Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
09/12/2015 16:12 # 1
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Bài tập Sinh đại cương ĐH Duy Tân


HỆ SINH THÁI , SINH QUYỂN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG



Câu 1: Hệ sinh thái là gì? 
A .bao gồm quần xã sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
B.bao gồm quần thể sinh vật và môi trường vô sinh của quần xã
C.bao gồm quần xã sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã
D.bao gồm quần thể sinh vật và môi trường hữu sinh của quần xã

Câu 2 : Sinh vật sản xuất là những sinh vật: 
A.phân giải vật chất (xác chết, chất thải) thành những chất vô cơ trả lại cho môi trường
B.động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
C .có khả năng tự tổng hợp nên các chất hữu cơ để tự nuôi sống bản thân
D.chỉ gồm các sinh vật có khả năng hóa tổng hợp

Câu 3 : Các kiểu hệ sinh thái trên Trái Đất được phân chia theo nguồn gốc bao gồm: 
A.hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới nước
B .hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo
C.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái nước ngọt
D.hệ sinh thái nước mặn và hệ sinh thái trên cạn

Câu 4 : Thành phần hữu sinh của một hệ sinh thái bao gồm:
A .sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải
B.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn thực vật, sinh vật phân giải
C.sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải
D.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật, sinh vật phân giải

Câu 5 : Bể cá cảnh được gọi là: 
A .hệ sinh thái nhân tạo B.hệ sinh thái “khép kín”
C.hệ sinh thái vi mô D.hệ sinh thái tự nhiên

Câu 6 : Ao, hồ trong tự nhiên được gọi đúng là:
A .hệ sinh thái nước đứng B.hệ sinh thái nước ngọt
C.hệ sinh thái nước chảy D.hệ sinh thái tự nhiên

Câu 7 : Đối với các hệ sinh thái nhân tạo, tác động nào sau đây của con người nhằm duy trì trạng thái ổn định của nó: 
A.không được tác động vào các hệ sinh thái
B .bổ sung vật chất và năng lượng cho các hệ sinh thái
C.bổ sung vật chất cho các hệ sinh thái
D.bổ sung năng lượng cho các hệ sinh thái

Câu 8 : Trong hệ sinh thái có những mối quan hệ sinh thái nào? 
A.Chỉ có mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau
B .Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường
C.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài và sinh vật khác loài với nhau
D.Mối quan hệ qua lại giữa các sinh vật cùng loài với nhau và tác động qua lại giữa các sinh vật với môi trường

Câu 9 : Điểm giống nhau giữa hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo là:
A .có đặc điểm chung về thành phần cấu trúc B.có đặc điểm chung về thành phần loài trong hệ sinh thái
C.điều kiện môi trường vô sinh D.tính ổn định của hệ sinh thái

Câu 10 : Quá trình biến đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học trong hệ sinh thái nhờ vào nhóm sinh vật nào? 
A.Sinh vật phân giải B.Sinhvật tiêu thụ bậc 1
C.Sinh vật tiêu thụ bậc 2 D.Sinh vật sản xuất

Câu 11 : Năng lượng được trả lại môi trường do hoạt động của nhóm sinh vật:
A .sinh vật phân giải B.sinh vật sản xuất
C.động vật ăn thực vật D.động vật ăn động vật

Câu 12 : Đồng ruộng, hồ nước, rừng trồng, thành phố, … là những ví dụ về:
A.hệ sinh thái trên cạn B.hệ sinh thái nước ngọt
C.hệ sinh thái tự nhiên D.hệ sinh thái nhân tạo

Câu 13 : Hệ sinh thái nào sau đây cần bón thêm phân, tưới nước và diệt cỏ dại:
A .hệ sinh thái nông nghiệp B.hệ sinh thái ao hồ
C.hệ sinh thái trên cạn D.hệ sinh thái savan đồng cỏ

Câu 14 : Lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng được xây dựng nhằm:
A .mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã
B.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C.mô tả quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần thể
D.mô tả quan hệ dinh dưỡng và nơi ở giữa các loài trong quần xã

Câu 15 : Trong chu trình sinh địa hóa có hiện tượng nào sau đây?
A .Trao đổi các chất liên tục giữa môi trường và sinh vật
B.Trao đổi các chất tạm thời giữa môi trường và sinh vật
C.Trao đổi các chất liên tục giữa sinh vật và sinh vật
D.Trao đổi các chất theo từng thời kì giữa môi trường và sinh vật

Câu 16 : Lượng khí CO2 tăng cao do nguyên nhân nào sau đây: 
A.hiệu ứng “nhà kính”
B.trồng rừng và bảo vệ môi trường
C .sự phát triển công nghiệp và giao thông vận tải
D.sử dụng các nguồn nguyên liệu mới như: gió, thủy triều,…

Câu 17 : Tác động của vi khuẩn nitrát hóa là: 
A.cố định nitơ trong đất thành dạng đạm nitrát (NO3-)
B.cố định nitơ trong nước thành dạng đạm nitrát (NO3-)
C .biến đổi nitrit (NO2-) thành nitrát (NO3-)
D.biến đổi nitơ trong khí quyển thành dạng đạm nitrát (NO3-)

Câu 18 : Để cải tạo đất nghèo đạm, nâng cao năng suất cây trồng người ta sử dụng biện pháp sinh học nào? 
A .trồng các cây họ Đậu B.trồng các cây lâu năm
C.trồng các cây một năm D.bổ sung phân đạm hóa học.

Câu 19 : Những dạng nitơ được đa số thực vật hấp thụ nhiều và dễ nhất là 
A .muối amôn và nitrát B.nitrat và muối nitrit
C.muối amôn và muối nitrit D.nitơ hữu cơ và nitơ vô cơ

Câu 20 : Nguyên tố hóa học nào sau đây luôn hiện diện xung quanh sinh vật nhưng nó không sử dụng trực tiếp được? 
A.cacbon B.photpho C.nitơ D.D.oxi

Câu 21 : Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất:
A.bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng B.bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm
C .cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn D.sử dụng tiết kiệm nguồn nước

Câu 22 : Để góp phần cải tạo đất, người ta sử dụng phân bón vi sinh chứa các vi sinh vật có khả năng: 
A .cố định nitơ từ không khí thành các dạng đạm
B.cố định cacbon từ không khí thành chất hữu cơ
C.cố định cacbon trong đất thành các dạng đạm
D.cố định nitơ từ không khí thành chất hữu cơ

Câu 23 : Nguyên nhân nào sau đây không làm gia tăng hàm lượng khí CO2 trong khí quyển:
A.phá rừng ngày càng nhiều
B.đốt nhiên liệu hóa thạch 
C.phát triển của sản xuất công nghiệp và giao thông vận tải
D .sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyển

Câu 24 : Quá trình nào sau đây không trả lại CO2 vào môi trường:
A.hô hấp của động vật, thực vật B.lắng đọng vật chất 
C.sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải D.sử dụng nhiên liệu hóa thạch

Câu 25 : Theo chiều ngang khu sinh học biển được phân thành:
A.vùng trên triều và vùng triều B.vùng thềm lục địa và vùng khơi
C.vùng nước mặt và vùng nước giữa D.vùng ven bờ và vùng khơi

Câu 26 : Nitơ phân tử được trả lại cho đất, nước và bầu khí quyển nhờ hoạt động của nhóm sinh vật nào: 
A.vi khuẩn nitrat hóa B.vi khuẩn phản nitrat hóa
C.vi khuẩn nitrit hóa D.vi khuẩn cố định nitơ trong đất

Câu 27 : Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng: 
A.cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit
B.thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ
C.động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt
D .phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình

Câu 28 : Hậu quả của việc gia tăng nồng độ khí CO2 trong khí quyển là: 
A.làm cho bức xạ nhiệt trên Trái đất dễ dàng thoát ra ngoài vũ trụ
B.tăng cường chu trình cacbon trong hệ sinh thái
C.kích thích quá trình quang hợp của sinh vật sản xuất
D .làm cho Trái đất nóng lên, gây thêm nhiều thiên tai

Câu 29 : Chu trình sinh địa hóa có ý nghĩa là: 
A .duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển
B.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể
C.duy trì sự cân bằng vật chất trong quần xã
D.duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái

Câu 30 : Nguồn nitrat cung cấp cho thực vật trong tự nhiên được hình thành chủ yếu theo: 
A.con đường vật lí B.con đường hóa học
C .con đường sinh học D.con đường quang hóa

Câu 31 : Sự phân chia sinh quyển thành các khu sinh học khác nhau căn cứ vào: 
A.đặc điểm khí hậu và mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
B.đặc điểm địa lí, mối quan hệ giữa các sinh vật sống trong mỗi khu
C.đặc điểm địa lí, khí hậu 
D .đặc điểm địa lí, khí hậu và các sinh vật sống trong mỗi khu

Câu 32 : Thảo nguyên là khu sinh học thuộc vùng: 
A.vùng nhiệt đới B.vùng ôn đới C.vùng cận Bắc cực D.vùng Bắc cực

Câu 33 : Nhóm vi sinh vật nào sau đây không tham gia vào quá trình tổng hợp muối nitơ: 
A.vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu
B.vi khuẩn cộng sinh trong cây bèo hoa dâu
C.vi khuẩn sống tự do trong đất và nước
D .vi khuẩn sống kí sinh trên rễ cây họ đậu

Câu 34 : Nguồn năng lượng cung cấp cho các hệ sinh thái trên Trái đất là: 
A.năng lượng gió B.năng lượng điện C.năng lượng nhiệt D.năng lượng mặt trời

Câu 35 : Khi chuyển từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì dòng năng lượng có hiện tượng là: 
A .càng giảm B.càng tăng C.không thay đổi D.tăng hoặc giảm tùy thuộc bậc dinh dưỡng

Câu 36 : Năng lượng được chuyển cho bậc dinh dưỡng sau từ bậc dinh dưỡng trước nó khoảng bao nhiêu %? 
A .10% B.50% C.70% D.90%

Câu 37 : Dòng năng lượng trong hệ sinh thái được thực hiện qua: 
A .quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật trong chuỗi thức ăn
B.quan hệ dinh dưỡng giữa các sinh vật cùng loài trong quần xã
C.quan hệ dinh dưỡng của các sinh vật cùng loài và khác loài
D.quan hệ dinh dưỡng và nơi ở của các sinh vật trong quần xã





Câu 42 : Nhóm sinh vật nào không có mặt trong quần xã thì dòng năng lượng và chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên vẫn diễn ra bình thường 
A.sinh vật sản xuất, sinh vật ăn động vật B.động vật ăn động vật, sinh vật sản xuất
C .động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật D.sinh vật phân giải, sinh vật sản xuất

Câu 43 : Dòng năng lượng trong các hệ sinh thái được truyền theo con đường phổ biến là 
A .năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật dị dưỡng → năng lượng trở lại môi
trường
B.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật sản xuất → năng lượng trở lại môi
trường
C.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn thực vật → năng lượng trở lại môi
trường
D.năng lượng ánh sáng mặt trời → sinh vật tự dưỡng → sinh vật ăn động vật → năng lượng trở lại môi
trường

Câu 44 : Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng 
A.ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng
B.xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên
C.vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư
D .chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất

Câu 45 : Bảo vệ đa dạng sinh học là 
A.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài
B.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài
C .bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái
D.bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái 

 

Nguồn: sưu tầm* 



Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
09/12/2015 16:12 # 2
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Bài tập Sinh đại cương ĐH Duy Tân


Số lượng ti thể và lạp thể trong tế bào được tăng lên bằng cách nào?
A. Sinh tổng hợp mới.
B. Phân chia.
C. Sinh tổng hợp mới và phân chia.
D. Số lượng phụ thuộc và đặc tính di truyền.
E. Nhờ liên kết các túi màng của tế bào.
2. Cây thường xanh thường rụng lá khi nào?
A. Vào mùa hạ.
B. Vào mùa thu.
C. Vào mùa xuân.
D. Vào mùa đông.
E. Quanh năm.
3. Chất điều hòa sinh trưởng nào sau đây làm chậm sự hóa già?
A. Xitôkinin.
B. AIA.
C. AAB.
D. Êtile.
E. GA.
4. Chất nào sau đây không phải là chất kích thích sinh trưởng?
A. GA.
B. AAB.
C. 2,4D.
D. Kitetin.
E. NAA.
5. Chất nào sau đây không phải là chất ức chế sinh trưởng?
A. AAB.
B. Êtilen.
C. 2,4,5T.
D. CCC.
E. TIBA
6. Khi cây hóa già thì hàm lượng chất nào trong cây sẽ tăng?
A. AIA.
B. AAB.
C. Zêatin.
D. GA.
E. Auxin.
7. Tương quan nào là tương quan kích thích?
A. Chồi ngọn và chồi bên.
B. Thân lá và rễ cũ.
C. Rễ chính và rễ phụ.
D. Cành nhánh và hoa quả.
E. Không có tương quan nào.
8. Qủa được hình thành sau thụ tinh là do auxin được đưa vào bầu từ?
A. Vòi nhụy.
B. Bầu nhụy.
C. Phôi.
D. Ngọn cây.
E. Hạt phấn.
9. Điều nào sau đây không đúng khi nói về auxin?
A. Kích thích ra rễ cành giâm, cành chiết.
B. ức chế sinh trưởng chồi bên.
C. Tác dụng kích thích hay kìm hãm phụ thuộc vào nồng độ.
D. Vận chuyển từ gốc theo sự chênh lệch nồng độ.
E. Khi ngắt ngọn cây sẽ làm mất vai trò ưu thế đỉnh của auxin.
10. Điều nào dưới đây không đúng khi nói về sự vận chuyển của auxin.
A. Không vận chuyển theo mạch rây và mạch gỗ.
B. Vận chuyển trong các tế bào nhu mô cạnh các bó mạch.
C. Vận chuyển chậm.
D. Vận chuyển hướng gốc.
E. Vận chuyển không cần năng lượng.
 
 


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
09/12/2015 16:12 # 3
anh2bmw
Cấp độ: 48 - Kỹ năng: 44

Kinh nghiệm: 255/480 (53%)
Kĩ năng: 408/440 (93%)
Ngày gia nhập: 27/11/2009
Bài gởi: 11535
Được cảm ơn: 9868
Phản hồi: Bài tập Sinh đại cương ĐH Duy Tân


các bạn tham khảo 
1. Chuỗi pôlipeptit được mọc dài ra trong quá trình

A. giải mã B. tổng hợp mARN C. hoạt hóa axits amin
D. sao mã
 
2-cặp nào đúng cho giảm phân mà kết quả từ một tế bào … tạo ra 4 tế
bào … ?
A. đơn bội….
lưỡng bội
B. lưỡng
bội……….đơn bội
C. gen………Giao tử
D. Sinh dục……… Sôma
 
 
 
3-Trong kỳ trung gian, tế bào …
A. chịu sự phân chia tế bào chất
C. Các nhiễm sắc thể đóng soắn tối đa
 
 
 
B. Sao chép ADN của nó
D. Đang hoán vị gen
 
4-Trong các cặp bazơ nitric sau, cặp nào đồng thời hiển diện ở cả
ADNvà ARN?
A. T và U
B. A và T
C. G và T
D. A và G
 
 
 
5-Kiểu hình sinh sản hữu tính có đặc điểm:
A. Do giảm phân
B. Thế hệ con đa dạng
C. Thế hệ con giống mẹ
D. Do giảm phân và tạo sự đa dạng
 
 
 
6-Vật chất di truyền của các sinh vật chưa có nhân thuộc loại nào ?
A. Một phân tử ADN với histôn
B. Nhiều phân tử ADN thẳng
C. Một phân tử ADN vòng tròn
D. Một phân tử ADN vòng tròn với protein histon
 
.
 
7-Tổ hợp 3 nuclêootit ứng với 1 axit amin là :
A. Gen cấu trúc B. Sự mã hóa bộ 3
C. Phiên mã
 
 
 
D. Đơn vị mã
 
8-Kiểu sinh sản vô tính có đặc điểm :
A. Do nguyên phân
B. Thế hệ con khác mẹ
C. Thế hệ con giống mẹ
D. Do nguyên phân và thế hệ con giống
mẹ
 
 
 
9. Ở kỳ nào các cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng tách nhau và mỗi
nhiễm sắc thể tương đồng kép di chuyển về 1 cực của tế bào?
A. Kỳ sau I
B. Kỳ cuối I
C. Kỳ giữa I
D. Kỳ trước I
10. Ở bào quan nào xảy ra sự bắt cặp của bộ 3 đối mã với bộ 3 mã của
axit amin tương ứng?
A. Ribôsôm
B. Màng nhân
C. Lưới nội chất
D. Ti thể
 
11-Axit nuclêit được tạo nên từ các đơn phân được gọi là:
A. Bazơ nitric
B. Axit phôtphoric
C. Peptit
D.Nuclêôtit
 
.
 
12. Trường hợp nào sau đây là đúng đối với phân tử ADN mạch đôi?
A. Tất cả các nhóm hydroxyl của phân tử pentose liên kết với nhau
B. Các bazơ có mặt phẳng vuông góc với trục chính (trục của chuỗi
ADN)
C. Mỗi mạch đơn song song với nhau theo chiều 5’ -> 3’
D. A bắt cặp bổ sung với G
 
13. Ở ruồi giấm, kỳ nào của phân bào diễn ra với 1 tế bào có 16 crômatit
và tạo ra 2 tế bào con mà mỗi cái có 4 nhiễm sắc thể kép?
A. Kỳ cuối II
B. Kỳ cuối I
C. Kỳ trước II
D. Kỳ cuối của nguyên phân
 
14-Quá trình, mà trong đó ADN làm khuôn tổng hợp nên 1 loại phân tử
khác nó, để truyền đạt thông tin quy định của cấu trúc protein là:
A. Giải mã
B. Sao chép ADN
C. Chuyển năng lượng ATP cho axit amin
D. Tổng hợp mARN
 
 
 
15-Ở bắp bố mẹ P và C1C1RR x vàng CCrr .F1: vàng C1CRr.
F2: 13 vàng (9 C1-R- + 3 C1-rr + 1CCrr): 3 đỏ thẫm CCR-. Đây là kiểu tương
tác gen gì?
A. Tương tác bổ trợ
B. Tương tác át chế
C. Tương tác cộng gộp
D. Tác động đa hiệu
 
 
 
16. Ở ruồi giấm gen nào sau đây có sự di truyền liên kết với giới tính?
A. Gen thanh xám B
B. Gen mắt trắng w
C. Gen cánh cụt v
D. Gen cánh dài V
 
17-Tỉ lệ phân li kiểu gen và kiểu hình sẽ thế nào ở các con nếu giao phối
giữa bố mẹ mà cả 2 đều Ab/aB. ( Giả sử không có hoán vị gen, nhưng biểu
hiện trội hoàn toàn).
A. Kiểu gen và kiểu hình 3:1
B. Kiểu gen 1:2:1, kiểu hình 3:1
C. Kiểu gen và kiểu hình 1:2:1
D. Kiểu gen và kiểu hình 9:3:3:1
 
 
 
18. Mục nào không thuộc điều kiện nghiệm đúng của định luật Menden 1
và 2?
A. Cặp bố mẹ thuần chủng
B. Số cá thể phân tích phải lớn
C. Tính trạng phải trội hoàn toàn
D. Nhiều gen xác định 1 tính trạng
 
19. Ở châu chấu con đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính:
A. XX
B. XO
C. XY
D. YO
 
20. Thuyết di truyền nhiễm sắc thể dựa trên nhiều chứng cứ, trừ ........
A. Sự liên kết gen
B. Hoán vị gen có cơ sở tế bào học
C. Số nhóm liên kết gen = n nhiễm sắc thể
D. Hiện tượng trội – lặn các cặp tính trạng.
 
21-Kiểu tác động qua lại của 2 hay nhiều gen thuộc những lôcut khác
nhau (các gen không alen) làm xuất hiện tính trạng mới là: ......
A. Tác động bổ trợ
B. Tác động át chế
C. tác động cộng gộp
D. Tác động đa hiệu
 
 
 
22. Cơ chế xác định giới tính ở chim là:
A. Con trống đồng giao tử XX
B. Con trống dị giao tử XO
C. Con trống dị giao tử XY
D. Con mái dị giao tử XO
 
23. Các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen được gọi là: .......
A. tính trội
B. Các alen
C. tính lặn
D. Các gen
 
24-Đột biến nào chỉ ảnh hưởng tới 1 axit amin trong chuỗi polipeptit?
A. thay thế 1 cặp nuclêôtit
B. Mất 1 cặp nuclêôtit
C. thêm 1 cặp nuclêôtit
D. Đột biến xôma
 
 
 
25. Ở người, bệnh nào sau đây do thể nhị bội?
A. bạch tạng
B. Máu khó đông


Thông tin liên hệ anh2bmw khi có bất kỳ thắc mắc:
skype: trantien281
mail: 
anh2bmw@gmail.com


 

 
Các thành viên đã Thank anh2bmw vì Bài viết có ích:
02/08/2016 09:08 # 4
nhoncon
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 2/10 (20%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 02/08/2016
Bài gởi: 2
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Bài tập Sinh đại cương ĐH Duy Tân


Cảm ơn các bài tập của bạn 

http://halongwave.com




 
14/06/2020 14:06 # 5
tonylinh
Cấp độ: 1 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 1/10 (10%)
Kĩ năng: 0/10 (0%)
Ngày gia nhập: 14/06/2020
Bài gởi: 1
Được cảm ơn: 0
Phản hồi: Bài tập Sinh đại cương ĐH Duy Tân


thanks các bài tập của bạn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024