Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/08/2015 11:08 # 1
oanhoanh2122
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 11

Kinh nghiệm: 55/150 (37%)
Kĩ năng: 12/110 (11%)
Ngày gia nhập: 20/03/2014
Bài gởi: 1105
Được cảm ơn: 562
Huyết tương


Huyết tương chứa 92% là nước, còn lại là các chất hữu cơ và các chất vô cơ. Huyết tương bị lấy mất fibrinogen thì gọi là huyết thanh.
Một số chỉ số vật lý của máu:
Độ nhớt của huyết tương:                    2,0-2,5
Độ nhớt của máu toàn phần:               4,7 (đối với nam); 4,4 (đối với nữ)
Tỷ trọng của huyết tương:                  1,028
Tỷ trọng của huyết cầu:                       1,097
Tỷ trọng của máu toàn phần:               1,057
Áp suất thẩm thấu của máu:                7,6 atm
        pH của máu:                                      7,36.
1.   PROTEIN HUYẾT TƯƠNG.
Protein huyết tương là những phân tử lớn, có trọng lượng phân tử cao, ví dụ trọng lượng phân tử của albumin: 69000, của fibrinogen: 340000 v.v...
Protein toàn phần: 68-72 g/l. Đây là phần chủ yếu của những chất chứa nitơ. Bằng các phương pháp hiện đại, người ta có thể tách protein huyết tương ra thành hàng trăm thành phần nhỏ khác nhau. Thông thường protein huyết tương có các thành phần cơ bản sau đây:
Albumin:                       42g/l
Globulin:                        24g/l
Tỉ lệ albumin/globulin:    1,7.
a1 globulin:                    3,5g/l
a2 globulin:                    5g/l
b globulin:           8g/l
g globulin:                      7,5g/l
Fibrinogen:                    4g/l.
Protein huyết tương có các chức năng chính sau:
- Chức năng tạo áp suất keo của máu:
Các phân tử protein đều mang điện. Trong môi trường huyết tương có pH=7,36; chúng mang điện âm và ở dạng proteinat. Do có những dấu điện tích khác nhau ở mặt ngoài, nên có khả năng giữ nước nhiều hay ít quanh phân tử. Vì vậy protein huyết tương đã giữ được nước ở trong lòng mạch. Lực giữ nước tạo nên áp suất keo. Thành phần quan trọng nhất của protein huyết tương là albumin. Các protein nói chung hay albumin nói riêng đều do gan sản xuất và đưa vào máu. Khi giảm chức năng gan, protein huyết tương giảm, nước không được giữ lại ở trong mạch mà vào khoảng gian bào, gây ra hiện tượng phù (phù do thiếu protein huyết tương). Trong nhiều trường hợp điều trị, muốn giữ nước ở trong lòng mạch để duy trì huyết áp và khối lượng máu lưu hành người ta thường truyền dịch có chứa các hợp chất hữu cơ có phân tử lượng cao (có áp lực keo cao).
- Chức năng vận chuyển.
Các protein thường là các chất tải cho nhiều chất hữu cơ và vô cơ ví dụ như lipoprotein, Thyroxin binding prealbumin, Thyroxin binding globulin...
- Chức năng bảo vệ.
Một trong những thành phần quan trọng của protein huyết tương là các globulin miễn dịch: IgG, IgA, IgM, IgD, IgE (do các tế bào lympho B sản xuất). Các globulin miễn dịch có tác dụng chống lại các kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể. Thông qua hệ thống miễn dịch, các globulin miễn dịch đã bảo vệ cho cơ thể.
- Chức năng cầm máu. Các yếu tố gây đông máu của huyết tương, chủ yếu là các protein do gan sản xuất.
- Cung cấp protein cho toàn bộ cơ thể.
2.   CÁC CHẤT HỮU CƠ KHÔNG PHẢI PROTEIN.
Nhóm này rất đa dạng và thường được chia làm hai loại: những chất có và không chứa nitơ.
Những chất hữu cơ không phải protein, có chứa nitơ:
       Urê:                                   300mg/l
Acid amin tự do:                 500mg/l
Acid uric:                           45mg/l
Creatin, creatinin:     30mg/l
Bilirubin:                            5mg/l
Amoniac:                           2mg/l
Các chất hữu cơ không phải protein, không chứa nitơ:
Glucose:                           1g/l
Lipid:                                 5g/l
Cholesterol:                       2g/l
   Phospholipid:                      1,5g/l
   Acid lactic:                          0,1g/l
Đa số các lipid huyết tương đều gắn với protein tạo nên lipoprotein, trong đó lipid gắn với aglobulin (25%), với b globulin (70%).
Ngoài những chất cơ bản trên, trong huyết tương còn có những chất có hàm lượng rất thấp nhưng lại có vai trò vô cùng to lớn đối với các chức phận cơ thể như:  các chất trung gian hoá học, các chất trung gian chuyển hoá, các hormon, các vitamin và các enzym.
3.   CÁC CHẤT VÔ CƠ.
Các chất vô cơ thường ở dạng ion và được chia thành hai loại anion và cation. Các chất vô cơ giữ vai trò chủ yếu trong điều hoà áp suất thẩm thấu, điều hoà pH  máu và tham gia vào các chức năng của tế bào.
- Áp suất thẩm thấu.
Đơn vị đo áp suất thẩm thấu là OsMol, tương đương với 22,4 atm. Thường dùng là mOsMol. mOsMol là áp suất thẩm thấu của 1/1000 Mol trong 1 lít nước. Bình thường áp suất thẩm thấu của máu là 300-310 mOsMol. Áp suất thẩm thấu chủ yếu do Navà Cl- quyết định (95%), ngoài ra còn có một số chất khác như: HCO3-, K+, Ca++, HPO4--, glucose, protein, urê, acid uric, cholesterol, SO4--...
Áp suất thẩm thấu giữ nước ở vị trí cân bằng. Thay đổi áp suất thẩm thấu làm thay đổi hàm lượng nước trong tế bào và gây ra rối loạn chức năng tế bào.
Trong thực hành việc xác định áp suất thẩm thấu từ nồng độ Mol là phức tạp, cho nên người ta thường đo độ hạ băng điểm để tính ra mOsMol. Một nồng độ 5,35 mOsMol làm hạ băng điểm 0,010; áp suất thẩm thấu là 5,35 mOsMol.
- Cân bằng ion.
Các ion (anion và cation) trong huyết tương là cân bằng điện tích. Đo nồng độ ion bằng Equivalent (Eq). Eq là đương lượng  một ion bằng trọng lượng Mol chia cho hoá trị (Eq=1000 mEq).
Cân bằng ion có vai trò quan trọng đối với chức năng tế bào, với cân bằng acid base máu... Nồng độ của các ion trong huyết tương là:
Cl-:                    3650 mg/l,                      103 mEq/l
HCO-:                1650 mg/l,                      27 mEq/l
Protein:              70000 mg/l,                     15-18 mEq/l
HPO4--:               5-106 mg/l,                     3 mEq/l
SO4--:                 45 mg/l,                           1 mEq/l
Acid hữu cơ:       45 mg/l,                           5 mEq/l
-------------------------------------------------------------------
+                                                             155 mEq/l 
Na+:                   3300 mg/l,                       142 mEq/l    
K+:                     180-190 mg/l,                  5 mEq/l
Ca++:                 100 mg/l,                         5 mEq/l
Mg++:                 18-20 mg/l,                      1,5 mEq/l
Các thành phần khác                                  1,5 mEq/l
----------------------------------------------------------------------                                                    
+                                                             155 mEq/l
Sự cân bằng của các ion trong huyết tương được thực hiện nhờ các cơ chế: khuếch tán, tĩnh điện, cân bằng Donnan, vận chuyển tích cực của tế bào, cơ chế siêu lọc, tái hấp thu và bài tiết tích cực của thận ...

HUYẾT TƯƠNG
Huyết tương là phần lỏng của máu, chiếm 55-56% thể tích máu toàn phần. Huyết tương là dịch trong, hơi vàng, sau khi ăn có màu sữa, vị hơi mặn và có mùi đặc biệt của các acid béo.
Huyết tương chứa 92% là nước, còn lại là các chất hữu cơ và các chất vô cơ. Huyết tương bị lấy mất fibrinogen thì gọi là huyết thanh.
Một số chỉ số vật lý của máu:
Độ nhớt của huyết tương:                    2,0-2,5
Độ nhớt của máu toàn phần:               4,7 (đối với nam); 4,4 (đối với nữ)
Tỷ trọng của huyết tương:                  1,028
Tỷ trọng của huyết cầu:                       1,097
Tỷ trọng của máu toàn phần:               1,057
Áp suất thẩm thấu của máu:                7,6 atm
        pH của máu:                                      7,36.
1.   PROTEIN HUYẾT TƯƠNG.
Protein huyết tương là những phân tử lớn, có trọng lượng phân tử cao, ví dụ trọng lượng phân tử của albumin: 69000, của fibrinogen: 340000 v.v...
Protein toàn phần: 68-72 g/l. Đây là phần chủ yếu của những chất chứa nitơ. Bằng các phương pháp hiện đại, người ta có thể tách protein huyết tương ra thành hàng trăm thành phần nhỏ khác nhau. Thông thường protein huyết tương có các thành phần cơ bản sau đây:
Albumin:                       42g/l
Globulin:                        24g/l
Tỉ lệ albumin/globulin:    1,7.
a1 globulin:                    3,5g/l
a2 globulin:                    5g/l
b globulin:           8g/l
g globulin:                      7,5g/l
Fibrinogen:                    4g/l.
Protein huyết tương có các chức năng chính sau:
- Chức năng tạo áp suất keo của máu:
Các phân tử protein đều mang điện. Trong môi trường huyết tương có pH=7,36; chúng mang điện âm và ở dạng proteinat. Do có những dấu điện tích khác nhau ở mặt ngoài, nên có khả năng giữ nước nhiều hay ít quanh phân tử. Vì vậy protein huyết tương đã giữ được nước ở trong lòng mạch. Lực giữ nước tạo nên áp suất keo. Thành phần quan trọng nhất của protein huyết tương là albumin. Các protein nói chung hay albumin nói riêng đều do gan sản xuất và đưa vào máu. Khi giảm chức năng gan, protein huyết tương giảm, nước không được giữ lại ở trong mạch mà vào khoảng gian bào, gây ra hiện tượng phù (phù do thiếu protein huyết tương). Trong nhiều trường hợp điều trị, muốn giữ nước ở trong lòng mạch để duy trì huyết áp và khối lượng máu lưu hành người ta thường truyền dịch có chứa các hợp chất hữu cơ có phân tử lượng cao (có áp lực keo cao).
- Chức năng vận chuyển.
Các protein thường là các chất tải cho nhiều chất hữu cơ và vô cơ ví dụ như lipoprotein, Thyroxin binding prealbumin, Thyroxin binding globulin...
- Chức năng bảo vệ.
Một trong những thành phần quan trọng của protein huyết tương là các globulin miễn dịch: IgG, IgA, IgM, IgD, IgE (do các tế bào lympho B sản xuất). Các globulin miễn dịch có tác dụng chống lại các kháng nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể. Thông qua hệ thống miễn dịch, các globulin miễn dịch đã bảo vệ cho cơ thể.
- Chức năng cầm máu. Các yếu tố gây đông máu của huyết tương, chủ yếu là các protein do gan sản xuất.
- Cung cấp protein cho toàn bộ cơ thể.
2.   CÁC CHẤT HỮU CƠ KHÔNG PHẢI PROTEIN.
Nhóm này rất đa dạng và thường được chia làm hai loại: những chất có và không chứa nitơ.
Những chất hữu cơ không phải protein, có chứa nitơ:
       Urê:                                   300mg/l
Acid amin tự do:                 500mg/l
Acid uric:                           45mg/l
Creatin, creatinin:     30mg/l
Bilirubin:                            5mg/l
Amoniac:                           2mg/l
Các chất hữu cơ không phải protein, không chứa nitơ:
Glucose:                           1g/l
Lipid:                                 5g/l
Cholesterol:                       2g/l
   Phospholipid:                      1,5g/l
   Acid lactic:                          0,1g/l
Đa số các lipid huyết tương đều gắn với protein tạo nên lipoprotein, trong đó lipid gắn với aglobulin (25%), với b globulin (70%).
Ngoài những chất cơ bản trên, trong huyết tương còn có những chất có hàm lượng rất thấp nhưng lại có vai trò vô cùng to lớn đối với các chức phận cơ thể như:  các chất trung gian hoá học, các chất trung gian chuyển hoá, các hormon, các vitamin và các enzym.
3.   CÁC CHẤT VÔ CƠ.
Các chất vô cơ thường ở dạng ion và được chia thành hai loại anion và cation. Các chất vô cơ giữ vai trò chủ yếu trong điều hoà áp suất thẩm thấu, điều hoà pH  máu và tham gia vào các chức năng của tế bào.
- Áp suất thẩm thấu.
Đơn vị đo áp suất thẩm thấu là OsMol, tương đương với 22,4 atm. Thường dùng là mOsMol. mOsMol là áp suất thẩm thấu của 1/1000 Mol trong 1 lít nước. Bình thường áp suất thẩm thấu của máu là 300-310 mOsMol. Áp suất thẩm thấu chủ yếu do Navà Cl- quyết định (95%), ngoài ra còn có một số chất khác như: HCO3-, K+, Ca++, HPO4--, glucose, protein, urê, acid uric, cholesterol, SO4--...
Áp suất thẩm thấu giữ nước ở vị trí cân bằng. Thay đổi áp suất thẩm thấu làm thay đổi hàm lượng nước trong tế bào và gây ra rối loạn chức năng tế bào.
Trong thực hành việc xác định áp suất thẩm thấu từ nồng độ Mol là phức tạp, cho nên người ta thường đo độ hạ băng điểm để tính ra mOsMol. Một nồng độ 5,35 mOsMol làm hạ băng điểm 0,010; áp suất thẩm thấu là 5,35 mOsMol.
- Cân bằng ion.
Các ion (anion và cation) trong huyết tương là cân bằng điện tích. Đo nồng độ ion bằng Equivalent (Eq). Eq là đương lượng  một ion bằng trọng lượng Mol chia cho hoá trị (Eq=1000 mEq).
Cân bằng ion có vai trò quan trọng đối với chức năng tế bào, với cân bằng acid base máu... Nồng độ của các ion trong huyết tương là:
Cl-:                    3650 mg/l,                      103 mEq/l
HCO-:                1650 mg/l,                      27 mEq/l
Protein:              70000 mg/l,                     15-18 mEq/l
HPO4--:               5-106 mg/l,                     3 mEq/l
SO4--:                 45 mg/l,                           1 mEq/l
Acid hữu cơ:       45 mg/l,                           5 mEq/l
-------------------------------------------------------------------
+                                                             155 mEq/l 
Na+:                   3300 mg/l,                       142 mEq/l    
K+:                     180-190 mg/l,                  5 mEq/l
Ca++:                 100 mg/l,                         5 mEq/l
Mg++:                 18-20 mg/l,                      1,5 mEq/l
Các thành phần khác                                  1,5 mEq/l
----------------------------------------------------------------------                                                    
+                                                             155 mEq/l
Sự cân bằng của các ion trong huyết tương được thực hiện nhờ các cơ chế: khuếch tán, tĩnh điện, cân bằng Donnan, vận chuyển tích cực của tế bào, cơ chế siêu lọc, tái hấp thu và bài tiết tích cực của thận ...

nguồn: benhhoc.com



oanhoanh

 

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024