Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/10/2015 20:10 # 1
Khoikito
Cấp độ: 4 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 28/40 (70%)
Kĩ năng: 5/30 (17%)
Ngày gia nhập: 23/06/2013
Bài gởi: 88
Được cảm ơn: 35
Sinh viên Duy Tân tìm hiểu về tác hại của biến đổi khí hậu


Trong một bài phát biểu tại Indonesia vào năm 2014, ngoại trưởng mỹ John Kerry đã so sánh sự biến đổi khí hậu và nóng lên toàn cầu còn đáng sợ hơn cả vũ khí hạt nhân. Ông nói rằng “Không hề nói quá khi bảo rằng toàn bộ cách sống mà các bạn đang sống và yêu gặp rủi ro” và “Chúng ta phải đối diện thách thức này cùng nhau”. Tại hội nghị GLACIER diễn ra tại Alaska tổng thống Obama cùng bộ trưởng của 11 quốc gia khác cũng cho rằng “chúng tôi coi những cảnh báo của các khoa học gia là rất nghiêm trọng.” và coi biến đổi khí hậu là mối đe dọa của thế kỷ.

Tại Việt Nam, biến đổi khí hậu đã làm gia tăng nhiệt độ trong vài năm trở lại đây, nhiều chuyên gia nhận định Việt Nam nằm trong danh sách những nước đầu tiên chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, năm 2013 thủ tướng chính phủ cũng đã ký chi 350 tỷ cho 11 tỉnh thành thực hiện nhiều dự án để phòng chống sự nóng lên toàn cầu này.

Hãy cùng mình tìm hiểu về những lý do tại sao biến đổi khí hậu là mối lo ngại toàn cầu và chúng ta phải làm gì để cùng chung tay chống lại biến đổi khí hậu.

băng tan

Tại sao biến đổi khí hậu là mối đe dọa thế kỷ

Biến đổi khí hậu là gì ?

Biến đổi khí hậu là cụm từ nói về sự thay đổi của hệ thống khí hậu tại một vùng hoặc trên toàn cầu. Sự thay đổi khí hậu này là một điều bình thường, trong những giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm. Tuy nhiên, trong một thập kỷ gần đây do sự phát triển của khoa học kỹ thuật, khai thác và sử dụng than đá, dầu mỏ để phát triển công nghiệp, lượng khí thải nhà kính tăng lên một cách chóng mặt đã làm biến đổi khí hậu trở nên phức tạp hơn, nhiều thay đổi và kéo theo hiện tượng nóng lên toàn cầu (lưu ý rằng nóng lên toàn cầu là một hậu quả của biến đổi khí hậu)

Khi sử dụng than đá và dầu mỏ một lượng “khí nhà kính” được sinh ra bao gồm:

Khí Công thức Tỷ lệ đóng góp
(%)
Hơi nước H2O 36 – 72%
CO2 CO2 9 – 26%
CH4 CH4 4 – 9%
O3 O3 3 – 7%

Ngoài ra các khí sulfur hexafluoride, hydrofluorocarbons và perfluorocarbons.

khí nhà kính

Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với sự làm tăng nhiệt độ Trái Đất:

  • Sử dụng năng lượng:50%
  • Công nghiệp: 24%
  • Nông nghiệp:13%
  • Phá rừng: 14%

Các loại khí này tạo nên “Hiệu ứng nhà kính khí quyển“, khi hơi nóng từ mặt trời được giữ lại ở tầng đối lưu, giữ ấm trái đất giống như giữ ấm cây trồng trong nhà kính.

Hậu quả của biến đổi khí hậu

Sự nguy hiểm của hiệu ứng nhà kính nằm ở sự “giữ ấm cây trồng” mà ở đây là Trái Đất. Nhiệt độ được giữ ấm làm Trái Đất nóng lên khiến những khối băng ở 2 đầu địa cực tan chảy. Điều này dẫn đến sự tăng lên của mực nước biển, dẫn đến hiện tượng nước mặn xâm thực vào nước ngọ dẫn đến sạc lở. Ở nước ta nếu nước biển dân lên 1m sẽ làm mất đi 12,2% diện tích đất và mất đi nơi ở của 23% dân số (số liệu của danang.gov.vn).

Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu còn dẫn đến sự thay đổi sinh quyển, nạn chặt cây và sự nóng lên toànc ầu đã ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài động thực vật, tiêu biểu là các loài động vật ở 2 đầu địa cực: Gấu Bắc Cực, Hải Cẩu, Cá Voi, Chim Cánh Cụt Nam Cực… Theo dự đoán có khoản 50% số loài sẽ tuyệt chủng vào năm 2050.

Biến đổi khí hậu và “đối tác” của nó là sự nóng lên toàn cầu đã làm mực nước biển trở nên ấm hơn, điều này sẽ “hậu thuẩn” cho các cơn bão, những cơn bão sẽ mạnh hơn, khốc liệt hơn, gây thiệt hại nhiều hơn.

Trong những năm gần gây, sự nóng lên cũng kéo theo nhiều đợt hạn hán kéo dài, hậu quả là nguồn lương thực bị thiếu thốn, khiến nhiều nước nằm trong cảnh đói khát. Cơn nóng gần nhất cũng làm hơn 2500 người thiệt mạng tại Ấn Độ.

Chúng ta phải làm gì để chống biến đổi khí hậu

Bien-doi-khi-hau-8

Không phải làm những việc lớn lao để chúng ta có thể thay đổi thế giới, thay đổi sự nóng lên toàn cầu và đối phó với biến đổi khí hậu là một cuộc chiến lâu dài và bền bỉ. Nếu chúng ta có thể tạo ra nguồn năng lượng sạch và tái chế rác thải thì chúng ta đã góp công rất lớn để chống biến đổi khí hậu. Nhưng nếu chúng ta không làm được điều đó, chúng ta hãy làm những việc nhỏ bé hơn như:

  • Điều chỉnh bộ ổn nhiệt hoặc điều hoà lên 1,50C tiết kiệm khoảng 1 tấn CO2 một năm.
  • Sử dụng tủ lạnh tiết kiệm năng lượng có thể tiết kiệm được gần 1 nửa tấn CO2 mỗi năm so với sử dụng tủ lạnh thông thường.
  • Sử dụng cửa sổ, cửa ra vào loại cách nhiệt và làm thêm phần cách nhiệt vào gác mái và tầng hầm, nền sẽ làm giảm việc tiêu thụ năng lượng.
  • Sử dụng bóng đèn huỳnh quang compact dạng xoắn hiệu quả tiết kiệm hơn 75% so với bóng đèn thắp sáng thông thường
  • Tiết kiệm năng lượng trên đường đi: Đi bộ, đi xe đạp, sử dụng xe dùng chung hoặc các phương tiện giao thông công cộng- tất cả các loại hình này đều phát thải ít hơn khi mỗi chúng ta đều sử dụng xe ôtô cá nhân. Chọn các loại xe ôtô tiết kiệm nhiên liệu hiện có, như kiểu xe kết hợp điện – xăng, và luôn duy tu, bảo dưỡng xe tốt cũng sẽ làm giảm mức phát thải. Dùng chung xe ôtô và tránh đi quãng đường ngắn bằng xe ôtô nhằm tiết kiệm năng lượng. Giữ lốp căng nhất khi sử dụng sẽ tiết kiệm nhiên liệu hơn và giảm phát thải. Lái xe ở tốc độ thấp hơn 5 dặm mỗi giờ so với tốc độ tối thiểu trên quãng đường đi làm hằng ngày dài 8 dặm có thể tiết kiệm 350kg khí CO2 mỗi năm.
  • Giảm rác thải nhà bếp: Trung bình mỗi năm một người thải lượng rác cao gấp 10 lần trọng lượng cơ thể mỗi người. 1kg rác đem chôn lấp sản xuất khoảng 2kg khí mêtan. Cách đơn giản nhất để giảm gánh nặng này là bớt việc mua sắm và thải các đồ bao gói không cần thiết.
  • Tái chế giấy, thuỷ tinh, nhôm, thép và các nguyên liệu khác để giảm các nguyên liệu mới, có thể giúp tiết kiệm năng lượng. Sử dụng cả 2 mặt giấy và tái chế giấy có thể tiết kiệm 2,5kg khí nhà kính đối với mỗi kg giấy sử dụng.
  • Ủng hộ sự thay đổi: Bạn có thể khuyến khích cộng đồng rộng lớn hơn hành động vì sự biến đổi khí hậu.

Nguyên Khôi - Cuộc Thi Về Biến Đổi Khí Hậu




Được chỉnh sửa bởi niphip vì:link ẩn
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024