Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/10/2016 08:10 # 1
crisalder
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 144/170 (85%)
Kĩ năng: 35/80 (44%)
Ngày gia nhập: 22/12/2014
Bài gởi: 1504
Được cảm ơn: 315
Bí quyết để buổi học thảo luận đạt hiệu quả


Có thể nói, giờ thảo luận sẽ là cơ hội để các bạn biết được mình đã học được những kiến thức nào, còn thiếu những gì phải bổ sung.

 

Hình thức học tín chỉ đã được áp dụng tại rất nhiều trường đại học trên cả nước từ vài năm trở lại đây. Các môn học trong đào tạo tín chỉ thường chia ra làm hai loại tiết học : tiết học lý thuyết và tiết học thực hành hoặc thảo luận. 

Đối với học lý thuyết, các bạn sinh viên sẽ được tiếp cận kiến thức do giảng viên cung cấp thông qua những bài giảng trên lớp, cách học này gần giống với đào tạo niên chế trước đây. Tuy nhiên, với mục đích lấy người học làm trung tâm, đào tạo tín chỉ đã giảm bớt tiết học lý thuyết và thay vào đó là những tiết học thực hành hoặc thảo luận. Vậy, làm thế nào để các bạn sinh viên học những tiết thảo luận này một cách hiệu quả?

Bí quyết để buổi học thảo luận đạt hiệu quả - Ảnh 1.

 

Thứ nhất - nắm bắt được những kiến thức đã học trong giờ lý thuyết

Vì các bạn sẽ được học kiến thức mới vào giờ lý thuyết và được sắp xếp học giờ thảo luận sau đó. Vì vậy, có thể nói, giờ thảo luận sẽ là cơ hội để các bạn biết được mình đã học được những kiến thức nào, còn thiếu những gì phải bổ sung. Do đó, khi học thảo luận, trước tiên sinh viên cần phải nắm bắt được những kiến thức đã được học trong giờ lý thuyết. Đây cũng là một cơ hội để các bạn "thấm" hơn kiến thức đấy nhé.

Thứ hai tự nghiên cứu

Giờ thảo luận là nơi "lấy người học làm trung tâm", tức là các bạn sinh viên sẽ tự trao đổi kiến thức về một lĩnh vực hoặc chủ đề nào đó. Đến khi các bạn không thể tìm ra được câu trả lời cho vấn đề hoặc có những thắc mắc mà không thể tự giải đáp thì giáo viên mới là người đưa ra câu trả lời cuối cùng. Phương pháp này giúp sinh viên là người chủ động trong việc học, tìm tòi, nghiên cứu kiến thức còn giáo viên chỉ là người trợ giúp, giải đáp những vấn đề sinh viên không tự lý giải được. Đây là cơ hội để bạn mở mang kiến thức, vì việc trao đổi kiến thức với người khác sẽ luôn giúp bạn học hỏi hiệu quả hơn so với việc bạn chỉ học một mình mà không có sự trao đổi. 

Bí quyết để buổi học thảo luận đạt hiệu quả - Ảnh 2.

 

Tuy nhiên, bạn sẽ không thể học được gì nếu không có sự chuẩn bị trước về kiến thức. Học thảo luận, không những chỉ gói gọn trong những kiến thức đã được học trên lớp mà còn mở rộng ra cả những vấn đề khác mà thời gian eo hẹp trên giảng đường giáo viên không truyền tải hết được. Những kiến thức mở rộng ấy trước tiên phải đến từ sự nghiên cứu, mở rộng từ chính người học. 

Hiện nay giáo dục nước ta đã rất phát triển, trường đại học nào cũng có hệ thống thư viện với rất nhiều đầu sách từ giáo trình cho đến sách chuyên khảo. Vì vậy, việc tự đọc sách, tìm tòi kiến thức mới không phải là khó khăn nữa. Không những vậy, ở thời đại mạng internet phát triển, sinh viên còn có thể tìm thấy kiến thức từ những trang web, trang mạng trực tuyến khác tùy vào từng ngành học…

Chỉ khi bạn đã có nền tảng thì khi thảo luận về một vấn đề nào đó bạn mới có kiến thức để trao đổi với người khác. Bạn sẽ học được kiến thức mới từ những người bạn và ngược lại, họ cũng sẽ học được những điều mới từ bạn. Đến cuối cùng, các bạn sẽ cùng nhau tiến bộ.

Thứ ba hỏi và hỏi

Bí quyết để buổi học thảo luận đạt hiệu quả - Ảnh 3.

 

Giờ thảo luận là lúc bạn sẽ được giải đáp những kiến thức đã học mà chưa hiểu. Vì vậy, nếu đã tự học, tự nghiên cứu mà vẫn chưa hiểu vấn đề hãy mạnh dạn đặt câu hỏi với giảng viên. Thậm chí bạn không chỉ hỏi về kiến thức lý thuyết mà bạn còn có thể hỏi về thực tế áp dụng với những kiến thức đó. Điều này cũng rất có ích cho việc học, vì đa số với sinh viên, các bạn mới chỉ được tiếp cận kiến thức dưới dạng lý thuyết mà chưa có cơ hội thực hành, vậy thì đây sẽ là lúc bạn được giải đáp về việc kiến thức này khi áp dụng vào thực tế thì sẽ như thế nào?

Việc các bạn sinh viên hỏi rất được khuyến khích trong các giờ thảo luận và giảng viên hướng dẫn cũng sẽ cảm thấy được khích lệ khi các bạn đặt câu hỏi. Vì việc sinh viên đặt câu hỏi thể hiện rằng bạn đã nghiên cứu bài học, đã chuẩn bị bài trước khi đến lớp và bạn có hứng thú với kiến thức đó.

Thứ tư cơ hội để rèn luyện kỹ năng mềm

Là người chủ động thảo luận, thậm chí là tranh luận sẽ giúp các bạn sinh viên rèn luyện được kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình bày một vấn đề hay kỹ năng tranh luận… Những kỹ năng này sẽ rất giúp ích cho các bạn trong công việc sau này, vì chúng giúp bạn thể hiện được kiến thức, năng lực và đặc biệt là sự chủ động trong công việc cũng giống như các bạn đang chủ động trong việc học tại trường vậy.

Theo Trí Thức Trẻ

 



Lê Đình Nguyên Vũ

K19CMUTPM4

Facebook: https://www.facebook.com/nguyenvulee


 
19/10/2016 15:10 # 2
thanhbui11
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 3/30 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 13/10/2016
Bài gởi: 33
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Bí quyết để buổi học thảo luận đạt hiệu quả


cảm ơn bạn nha, sẽ rút kinh nghiệm để hội thảo



Sống đơn giản cho đời thanh thản


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024