui hơn vì kể từ bây giờ,tôi đã có thể mạnh dạng nói trước đám đông.

Học kỳ hai,Một điều gì đó như một sự trùng hợp.Cô lại dạy lớp chúng tôi môn “Viết tiếng Việt”,một môn có thể nói là khó.Ông bà ta nói đúng thật:”Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam”.Tôi cảm thấy thật là khó khăn khi viết một văn bản hành chính.Nỗi buồn chán lại đến với tôi,Trong một phút lơ là ngồi nói chuyện với nhỏ bạn kế bên.Cô đã hỏi lớp trưởng:”Ai là Bí thư lớp mình?”.Nhỏ lớp trưởng đã thúc tay tôi và tôi dường như chợt hiểu ra là cô đang nhắc khéo mình.Rồi cô dừng bài giảng lại và nói:”Ngày xưa,khi ra chiến trận người ta vẫn thường nhắm vị tướng quân mà đánh.Nếu vị tướng quân đó không tốt,không làm gương cho các binh sĩ thì chắc chắn các binh sĩ cũng sẽ không noi theo.Chính vì thế,người đứng đầu một tập thể phải luôn gương mẫu và làm một tấm gương sáng cho cả lớp nhìn vào mà noi theo.”.

Sau khi nghe câu nói của cô,Tôi chợt thầm hiểu ra và cảm thấy ngượng ngùng.Tối hôm đó,tôi đã không ngủ được và chỉ muốn được gặp riêng cô để xin lỗi cô về chuyện lúc sáng.Tôi đã chờ đợi đến buổi học môn tiếng Việt của tuần sau.Và rồi buổi học của tuần sau đến,tôi ngại không dám nhìn cô.Nhưng sau khi được cô hỏi một vài câu tôi cảm thấy sự thân thiện giữa cô và tôi lại như trước.Tôi luôn thầm cảm ơn ba mẹ và những người thân vì nhờ có sự định hướng đúng của họ,mà bây giờ tôi được biết đến một người cô luôn xem những sinh viên như là những người em trong gia đình.Cho đến bây giờ tôi vẫn đang học môn “Viết tiếng Việt” do cô dạy và tôi cảm thấy những gì cô nói với lớp chúng tôi thật đúng và có ý nghĩa triết lý sống sâu sắc.


Họ và tên:Nguyễn Thanh Thanh
Khoa:Kế toán
Lớp:K15KCD4
Sđt:01675575254



NGUYỄN THANH THANH
Smod "Sinh Viên 360"


Fb: facebook.com/Thanhvalent   Mail: valentdn@gmail.com


 
Các thành viên đã Thank valentdn vì Bài viết có ích:
05/05/2010 23:05 # 4
coixuong
Cấp độ: 16 - Kỹ năng: 17

Kinh nghiệm: 158/160 (99%)
Kĩ năng: 77/170 (45%)
Ngày gia nhập: 08/12/2009
Bài gởi: 1358
Được cảm ơn: 1437
Phản hồi: Bài dự thi Viết về trường ĐH Duy Tân nộp ở đây!


.Đồng phục - nét đẹp riêng của mỗi khoa
Năm tôi học kỳ III là khoa tôi quy định mặc áo đồng phục, tôi thấy có một số vấn đề đáng nói. Trước khi có quyết định chính thức về quy định việc mặc đồng phục của khoa, tôi nghĩ đó là một việc rất  cần thiết. Tại vì tôi thấy cách ăn mặc tự do như từ trước tới giờ của mỗi sinh viên đều khác nhau , nhưng đối với sinh viên thì nên đi học mặt áo sơ mi là lịch sự nhất.Tuy nhiên việc  may đồng phục sẽ gây khó khăn về tài chính cho một số bạn có hoàn cảnh khó khăn. Mỗi cây mỗi hoa mỗi nhà mỗi cảnh chứ đâu phải ai cũng giống ai hết đâu, đó là suy nghĩ của tôi.



Tôi còn nhớ khi học môn anh văn ở 396 Điện Biên Phủ cuối giờ ra về lớp tôi nhận được tờ giấy mẫu đồng phục của khoa do đoàn khoa đưa, nhìn vô tờ giấy mẫu đó tôi không có hứng thú với bộ đồng phục khoa cho lắm. Bởi tôi có rất nhiều lý do, một phần không thích màu đó tí nào. Đồng phục khoa tôi khác với các khoa, không phải nó xấu.
Thế nhưng sau này, khi đã mặc trên mình đồng phục của khoa, tôi lại thấy vui và tự hào. Bộ đồng phục khoa mình quá đẹp J, quá nổi, rất lịch sự. Một số người quen đã từng khen một cách trầm trồ khi tôi mặc nó, đó là sự thật!
Nhưng rồi tôi lại buồn khi thấy cách mặc đồng phục tại khoa mình. Đồng phục này là do sinh viên khoa mình bầu chọn, và chính một số đông trong các bạn đã chọn nó vì cho rằng nó là bộ đẹp nhất, đẹp khi mặc đúng mẫu. Vậy mà sao khi lên trường, tôi thấy không đến 30 % sinh viên khoa mặc đúng đồng phục theo mẫu. Các bạn nghĩ bây giờ mẫu đó không đẹp nữa, hay là một lý do gì mà để bạn chán đồng phục như vậy.Chẳng lẽ các bạn thay đổi suy nghĩ nhanh vậy? Hay ta nên thay một bộ đồng phục khác?
Theo quan sát của tôi,   các bạn sinh viên nam thì khi mặc đồng phục không thắt caravat và mặc áo ghile khi mặc đồng phục, chỉ vài người trong số đó là mặc đúng kiểu. Còn về sinh viên nữ thì tình hình cũng như vậy. Tôi cũng biết các bạn có nhiều lý do giống lớp của tôi.
Khi bí thư lớp tôi phát nơ cho nữ thì không ai nhận cả,bởi mẫu nơ trong tờ giấy rất đẹp nhưng khi nhận nó thật sự làm bọn tôi thất vọng vô cùng. Đối với khóa K13KCD của bọn tôi nếu như nói tới việc mặc đồng phục thì chỉ tình trên đầu móng tay số buổi mà bọn tôi được mặc mà thôi, thật là buồn. Còn đối với các khóa sau họ có nghĩ như bọn tôi không? hay là cũng không muốn mặc đồng phục của khoa mình, khoa tôi mặc đồng phục vào thứ 5 hằng tuần nhưng thật sự chỉ có mấy người đúng quy định..
          
Theo  tôi, thì mặc đồng phục  cũng không đến nỗi cực hình lắm.. Vì một  tuần thì cũng chỉ mặc một buổi. Nhưng thật sự, khi mặc đồng phục , cảm thấy mình trưởng thành hơn, chững chạc hơn rất nhiều
Nhưng chỉ cần 1 chút cố gắng thôi, để thay vào đó, bạn cảm nhận được sự đoàn kết, sự đồng nhất của tập thể các bạn khi ai cũng mặc đồng phục...! sẽ tự hào lắm chứ khi đó là đồng phục của khoa kế toán ...
Một  tuần khoa  chỉ mong mỏi chúng ta mặc đồng phục  có một  lần, để làm gì, để cho mọi người thấy chúng ta là ai, học khoa nào, để tạo nên cái gọi là đặc trưng của khoa, để mọi người khác nhìn vô, thấy ngay, mà thử hỏi các bạn khi đi học mà thấy tất cả mọi người cùng một  màu áo, cùng mặc đồng phục thì có thấy thích không , có thấy đoàn kết không? Có thấy vui không? Ý nghĩa của đồng phục là vậy đó các bạn, nghiêm túc, bình đẳng và tạo sự đoàn kết, thân thiện.
bản thân mình, mình nghĩ khi khoa  nhìn thấy chúng ta nghiêm túc và chỉnh chu như vậy, khoa  cũng vui và hãnh diện vì sinh viên khoa kế toán thật là ngoan.
Khi các bạn đã không  quên mặc đồng phục  mà không  cố gắng hòa hợp với nó thì mãi mãi nó là nỗi ám ảnh của các bạn, mãi mãi nó sẽ luôn làm bạn thấy bất tiện và khó chịu, giờ đổi lại không mặc đồng phục khoa  mà mặc đồng phục trường (vì quy định của trường là thứ 2 mặc đồng phục trường )thì các bạn vẫn có cớ để thoái thác không  mặc mà thôi, vì chúng ta vốn dĩ đã không  tạo cho mình cái gọi là "qui tắc" cho bản thân, các bạn dễ dãi với bản thân quá, cứ có cái gì một  chút bất tiện là la oai oái đòi bỏ, đòi dẹp, rồi sau này khi đi làm, gặp một  mớ các qui tắc ăn mặc và ứng xử, các bạn sẽ thấy choáng và lại khó chịu ngay..
Kỳ vừa rồi lớp tôi học hình như mặc đồng phục đúng hai bữa, giờ chuẩn bị ra trường rồi có muôn mặc cũng không được mặc nữa!
- Nếu số đông các bạn thấy kiểu đồng phục này không đẹp nữa và không thể mặc đúng cách được thì nên kiến nghị khoa  thay kiểu đồng phục khác đi.
Riêng tôi, tôi thấy kiểu này rất đẹp và chuyên nghiệp. Tôi tự hào về đồng phục của khoa tôi.

DP.jpg picture by coixuongk13
 
Họ và tên : Lê Thị Cẩm Vi
Khoa: Kế toán
Lớp: K13KCD5
Phone: 0905093865




 
Các thành viên đã Thank coixuong vì Bài viết có ích:
06/05/2010 07:05 # 5
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Khi nhắc đến Đại học Duy Tân


Nguyễn Thị Hoài My

Lớp K13-Việt Nam Học

MSSV: 132727727

ĐT : 0934 943 067


Xin chào tất cả các bạn !

 

Có lẽ câu chuyện tôi sắp kể cho các bạn nghe sau đây sẽ rất khó tin nhưng đó lại hoàn toàn là sự thật

 

Khi nhắc đênd Đại Học dân lập Duy Tân thì ngưới ta không chỉ nghĩ đến cơ sở vật chất tiện nghi mà còn nhắc đến số lượng sinh viên của trường nữa. Nhưng một điều ít ai ngờ rằng có một lớp chỉ 7 sinh viên. Chắc các bạn rất bất ngờ phải không? Lớp có 7 sinh viên mà tôi đang nói đến là lớp K13 - Việt Nam học thuộc khoa KHXHNV và tôi là 1 trong 7 sinh viên dó. Ban đầu thì số lưọng có khá hơn nhưng vì lý do khác nhau nên bây giờ chỉ còn 7 sinh viên.

 

Quả thật để duy trì một lớp với số lượng sinh viên quá ít như vậy là một vấn đề nan giải cho cả người học và người dạy. Trong suốt gần 3 năm vừa qua không chỉ  sinh viên của lớp tôi nổ lực hết mình mà đó còn là sự cố gắng, quan tâm cuả khoa cũng như ban lãnh đạo trường. 7 đứa chúng tôi phải đấu tranh tư tưởng mỗi ngày để động viên nhau cùng cố gắng học hành. Do đó 7 đứa nên lớp rất gắn bó với nhau, đi đâu cũng đi chung, có gì cũng tâm sự vói nhau. Mặt dù, đôi lúc cũng có những hiềm kích, cãi vã nhưng chính những lúc đó là lúc mỗi đứa hiểu về nhau nhiều hơn. Nhiều lúc  đứa ngồi lại tâm sư với nhau rằng: “sau biết lớp mình sau này học chuyên ngành thì như thế nào đây ? ”  ”lớp mình có bị giải tán không? ”... Rấtt rất nhiều câu hỏi được đặt ra, càn nghĩ càng thấy lo, lo cho tương lai, sao mà thấy mịt mờ quá!!! Và lớp cũng nhiều lần xuống khoa để hỏi nhưng câu trả lời thì vẫn là một câu hỏi. Có lần chúng tôi nghe tin rằng là sẽ gởi lên trường ĐH Sư Phạm Đà Nẵng để dào tạo. Và chúng tôi lại càng lo vì chương trình đào tạo. Và chúng tôi lại càng lo vì chương trình đào tạo cũng như hoạt động của từng trường khác nhau. Chúng tôi sợ cái cảnh “đem con bỏ chợ ” . Thế là 7 đứa lại nhôn nhao, kéo lên văn phòng khoa hỏi xem chuyện đó có thật không ?Cuối cùng chúng tôi nhận đựơc một câu trả lời có thể nói rất yên lòng “ Nhà trường đã tuyển sinh thì sẽ có trách nhiệm đào tạo, không gởi đi đâu hết...” Chính từ những câu nói đó đã tếp thêm 1 nguồn động viên để 7 đứa chúng tôi cố gắng hơn. Và đã xoá được những định kiến trong tôi về trường Duy Tân và làm chúng tôi thêm phần tự hào khi nói mình là sinh viên của trường Đại Học Duy Tân, không còn phải ngượng ngùng, xấu hổ khi đó có ai hỏi “con học trường Đại Học nào vậy ?”

 

7 đứa học 1 lớp không phải lúc nào cũng là 1 điều bất hạnh đâu. Lớp tôi có 7 đứa nên được các thầy cô trong cũng như ngoài khoa rất quan tâm và luôn tào điều kiện tốt trong việc học tập. Hồi năm 1 và năm 2 lớp chúng tôi đặc biệt không ưa thầy giáo vụ khoa 1 tí nào hết. Nhưng không biết răng dạo này lớp chúng tôi rất hay nói chuyện với thầy, cứ có việc gì liên quan đến học hành là xuống hỏi thăm thầy, thầy luôn luôn trả lời một cách đầy đủ và còn hay cười nữa và còn quan tâm đến lớp một cách đặc biệt. Có lẽ lớp đặc biệt nên được quan tâm đặc biệt chăng ? Nhiều lúc rãnh thầy còn mời cả lớp đi uống nước. Chính từ điều này đã làm cho tôi và những thành viên của K13 VNH luôn hi vọng và tin tưởng rằng mình luôn được quan tâm và thầy cô luôn giúp đỡ mình rất nhiều.

 

Với gần 3 năm Đại học thì có rất nhiều điều dáng nói nhưng đối với tôi 3 năm vùa qua tôi không chỉ nhận được những giá trị nhân văn, những tình cảm tốt đẹp giữa con người với con nhau. Điều tôi cảm thấy đáng quí mà tôi đã được học tại trường Duy Tân đó chính là sự thân thiện và những tình cảm đáng quí giữa người với người. Đó là một nhân tố để con người ta lạc quan và tin vào cuộc sống hơn. Có lẽ  không có 1 cái gì là hoàn hảo hết nhưng chúng ta nên nhìn vào những cái tốt để làm cho cuộc sống này tươi đẹp hơn




 
Các thành viên đã Thank admin vì Bài viết có ích:
06/05/2010 07:05 # 6
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Những ngày đầu tiên bước vào chân giảng đường đại học ...


Thi trượt Đại Học là sự thất bại lớn nhất trong cuộc đời học sinh của tôi, vì cả 2 lần thi tôi chỉ thi vào sư phạm Sử nhưng cả 2 lần thi tôi đều thiếu mất 0,5 điểm.Thời gian đó tôi đã rất buồn và thất vọng về bản thân nhưng tôi chỉ cố an ủi mình rằng “chắc mình không có duyên với nghề sư phạm nên mới thế”.Trong thời gian đó tôi cũng đã nghe nói rất nhiều về trường Đại Học Duy Tân, đây là ngôi trường tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung.Trường Đại học Duy Tân đã có chặng đường phát triển 13 năm và trường có rất nhiều nghành học.Lúc đó tôi đã nghĩ “hay là mình nộp hồ sơ nguyện vọng 2 vào trường này nhỉ ?”. Nói là làm nên tôi đã hỏi ý kiến của gia đình ,bạn bè và thầy cô.Mọi người cũng đã đưa ra rất nhiều ý kiến cho tôi tham khảo,có những ý kiến khuyên tôi nên nộp nguyện vọng 2 vào trường nhưng cũng có ý kiến ngăn cản tôi.Và cuối cùng sự lựa chọn thuộc về tôi, lúc đó tôi đã quyết định mặc kệ những lời can ngăn tôi đã quyết tâm theo học thì sau này dù có chuyện gì tôi cũng chấp nhận.Khi đó tôi đã nộp vào nghành “Quản trị Du lịch và Khách sạn”, nghành mà hiện tại tôi đang theo học.

 

 Những ngày đầu tiên bước chân vào giảng đường Đại Học là những ngày đầy khó khăn,lạ lẫm đối với một học sinh vùng tỉnh lẻ như tôi khi đó. Mỗi ngày đi qua đều để lại trong tôi nhiều ấn tượng khó quên.Trong lớp tôi có rất nhiều bạn đến từ những tỉnh-thành phố khác nhau, mỗi người có giọng nói riêng của từng vùng và những hoàn cảnh khác nhau .Có lẽ, chính vì điều đó đã làm cho chúng tôi mất tự tin khi phát biểu trước lớp vì ai cũng có tâm lý “nói ra sợ bạn cười”. Nhất là bản thân tôi rất sợ điều đó vì tôi quê ở Quảng Trị, một vùng quê “gió Lào cát trắng”, “Đặc sản nghĩa trang- Xài sang gió ngoại”. Nhưng có lẽ nhắc đến quê tôi các bạn sinh viên các khóa trước thường đùa “Giọng Quảng Trị nặng như búa”. Thời gian đầu thì tôi ngại và sợ thật nhưng khi dã quen với các bạn trong lớp,và nhất là sau khi học xong môn “Nói Tiếng Việt”. Giờ tôi hoàn toàn tự tin khi phát biểu trước lớp chứ không như trước.

 

                                                   

                                         cơ sở trường Đại học Duy Tân ở Phan Thanh

 

Ấn tượng lớn nhất của tôi về trường là cơ sở vật chất kĩ thuật rất hiện đại và tiện nghi. Một tòa nhà cao 12 tầng và có rất nhiều lớp học. Mỗi lớp học đều được trang bị máy quạt,máy điều hòa,máy chiếu hiện đại……..Nhất là phòng thực hành máy vi tinh thì càng hiện đạ hơn.Những dàn máy vi tính màn hình phẳng, mỏng, gọn nhẹ,những chiếc ghế ngồi tiện nghi. Tất cả đều được sử dụng cho việc học tập của sinh viên,lúc đó tôi đã nghĩ “Điều kiện học tập thật tuyệt vời, mình phải có gắng tận dụng tất cả những điều kiện này cho học tập của mình mới được”. Từ cái ấn tượng ban đầu đó đã có tác động rất lớn đối  với việc học của tôi sau này

 

Hầu hết tất cả mọi người khi nhắc đến sinh viên Đại Học Duy Tân điều đầu tiên mà họ nghĩ đến là “Sinh viên đại gia”. Tôi cũng không rõ câu cửa miệng trên có từ khi nào nhưng chỉ biết rằng mọi người luôn cho rằng muốn theo học trường đại học Duy Tân thì gia đình cũng phải có điều kiện mới trang trải nỗi tiền học phí và tiền ăn ở. Tôi cũng đồng ý với ý kiến đó vì sự thật là như thế và không ai có thể phủ nhận được điều đó. Nếu ai đó không tin thì bạn thử một lần “ghé” qua sân trường Đại học Duy Tân ở cơ sở Quang Trung hoặc Phan Thanh là sẽ rõ điều đó.Trong bãi giữ xe toàn xe máy ,xe tay ga chứ xe đạp thì rất ít. Nếu đem so sánh sinh viên Duy Tân với các sinh viên  trường nào khác thì bạn phải công nhận rằng đa phần sinh viên Duy Tân có điều kiện hơn. Nói vậy không có nghĩa là sinh viên Duy Tân chúng ta thụ động và phụ thuộc mà ngược lại theo tôi cảm nhận thì sinh viên Duy Tân rất năng động, nhiệt tình và tự lập. Đa phần các bạn sinh viên đều ý thức được trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của mình đối với tập thể, nhà trường mà nhất là đối tương lai của bản thân mình. Có được điều  đó một phần là họ ý thức được rằng “mình là Sinh viên trường tư nên sau này sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm” và số tiền học phí mà mình bỏ ra là không nhỏ. Nhờ vậy mà Sinh viên Duy Tân luôn cố gắng học tập không chỉ là những kiến thức trên giảng đường mà còn cả những kiến thức, kĩ năng ngoài xã hội. Kiến thức tiếp thu trên giảng đường là những kiến thức có được từ những bài giảng của thầy cô, từ việc tự học, nghiên cứu của sinh viên. Những kiến thức đó rất cần thiết cho công việc sau này. Nhưng kiến thức xã hội, các "kĩ năng mềm”là kiến thức “đủ” cho việc giao tiếp tốt và sự thăng tiến nghề nghiệp sau này của sinh viên.

 

Sinh viên Duy Tân luôn chứng tỏ vị trí, vai trò của mình là không thua kém gì Sinh viên của các trường bạn. Sinh viên Duy Tân luôn thực hiện câu khẩu hiệu của trường đã đề ra “Bản lĩnh Việt Nam đổi mới, sáng tạo, vươn tới những tầm cao”. Điều đó được thể hiện  trước ở những hoạt động mà Đoàn trường tổ chức trong các chương trình như: chiến dịch tình nguyện “Mùa hè xanh”;tham gia liveshow “Rung chuông vàng”;chiến dịch “Hiến máu nhân đạo”hay chương trình “Tiếp sức mùa thi”...Mỗi chương trình kể trên đều thu hút đông đảo các bạn Sinh viên tham gia và kết quả mang lại rất có ý nghĩa rất lớn cho nhà trường và xã hội. Mặt khác,hằng năm từ mái trường này đã đào tạo ra hàng nghìn sinh viên đáp ứng nhu cầu lao động của nhân lực cho Đất nước. Trong  số những sinh viên ra trường có khá nhiều sinh viên tốt nghiệp với bằng khá - giỏi và được giữ lại trường hoặc được các công ty mời về làm việc. Có thể lấy dẫn chứng đơn giản ở trong khoa Du lịch của tôi có rất nhiều Giảng viên được giữ lại giảng dạy và tiếp tục học lên thạc sĩ, tiến sĩ như: Thầy Lê Hồng Vương; Cô Bùi Thị Tiến.......




 
Các thành viên đã Thank admin vì Bài viết có ích:
06/05/2010 07:05 # 7
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
"Ký ức vụn"


Sv thực hiện   : Phạm Thị Phương.

Lớp  : K14DCD3.

Số  điện thoại   : 0906434014.

Email  : daclo125@yahoo.com. 


KÍ ỨC VỤN”

“Hên xui”, câu mở đường cho những tên “ham chơi lơi lỏng h ọc như tooitrong mùa thi đại học căng thẳng như thế này!Và cũng vì “xui nhiều hơn hên” nên tôi dừng chân tại đại học Duy Tân. Đây là ngôi trường khét tiếng với những bậc anh chị ăn chơi sành điệu!

Trường Duy Tân nhìn từ bên ngoài khá rộng, xung quanh trường thì sầm uất với những quán vỉa hè 24/24…nhìn cũng vui mắt! Và bỗng dưng trong tôi dâng trào một cảm xúc khó tả, một điều gì đó từ  ngôi trường này và một điều gì đó vào tương lai của chính bản thân tôi! Tôi đã là sinh viên năm một của trường đại học Duy Tân, tất nhiên là sau khi qua những vòng sơ tuyển như: nộp khoản học phí, nộp hồ sơ, đoàn viên…Ngày đầu tiên nhận lớp,có cô giáo, có bạn bè  nhưng với tôi thì hoàn toàn xa lạ.Thành phố Đà Nẵng, con người thì không hề xa lạ nhưng có lẽ đây là lần đầu tôi vào trường có nhiều người và họ đến từ nhiều nơi đến như thế này!

Tôi đã có bạn! Lúc đầu thì tôi không nghĩ mình sẽ làm bạn với một cô gái hiện đại như  cô bạn ấy đâu, bởi tôi thuộc típ người cổ điển mà! Và đúng là chữ “ngờ”  đã đến với tôi thật,tôi và cô bạn sau một lúc nói chuyện thì dễ dàng kết bạn và  bây giờ chúng tôi là bạn thân, nhưng tôi vẫn  “quần jean áo pull”, còn cô ấy vẫn “model thời thượng”. Sau đó chúng tôi kết nạp thêm hai thành viên nữa và chúng tôi thành nhóm bạn! Ngây ngô và  hòa đồng, “tứ ca bốn cô nương”khá  nghịch ngợm và lì lợm.Và lúc nào bốn cô  nương cũng là “những nghệ sĩ nhân dân”  đến muộn nhất lớp, kèm theo là những tiếng giày dép lốc cốc làm náo động cả một không gian lớp.

Là những sinh viên mới vào trường, dù còn nhiều bỡ ngỡ  nhưng chúng tôi nhanh chóng thích ứng với môi trường mới này.Thầy cô, trường lớp, cách dạy đều khác trường cũ nhưng chỉ có “thứ ba học trò…”  là vẫn không hề thay đổi! “Ông địa”  là “biệt danh ưu tú” mà lớp chúng tôi đặt cho người giáo viên đang dạy lớp! Cô không có  gì đáng chê trách, mặt khác cô còn dạy rất hay,ăn nói nhỏ nhẹ nhưng chỉ mỗi tội cô  hơi khó tính và khuôn mặt cô hơi giống ông địa nhà em nên biệt danh “ông địa” xuất hiện. Ai cũng biết chỉ mình cô không biết!

Chúng tôi không còn là “four you” nữa bởi một cô  bạn của tôi đi du học bên Úc. Lúc đầu cô  ấy cũng có một chút trục trặc về giấy tờ  nhưng rồi mọi việc lại “thuận buồm xuôi gió”. Chúng tôi muốn gặp mặt cô bạn lần cuối nhưng thật khó bởi có lẽ những lo toan cho một chuyến đi dài là quá nhiều!Không dự tiệc chia tay, chúng tôi chỉ đưa cho cô ấy một tấm ảnh rồi về! Sáng hôm sau, chúng tôi có mặt ở sân bay để đưa tiễn cô bạn, cố gắng cười để tạm biệt, chúng tôi ôm nhau lần cuối rồi cô ấy đi. Nước mắt tự nhiên trào ra, chúng tôi đã khóc thật nhiều!

Cuộc sống cứ vậy, vẫn diễn ra, chúng tôi vẫn phải học và  cũng vẫn phải chơi.Và chúng tôi đi thực tế, chuyến đi đầu tiên khá ấn tượng với  “sân khấu bốn mươi triệu đô la và một MC vui tính” và tát nhiên là không thể nào thiếu  “một đội ngũ thức ăn hùng hậu” tiếp sức . Đúng!Nó là chuyến đi thực tế, bởi những gì chúng tôi học được thực tế hóa và điều quan trọng hơn cả là tình cảm mà  chúng tôi dành cho nhau lúc đó là vô cùng thực! Chúng tôi là một tập thể lớp!

Mùa hè  cũng “ồ ạt” đến rồi cũng “thoăn thoắt”  lại đi! Năm hai khởi động! Chúng tôi sau những ngày hè xa cách rồi cũng gặp lại nhau, cảm xúc  ấy thật là khó tả! Việc học hành trong năm hai này cũng gay gắt hơn, điều này khiến thời gian cũng “tủi thân” mà trôi nhanh hơn! Thoắt cái, chuyến  đi thực tế cũng bắt đầu giai đoạn “khởi  động”. Chuyến đi thực tế lần này chúng tôi  đi xa hơn và đi cũng lâu hơn, chúng tôi đi cùng với một cô giáo khó tính nên cũng không mấy vui. Thời gian vui thật sự là lúc ở tại khách sạn. Phòng tôi náo động cả đêm với những màn trình diễn vô cùng đặc sắc. Màn kịch Võ Đông Sơn và Bạch Thu Hà cho đến màn biểu diễn thời trang đa chất liệu từ mùng mền cho đến áo quần khăn mặt tận dụng tuốt! Và không khí lắng xuống vào lúc mười hai giờ đêm, chương trình “kể  chuyện đêm khuya” bắt đầu với những câu chuyện ma rùng rợn nhất. Cuộc vui kết thúc vào lúc một giờ sáng!

Chúng tôi làm bài tập nhóm. Nhóm có năm bạn nhưng ba chúng tôi làm. Sau thời gian tập trung nghiên cứu căng thẳng, nhóm  đưa ra quyết định: “chết chùm, chết chùm, đại chết chùm!”. Không chỉ vậy mà còn sáng tác ra một câu chuyện “ chết chùm” theo đúng kiểu sinh viên! Lúc bấy giờ ngẫm nghĩ lại tôi mới thấy rằng:sinh viên đúng là có rất nhiều việc để làm, nhiều khi còn nhiều hơn những người đi làm nữa là đằng khác!

Hôm nay thật buồn! Lớp bốn có một bạn bị chất vì tai nạn. Bất ngờ! Toàn cảnh lớp bốn như một mùa  đông rũ rượi! Chúng tôi học chung lớp với lớp bốn nên tin này dù ít hay nhiều cũng khiến chúng tôi chạnh lòng xót xa. Sự sống và cái chết diễn ra quá mong manh, cô bạn cùng lớp mới hôm nào còn cười nói bây giờ chỉ còn là một cánh hoa hồng trắng!Người khóc, kẻ cười, cuộc đời vẫn thế trôi đi!

Hôm nay là  buổi cuối cùng học môn cô, cô nói lời tạm biệt với sinh viên. Học với cô nhiều năm rồi nên cũng hiểu cô chút ít. Cô đanh đá, đôi lúc lại giận hờn vô cớ nữa nhưng cô biết không cũng vì những điều như vậy mà giờ cô  dạy chúng em lúc nào cũng đi học đông đủ đó, cô ạ!Có lẽ là không dược cô dạy nữa nhưng tinh cảm mà sinh viên danh cho cô là  rất nhiều!

Nếu viết một bài về trường mình thì tôi tin rằng không phải sinh viên trường Duy Tân ai cũng làm được! Tôi cũng vậy!Nhưng tôi viết bài này không phải là viết những điều tốt đẹp về ngôi trường mà  tôi đang học mà là vì ở đây, chính ngôi trường này tôi có bạn bè, tôi có thầy cô  và hơn nữa, tôi có kỉ niệm.có lẽ  những gì tôi viết ở đây chỉ là  “kí ức vụn” nhưng “kí ức vụn”  này là tất cả những cảm nhận của tôi về  mái trường này mà có lẽ tôi không bao giờ  có thể tìm thấy được ở bất cứ  nơi đâu trong cuộc đời này!

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn” (Chế Lan Viên)




 
Các thành viên đã Thank admin vì Bài viết có ích:
06/05/2010 07:05 # 8
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Tôi bước chân vào trường Đại học Duy Tân


 LÊ QUANG MẬU

LỚP: K15, VHO

KHOA: XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

SĐT: 0975344122

VIẾT VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN SAU ƯỚC MƠ

 Tôi bước chân vào trường đại học duy tân đến nay đã gần tám tháng, với tôi trong khoảng thời gian đó chưa làm nên một kĩ niệm đẹp, trong tôi chỉ hiện ra ít cảm giác mới lạ, bở ngỡ của một cậu học sinh vừa rời ghế phổ thông, rời vùng quê hẻo lánh để tới một không gian xa lạ. mái trường tôi theo học nằm toạ ngự ở trung tâm thành phố, là một ngôi trường lớn, có tiếng từ lâu, tôi chọn ngôi trường này vì có thể tiếp tục nuôi dưởng ước mơ của tôi, tuy vậy đằng sau những ước mơ, sự tin tưởng với mái trường trong tôi luôn có chút hoài nghi, tôi không biết đó là sự ích kỹ trong tôi, bi quan với những gì đã và đang diển ra với mái trường hay đó chỉ là một sự ngờ vực vô căn cứ.

 Tôi mơ ước nghề báo, đúng thế! Một mơ ước cháy bỏng luôn nung nấu trong tôi từ lúc còn là một cậu học trò nhỏ, với tôi đó cả là một niềm mơ ước, một tương lại cho đời tôi. nhưng hai lần làm sĩ tử đã cho tôi một thất bại cay đắng, tôi bất đầu thấy chán chường với cuộc sống, với học thức bé mọn của tôi, và những thất bại đó đã làm trong tôi nãy sinh một ý nghĩ, đó là ước mơ mãi là ước mơ, cái mà tôi mơ ước đã lùi xa tôi mãi và chẳng bao giờ cho tôi một cơ hội nào nữa. tôi sẽ không bao giờ là những sinh viên trong hiện thực và trí tưởng tượng mà sẽ trỏ thành một anh công nhân, mãi mang niềm mơ ước. tôi bắt đầu thấy chán chường, thấy vô vọng, nhịp sống của tôi thay đổi khác trước, trước kia sau những giò tới trường tôi chăm chỉ phụ giúp bố mẹ mọi việc, những thời gian rãnh rỗi những cốn sách là bầu bạn tri kĩ của tôi, nhưng giò đây tôi như trở thành một con người khác, chỉ biết nhốt mình trong một xó tối của ngôi nhà ẩm thấp và lân la trên mạng suốt ngày. Những ngày tháng khủng khiếp đó cứ kéo dài lê thê, chao ôi! Thật là buồn, sau nhiều đêm suy nghĩ tôi quyết định xin bố mẹ gửi nguyện vọng vào một trường dân lập, bố mẹ tôi biết tiền học ở đó khá cao nhưng mong tương lai tôi tốt đẹp hơn, tránh xa nơi vùng đất cằn cỗi này đã chấp nhận, tuy họ luôn ai ủi và động viên tôi nhưng tôi nhận thấy trên khuôn mặt họ ẩn hiện một nỗi buồn xa xăm. và tôi quyết định gửi nguyện vọng vào trường đại học duy tân, khoa văn. sau một thời gian đợi chờ cuối cùng giấy báo nhập học về đến tay tôi, cầm giấy báo trúng tuyễn trên tay tuy rất mừng nhưng tôi không thể lo lắng, ước mơ của tôi đã thành hiện thực nhưng rồi đây bố mẹ tôi phải vất vả hơn để cho tôi ăn, học. thấu hiểu được nỗi khổ đó hành trang vào trường của tôi là một ý chí và nỗ lực phấn đấu.

 Hành trang vào cuộc đời sinh viên của tôi chỉ thế thôi, là một sự quyết tâm lớn, những ngày đầu quả khó khăn với tôi, tôi không quen ngôi trường cao tầng, những chiếc cầu thang máy, và cả những chiếc camera quay tròn trên đĩnh đầu, với tôi những ngày đó cứ như lạc vào một không gian xa lạ, chỉ có ở các trường đại học lớn trên thế giới. cả thầy cô, bạn bè đều xa lạ, ở đây không có hàng thông xanh vút, không có tiếng chim ríu rít dưới cái nắng chói chang, củng chẳng có những làn gió nhẹ, thoảng thổi qua những khe cửa sổ củ kĩ, len lõi trong những vách nứa. mà một hệ thống phòng lớp đò sộ, sạch sẽ, được thổi mát bởi một làn máy diều hoà. Mọi thứ thật tuyệt đối với mỗi sinh viên. Không gian thân thiện và sự nhiệt tình của các thầt cô giáo đả dần giúp tôi thích nghi hơn với môi trường ấy, tôi cũng chưa nghĩ rằng tôi sẽ có cỏ hội được học tập dưới mái trường như thế quả thực là một giấc mơ. Từ đó tôi lao vào học tập, để giành cho mình một kết quả tốt, thuận lợi cho mình trong trương lai, tôi tự hào với những gì mình đang có, tự hào với mái trường của mình, cứ thế học kì một vụt qua trong thoáng chốc. bước sang một học kì mới bổng nhiên trong tôi có thêm suy nghĩ mới, nhiều lúc cảm thấy lo sợ, là vì dù biết rằng, mái trừơng tôi đang theo học đào tạo chất lượng rất tốt, có thể hơn những trường công lập khác, so về cơ sở vật chất lẫn chuyên môn nhưng lâu nay thị hiếu của người việt nam chúng ta còn phân biệt lắm, trong mắt mọi người công, tư còn phân biệt khá rõ nét, như đã hiện hình sẵn trong mọi người. rồi tôi trở nên hoang mang khi nghĩ rằng, rồi mai đây khi mình đã cầm tấm bằng trong tay có xin nỗi việc làm không, khi người tuyễn dụng cầm hai mãnh bằng trong tay, một công, một tư? Dù đã được các thầy cô tiếp sức rất nhiều nhưng trong tôi vẫn có sự hoài nghi đó, tôi không biết rồi tương lai sẽ như thế nào những trước mắt tôi bây giờ là một chướng ngại lớn. tôi chỉ mong rằng người trong tương lai, suy nghĩ của người việt mình thông thoáng hơn, thực dụng hơn từ đó mãi không còn sự phân biệt ích kĩ nữa mà còn tạo cho hàng triệu sinh viên theo học các trường dân lập yên tâm hơn trong học tập.




 
Các thành viên đã Thank admin vì Bài viết có ích:
06/05/2010 07:05 # 9
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Những ấn tượng của bạn đối với Đại học Duy Tân


Mỗi chúng ta, khi bước vào đời để chuẩn bị hành trang cho con đường đời của mình, chúng ta thường chọn vào những ngôi trường uy tín, chất lượng,… để đạt được thành công, ước mơ của mình. Và tôi cũng thế, hành trang vào đời của tôi, tôi đã chọn trường Duy Tân. Và tới bây giờ tôi không hối hận về sự lựa chọn của mình.

 

Khi bước vào trường Duy Tân thì tôi ngạc nhiên lắm. Đó là một ngôi trường có rất nhiều điểm khác biệt so với các ngôi trường khác ở Việt Nam. Trường Duy Tân có rất nhiều cơ sở, mỗi cơ sở đều mang một vể riêng.Vừa bước tới Đà Nẵng tôi đã biết trường không có KTX cho sinh viên, nhưng tôi lại thấy an tâm khi thấy được nhiều anh chị sinh viên tình nguyện đã hướng dẫn và tìm giúp sinh viên khóa mới tìm phòng. Vừa bước vào ngôi trường mới, tôi thật sự thấy thật lạ lẫm, nó không giống như những mái trường cấp II, Cấp III mà tôi từng được học, thầy cô  giáo khác, bạn bè cũng khác, tôi thật sự chưa quen, nó làm tôi bỡ ngỡ.

 

Và qua buổi làm quen đầu tiên, tôi cảm nhận được trường thật thân thiện, các anh chị đã tới giao lưu, trương chào đón sinh viên mới thật nhiệt, đặc biệt là giao lưu ca nhạc và bán hàng của anh chị sinh viên,nó khiến tôi nhớ mãi và cho chúng tôi cảm thấy thật ấm áp, và yên tâm học hành hơn, vì đây là lần đầu tiên xa nhà của không ít sinh viên mà.

 

Cảnh vật của trường cũng rất thân thiện, bởi được bố trí rất đẹp và hợp lý. Tuy trường không có khuôn viên rộng, nhưng trường cũng được chau chuốt bởi những cây cảnh lớn và nhiều chậu cây cảnh rất đẹp. Nhìn về bên ngoài, trường trong thật lớn và hoành tráng bởi phong cách xây dụng ngôi trường rất đặc biệt.

 

Qua một thời gian học tập, thật đúng không hổ danh trường Duy Tân. Với đội ngũ giáo viên thạc sĩ, tiến sĩ có cách giảng dạy đặc biệt, khiến cho sinh viên tiếp thu và thể hiện mình được tốt nhất. không những thế, trường có đầy đủ tiện nghi, các phòng học đều có máy chiếu với mô hình giảng giạy không chỉ bằng lời nói mà thấy để sinh viên dễ hiểu. Bàn ghế học đều mới, mỗi phòng đều có quạt và máy điều hòa. Với quy mô lớn, sinh viên đông, nên trường có rất nhiều tầng, và thế nên không thể thiếu cầu thang máy cho sinh viên và giáo viên. Nhà vệ sinh ở đây cũng thật sự thoáng mát, sạch sẽ  hằng ngày đều có nhân viên dọn dẹp. Bởi vậy mà sinh viên rất thoải mái, không phải lo lắng hay búc xúc gì, và rất chuyên tâm vào việc học tập.

 

Duy Tân  đã  bỏ một nguồn vốn khổng lồ để xây dựng cơ sở với những thiết bị hiện đại nhất. Tất cả nhằm nhắm đến mục tiêu tạo một môi trường thuận lợi nhất cho việc học tập của sinh viên mình.

 

Không gian ở đây đúng là một không gian lí tưởng để học tập. Có lẽ vì thế mà trên những chiếc ghế đá đặt quanh trường lúc nào cũng có bóng dáng của sinh viên. Có bạn thì mải mê đọc sách, có bạn thì mở laptop và tìm kiếm tài liệu. Trường có mạng không dây.

 

Thư viện của trường rất lớn, có đầy đủ các loại sách, giúp cho sinh viên rất nhiều trong học tập, với cách bố trí sách rất khoa học, sách được bố trí theo từng khoa, giúp sinh viên dễ tìm đọc. Và thư viện cũng là nơi mà các em sinh viên tới làm bài tập, tìm tài liệu trên máy tính, với giàn máy tính đầy đủ tiện nghi cho sinh viên.

 

Và đặc biệt, trường được chia ra nhiều ngành nhiều khoa, mỗi khoa mang một đặc trưng riêng, và có đồng phục riêng, tạo nên một nét đẹp riêng của sinh viên. Tuy sinh viên đông, nhiều ngành nhiều khoa, nhưng trường quản lý sinh viên, giáo viên rất tốt. Trường chủ yếu là mang lại sự thoải mái nhất cho sinh viên, nhưng trong học tập thi cử rất nghiêm túc, không có một tiêu cực nào có thể xảy ra được ở ngôi trường này, điều đó cũng không quá ngạc nhiên đối với tôi.

 

Cách giảng dạy, quản lý sinh viên ở đây cũng rất tốt, đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp, chủ yếu cho sinh viên tự suy nghĩ, tự học, tự thực hành để phát huy hết khả năng của sinh viên, cho sinh viên tự khẳng định mình.

 

Vào học ngôi trường này, tôi đã được tham gia nhiều hoạt động rất bổ ích, vừa học hỏi vừa được vui chơi lành mạnh. Hằng ngày tới trường, đối với tôi là một niềm vui, Duy Tân đã giúp tôi rất nhiều, tôi cảm thấy tự tin hơn, không còn rụt rè tự ti như trước nữa, đông thời cũng cảm thấy được mục đích lớn nhất của mình, học để làm gì để xây dụng tương lai của mình, của đất nước.

Trong trường cũng còn rất nhiều sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, nhưng trường đã không ngừng động viên an ủi các em như miễn giảm học phí, tặng quà an ủi. giúp sinh viên có đủ tự tin bước vào trường, tiếp tục công việc học tập của mình.

 

Còn về mặt sinh viên, sinh viên rất nghiêm túc trong học tập cũng như thi cử, có các phong trào gì sinh viên đều tích cực hăng hái tham gia như: hiến máu nhân đạo, dọn sạch rác  ở bãi biển,... ví dụ như đầu năm học, tôi đã được tham gia vào đợt tình nguyện dọn sạch rác sau vụ bão lụt ở bãi biển, lúc đó tôi cảm thấy rất vui, bởi vì tôi chưa được tham gia đợt tình nguyện nào mà đông vui như vậy, bởi sinh viên đi thật nhiệt tình đông đủ. Không ngại khó khăn, mọi người  bắt tay vào việc với một tinh thần là sinh viên tình nguyện thật sự, điều đó cũng khiến cho tôi hăng hái theo. Còn đợt hiến máu nhân đạo, sinh viên đăng ký rất đông, tôi cũng muốn tham gia,  bởi tôi biết được hiến máu là một việc rất tốt, vừa để cứu người thể hiện tính nhân đạo, vừa rất tốt cho sức khỏe, bởi lượng máu đã mất sẽ được tái tạo rất nhanh.

 

Trường có những quy định riêng cho sinh viên, và sinh viên trong trường đều tuân thủ các nguyên tắc của trường, như bảo vệ tài sản chung của trường, giúp đỡ bạn bè vượt khó, đi học đúng giờ,… Đó cũng là một trong những nề tảng  nền tảng cho sinh viên tuân thủ các nguyên tắc sống của môi trường xã hội sau khi ra trường.

 

Có nhiều lúc tôi nghĩ mình thật may mắn mới dược học ở đây vì dây là một môi trường thật là tốt để tôi rèn luyện kiến thức cũng như rèn luyện cách sống tốt để mai này tôi bước ra cuộc sống tôi sẽ có một niềm tự hào rằng mình được đào tạo ở mái trường có danh tiếng như trường Duy Tân này.

 

Nên nhiều khi tôi rất tự hào về mình nên tôi cũng như những người sinh viên ở trường cũng đều cố gắng hết mình để sau này ra trường có thể làm được những gì tốt đẹp nhất cho xã hội khoác lên mình tấm áo danh dự của trường chúng tôi biết phải làm gì cho xứng đáng với trường.

 

Trước khi tôi bước chân vào trường thì tôi cũng có nghe qua về lịch sử của trường nhưng khi tôi bước chân vào dây tôi mơi biết được đây là nơi tốt nhất tôi có thể học tập,rèn luyện bản thân mình vào đây tôi gặp nhiều điều thú vị và bổ ích những người đi trước là những bậc đàn anh lun giúp đỡ cho những người xa lạ chắc đó là truyền thống tốt đẹp mà dã được phát huy từ trước.




 
Các thành viên đã Thank admin vì Bài viết có ích:
06/05/2010 09:05 # 10
pipi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 19/20 (95%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 29
Ấn tượng về mái trường Duy Tân


Miền trung nằm giữa hai đầu của Việt Nam!

Mảnh đất đầy nắng và gió. Mảnh đất của những con người lao động miệt mài, cần cù. Mảnh đất của những tâm hồn tri thức, đầy hoài bão, ước mơ và sáng tạo nhưng cũng không kém phần vui tươi, căng tràn sức sống. Mảnh đất của truyền thống hiếu học!

Ở nơi ấy, có một ngôi trường mà biết bao thế hệ học sinh, sinh viên từ khắp mọi miền trên Tổ quốc, họ cùng nhau tụ họp về đây, cùng nhau chung sống, học tập và nghiên cứu dưới mái trường chung này, cùng nhau chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống, cùng nhau thực hiện những ước mơ đã được ấp ủ từ lâu, tất cả đều với mong muốn trở thành người có tài, có ích cho đời, để rồi được tự hào mỗi khi tụi mình thốt lên những tiếng gọi gần gũi và rất đỗi thân thương về ngôi trường chung ấy : “Đại học Duy Tân”

 

Là sinh viên năm nhất của trường Đại học Duy Tân, tôi không tránh khỏi những bỡ ngỡ mới bước vào ngưỡng cửa Đại học, tất cả đều mới lạ đối với tôi. Và từ những ngày đầu học tập đến thời điểm hiện tại thì Đại học Duy Tân đã để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng tốt đẹp.

 

Ngay lần đầu đặt chân vào cổng trường, điều đầu tiên làm tôi ấn tượng hơn cả chính là điều kiện cơ sơ vật chất ở nhà trường. Hàng loạt các phòng học với đầy đủ các phương tiện dạy và học hiện đại hiện ra trước mắt, tôi ngỡ ngàng thật sự và nhận ra rằng sự khang trang và hiện đại của trường không hề thua kém các trường đại học khác ở miền trung mà tôi từng được biết đến. Đã trải qua hơn một học kỳ tại trường Đại học Duy Tân, tôi đã cảm thấy quyết định của tôi là hoàn toàn đúng đắn khi chọn Đại học Duy Tân là nơi để gởi gắm cả ước mơ, tương lai của thân. Với điều kiện vật chất rất tốt thì điều kiện học tập của sinh viên Duy Tân hoàn toàn cũng tương thích với điều kiện vật chất của nhà trường.

 

Điều làm tôi ấn tượng tiếp theo chính là sự nhiệt tình từ các giảng viên nhà trường. Đã từng học và tiếp xúc với không ít giảng viên, tất cả họ đều mang lại cảm giác thân thiện đối với các sinh viên bằng sự tận tâm trong cách truyền đạt kiến thức và trong cách trò chuyện với sinh viên…Tất cả các thầy co của trường đã để lại trong lòng cô sinh viên năm nhất như tôi một ấn tượng tốt đẹp từ cách giảng dạy nhiệt huyết và tấm lòng truyền đạt tận tâm của họ.

 

Hơn mười lăm năm xây dựng và phát triển, Đại học Duy Tân trở thành một địa chỉ đáng tin cậy đối với hàng ngàn sinh viên, phụ huynh không chỉ riêng thành phố Đà Nẵng, khu vực miền Trung – Tây Nguyên mà còn cả nước… gặt hái được thành quả đáng trân trọng này là công sức phấn đấu không mệt mỏi của Hội đồng quản trị, Ban giám hiệu và tập thể quý thầy cô…

 

Nhà trường có những bước đi vững vang bởi đã hội tụ nhiều yếu tố vun đắp cho “vườn ươm” : về chương trình đào tạo, đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất, tâm huyết của đội ngũ cán bộ, quý thầy cô cũng như sự hợp tác với nhiều trường Đại học trong và ngoài nước, nhưng theo cảm nhận của bản thân tôi để có được như ngày hôm nay – dựng nên một ngôi trường có thương hiệu và uy tín là nhờ sự đóng góp một phần không nhỏ của công tác từ thiện, Với một tấm lòng sâu nặng tình thương, những năm qua trường tổ chức một cách thường xuyên và nghiêm túc nhiều hoạt động từ thiện thiết thực, thể hiện trách nhiệm cộng đồng rất cao.

 

Hơn một học kỳ học tập tại trường Đại học Duy Tân, có lẽ có nhiều điều ở nơi này mà tôi còn chưa khám phá hết. Nhưng với những trải nghiệm thực của mình, Đại học Duy Tân đã để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng tốt đẹp. Từ chất lượng dạy và học cho đến điều kiện cơ sở vật chất, tính chuyên nghiệp trong học tập giảng dạy và các hoạt động đoàn thể, tôi nghĩ Đại học Duy Tân không thua kém mà thậm chí còn vượt trội về nhiều mặt so với các trường đại học khác trong khu vực miền Trung.

Đề tài : Ấn tượng về mái trường Duy Tân

SVTH : Trịnh Thị Hiền

Lớp :K15 VHO

MSSV : 152714462

SĐT : 01695102029



Tình yêu là những hạt cát và ta sẽ là bàn tay. Nếu nắm chặt, cát sẽ lọt qua kẽ tay và rơi xuống. Nhưng nếu nắm hờ cát sẽ theo gió bay xa.  Cát không biết nói nhưng nếu cát rơi hãy nhặt lên và nắm lại.

 
Các thành viên đã Thank pipi vì Bài viết có ích:
06/05/2010 14:05 # 11
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Duy Tân, những đoạn rời ký ức


Thí sinh: Phạm Thị Thanh Dung

Lớp: C14KCD1 (ĐHDL Duy Tân)

SĐT: 0906.553.934 (05113.834559)

Địa chỉ: 24 Đoàn Thị Điểm/ Đà Nẵng

Mail: nana_girllovely@yahoo.com (phamthithanhdung@gmail.com)


Duy Tân, những đoạn rời kí ức

Lớp năm, tôi theo học thầy Huỳnh Huấn. Đường Nguyễn Hoàng nhà thầy thời bấy giờ nhạt nhòa như một mảnh kí ức thảm đạm. Suốt con đường nham nhở đá vụn đó, nghe xộc lên mũi đủ thứ mùi khai khẳm, mùi khét lẹt củi khô, mùi nước mưa qua đêm, mùi khói chiều than thở, mùi những mái tôn rỉ nương náu lụp xụp dưới những tán cây con mới trồng,... Từ nhà đến lớp, tôi thường cuốc bộ. Đó là một quãng ngắn, gói gọn trong chừng bốn mươi phút đồng hồ; nhưng cũng đủ làm một đoạn đường thương khó mang theo biết bao nhiêu thứ thuộc về ấu thơ. Ấu thơ của tôi, đó là giai đoạn không lấy gì làm dài lắm, nhưng bao nhiêu thời khắc riêng biệt cũng vừa vặn điền tên vào. Nó ám ảnh đến nỗi trở thành một phần trong cơ thể tôi, một phần rõ ràng mà không bao giờ chạm tới được nữa...

Và Duy Tân, như một lẽ tất nhiên, là một dấu son không mờ trong đoạn đầu đời kia.

Thời đó, đại học Duy Tân chỉ có mỗi cơ sở ở Nguyễn Văn Linh. Đó là những ngày không thể quên. Những năm cuối thập kỉ 90, nơi này đã hiện ra lừng lững với những ô kính sẫm màu khó lẫn. Tôi nhớ thời ấy, mỗi lần đi học đều phải băng qua đại lộ Nguyễn Văn Linh. Mỗi sáng đi học, nắng ngập ống chân người. Cũng có lúc, anh ruột tôi chở tôi đi học bằng chiếc phượng hoàng. Anh học những năm đầu tiên ở Duy Tân. Xe đạp lọc cọc mỗi sớm, lủng lẳng ổ bánh mì nguội treo phía gi-đông. Anh tôi có tài viết văn hay. Sự kiện về bài văn của anh viết hộ tôi vẫn còn tươi nguyên như mẻ ngói mới, như vừa xảy ra hôm qua. Kí ức cũng được gói ghém trong một buổi sáng người ta đọc nó vang giữa sân trường tiểu học, dưới những bóng cây tuổi tác, bầy sẻ ríu ran, một bầu trời Đà Nẵng thanh sạch,... Thời điểm đó, "Danang by night", cũng nằm trên đại lộ này, là chốn tụ tập của một số ít người trong thành phố. Nó, thi thoảng, lại mờ thoáng qua theo những lời kể, trong cái tiếc rẻ vì sự tiêu pha quá trớn của cậu ruột tôi… Phải nói, chính đại lộ và ngôi trường ấy đã chứng kiến không biết bao nhiêu bước chân, những bước ngoặt, những ngã rẽ, những trưởng thành của tôi.

Về sau, đúng hơn là ba năm trước, vì theo bạn giải quyết một chút việc nên tôi có ghé qua cơ sở mới của Duy Tân đường Quang Trung. Lúc đó, tất cả phòng ốc vẫn còn nguyên thơm mùi sơn mới. Cái ý định theo học đã manh nha từ đây. Thế rồi tôi nộp đơn. Chính cái khúc ngoặt ấy, cũng như những sáng ngập nắng năm xưa, đã tác động một phần không nhỏ vào sự hình thành nên một tôi bây giờ. Tôi quen thêm những khuôn mặt, bè bạn, nơi chốn mới.

Nhiều niềm vui, gần như cùng một lúc, đã ồ ạt đến và choáng đầy những khoảng trống đời sống tôi. Cà phê sớm ở tầng trên cùng của Duy Tân luôn rất thanh thản, dễ chịu. Để rồi, về sau, trở thành nơi suy nghĩ kín đáo và bí mật nhất. Bao nhiêu con chữ đã ra đời từ đó… Hay việc tôi hay ăn sáng ở gần trường, trong một hẻm nhỏ đường Nguyễn Chí Thanh, cũng thành đáng nhớ. Mỗi buổi sáng, ăn tô bún nhiều chanh, nghe thứ nhạc nhè nhẹ từ cà phê Cau Sâmbanh vọng ra, trở thành một thói quen khó bỏ. Quán bún nằm không xa Duy Tân là bao, vào những buổi sáng mùa thu, nắng đã thôi gắt, và phố thu nhỏ lại như ở Hà Nội. Ở những sáng khác, ngồi ở Tranh Gallery nghĩ về Duy Tân cũng dễ chịu không gì bằng. Những nơi như thế, người ta kéo gọi tôi bằng Tuấn Ngọc, Khánh Hà. Nghe Mưa hồng róc rách dưới những con nắng Đông Dương xưa cũ thì thấy đời đẹp ngây ngất. Rồi hằng trưa, những buổi trưa mùa hè, ở Hoa Cỏ may, nghe tiếng ve treo ngược trên cây khế, bỗng thoáng nhận ra dòng chữ Duy Tân University đằng sau những tán lá xanh biếc, lòng dịu hẳn đi. Không biết bao nhiêu lần ở nơi đó, tôi tự hỏi mình: “Bây giờ tháng mấy rồi, Duy Tân?

Ở Duy Tân, tôi sống trọn thời sinh viên buồn vui của mình. Những buổi tối văn nghệ ngồi chen chúc giữa những con người không rõ mặt, tôi cảm thấy mình bé nhỏ dần đi. Như thuở nhỏ, trốn dưới những đám sắn quê mình, nghe những buổi hòa nhạc sau cùng của bầy dế đêm. Ở Duy Tân, tôi yêu cảm giác đứng giữa bãi giữ xe bày chật. Người và xe. Bóng tối và ánh sáng. Yêu như chưa từng biết yêu. Ở Duy Tân, tôi chờ những tiết Marketing thú vị nhất trần đời.

Những kí ức chắp vá về Duy Tân, khi hiển hiện, khi mờ phai; nhưng chúng luôn là những kí ức khôi nguyên nhất. Những đoạn kí ức rời rạc nhưng lô gích xô lệch vào nhau, mỗi lúc một dữ dội hơn, đâu đó trong tâm hồn một người đã lớn lên từ những ngôi trường quen thân, bè bạn gần xa… Và vì tôi biết chẳng còn bao lâu nữa cho một lời từ biệt Duy Tân, tôi nghĩ thoáng về một thế hệ như mình, những ai đã sống và lớn lên rắn rỏi từ giảng đường. Biết bao nhiêu thế hệ như thế đã đứng lên, hòa vào những con nắng ngoài kia, sống một đời trong lành?

Với tôi, Duy Tân là nhà, là bạn cố tri. Và đó là một sự thật không thể chối cãi. Vậy thì, nỗi buồn của tôi sẽ sâu bao nhiêu, khi tôi rời xa nơi này?

 

Tuesday, April 27, 2010




 
06/05/2010 14:05 # 12
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Đường đến với Duy Tân


Tên: Vũ Thị Thanh Bình

Lớp: K15VQH

MSV:152734501

 

ĐƯỜNG ĐẾN VỚI DUY TÂN

 

Một tuần sau khi biết điểm, giấc mộng nguyện vọng một đã tan thành may khói. Thất vọng và buồn rầu.Quyết định sẽ ở nhà ôn thi lại nhưng rồi bố mẹ khuyên nó nên nộp nguyện vọng hai, nó lên mạng tìm kiếm thông tin về các trường tuyển nguyện vọng hai. Với số điểm cũng nhích hơn so với điểm sàn của Bộ giáo dục nó có thể tìm được một số trường nhưng trong đó có hai trường có thể nói là có ngành học mà nó yêu thích đó là trường Đại học Duy Tân ở Đà Nẵng và đại học Đông Đô ở Hà Nội. Nó nói với bố mẹ vè nguyện vọng của nó, bố muốn nó chọn ĐH Đông Đô còn mẹ lại hướng cho nó ĐH Duy Tân. Bố mẹ dùy không rành về vi tính nhưng vẫn lên mạng tìm thông tin giúp nóp, nó biết bố mẹ rất lo lắng cho nó, muốn nó có một sự lựa chọn đúng đắn vì đây là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời nó.

 

Rồi đến hạn nộp nguyện vọng hai, nó vẫn chưa quyết định nên chọn trường nào. Nó rơi vào tình trạng “ bâng khuâng đứng giữa hai dòng nước chọn một dòng hay để nước trôi”, xét về mọi mặt Duy Tân có nhiều ưu điểm thế là nó quyết định chọn Duy Tân, nó không chỉ biết Duy Tân qua website mà từng được biết qua bộ phận tuyển sinh về trường năm nó học lớp 12. Hồ sơ đăng ký nguyện vọng hai đã được chuyển đi nhưng nó vẫn còn đắn đo. Khi nói về quyết định của nó gương mặt của bố hơi buồn nó biết bố lo cho nó nhưng dù sao bố mẹ cũng tôn trọng quyết định của nó.

 

Một buổi sáng mùa thu nó đang ngồi xem lại những bức ảnh hồi còn đi học nó cảm thấy nhớ lớp, nhớ bạn bè quá, muốn được đi học như trước kia. Đang suy nghĩ mông lung thì có ai đó bấm chuông nó vội chạy xuống nhà, thì ra là chú đưa thư chú đưa cho nó một tập thư, nó cảm ơn và chạy vội vào nhà mở ra xem trong tập thư đó là giấy gọi của một số trường cao đẳng và trung cấp gọi nhập học trong só đó có một phong bì màu trắng nơi gửi là trường Đại học Duy Tân, nó mở đó là giấy gọi nhập học, cảm giác vui mừng hồi hộp khó tả, nó sắp trở thành tân sinh viên.

 

Ngày (12/09/2009) nó rời nơi chôn nhau cắt rốn của mình để đến với Đà Nẵng mảnh đất miền Trung mẹ đưa nó đi nhập học, quãng đường từ nhà nó đến Đà Nẵng rất xa, nó bị say xe, mẹ ôm nó vào lòng mà nước mắt cứ trào ra mẹ cố nhìn đi nơi khác để nó không nhận ra nhưng giọt nước mắt của mẹ đã rớt trên má nó từ khi nào nó nghẹn ngào muốn ôm mẹ khóc thật to nhưng rồi lại sợ mẹ lo lắng thêm và nó ngủ thiếp đi trong vòng tay mẹ. Trải qua một hành trình dài cuối cùng nó đã đặt chân lên mảnh đất Đà Nẵng thành phố biển xinh đẹp. Nỗi nhớ nhà phần nào nguôi ngaoi khi nó được ở nhà nhờ bác, thế cũng tốt không phải lo quá nhiều thứ nó nghĩ vậy.

 

Ngày đầu nhập học me đưa nó đi làm thủ tục, nó có cảm giác như được trở về với ký ức “ lần đầu tiên đi học mẹ dắt tay đến trường” vậy. Kể từ giây phút đó nó đã chính thức là sinh viên là một cánh én nhỏ trong mùa xuân Duy Tân, ở ngưỡng cửa 18 tuổi – tuổi của sự trưởng thành sao mà nó cảm thấy mình thật bé nhỏ. Lần đầu đến vơi Duy Tân nó thực sự bị choáng nghợp với cơ sở vật chất của trường, những phòng học tiện nghi được trang bị đầy đủ thiết bị học tập, nó tự hỏi là mình có đang nằm mơ không vậy, nó hồn nhiên đếm từng tầng, “ 8 tầng mẹ à” nó khoe với mẹ như vậy. Giờ nghĩ lại nó thấy thật là trẻ con, một kỷ niệm hồn nhiên không nên kể, đầu nqawm có lịch học chính trị, khoa nó được học chung với các khoa khác. Ở đây nó được gặp rất nhiều bạn đến từ mọi miền tổ quốc. Một tập thể lớp đa bản sắc không dễ gì có được ở lớp phổ thông, khi mọi người đều ở cùng một xá, một huyện hay trong cùng một thành phố. Và nó như một nốt nhạc góp phần vào bản giao hưởng Bắc Trung Nam ấy, những giọng nói mà có lẽ lần đầu tiên nó nghe, thực sự có nhiều  lúc nó nghe mà chẳng hiều gì chỉ biết cười vì thế những ngày đầu nó cảm giác hơi bị hụt hẫng, nhớ chất giọng Bắc, nó khóc một đứa được coi là rất mạnh mẽ như nó đã khóc, nhưng rồi nó cũng quen dần, đôi khi chỉ là một ánh mắt một nụ cười cũng đủ để mọi người hiểu nhau hơn mà và nó cũng vậy, nó bắt đầu có những người bạn mới.

 

Mới thế mà đã kết thúc một học kỳ rồ, cô bé ngày nào còn bỡ ngỡ giờ đã quen với cuộc sống nơi đây, như nó sinh ra là thuộc về nơi này vậy. Sự giảng dạy nhiệt tình cùng với phương pháp học tập mới lạ của mỗi giảng viên làm cho nó thấy mỗi bài giảng như một sự khám phá trong suốt cuộc hành trình dài còn ở trước mắt, tự hào có những môn học độc nhất vô nhị chỉ ở Duy Tân mới có đó là hai môn Viết và Nói Tiếng Việt, hai môn này giúp nó biết cách trình bày một văn bản và cách trình bày một vấn đề trước đám đông tốt hẳn hơn. Không còn hồi hộp khi nói trước tập thể, và kỹ năng trình bày văn bản được rèn luyện kỹ hơn.

 

Tham gia các hoạt động do trường hay khoa tổ chức là một niềm vui lớn như rung chuông vàng, hiến máu nhân đạo, nồi cháo tình thương hay những buổi dọn vệ sinh môi trường, những buổi đá bóng nữ mệt nhoài nhưng thật vui. Mỗi ngày đến trường với nó là một niềm vui, sự hài hước vui tính cảu các bác bảo vệ, sự nhắc nhở nhẹ nhàng của cô lao công khi tui bạn quên không vứt rác đúng nơi quy định, một sự giúp đỡ của một người bạn vô danh khi nó đang loay hoay giữa một rừng xe. Duy Tân là vạy đấy, ah giá như học giáo dục thể chất mà gần hơn thì hay biết mấy, giá mỗi phòng đều có 1 cái đồng hồ treo tường thì tốt. Như thế rất tiện cho giảng viên phân bổ từng phần học, và tiện cho cả sinh viên mỗi khi làm bài thi nữa.

 

Duy Tân đã tròn 15 tuổi vào ngày 11 tháng 11 năm 2009 và đã đón 15 khóa sinh viên đến với ĐH Duy Tân là 15 lần mấy nghìn con tim rung lên theo muôn vàn cảm xúc, ấn tượng khác nhau về ngôi trường đại học dân lập lớn nhất miền trung. Ấn tượng vui, ấn tượng buồn… đều có cả nhưng điều quan trọng đó là những gì hằn lại sâu sắc trong tâm hồn mỗi người mỗi khi bồi hồi nhớ về thuở ban đầu làm sinh viên đại học. Và trường Đại học Duy Tân đã đem đến cho chúng ta những ấn tượng quý báu đó của một thời sinh viên. Dẫu còn nhiều bất cập song nó luôn tự hào vì mình may mắn được sống trong môi trường lành mạnh và trí tuệ.

 

Con đường đưa nó đến với Duy Tan là thế đấy, giờ đây khi mọi người hỏi nó “học ở Duy Tân thế nào?” nó sẽ luôn trả lời rằng “ Duy Tân là ngôi nhà thứ hai của nó, thầy cô là những người cha người mẹ, sinh viên Duy Tân là anh chị em tốt của nó”. Nó đã hiểu rằng nó đã lựa chọn đúng, Duy Tân sẽ là nói chắp cánh ước mơ của nó.

“ Thắm thiết bên nhau tình bạn, lắng sâu ơn nghĩa thầy trò. Dìu dắt chúng tôi từng bước, trên con đường đi tời tương lai… Duy Tân” [ Trích: Duy Tân khúc ca xanh]




 
06/05/2010 14:05 # 13
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Người ta thường nói: “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”...


Tên : Huỳnh Minh Phước

Lớp : K15.VQH

MSV: 152736058

Bài dự thi: Viết về trường ĐH Duy Tân

 

Người ta thường nói: “Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. Trường Duy Tân của mình cũng vậy. Nhìn về nhiều mặt nó không có bề dày thành tích như Đại học Bách Khoa. Nó cũng không có sức hút như Đại học Kinh Tế và có thể cũng chưa nổi tiếng bằng Đại học Sư Phạm, y dược hay cao đẳng công nghệ .v.v. Nhưng nó có những ưu điểm vượt trội có thể làm nên tên tuổi của mình.

 

Duy Tân là một trường đại học non trẻ ( mới chỉ được 15 tuổi), chưa có nhiều thời gian để tạo nên danh tiếng cho mình nhưng nếu nghĩ kỹ hơn thì ta có thể thấy “tu-ổi trẻ” cũng là một lợi thế của trường. Mà biểu hiện rõ nét là ở việc đi trước đón đầu những cách làm mới, học tập kinh nghiệm ở các trường khác để đưa ra một phương pháp học và dạy tối ưu…

 

Xét về cơ sở hạ tầng căn bản phục vụ cho việc dạy và học, Duy Tân hơn hẳn nhiều trường lớn tuổi khác. Hầu hết các phòng học đều được trang bị đầy đủ đèn điện, quạt, máy chiếu… Có không gian học tập thoáng đãng, trang thiết bị đạt chuẩn. Đặc biệt trường có rất nhiều phòng máy tính hiện đại, có khả năng đáp ứng nhu cầu dạy và thực hành, giúp sinh viên nâng cao trình độ thông tin, thích ứng với thời đại mới. Thư viện thì đầy đủ tiện nghi, yên tĩnh rất phù hợp cho việc thư giãn và tìm  tài liệu của sinh viên. Ngoài ra, hệ thống vệ sinh thuận tiện, bãi giữ xe an toàn, có thang máy trợ giúp việc di chuyển và lắp đặt các camere quan sát đảm bảo an ninh trật tự cũng là những điểm mạnh của trường, giúp sinh viên yên tâm học tập.

 

Xét về mặt con người, các giảng viên đều có trình độ tương đối cao. Phần lớn tuy còn trẻ, kinh nghiệm giảng dạy còn chưa nhiều nhưng với nhiệt huyết tuổi trẻ, sự thân thiện cùng với phương pháp học mới mẻ, trực quan sinh động. (ngoại trừ một số môn đặc thù như pháp luật, triết học…) nên các giờ học vẫn đảm bảo truyền tải đầy đủ kiến thức cho sinh viên, mời các giảng viên nổi tiếng trong và ngoài nước về thỉnh giảng. Đây cũng là cách làm cho thấy tầm nhìn chiến lược của trường nhằm nâng cao hơn nữa việc dạy và học trong tương lai. Bên cạnh đó, cách học đề cao tính tự giác, tự lập, đòi hỏi sự đầu tư và chú trọng đến khả năng tư duy, nói, giao tiếp, môn học mới lạ ( viết tiếng Việt, nói và trình bày tiếng việt,…) đã tạo sự hưng phấn, năng động sáng tạo trong học tập, giúp cho sinh viên có bản lĩnh, lòng tin khi bước ra ngoài xã hội. Mà minh chứng rõ nhất là khả năng xin việc của sinh viên Duy Tân thường cao hơn hẳn so với nhiều trường tư thục và một số trường công lập khác…

 

Các hoạt động phong trào của trường cũng rất đa dạng và thiết thực. Như tổ chức định kỳ các giải văn nghệ, thể thảo (bóng đá, bóng chuyền…) cho cả nam và nữ. Tổ chức dã ngoại, cắm trại hè, đi tham quan các tỉnh khác… Giao lưu với sinh viên nước ngoài, tham gia các cuộc thi trí tuệ, hiến máu nhân đạo, vệ sinh thành phố v.v.v. và còn nhiều rất nhiều những hoạt động khác đã góp phần tạo nên hình ảnh một Duy Tân năng động trong lòng bao người.

Tuy nhiên trường cũng vẫn còn một số hạn chế nhất định. Không gian tương đối chật, chưa có hệ thống sân vận động thể thao riêng, bãi đậu xe còn nhỏ. Thư viện còn nghèo đầu sách, số lượng sinh viên vắng nghỉ còn nhiều… Nhưng mình cho rằng những điều đó là hoàn toàn có thể khắc phụ được trong tương lại không xa.

 

Nói chung sinh viên Duy Tân nếu xét so với các trường công thì cũng không thua kém gì nhiều. Tuy vậy cách nhìn nhận của xã hội đối với trường tư còn mang nhiều bất cập. Nhưng theo mình đừng nên lấy đó làm buồn mà hãy coi nó là một động lực để mỗi người đoàn kết, phấn đấu nỗ lực trong học tập. Có như vậy thì vị thế của trường không những ngày càng nâng cao mà tương lai của sinh viên cũng ngày càng đảm bảo. Mong rằng cá bạn cùng cố gắng. Một người vì cả trường, cả trường vì một người.

 

Mình đang là sinh viên năm một của Đại học Duy Tân. Thời gian học ở trường chưa lâu ( mới chỉ được khoảng 6 tháng) nên nhìn chung vẫn chưa có một kỉ niệm gì thật sự sâu đậm với trường. Cũng chưa có cái nhìn toàn diện và đầy đủ về trường nên ở đây mình chỉ đề cập đến một số mặt làm mình chú ý, có thể bài viết còn sơ sài hoặc sai sót một vài điều thì mong các bạn thông cảm và cho ý kiến để mình sửa đổi. Cảm ơn các bạn đã đọc bài của mình.




 
06/05/2010 14:05 # 14
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Nhớ ngày đầu bước vào trường Đại học Duy Tân ...


Họ và tên: Trần Thị Huệ

Lớp: K15VHO

Số điện thoại: 0167.5307.393

LỜI MỞ ĐẦU:

 

Nhớ ngày đầu bước vào trường ĐHDT, tôi là một tân sinh viên mới nên còn rất lạ lẫm với nó. Vậy nhưng sau một thời gian học tập tại đây, tôi đã rất thích thú với môi trường học tập này, chỉ sau một thời gian ngắn tôi đã có những ấn tượng không thể quên về mái trườn DT. Cái tên nói lên tất cả, một địa chỉ tin cậy để tôi có thể gởi gắm tương lai của mình. Không chỉ riêng tôi mà các bạn tân sinh viên khác cũng có những cảm nhận như tôi. Có thể nói rằng, ấn tượng mà tôi thấy khó quên nhất là sự nhiệt tình, sôi nổi và đặc biệt là rất năng động của  các anh chị khóa trên. Chính điều đó đã tạo niềm tin và động lực để tôi tiếp bước hành trang vào tương lai.

Hành trình “Nối vòng tay lớn”

Đến Đà Nẵng, chúng tôi được các bạn trường Duy Tân tiếp đãi tận tình. Chúng tôi được đặt chân đến những danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Ngũ Hành Sơn, Hội An mà hướng dẫn viên không ai khác là các bạn sinh viên đang học khoa Du Lịch, trường Duy Tân. Đồng thời, nhờ các hướng dẫn viên, chúng tôi được “du lịch bằng tai” qua những câu chuyện về thành phố Đà Nẵng xinh đẹp.

 

“Vòng tay bè bạn” -  hoạt động giao lưu ý nghĩa của Festival. Tình bạn Văn Lang- Duy Tân thể hiện sâu sắc trong đêm văn nghệ này. Người dẫn chương trình rất khéo léo tạo nên không khí giao lưu giữa các trường, những mối quan hệ mới “nảy nở” từ các trò chơi mà mỗi đội buộc phải có sự liên kết giữa sinh viên hai trường. Hai ca khúc về hai ngôi trường Văn Lang – Duy Tân được hát vang lên bởi dàn đồng ca đông đảo. Mọi người cùng đưa tay theo nhịp bài hát, cùng ùa lên sâu khấu hưởng ứng, cùng khoác tay níu vai nhau tạo nên “vòng tay lớn” thân ái. Trong đên ấy, ngọn lửa nhiệt tình của sinh viên đã cháy sáng và lan tỏa sức nóng khắp hội trường. Đó là ngọn lửa kỉ niệm, ngọn lửa tình bạn. Tất cả để lại một dấu ấn đặc biệt cho tình thân ái giữa hai mái trường xa nhau gần một ngàn cây số, cách biệt nơi hai đầu đất nước.

Trước khi đặt chân đến Đà Nẵng, chúng tôi không nghĩ rằng có quá nhiều xúc cảm để màn về đến thế: thành phố Đà Nẵng – hình ảnh  của “chàng thủy thủ trẻ”, trường Đại học Duy Tân – hình ảnh của ngôi trường quy mô, thân thiện và đặc biệt là sinh viên, giảng viên Đại học Duy Tân – hình ảnh về một mái trường chung.

 

Đơn giản: “Chúng tôi là sinh viên”

”Tình yêu sẽ luôn luôn còn mãi, tình bạn sẽ luôn luôn còn hoài”. Sân trường ĐH Duy Tân đêm 12/08/2009 ấy thức khuya hơn thường ngày bởi lời bài hát về tình bạn vẫn còn vang trên môi những cô cậu sinh viên dưới sân trường. Chúng tôi những sinh viên ĐH Văn Lang – ĐH Duy Tân vài giờ trước còn chưa biết tên nhau nhưng giờ đây, tất cả đã như là những người bạn quen thân từ trước, cùng nắm chặt tay, cùng vui chơi, ca hát, cùng chuyện gẫu.

“Cuộc vui nào cũng có lúc tàn” – Ngày chia tay đã đến. Cùng ghi vào cuốn lưu bút vài lời chúc, chia cho nhau dòng địa chỉ, hẹn nhau cùng sáng nick và cho nhau email, số điện thoại. Ngày mai, có lẽ chugns tôi không gặp lại nhau ở một đêm văn nghệ nhưng có thể cùng nhau ngồi trên bàn tròn của diễn đàn Công nghệ thông tin. Chia xa nhưng sẽ luôn bên cạnh, tạm biệt và hẹn sẽ gặp lại!

Có lẽ tình cảm kỳ diệu ấy chỉ sinh viên mới có được. Một bạn sinh viên trường ĐH Duy Tân đã”lý giải” rất đơn giản về “tình bạn” của chúng tôi rằng:”vì chúng ta cùng là sinh viên, cùng học một ngành”

Những người bạn Duy Tân – những người anh em – đứng đó vẫy tay chào, đoàn tàu chuyển bánh xa dần.

“Tạm biệt nhé các bạn Duy Tân

Ngần ây thời gian cũng đủ hòa làm một

Một trái tim, một quyết tâm, ước vọng

Đã hẹn gặp nhau ở điểm đến tương lai”




 
06/05/2010 16:05 # 15
pipi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 19/20 (95%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 29
Bài dự thi :Viết về trường Đại học Duy Tân



Trường Đại học Duy Tân được thành lập ngày 11/11/1994 theo quyết định số 666/TTg của Thủ tưởng Chính phủ. Là trường Đại học tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung, trường được giao nhiệm vụ đào tạo bậc sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, bằng hai, liên thông. Với đội ngũ giảng viên nhiệt tình, có trình độ chuyên môn cao cùng hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, trường Đại học Duy Tân ngày càng khẳng định vị thế của mình trong ngành giáo dục nước nhà.

 

Từ ngày đầu thành lập đến nay,trường đã trải qua 15 khóa tuyển sinh Đại học nhà trường đã tuyển trên 32.000 sinh viên, chưa kể 8.000 học sinh Trung cấp chuyên nghiệp. Đã có 11 khóa tốt nghiệp với hơn 11.000 Kỹ sư và Cử nhân ra trường hầu hết có việc làm góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của miền Trung và Tây nguyên. Tỷ lệ có việc làm của sinh viên Duy Tân sau khi tốt nghiệp khoảng hơn 80%. Đồng thời, các ngành đào tạo của trường đã gắn kết với trên 200 doanh nghiệp ở địa phương và cả nước. Đại học Duy Tân luôn có nhiều điều kiện thuận lợi để hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm ngay từ năm hai hay năm ba của bậc Cao đẳng và Đại học.

 

Đội ngũ giảng dạy của đại học Duy Tân hầu hết là các giảng viên trẻ, năng động, có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ, tốt nghiệp từ các trường đại học lớn trong và ngoài nước. Đội ngũ này có khả năng đáp ứng được yêu cầu đào tạo cho hầu hết các ngành nghề giảng dạy tại đại học Duy Tân.  Thêm vào đó, trước khi được giảng dạy một môn học, giảng viên phải được bồi dưỡng và huấn luyện chuyên sâu cho môn học đó ít nhất là trong hai học kỳ liên tiếp.Mỗi giảng viên còn phải nắm được các thông tin của từng sinh viên, thường xuyên duy trì mối quan hệ chặt chẽ giữa phụ huynh và nhà trường, nhà trường và doanh nghiệp. Tuy nhiên, số ít trong đội ngũ non trẻ đã gặp không ít khó khăn vì những hạn chế về kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo. Để nâng cao chất lượng giảng dạy, đồng thời nâng cao uy tín, vị thế của mình nhà trường đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực: mời các giảng viên nhiều kinh nghiệm từ các trường Đại học khác bồi dưỡng cho đội ngũ của Duy Tân, gởi giảng viên đi tu nghiệp ở các trường đại học lớn trong và ngoài nước, đầu tư kinh phí  cho các giảng viên theo học các chương trình cao học có uy tín ở 2 đầu đất nước, …Vì thế Đại học Duy Tân ngày càng chiếm được sự tin cậy lớn từ phía sinh viên và các bậc phụ huynh. Đặc biệt, trường đang chủ trương đào tạo chất lượng cao trên cơ sở hợp tác với một số trường có uy tín ở Mỹ đó là : Đại học Carnegie Mellon và Đại học Penn State.

Trường luôn ưu tiên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để sinh viên vó thể phát huy hết tất cả các năng lực, trí tuệ, sức sáng tạo. Đặc biệt với chính sách vay vốn của nhà trường đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ phía sinh viên, nhà trường mong muốn có thể hỗ trợ một phần nào đó giúp sinh viên tiếp tục đến lớp, hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần xây dựng nước nhà.

 

Suốt những năm qua, nhà trường luôn chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. Hệ thống cơ sở hạ tầng cùng những phương tiện dạy học được trang thiết bị hiện đại đảm bảo nhu cầu đào tạo sinh viên với một nghìn máy vi tính được kết nối mạng để truy cập thông tin Internet. Hầu hết phòng học được trang bị máy chiếu đa phương tiện, thí nghiệm hiện đại, thư viện đảm bảo để thực hiện giảng dạy, nghiên cứu khoa học và học tập. Trường bao gồm 5 cơ sở :

 

Cơ sở 1 – 5A Quang Trung – Quận Hải Châu – TP. Đà Nẵng

Cơ sở 2 – 21 Nguyễn Văn Linh – Quận Thanh Khê – TP. Đà Nẵng

Cơ sở 3 – 184 Nguyễn Văn Linh – Quận Thanh Khê – TP. Đà Nẵng

Cơ sở 4 – 209 Phan Thanh – Quận Thanh Khê – TP.Đà Nẵng

Cơ sở 5 – 209 Phường Nam Hòa Khánh – Quận Liên Chiểu – TP.Đà Nẵng

 

Cả 5 cơ sở cùng phối hợp hoạt động, hướng tới mục tiêu xây dựng Duy Tân giàu đẹp hơn, hùng mạnh hơn. Trong đó nổi bật hơn cả là cơ sở 1 – 5A Quang Trung : Một công trình mang tầm vốc quốc tế. Nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, đây là công trình có số vốn đầu tư lớn nhất trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Việc đưa công trình này vào sử dụng, Đại học Duy Tân đã đi trước một bước trong việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo và mở rộng hợp tác quốc tế.

 

Đại học Duy Tân đã được nhà nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trao tặng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục và đào tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và bảo vệ Tổ Quốc.

Biểu tượng của đại học Duy Tân được thiết kế hơn mười năm về trước bởi họa sĩ danh tiếng Bửu Chi. Biểu tượng như một quyển sách đang mở ra trong tay người, thể hiện khát vọng không ngừng học hỏi của mọi cá nhân trong xã hội, bất kể thuộc thành phần kinh tế xã hội nào. Sâu trong suy nghĩ của những nhà sáng lập, Duy Tân và biểu tượng của nó thể hiện khát vọng "duy tân" hay "đổi mới" nền giáo dục nước nhà dù phải vượt qua sóng gió hay dở bỏ khuôn khổ lỗi thời.Tất cả cho một Đại học Duy Tân:

 “Trí tuệ - Tâm huyết - Nghiêm túc - Đồng cảm - Chia sẻ”

 

Họ tên : Nguyễn Thị Hiền

Lớp : K15 VQH

 



Tình yêu là những hạt cát và ta sẽ là bàn tay. Nếu nắm chặt, cát sẽ lọt qua kẽ tay và rơi xuống. Nhưng nếu nắm hờ cát sẽ theo gió bay xa.  Cát không biết nói nhưng nếu cát rơi hãy nhặt lên và nắm lại.

 
06/05/2010 16:05 # 16
admin
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 10/80 (12%)
Kĩ năng: 91/150 (61%)
Ngày gia nhập: 29/01/2010
Bài gởi: 290
Được cảm ơn: 1141
Là một trường Đại học còn non trẻ


Họ và tên: Phạm Bá Tuân

Lớp: K15VQH

ĐT: 01649564806

Email: pham.tuan559@gmail.com

 

BÀI DỰ THI VIẾT VỀ ĐH DUY TÂN

 

Là một trường đại học còn non trẻ so với các trường đại học khác trong cả nước nói chung và khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng, chỉ mới thành lập được 15 năm nhưng đại học Duy Tân đã tạo được uy tín với tất cả các trường đại học khác. Cũng như đã chiếm lĩnh được tình cảm và lòng tin của phụ huynh và sinh viên, bằng chứng là qua các năm số lượng hồ sơ đăng kí vào học ở trường ngày càng nhiều.

 

 Đại học Duy Tân tập trung đội ngũ giảng viên ưu tú, nhiệt tình trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Trường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên.  Cơ sở vật chất tốt đã tạo nhiều điều kiện học tập tốt nhất cho sinh viên.

 

Sinh viên đại học Duy Tân năng động, nhiệt tình, sáng tạo trong học tập cũng như tích cực  tham gia các hoạt động do đoàn trường và thành phố tổ chức. ĐH Duy Tân không ngừng trau dồi, học hỏi kinh nghiệm trong công tác giáo dục của các trường đại học khác trong cả nước mà nhà trường còn chú trọng đến hợp tác quốc tế đưa nhiều ngành của nhà trường đạt chuẩn quốc tế (CMU, PSU). Duy Tân là đại học tư thục lớn nhất miền Trung và có vị trí thuận lợi với 5 cơ sở lớn đặt tại trung tâm thành phố Đà Nẵng.

 

Kể từ khi thành lập đến nay trường đã trở thành một nơi cung cấp nguồn nhân lực cho khu vực miền Trung và cả nước. Hầu hết sinh viên sau khi ra trường đều có việc làm ổn định. Trường đã có nhiều cải cách và đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với sinh viên, chú trọng hợp tác quốc tế và trang bị cơ sở vật chất hiện đại.

 

Đại học Duy Tân là một trường đào tạo đa ngành nghề, đa lĩnh vực với ba hệ đào tạo là Đại học, Cao đẳng, Trung cấp ngoài ra còn có liên thông và đào tạo từ xa.

 

Trường là một ngôi trường thân thiện thích hợp cho học tập của sinh viên. ĐH Duy Tân một ngôi trường xanh – sạch – đẹp, không hút thuốc lá trong trường là mục tiêu trường đang hướng đến. Hệ thống phòng ban được tổ chức chặt chẽ từ trên xuống dưới tạo được tính thống nhất., đó cũng là lí do tôi chọn Duy Tân là nơi để học tập. Đội ngũ bảo vệ nhiệt tình và có trách nhiệm luôn giữ tốt an ninh trong trường. Trong những năm q1ua trường đạt được nhiều thành tích đáng kể.

 

Trường đại học Duy Tân đang tiếng tới một nền giáo dục tiên tiến, chú trọng hợp tác và đào tạo gắn liền với nhu cầu xã hội, trong tương lai sẽ thành trường đạt tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngày càng tốt hơn.

 




 
06/05/2010 16:05 # 17
pipi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 19/20 (95%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 29
Duy Tân niềm tự hào của mọi người


Là một SV năm nhất của trường ĐH Duy Tân, tôi không tránh khỏi những bỡ ngỡ của cô học trò cấp ba mới bước vào ngưỡng cửa ĐH, tất cả đều mới lạ đối với tôi. Và từ những ngày đầu học tập đến thời điểm hiện tại thì ĐH Duy Tân đã để lại trong tôi rất nhiều ấn tượng tốt đẹp.

 

Ngay lần đầu đặt chân vào cổng trường, điều đầu tiên làm tôi ấn tượng hơn cả chính là điều kiện cơ sở vật chất ở nhà trường. Thật ngoài sức tưởng tượng của cô học trò cấp 3 mới ngày đầu làm sinh viên như tôi. Hàng loạt phòng học với đầy đủ các phương tiện dạy và học hiện đại của trường không hề thua kém các trường ĐH khác ở miền Trung mà tôi từng được biết đến. Từ những phòng học có gắn máy điều hòa đến những phòng thực hành máy tính với nhiều máy tính màn hình tinh thể lỏng đẹp đẽ. Tất cả đều làm tôi choáng ngợp. Đã trải qua hơn một kỳ tại trường ĐH Duy Tân, tôi đã cảm thấy quyết định của tôi là hoàn toàn đúng đắn khi chọn ĐH Duy Tân là nơi gửi gắm cả ước mơ, tương lai của bản thân. Với điều kiện vật chất rất tốt thì điều kiện học tập của SV Duy Tân hoàn toàn cũng tương thích với điều kiện vật chất của trường.

 

Điều làm tôi ấn tượng tiếp theo chính là sự nhiệt tình từ các giảng viên nhà trường. Đã từng học và riếp xúc không ít các giảng viên, tất cả họ đều mang lại cảm giác thân thiện đối với các SV bằng sự tận tâm trong cách truyền đạt kiến thức, trong cách trò chuyện với SV. Với môi trường học tập ở ĐH khác biệt hẳn so với cấp 3 thì các giảng viên đóng vai trò rất lớn trong việc giúp SV năm thứ nhất như tôi hòa nhập với môi trường mới ở ĐH. Không còn cái kiểu học, thầy cô đọc, học sinh cắm cuối chép như cấp 3, mà các giảng viên đã giúp tôi hiểu như thế nào là “ HỌC CÁCH HỌC VÀ DẠY CÁCH HỌC ”. Với sự hướng dẫn của thầy cô về cách để tự mình nạp thêm kiến thức cho mình một cách tốt nhất, tôi tự cảm thấy kết quả học tập của bản thân đã tốt hơn rất nhiều so với những ngày cấp 3. Tất cả các thầy cô của trường đã để lại trong lòng cô SV năm nhất như tôi một ấn tượng tốt đẹp từ cách giảng dạy nhiệt huyết và tấm lòng truyền đạt tận tâm của họ.

 

Như nhiều SV khác tôi cũng thường hỏi bạn bè cùng chung ngành học, về các môn học ở trường mà họ theo học. Nhưng tôi rất ấn tượng với một số môn học trong giáo trình của ngành học mình, đó là môn viết và nói tiếng việt. Chưa bao giơ tôi từng nghĩ mình phải rèn luyện hai kỹ năng của thứ tiếng mẹ đẻ, tôi cảm thấy hết sức bất ngờ. Nhưng chính nhờ hai môn học này mà cách trình bày một văn bản và cách trình bày một vấn đề của tôi trước đám đông tốt hơn hẳn. Không còn hồi hộp khi nói trước tập thể, và kĩ năng trình bày văn bản được rèn luyện kỹ hơn.

 

Nghe đến hai từ đồng phục thì chắc chắn mọi người vẫn khó chịu khi không được chọn những trang phục mình thích. Nhưng với tôi đồng phục Khoa khoa học Xã hội và Nhân văn thật sự rất đẹp và rất ấn tượng. Bộ váy tím và áo mặc kèm với sơ mi trắng và cà vạt tím, tôi nhìn trong gương và cảm nhận mình đã trưởng thành thật rồi. Không còn là cô học trò ngày ngày đến trường với áo dài trắng. Mà đồng phục cho thấy sự chuyên nghiệp từ cách học đến cách đào tạo. Giảng viên khoa XH & NV cũng rất lịch sự và trang nhã. Trông SV của Khoa rất ra dáng những cử nhân sang trọng và lịch thiệp trong tương lai.

 

Với điều kiện cơ sở vật chất, tính chuyên nghiệp trong học tập giảng dạy, và các hoạt động đoàn thể, tôi nghĩ ĐH Duy Tân không thua kém mà thậm chí còn vượt trội về nhiều mặt so với các trường ĐH khác trong khu vực miền Trung.

 

 Tôi và tất cả anh em trong mái nhà chung thân thương ấy nguyện là những viên gạch nhỏ, mong muốn góp một phần sức lực nào đó của mình để tiếp tục xây dựng và phát huy những nét đẹp truyền thống đáng quý của Duy Tân, Để “ngày mai có đi xa vẫn nhớ về nơi ấy, mảnh đất trồng người – ĐẠI HỌC DUY TÂN.”

Họ và tên : Nguyễn Thị Thu Trâm

Lớp : K15 VQH

MSV : 152734508



Tình yêu là những hạt cát và ta sẽ là bàn tay. Nếu nắm chặt, cát sẽ lọt qua kẽ tay và rơi xuống. Nhưng nếu nắm hờ cát sẽ theo gió bay xa.  Cát không biết nói nhưng nếu cát rơi hãy nhặt lên và nắm lại.

 
06/05/2010 16:05 # 18
pipi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 19/20 (95%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 29
Bài viết về trường Đại học Duy Tân và thầy cô giáo


        Mình sinh ra và lớn lên ở Gia Lai, từng sống ở Hồ Chí Minh và nhiều nơi khác, đã được học nhiều trường khác nhau nhưng có lẽ không đâu để lại cho mình những ấn tượng ban đầu khó quên như ở trường đại học Duy Tân( Đà Nẵng).

        Một trong những ấn tượng khó quên đó là ngày đầu đi đăng ký nhập học. Mình đã thật sự bẩt ngờ với không khí đón tiếp sinh viên mới ở đây. Các thủ tục đơn giản, dễ hiểu, giải quyết mau lẹ, cùng với sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, đã làm cho mình phần nào quên đi sự lo lắng, bỡ ngỡ, để rồi dần bắt đầu có cảm tình với trường. và ngay trong buổi gặp gỡ đầu tiên với các giảng viên phụ trách lớp, sự tận tình chu đáo dường như còn cao hơn nữa, nó đem lại cho môic sinh viên một không khí rất dân chủ, làm họ cảm thấy là mình đã lớn và được tôn trọng. tất cả những điều đó tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải trừng nào cũng làm được như Duy Tân, vì thế dù ban đầu, đây không phải là nơi mình lựa chọn nhưng mình đã thật sự bị cuốn hút và quyết định theo học.

        Cho đến tận hôm nay, sau hơn nửa năm đầu học tại đây mình vẫn tin vào quyết định của mình. Vì sao ư? Đơn giản thôi, việc dạy và học ở đây rất phù hợp với nguyện vọng của mình. Đầu tiên phải nói đến cơ sở vật chất của trường: phần lớn các phòng học đều được trang bị tốt, đầy đủ và hiện đại (có máy chiếu, hệ thống loa, micro để phục vụ cho việc dạy và học). chứ không như một số trường mà mình đã xem qua, xuống cấp nghiêm trọng và thiếu thốn đủ thứ. Hội trường rộng rãi và tiện nghi. Có hệ thống thang máy hiện đại, thuận tiện cho việc di chuyển. trường còn có một số lượng máy tính rất lớn, luôn sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu học tập của sinh viên. Một thư viện với nhiều đầu sách có giá trị (tuy còn khiêm tốn so với các trường ở Hồ Chí Minh) nhưng không gian để học và đọc thì tuyệt hơn nhiều…

        Thứ hai là về mặt con người, mỗi giảng viên dù có cách dạy khá nhau nhưng nhìn chung đều để lại trong mình một ấn tượng rất tốt. dù còn trẻ về tuổi đời và tuổi nghề song kiến thức của các thầy cô lại khá phong phú, phương pháp dạy mới lạ đi cùng với sự nhiệt tình, ân cần đối với sinh viên đã gây cho mình một sự thích thú với từng điều được dạy. Và không chỉ có đội ngũ giảng viên nội, trường còn mời các giảng viên giỏi (trong và ngoài nước) về thỉnh giảng, mở rộng tầm hiểu biết cho học sinh. Mở các khóa học đào tạo nâng cao trình độ cho các thầy cô trẻ, với mục đích phục vụ tốt hơn cho Việc giảng dạy. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã khiến cho mình cảm nhận được sự ưu ái cảu trường dành cho sinh viên.

         Học ở Duy Tân còn một điều nữa rất thú vị. Đó là các hoạt động phong trào của trường, vô cùng đa dạng và phong phú. Từ các lễ hội thể thao với đầy đủ các nội dung thi tài ( bóng đá, bóng chuyền, cầu lông…), đến các hoạt động văn nghệ đặc sắc, lôi cuốn người xem, mà minh chứng rõ nét là lượng khán giả cổ động viên đông đảo thường xuyên phủ kín hội trường và nơi thi đấu. bên cạnh đó là các hoạt động xã hội như hiến máu nhân đạo, mùa hè xanh, vệ sinh thành phố… đem lại cho mỗi sinh viên sự năng động, lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm. hình thành nên nhân cách của mỗi con người trong cuộc sống. cùng với phương pháp học mới là đòi hỏi khả năng nói, tìm tòi đi đôi với sự sáng tạo cao đã làm cho mỗi sinh viên luôn phải ý thức đuocj vị trí của mình, tự giác trong công việc và học tập. cũng từ đó hình thành nên nét đặc trưng của sinh viên  Duy Tân sdo với các trường khác, đó là sự tự tin và tính năng động.

        Tình hình an ninh của trường cũng rất đảm bảo ( có đội ngũ thanh tra bảo vệ thường xuyên giám sát, hệ thống camera phân bố khắp nơi…) làm mình yên tâm hơn trong học tập.

         Tuy nhiên trường cũng có một số điều chưa tốt như tình trạng học sinh hút thuốc, bỏ học còn nhiều, chưa có không gian vui chơi rộng rãi, việc công bố điểm còn chậm, giáo trình một số môn chưa hoàn chỉnh… nhưng mình nghĩ những điều đó không khó để khắc phục nếu mỗi người cùng chung tay góp một phần sức lực để trường ngày một hoàn thiện, trở thành một trong những trường đại học tiêu biểu của đất nước.

Còn nhiều, rất nhiều điều mới mẻ và tốt đẹp về Duy tân mà ở đây do nhiều nguyên nhân mình chưa biết, chưa thấy nên chưa thể viết ra. Mong các bạn hãy cùng mình kể ra những điều đó, để mọi người khi nghe đến trường chúng ta đều dành cho nó một sự khâm phục ngưỡng mộ. Chúc các bạn học giỏi và thành công . Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình.

Tên : Pha Ngọc Dũng

Lớp : k15vqh

Mssv : 152736174



Tình yêu là những hạt cát và ta sẽ là bàn tay. Nếu nắm chặt, cát sẽ lọt qua kẽ tay và rơi xuống. Nhưng nếu nắm hờ cát sẽ theo gió bay xa.  Cát không biết nói nhưng nếu cát rơi hãy nhặt lên và nắm lại.

 
06/05/2010 16:05 # 19
pipi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 19/20 (95%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 29
Ấn tượng về Đại học Duy Tân


Khi bước chân vào giảng đường Đại Học tôi tin chắc si cũng có một tâm trạng riêng, một suy nghĩ riêng và một hướng đi riêng khi mình bước sang một chặng đường mới, một giai đoạn mới. chúng ta không còn là những cô cậu học trò ngây thơ như thưở phổ thông Trung học nữa mà đã là sinh viên của các trường đại học. và để trở thành sinh viên thì mỗi người phải chọn cho mình một ngôi trừng phù hợp với năng lực, sở thích và niềm say mê của mình. Với tôi Đại Học là nơi tôi có thể tung cánh bay đến một một nơi mới để thực hiện ước mơ của mình, và khi nguyện vọng một là vào trường Đaih học Sư phạm tuột khỏi tay tôi dường như mất hết niềm tin vào Đại học. cho khi lấy lại sự bình tĩnh tôi đã đi tìm hiểu và qua sự động viên cảu gai đình tôi đã tìm ra chôc đứng cho mình, và ngôi trường đó là nơi tôi có thể theo đuổi ước mơ và hoài bão, và cũng chính là nơi mà tôi coa thể vượt qua những mặc cảm và sự tự ti của mình mà thay vào đó là sự tự tin và năng động. đó chính là trường đại học Duy Tân.

Duy Tân hai tiếng xa lạ mà rất đỗi thân quen, xa lạ với những người dân tất bật với cuộc sống thường ngày nhưng lại nhưng lại rất đỗi thân quen với nhiều sinh viên trên đất nước ta. Theo sự hiểu biết của mình tôi được biết trường đại học Duy Tân được thành lập ngày 11/11/1994 theo quyết định số 666/TT của Thủ tướng Chính Phủ. L;à trường tư thục đầu tiên là lớn nhất miền Trung, trường được giao nhiệm vụ đào tạo bậc sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, bằng hai, liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, từ cao đảng lên đại học và từ trung cấp lên đại học. tôi còn nhớ có lần mẹ tôi nói: “Đại học là nơi chắp cho con những đôi cánh để giúp con bay đến những miền đất mới và miền đất con cần chinh phục nhất đó chính là nguồn tri thức”. Duy Tân là ngôi nhà thứ hai của tôi là gia đình thứ ha của tôi. Khi chưa đạt chân vào cổng trường Đại học tôi luôn ngĩ Duy Tân chắc cũng giống như những ngôi trường ở quê hương tôi mà thôi và chỉ khác là ngôi trường này sẽ đẹp hơn. Nhưng thật bất ngờ khi tôi bước chân vào cổng trường Đại học Duy Tân. Tôi còn nhớ đó là ngày 24/9/2009 đó là ngày đầu tiên tôi bước chân vào Đà Nẵng cũng là ngôi trường này. Đó là ngày tôi đến trường để nhập học tại 184 – Nguyễn Văn Linh, nhìn ngôi trường mà tôi cứ ngỡ là một cung đình lớn thật khang trang và sạch sẽ. ngay lần đầu đặt chân vào cổng trường, điều đầu tiên làm tôi ấn tượng hơn cả chính là điều kiện cơ sở vật chất ở nhà trường. Thật ngoài sức tưởng tượng của một cô học trò cấp 3 mới ngày đầu làm sinh viên như tôi. Hàng loạt các phòng học với đây đủ  các phương tiện dạy và học hiện đại hiện ra trước mắt, tôi ngỡ ngàng thật sự và nhận ra sự khang trang và hiện đại của trường không hề thua kém các trường đại học khác ở miền Trung mà tôi từng được biết đến. từ những phòng học có gắn điều hòa đến những phòng thực hành máy tính với nhiều máy tính màn hình tinh thể lỏng đẹp đẽ. Tất cả đều làm tôi choáng ngợp. đã trãi qua hơn một học kì tại trường đại học Duy Tân, tôi đã cảm thấy quyết định của tôi là hoàn toàn đúng đắn khi chọn đại học Duy Tân là nơi để gởi gắm cả ước mơ, tương lai của bản thân. Với điều kiện vật chất rất tốt thì điều kiện học tập của sinh viên Duy Tân cũng hoàn toàn tương thích với điều kiện vật chất của nhà trường. nó khác xa hoàn toàn với những gid tôi nghĩ khi chưa đến trường, nhìn ngôi trường thật cổ kính có lúc tôi ngĩ có bao giờ mình đang ngủ mơ hay không?. Cho đến bây giờ khi học gần được một năm tôi vẫn có cảm giác như ngày đầu nhập học. những buổi học đầu tiên tôi cảm thấy xa lạ với mọi thứ có ở đây tôi dường như đi giữa dòng người xa lạ không biết nên bắt đầu từ đâu, và thêm đó là nỗi nhớ cha mẹ. cũng có lúc tôi muốn về nhà không học nữa giống như người đi trong sa mạc mà chưa tìm được lối thoát nhìn xung quanhcacs bạn cùng trang lứa nói cừi vui vẻ chỉ mình tôi ngồi một mình miên man suy nghĩ. Cho đến khi tôi thật sự hòa hợp vưois một số bạn cùng lớp lúc ấy tôi mới thật sự trở lại với con người trước đây, phải nói sao nhỉ! Không còn tâm trạng chới với giữa biển người nữa mà thay vào đó là niềm vui và niềm hạnh phúc khi cùng học, cùng sinh hoạt với các bạn trong lớp k15VHO. Tuy mỗi người một nơi nhưng tình cảm bạn bè là động lực khi để tôi tiếp tục. và đó cũng chính tình cảm của mỗi sinh viên đại học Duy Tân dành cho nhau, tuy không cùng một miền quê nhưng luôn là động lực giúp đỡ nhau. Điều làm tôi ấn tựơng tiếp theo chính là sự nhiệt tình từ các giảng viên nhà trường. đã từng học và tiếp xúc với không ít các giảng viên, tất cả họ đều mạng lại cảm giác thân thiện đối với các sinh viên bằng sự tận tâm trong cách truyền đạt kiến thức và trong cách trò chuyện với sinh viên. Vưois môi trường học tập ở đại học khác biệt hẳn so vưois cấp 3 thì cac sgiangr viên đóng vai trò rất lớn trong việc giúp sinh viên năm nhất như tôi hòa nhập với môi trường học tập ở đại học. không còn cái kiểu học, thầy cô đọc, học sinh cắm cúi chép như cấp 3, mà các giảng viên đã giúp tôi hiểu như thế nào là “ HỌC CÁCH HỌC VÀ DẠY CÁCH DẠY”. vưois sự hướng dẫn của thầy cô về cách để tự mình nạp thêm kiến thức cho mình mộtu cách tốt nhất, tôi tự cảm thấy két quả học tập của bản thân đã tốt hơn rất nhiều so với những ngày cấp 3 . tất cả các thầy cô của trường dã để lại trong lòng cô sinh viên năm nhất như tôi một ấn tượng tốt đẹp từ cách giảng dạy nhiệt huyết và tấm lòng truyền đạt tận tâmcaur họ. không những như thế trong mỗi tiết hiểu bài một cách nhanh nhất, cóp những tiết dạy thật sôi nổi giữa sự trao đổi giữa cô và trò làm cho tiết học thêm hứng thú và sôi nổi hẳn lên. Khi vào cánh cửa của trường đại học không còn phương pháp đọc – chép nữa mà là phương pháp giảng viên có nhiệm vụ hướng dẫn còn việc học như thế nào và chuẩn bị là của sinh viên như vậy làm cho tiết học có sự say mê hơn. Đại học Duy Tân bây giờ đã quá quen thuộc với tôi và các bạn, khi đến với ngôi trường này tôi cảm thấy mình đã có một sự lựa chọn đúng đắn, đây chính là nơi để tôi vươn đến những đỉnh cao của con đường học vấn. trường đã thực hiện nhiều chính sách và phươg pháp quản lý phù hợp để đauw đại học Duy Tân là một trong những ngôi trường tiềm năng trong cả nước. với phương châm đào tạo lấy nghiên cứu và thực hành làm trọng tâm trong công tác đào tạo, qua 15 khóa tuyển sinh Đại học nhà trường đã tuyển trên 32.000 sinh viênm, chưa kể 8.000 học sinh Trung cấp chuyên nghiệp. đã có 11 khóa tốt nghiệp với hơn 11.000 Kỹ sư và cử nhân ra trường hầu hết có việc làm góp phần đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của miêng Trung và Tây nguyên. Tỷ lệ có việc làm của sinh viên Duy Tân sau khi  tốt nghiệp khoảng hơn 80%. Đòng thời, các ngành đào tạo của trường đã gắn kết với trên 200 doanh nghiệp ở địa phương và cả nước. đại học Duy Tân luôn có nhiều điều kiện thuận lợi để hổ trợ sinh viên đi tìm việc làm ngay từ năm hai hay năm ba cảu bặc cao đẳng và đại học. chính những phương pháp quản lý như thế mà Duy Tân ngày càng được ưa chuộng đối với sinh viên hiện nay. Trong nhiều năm qua, nhà trường luôn chú trọng vào việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học. trường đã tạo dựng được 5 cơ sở với diện tích mặt bằng 40.000 m2 và dienj tích sử dụng 30.000 m2. cơ sở vật chất, phương tiện dạy học được trang bị hiện đại đảm bảo nhu cầu đào tạo sinh viên với 1000 máy vi tính được kết nối mạng để truy cập thông tin internet. Hầu hết các phòng được trang bị máy chiếu đa phương tiện (multi-projecter), các phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại, thư viện đảm bảo để thực hiện giảng dạy, nghiên cứu klhoa học và học tập. với những trang thiết bị hiện đại cùng với phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên đã đưa trường Duy Tân là một trong những ngôi trường đi đầu trong công tác giảng dạy, trường đang chủ trương đào tạo chất lượng cao trên cơ sở hợp tác với một số  trường đại học coa uy tín trên thế giới. trường đã hợp tác về đào tạo với hai trường có uy tín ở Mỹ đó là: Đại học Carnegie Mellon ( một trong 4 trường đại học mạnh nhất cảu Mỹ về công nghệ thông tin) và đại học Penn State ( một trong những trường đào tạo Quản trị kinh doanh coa uy tín ở Mỹ). với sự hợp tác vaois hai trường đại học danh tiếng này giúp cho sinh viên có điều kiện dành những suất học bổng đẻ du học ở nước ngoài. Bên cạnh đó nhà trường còn tổ chức các hợt động ngoài giờ để tạo không khí sôi động và vui vẻ, tạo cho sinh viên những giờ phút vui vẻ. xây dựng văn hóa Duy Tân thành động lực trong mọi hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng của toàn thể cán bộ, sinh viên, giảng viên đại học Duy Tân, làm cốt lõi của văn hóa tổ chức, trong đó mọi thành viên tự nguyện chia sẻ, sẵn sàng làm hết mình để thực hiện : khẩu hiệu hành động : “ tất cả vì quyền lợi học tập và việc làm cảu sinh viên gắn liền với đời sống vật chất tinh thần của đội ngũ giảng viên, cán bộ, nhân viên”.

Hãy đến với Duy Tân đó là nơi sẽ giúp bạn thực hiện những ước mơ và chắp cánh cho bạn những nguồn tri thức mới mẻ. và ở nơi đó sẽ giúp bạn có sự tự tin trong các hoạt động và năng động trong cuộc sống

TÊN : HỒ THỊ THẮM

LỚP : K15 VHO

MSSV : 152714472

SĐT : 01675656642



Tình yêu là những hạt cát và ta sẽ là bàn tay. Nếu nắm chặt, cát sẽ lọt qua kẽ tay và rơi xuống. Nhưng nếu nắm hờ cát sẽ theo gió bay xa.  Cát không biết nói nhưng nếu cát rơi hãy nhặt lên và nắm lại.

 
06/05/2010 17:05 # 20
pipi
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 0/10 (0%)
Kĩ năng: 19/20 (95%)
Ngày gia nhập: 05/01/2010
Bài gởi: 0
Được cảm ơn: 29
Bài viết về trường Đại học Duy Tân và thầy cô giáo


     DUY TÂN  ngôi trường tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung. Ôi mới nghe tên là đã thấy có điều gì đó khác biệt và là lạ rồi. Thật đúng vậy, không phải chỉ được nghe tên mà tôi đã và đang được sinh hoạt và học tập ở chính ngôi trường yêu dấu này.

     Duy Tân nằm trên dãi đất miền Trung khi mưa lụt, khi nắng nóng khắc nghiệt. Chưa đầy một năm mà tôi thay đổi ít nhiều, dễ nhận thấy nhất là nước da rám nắng. Còn đâu cô con gái Quảng Nam “má đỏ môi hồng”… mẹ nhìn tôi mà xót xa, riêng tôi, tôi tự hào biết bao bởi đó là những gì vẫn còn đọng lại sau những lần tôi đi tình nguyện, đi thăm các bé ở làng SOS Đã Nẵng, sau những lần ấy tôi cảm thấy thật thương cho tuổi thơ thiếu thốn của các em. Tôi đã lớn, tuy xa nhà nhưng vẫn luôn còn có gia đình và bạn bè động viên, giúp đỡ mà còn vẫn thấy khó khăn nữa nói gì đến các em ấy. Tôi thấy mình thật may mắn hơn các em nhiều lắm và luôn tự nhắc nhủ mình hãy biết sống vì cộng đồng nhiều hơn nữa. Có lẽ, nếu không học dưới mái trường Duy Tân tôi sẽ không biết được điều ấy đâu. Vào mái trường này, ngoài những bài học sách vỡ của những thầy cô tận tâm và dày kinh nghiệm tôi còn được học rất nhiều từ những người bạn từ khắp mọi miền đất nước, gần thì là những người bạn Bình Trị Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Rồi Đăklac, Kon Tum, xa thì Yên Bái, Hà Nam, Sài Gòn… mỗi người bạn là mỗi tấm gương thiết thực cho tôi. Một trong những kỷ niệm mà tôi sẽ nhớ mãi ấy là hoạt động hiến máu nhan đạo đầu tiên của cả nhóm, vừa hóa hức đợi hiến máu, vừa lo lắng sợ đau… hồi hộp lắm, chúng tôi động viên nhau hãy can đảm lên, thầy chúng tôi cũng đang hiến máu mà, phải học theo thầy chứ…

Cái cảm giác rụt rè, xa lạ của cô cậu học trò miền Trung đã nhanh chóng biến mất trong tôi chỉ trong vài ngày ngắn ngủi. Trong môi trường mới tôi học được nhiều hơn là những kiến thức trên trang giấy trắng khô khan. Tôi chỉ là một phần nhỏ tạo nên cái âm thanh ba miền Bắc Trung Nam ngày ngày vang lên trong giảng đường. bạn bè mỗi người một quê, một xứ. Ai cũng mang theo mình những đặc trưng văn hóa của từng vùng miền khác nhau, mà tôi tin chắc rằng: nếu không học tập ở nơi này sẽ không ai chỉ cho tôi cách phát âm của giọng Quảng Nam, Quảng Ngãi, cũng không ai chỉ cho tôi biết món ăn Huế ngon và đậm đà như thế nào? Và cũng không ai cho tôi biết người Việt Nam yêu quê hương như thế nào?

Mặc khác, khi học tại trường Duy Tân, tất cả sinh viên đều được học trong một môi trường thoải mái, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất hiện đại như: Giảng viên dạy bằng projecter, sinh viên có nhiều bài tập nhóm để cùng trao đổi với nhau để cho sinh viên sớm được làm quen với môi trường làm vệc nhóm sau này, sinh viên còn được sử dụng máy vi tính miễn phí ở thư viện, có nhiều tài liệu tại thư viện cho sinh viên nghiên cứu… và đặc biệt là sự tận tâm dạy dỗ của thầy, cô giáo trường Duy Tân, các thầy cô không quản mệt nhọc vì sức khỏe, việc gia đình… vẫn đến lớp dạy chúng tôi vào buổi tối mặc dù có nhiều thầy cô đã dạy cả ngày, thế mà họ vẫn giảng bài rất nhiệt tình, tận tâm chỉ bảo cho sinh viên khi chúng tôi chưa hiểu bài.

      Ngay lần đầu đặt chân vào cổng trường, điều đầu tiên làm tôi ấn tượng hơn cả chính là điều kiện cơ sở vật chất ở nhà trường. Thật ngoài sức tưởng tượng của cô học trò cấp 3 mới ngày đầu làm sinh viên như tôi. Hàng loạt từ các phòng học với đầy đủ các phương tiện dạy và học hiện đại hiện ra trước mắt, tôi ngỡ ngàng thật sự và nhận ra rằng sự khang trang và hiện đại của trường không hề thua kém các trường đại học khác ở miền Trung mà tôi từng được biết đến. Từ những phòng học có gắn điều hòa đến những phòng thực hành máy tính với nhiều máy tính màn hình tinh thể lỏng đẹp đẽ. Tất cả đều làm tôi choáng ngợp. Đã trãi qua hơn một kì học tại trường đại học Duy Tân, tôi cảm thấy quyết định của tôi là hoàn toàn đúng đắn khi chọn đại học Duy Tân là nơi để gởi gắm cả ước mơ, tương lai của bản thân. Với điều kiện vật chất rất tốt thì điều kiện học tập của sinh viên Duy Tân hoàn toàn cũng tương thích với điều kiện vật chất của nhà trường.

      Điều làm tôi ấn tượng tiếp theo chính là sự nhiệt tình từ các giảng viên nhà trường. Đã từng học và tiếp xúc không ít với các giảng viên, tất cả họ đều mang lại cảm giác thân thiện đối với các sinh viên bằng sự tận tâm trong cách truyền đạt kiến thức và cách trò chuyện với sinh viên. Với môi trường học tập ở đại học khác biệt hẳn so với cấp 3 thì các giảng viên đóng vai trò rất lớn trong việc giúp sinh viên năm nhất như tôi hòa nhập với môi trường học tập mới ở đại học. Không còn cái kiểu học, thầy cô đọc, học sinh cắm cúi chép như cấp 3, mà các giảng viên đã giúp tôi hiểu như thế nào là “ HỌC CÁCH HỌC VÀ DẠY CÁCH DẠY”. Với sự hướng dẫn của thầy cô về cách để tự mình nạp thêm kiến thức cho mình một cách tốt nhất, tôi tự cảm thấy kết quả học tập của bản thân đã tốt hơn rất nhiều so với những ngày cấp 3. Tất cả các thầy cô của trường đã để lại trong lòng cô sinh viên năm thứ nhất như tôi một ấn tượng tốt đẹp từ cách giảng dạy nhiệt huyết và tấm lòng truyền đạt tận tâm của họ.

      Như nhiều sinh viên khác tôi cũng thường hỏi bạn bè cùng chung nghành học, về các môn học của trường mà họ theo học. Nhưng tôi rất ấn tượng với một số môn học trong giáo trình của ngành học của mình, đó là môn viết và nói tiếng việt. Chưa bao giờ tôi từng nghĩ mình rèn luyện hai kỹ năng này khi bước vào đại học. Phải rèn luyện và học hai kỹ năng của thứ tiếng mẹ đẻ, tôi cảm thấy hết sức bất ngờ. Nhưng chính nhờ hai môn học này mà cách trình bày một văn bản và cách trình  bày một vấn đề của tôi trước đám đông tốt hơn hẳn. Không còn hồ hộp khi nói trước tập thể, và kĩ năng trình bày văn bản được rèn luyện kĩ hơn.

       Nghe đến hai từ đồng phục thì chắc chắn mọi người vẫn khó chịu khi không được chọn những trang phục mình thích. Nhưng với tôi đồng phục khoa nhân văn thật sự rất đẹp và rất ấn tượng. Bộ vest đen với váy và áo vest mặc kèm với áp sơ mi trắng và cà vạt đỏ, tôi nhìn trong gương và cảm nhận mình đã trưởng thành thật rồi. Không còn là cô học trò ngày ngày đến trường voái áo dài trắng nữa. Mà đồng phục cho thấy sự chuyên nghiệp từ cách học đến cách đào tạo. Giảng viên khoa quản trị trông cũng rất lịch sự và trang nhã trong đồng phục vest xám với áo và cà vạt vàng. Trông sinh khoa quản trị rất ra dáng những nhà quản trị sang trọng và lịch thiệp trong tương lai.

       Không dừng lại ở đó, Duy Tân luôn dõi theo, động viên và hổ trợ cho nhiều cá nhân , hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Thấu hiểu những nỗi lòng trăn trở, lo toan, cực khổ cảu họ. Nhà trường đã kêu gọi chung tay góp sức, nêu cao phương châm “ Tích tiểu thành đại – vì tương lai của người nghèo” với cán bộ, thầy cô giáo là một ngày lương, với sinh viên là một bữa ăn sáng,…và món quà ấy tuy nhỏ mà cao quý biết bao. Nhằm để tu sửa, nâng cấp hoặc xây nên những ngôi nhà tình thương, tiếp cho họ niềm tin và sự lạc quan để  giúp họ đứng vững vươn lên trong cuộc sống. Hay những ngày tình nguyện mùa hè xanh, nhiều thầy cô và sinh viên với tấm lòng “ vì một đồng bào ruột thịt” vượt qua mọi trở ngại đến tận ngõ ngách ở những vùng sâu, vùng xa phụ giúp cho bao người dân với những công việc thường ngày, nào là trồng chuối, nạo vét kênh mương, nào là dựng rào, xây đường và bằng trái tim tuổi trẻ Duy Tân nhiệt huyết, các bạn sinh viên ngày ngày hát cho đồng bào nghe, đêm đêm lại ru cho đồng bào ngủ, rồi đến giờ hơn thế nữa, với tinh thần “ tương thân tương ái” và thể hiện sự đồng cảm, quan tâm của thầy cô và sinh viên đối với đồng bào, góp phần cùng các địa phương nhanh chóng khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Với những món quà tuy không lớn ( chỉ là những lon gạo, những bộ quần áo ấm hay các tập sách..) so với những đau thương, mất mát mà bà con phải gánh chịu trong những cơn bão, giông tố nhưng nó thể hiện được tình cảm sâu nặng, nêu cao tinh thần “ Lá lành đùm lá rách” của nhà trường.

      Hay với “ Nồi cháo tình thương” - ,một hành động từ thiện cao đẹp nhiều ý nghĩa, trong thời gian vừa qua của nhà trường tổ chức tại trung tâm y tế quận Hải Châu – Thành phố Đà Nẵng. Được xem là một việc làm mang tính xã hội nhân văn sâu sắc, chia sẻ phần nào trách nhiệm với cộng đồng. Qua đó, cũng nhằm nâng cao nhận thức và khơi dậy trong tuổi trẻ tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, đồng thời nhằm thúc đẩy hơn nữa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

      Thấu hiểu những “Tấm lòng vàng” của cán bộ, quý thầy cô giáo và sinh viên của nhà trường, các ban ngành toàn thể nói chung và Đà Nẵng nói riêng đã trân trọng ghi nhận và liên tục tuyên dương như ban vận động “Vì người nghèo” quận Thanh Khê, Hội từ thiện thành phố…

      Tôi sẽ hạnh phúc biết chừng nào nếu được dừng chân làm việc tại mái trường Duy Tân, tôi nguyện cống hiến hết sức mình trong công việc và luôn sẵn sàng đồng hành trong những hoạt động – phong trào thiết thực của nhà trường. và tôi xin chắc, với việc “ Vườn ươm trí tuệ Duy Tân” hăng hái tổ chức công tác từ thiện một cách thường xuyên đã, đang và sẽ góp phần tạo nên nét đẹp đậm sắc văn hóa của ngôi trường, tựa như sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình hình thành và phát triển của trường. một “ Mái ấm gia đình” , trong đó mỗi thế hệ sinh viên, giảng viên đi qua đều lưu dấu ấn trong tim mình một hình ảnh – tình cảm, một nghĩa tình – tấm lòng như lời hát “ ngày mai có đi xa vẫn nhớ về nơi ấy, mãnh đất trồng người Đại học Duy Tân”.

DUY TÂN nơi ươm mầm những tài năng trẻ.!!!!!!!!!!!

HỌ VÀ TÊN : LƯƠNG THỊ THÙY NHỰT

LỚP:  K15VHO

MSSV: 152714491

SĐT : 01263668004



Tình yêu là những hạt cát và ta sẽ là bàn tay. Nếu nắm chặt, cát sẽ lọt qua kẽ tay và rơi xuống. Nhưng nếu nắm hờ cát sẽ theo gió bay xa.  Cát không biết nói nhưng nếu cát rơi hãy nhặt lên và nắm lại.

 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024