Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/06/2015 08:06 # 1
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ

THÀNH LẬP BẢN ĐỒ CẤU TRÚC NỀN ĐỊA CHẤT PHỤC VỤ

ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH

DÂN DỤNG, CÔNG NGHIỆP, CÔNG TRÌNH NGẦM

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

 

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. ĐỖ MINH TOÀN

Cơ quan chủ trì: Trung tâm Kỹ thuật địa chất và Xử lý nền móng.

 

 

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

Đà Nẵng trong tương lai trở thành một đô thị hiện đại ngang tầm với các thành phố lớn trong nước và khu vực thì vấn đề quy hoạch trở nên quan trọng hơn lúc nào hết. Qua hơn 7 năm thực hiện quy hoạch, thành phố Đà Nẵng đã đạt được nghiên cứu kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, Đà Nẵng cũng như một số thành phố khác của Việt Nam, các hoạt động xây dựng sử dụng không gian ngầm, khai thác nước ngầm chưa hợp lý cùng với các hoạt động kinh tế khác đã và sẽ là nguồn phát sinh các tai biến địa kỹ thuật – môi trường gây bất lợi cho sự phát triển bền vững của lãnh thổ.

Với mục tiêu xây dựng giao thông đi trước một bước, xây dựng một hệ thống giao thông công cộng hoàn chỉnh, hiện đại đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố, giảm áp lực trong việc phát triển dân số, đồng thời kế thừa kinh nghiệm của Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh trong việc quy hoạch và xây dựng đường sắt đô thị thí điểm; nhằm hoàn thiện định hướng, quy hoạch xây dựng một hệ thống giao thông công cộng đáp ứng được nhu cầu phát triển. Với mục tiêu như vậy, đề tài dự kiến đề xuất một tuyến đường sắt đảm bảo tính kết nối giữa các khu công nghiệp, dân cư, văn hóa, du lịch… của thành phố nhằm hn thiện Bản đồ cấu trúc nền địa chất phục vụ đề xuất quy hoạch xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình ngầm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Trong những năm trước đây, công tác điều tra địa chất công trình đã được Cục Địa chất Việt Nam tiến hành, song tài liệu còn mang tính khái quát chưa đáp ứng đầy đủ các dạng xây dựng đặc biệt trong đó có xây dựng các công trình ngầm. Mặt khác, chưa tiến hành thành lập bản đồ phân chia cấu trúc nền thiên nhiên. Vì vậy, khi sử dụng tài liệu đã có phục vụ cho quy hoạch thành phố còn gặp những khó khăn nhất định. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài nghiên cứu đã được triển khai từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 5 năm 2008. Vùng nghiên cứu có diện tích khoảng 100 km2, nằm trong vùng điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 theo quyết định số 465/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

 

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu làm sáng tỏ điều kiện địa chất công trình thành phố Đà Nẵng, phân chia cấu trúc đất nền thiên nhiên phục vụ cho qui hoạch thành phố đến năm 2010 và 2020, đặc biệt xây dựng công trình ngầm.

 

III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:

1. Đánh giá điều kiện địa lý tự nhiên kinh tế xã hội thành phố Đà Nẵng;

2. Đánh giá đặc điểm địa chất, địa mạo, tân kiến tạo, địa chất thủy văn thành phố trên cơ sở thu thập tổng hợp tài liệu đã có và nghiên cứu bổ sung;

3. Đánh giá hiện trạng xây dựng các công trình trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (không gian ngầm và trên mặt);

4. Nghiên cứu điều kiện địa chất công trình thành phố Đà Nẵng trên cơ sở kế thừa các tài liệu, bổ sung khoan thăm dò địa chất công trình, thí nghiệm trong phòng và ngoài trời;

5. Nghiên cứu đặc điểm phân bố, khả năng tác động tương hỗ và vai trò của các lớp đất ở khu vực thành phố Đà Nẵng khi xây dựng và khai thác không gian ngầm đô thị;

6. Đánh giá đặc điểm bất đồng nhất về cấu trúc đất nền thành phố Đà Nẵng, phân loại cấu trúc nền phục vụ xây dựng các loại công trình ngầm có độ sâu đặt móng khác nhau;

7. Phân chia cấu trúc nền thiên nhiên phục vụ cho quy hoạch xây dựng thành phố (cho các công trình dân dụng, công nghiệp và công trình ngầm, …) đến năm 2010 tầm nhìn 2020.

 

IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

- Thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng khai thác sử dụng và quản lý tài nguyên đất xây dựng, hiện trạng sử dụng không gian ngầm đô thị tại các Sở: Xây dựng, Giao thông công chính, Tài nguyên môi trường, Công thương; Các cơ quan trung ương gồm CIENKO, Công ty Tư vấn thiết kế Giao thông 5, Viện nghiên cứu Địa chất và khoáng sản, Đại học Khoa học Huế, …

- Khảo sát đo vẽ địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình theo tỷ lệ 1:10.000.

- Tổng hợp tài liệu viết báo cáo thông tin theo Chuyên đề.

- Tiến hành các thí nghiệm lấy mẫu đất đá, nước ngoài trời và phân tích mẫu đất, mẫu cơ lý đất đá, mẫu nước.

- Khoan khảo sát địa chất công trình - địa chất thủy văn.

- Đo địa vật lý và thu thập.

- Khảo sát bổ sung và kiểm tra các vấn đề liên quan thành lập các bản đồ chuyên môn.

- Phân tích mẫu và xử lý các kết quả phân tích, tổng hợp các chuyên đề.

- Khảo sát và lập sơ đồ quy hoạch tuyến giao thông đường sắt.

- Thành lập các bản đồ chuyên môn: địa mạo, địa chất, địa chất công trình, địa chất thủy văn, bản đồ cấu trúc…).

- Thu thập tài liệu và viết báo cáo chuyên đề.

- Viết báo cáo tổng kết.

 

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Đề tài đã nghiên cứu cho thấy:

- Đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên của khu vực thành phố Đà Nẵng bao gồm: đặc điểm địa hình, khí hậu vùng Đà Nẵng.

- Khái quát đặc điểm cấu trúc địa chất khu vực thành phố Đà Nẵng .

- Đặc điểm địa hình, địa mạo, tân kiến tạo của khu vực Đà Nẵng.

- Đặc điểm địa chất thủy văn.

- Địa tầng và tính chất cơ lý của đất đá.

- Vật liệu khoáng xây dựng tự nhiên.

- Các quá trình địa chất động lực công trình.

- Hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên đất xây dựng thành phố Đà Nẵng.

- Đề tài nghiên cứu phân chia cấu trúc nền phục vụ xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng và ngầm.

Đề tài nghiên cứu đã đưa ra một số các công trình ngầm phổ biến đó là:

+ Hệ thống giao thông ngầm ở các nước trong khu vực và thế giới như:

+ Các công trình ngầm kết hợp giữa dân sự và quân sự: gồm phổ biến 4 loại:

* Hầm trú ẩn;

* Thiết bị cứu nạn và phòng tránh;

* Hầm ngầm đặc biệt;

* Công trình đặt trang thiết bị phục vụ chiến đấu.

+ Đường vượt ngầm ở các nút giao thông.

+ Bãi đậu xe ôtô và gara.

+ Đường ống kỹ thuật đa năng ngầm.

- Đề tài nghiên cứu còn nêu ra những ưu điểm của việc sử dụng không gian ngầm trong xây dựng.

- Đề tài nghiên cứu đã phân chia cấu trúc nền khu vực thành phố Đà Nẵng phục vụ cho xây dựng công nghiệp, dân dụng và ngầm.

- Dự kiến quy hoạch đường sắt đô thị thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2020.

- Đề tài nghiên cứu đã đưa ra các tiêu chí lựa chọn hệ thống giao thông và đặc điểm của hệ thống giao thông. Có 3 hệ thống giao thông chính: Giao thông hỗn hợp; Giao thông trên làn đường riêng; Giao thông trên làn đường riêng hoàn toàn.

- Đề tài nghiên cứu còn cho thấy đặc điểm chung của các hệ thống phương tiện giao thông đường sắt như: Hệ thống giao thông đường sắt loại hình xe điện - Tramway; Hệ thống giao thông đường sắt loại hình LRT; Hệ thống giao thông đường sắt loại hình tàu Métro.

- Đặc điểm và phân tích lựa chọn hệ thống phương tiện giao thông đường sắt áp dụng cho thành phố Đà Nẵng: Đề tài nghiên cứu đã phân tích đặc điểm chủ yếu của Phương tiện Metro; Phương tiện xe điện - Tramway; và đã đưa ra các tiêu chí đánh giá cho việc phân tích lựa chọn hệ thống phương tiện giao thông đường sắt.

Trên cơ sở phân tích đánh giá về các hệ thống Tổ chức giao thông đô thị và loại hình phương tiện giao thông tương ứng, có thể thấy rằng: Hệ thống giao thông trên làn riêng và đoàn tàu Metro là phù hợp cho định hướng phát triển giao thông công cộng nói riêng và mục tiêu nghiên cứu điều kiện địa chất công trình, thành lập bản đồ cấu trúc nền địa chất phục vụ quy hoạch xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, công trình ngầm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói chung.

- Đánh giá điều kiện địa chất công trình và thủy văn đối với việc xây dựng tuyến đường sắt đô thị: Trên cơ sở bình diện tuyến đường dự kiến và bản đồ phân chia cấu trúc nền thành phố Đà Nẵng, kiểu, dạng cấu trúc nền phân bố trên tuyến được thể hiện chi tiết trong bảng dưới đây:

 

 

TT

Phạm vi

Khoảng cách (m)

Kiểu dạng cấu trúc nền

 

Tỷ lệ %

Từ Km

Đến Km

1

0+000

2+000

2.000

IIA.1

8.2

2

2+000

5+000

3.000

IIA.1+IIB.1

12.4

3

5+000

10+000

5.000

IIB.1+IIB.2

20.6

4

10+000

21+000

11.000

IIA.2

45.4

5

21+000

24+250

3.250

IIB.2

13.4

Tổng cộng

24.250

 

100%

 

Trong đó:

Dạng cấu trúc nền IIA.1: nền đất thường gồm 3 lớp, có cấu tạo từ trên xuống dưới như sau:

Lớp đất rời (Cát mịn-trung-mQ2): bề dày trung bình từ 3-5m; 5-10m ít khi >20m.

Lớp sét pha, sét trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng (eQ, .maQ13b): bề dày 5-6m có khi tới trên 20m.

Đá phiến thạch anh, phiến mica, gặp ở độ sâu nông nhất từ 15m trở xuống.

Nước dưới đất tồn tại chủ yếu trong lớp đất rời, thuộc loại nước ngầm, nước dưới đất phong phú cách mặt đất chừng 1-3m, có quan hệ với nước biển, nước dưới đất có tính xâm thực yếu đến trung bình.

Dạng cấu trúc nền IIA.2: Nền đất gồm nhiều lớp đất rời và dính xen kẹp, cấu trúc nền đất phức tạp. Nhìn chung, địa tầng từ trên xuống như sau:

Lớp 1- Đất rời (cát hạt mịn - trung mQ2, amQ13b): Bề dày 25-30m;

Lớp 2- Sét, sét pha, trạng thái nửa cứng đến cứng (amQ13b): Bề dày 5 đến>10m;

Lớp 3- Cát trung đến thô lẫn sỏi (apQ13b), dạng thấu kính: Bề dày xấp xỉ 5m;

Lớp 4- Đá phiến: gặp ở độ sâu 35 đến 40m trở xuống.

Gặp ít nhất là hai tầng chứa nước Tầng chứa nước trên cùng là nước ngầm, có quan hệ với nước sông Hàn và biển. Nước dưới đất khá phong phú và có quan hệ với nước biển và sông Hàn. Tầng chứa nước bên dưới có áp mực nước cách mặt đất chừng 4-5m. Mức độ chứa nước phong phú, nước có tính xâm thực yếu.

Dạng cấu trúc IIB.1: Lớp đất yếu phân bố ngay trên mặt đất, trong phụ kiểu này có mặt các lớp bùn sét pha chứa hữu cơ của địa tầng mbQ2 và amQ13b. Bề dày lớp bùn mbQ2 thường có bề dày mỏng, chừng 1-4m. Ngược lại, bùn sét pha amQ13b có bề dày trên 10m. Cấu trúc nền đặc trưng như sau:

Lớp 1 – đất lấp: dày trung bình 1-2m;

Lớp 2 – bùn sét pha, dày 4m (mbQ2)- >10m (amQ13b);

Lớp 3 – cát mịn, chặt vừa (mQ2, am Q13b), dày 3-5m;

Lớp 4 – sét pha lẫn sạn dăm (eQ), sét-sét pha (amQ13b), dẻo cứng đến cứng, dày 3-5 đến >20m;

Lớp 5 – đá phiến.

Địa hình phụ kiểu này thường thấp. Nước dưới đất là nước ngầm, tàng trữ chủ yếu trong lớp cát. Mực nước cách mặt đất không sâu khoảng 1,0 – 1,5m. Nước có tính xâm thực yếu. Có thể tồn tại nước thổ nhưỡng nằm trong lớp đất lấp, ảnh hưởng đến thi công hố móng.

Dạng cấu trúc IIB.2: Gồm nhiều lớp đất yếu, thường phân bố dưới sâu, không có quy luật, đất yếu thường gặp là bùn sét pha, sét và sét pha dẻo chảy- chảy thuộc các địa tầng amQ2, amQ13b, bmQ1. Trong địa tầng thường gặp từ 2 lớp đất yếu trở lên, phân bố không có quy luật. Khi các lớp đất yếu nằm gần trên mặt thường xen kẽ là các lớp đất rời (HC73, HC47). Khi nằm sâu thường xen kẹp với các lớp đất dính. Đá gốc gặp ở độ sâu lớn >30-40m.

Gồm nhiều tầng chứa nước: tầng chứa nước trên cùng là nước ngầm, có mức độ chứa nước phong phú, mực nước cách mặt đất ≤ 2m. Có quan hệ với nước biển và sông. Nước có tính xâm thực mạnh đến trung bình.

- Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn và địa chất công trình đến việc xây dựng tuyến đường ngầm:

+ Ảnh hưởng của điều kiện địa chất thủy văn: nhìn chung toàn đoạn tuyến nằm trong vùng địa chất chịu ảnh hưởng trực tiếp của ngầm nằm trong tầng đất rời, chịu ảnh hưởng trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp của Sông Hàn và biển. Chiều sâu mực nước ngầm từ 1÷4m và riêng đối với dạng cấu trúc IIA.2 xuất hiện trên đoạn tuyến thứ 4 (từ Km 10+000 - Km 21+000), từ chiều sâu 4-5m trở xuống xuất hiện tầng nước ngầm có áp. Mặt khác do ảnh hưởng của biển nên tính xâm thực của nước dưới đất trong phạm vi nghiên từ trạng thái yếu đến trung bình, đưa ra những vấn đề đặt ra đặc biệt lưu ý trong quá trình xây dựng công trình đối với đoạn tuyến, đối với công trình ngầm nông và ngầm sâu, đối với các vật liệu bê tông của công trình ngầm. 

+ Ảnh hưởng của điều kiện địa chất công trình: đề tài nghiên cứu đã xem xét chiều sâu đặt móng cọc cho từng đoạn trong việc xây dựng các công trình cầu, công trình ngầm. Và đưa ra các biện pháp xem xét cho các công trình ngầm nông, ngầm sâu.

 

VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1. Kết luận:

1 .Điều kiện địa kỹ thuật môi trường thành phố Đà Nẵng:

+ Thành phố Đà Nẵng có hai loại địa hình khác nhau về hình thái nguồn gốc. Đó là địa hình núi thấp và đồng bằng (chiếm chủ yếu), khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Mạng thủy văn khá phức tạp. Độ mặn hạ lưu các sông bị chi phối bởi chế độ mưa, thủy triều của biển. Chế độ thủy triều (dòng chảy và thủy triều) cũng khá phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế - xã hội.

+ Đồng bằng Đà Nẵng được hình thành trên móng sụt lún dạng địa hào của trũng giữa núi lấp đầy các trầm tích Neogen - Đệ tứ có độ sâu đạt tới 400m. Các địa hình tích tụ và bóc mòn cũng như nhân sinh phát triển tương đối phức tạp.

+ Thực thể quan trọng nhất là các trầm tích Đệ tứ có tuổi Pleistocen và Holocen vì chúng quyết định đến đặc điểm điều kiện địa chất công trình. Khu vực có 22 tướng trầm tích và các thành tạo Đệ tứ không phân chia.

+ Trong vùng nghiên cứu gồm 3 tầng chứa nước chính: tầng chứa nước lỗ hổng Holocen - Pleistocen trên (qh, qp2), Pleistocen dưới (qp1) và tầng chứa nước khe nứt trong các đá biến chất hệ tầng A Vương (ε-ο1av) trong đó tầng chứa nước qp1 có diện phân bố rộng và khả năng tàng trữ nước lớn hơn; tầng chứa nước qh, qp2 có mức độ phong phú nước không đồng đều từ nghèo đến giàu, còn tầng chứa nước ε-ο1av tồn tại trong các đới dập vỡ từ nghèo đến giàu. Phần lớn ở các vùng cửa sông các tầng chứa nước này đều bị nhiễm mặn. Do vậy, khả năng xâm thực của nước dưới đất ở các khu vực này thường từ yếu đến trung bình.

+ Mực nước dưới đất trung bình trong tầng qh, qp2 thường nhỏ 1-2m nên khi thi công các công trình cần quan tâm đến hiện tượng cát chảy, cát hóa lỏng và nước chảy vào hố móng.

2. Phân chia cấu trúc nền phục vụ xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng và ngầm; dựa trên đặc điểm liên kết kiến trúc của các loại đất đá có mặt trong cấu trúc của nền được chia ra kiểu và các dạng sau:

- Kiểu cấu trúc nền I nền gồm các lớp đất đá có mối liên kết kiến trúc cứng (chỉ gồm các loại đá cứng và nửa cứng) ít phổ biến.

- Kiểu cấu trúc nền II được phân ra các dạng cấu trúc nền (IIA.1, IIB.1, IIA.2, IIB.2) có các đặc tính xây dựng của các đất nền như sau:

Dạng IIA.1: Đất nền hoàn toàn thuận lợi cho việc xây dựng các nhà thấp tầng 3-5 tầng. Trong phụ kiểu này, bố trí các tầng hầm tương đối thuận lợi. Khi thi công các tầng hầm nhà cao tầng sẽ gặp khó khăn khi thi công móng như dễ sập thành hố móng do cát chảy; với các đường ngầm: việc thi công rất khó khăn và tốn kém do phải đảm bảo ổn định vách, nóc và cả đáy hầm (do cát chảy); với việc bố trí tàu điện ngầm: hoàn toàn thuận lợi cho việc bố trí xây dựng tàu điện ngầm do có lớp sét dẻo cứng đến nửa cứng, bề dày >5-6m, phân bố ở độ sâu từ 5 đến 15-20m. Trong mọi trường hợp khi thi công xây dựng, cần chú ý tới khả năng hóa lỏng của cát khi chịu tác dụng của tải trọng động, dẫn đến giảm độ bền.

Dạng IIA.2: Đất nền hoàn toàn thuận lợi cho việc xây dựng các nhà thấp và cao tầng. Các nhà cao tầng tùy quy mô có thể sử dụng các lớp 3, 4 và 5 làm lớp tựa cọc. Ở đây, đá gốc nằm ở độ sâu lớn hơn so với dạng cấu trúc nền IIA.1. Khi thi công các tầng hầm nhà cao tầng sẽ gặp khó khăn khi thi công móng như dễ sập thành hố móng do cát chảy. Khi hạ thấp mực nước để thi công sẽ ảnh hưởng tới các công trình lân cận. Với các đường ngầm: việc thi công rất khó khăn và tốn kém do phải đảm bảo ổn định vách, nóc và cả đáy hầm (do cát chảy). Với việc bố trí tàu điện ngầm: hoàn toàn thuận lợi cho việc bố trí xây dựng tàu điện ngầm do có lớp sét dẻo cứng đến nửa cứng, bề dày >5-6m, phân bố ở độ sâu từ 5 đến 15-20m. Đất có tính chất thấm nước yếu, ít ảnh hưởng tới việc thi công. Dưới lớp này lại là đá cứng có sức chịu tải cao. Trong mọi trường hợp khi thi công xây dựng, cần chú ý tới khả năng hóa lỏng của cát khi chịu tác dụng của tải trọng động, dẫn đến giảm độ bền.

Dạng IIB.1: Đối với các nhà thấp tầng điều bất lợi cho việc sử dụng các giải pháp móng nông. Đất nền đều phải áp dụng giải pháp xử lý hoặc sử dụng phương án móng cọc. Khó khăn trong quá trình thi công móng do gặp lớp đất yếu nằm nông. Đối với các công trình ngầm nông gặp khó khăn khi thi công các đường vượt ngầm giao thông, các đường ống kỹ thuật có qui mô lớn do gặp các lớp bùn có cường độ thấp, biến dạng lớn. Với tàu điện ngầm sẽ thuận lợi nếu bố trí công trình đi trong lớp đất 4, đáy là tầng đá gốc có sức chịu tải cao.

Dạng IIB.2: Đối với các nhà thấp tầng: Khi các lớp đất yếu nằm sâu vẫn có thể sử dụng giải pháp móng nông. Khi các lớp đất yếu nằm nông, chúng nằm sát nhau phải sử dụng giải pháp móng cọc. Đối với các công trình ngầm nông, những vấn đề địa chất công trình phát sinh giống như phụ kiểu IIA hoặc kiểu I tùy theo sự có mặt của lớp đất yếu ở trên mặt hay lớp đất rời nằm trên mặt. Với Metro, có thể vẫn thuận lợi khi bố trí các đường ngầm ở độ sâu 15 đến >20m. Tuy nhiên, đường ngầm sẽ đi qua nhiều lớp đất có thành phần, trạng thái khác nhau, có thể vẫn gặp thấu kính bùn hoặc cát (đặc biệt khu vực sông Cầu Đỏ, Vĩnh Điện).

Nguyên tắc phân chia cấu trúc nền:

- Kiểu: Phân loại dựa vào đặc điểm mối liên kết kiểu cấu trúc trong đất đá:

+ Kiểu I: Nền gồm các lớp có mối liên kết kiến trúc cứng.

+ Kiểu II: Nền hỗn hợp gồm cả các lớp đất đá có mối liên kết kiến trúc cứng và không có mối liên kết kiến trúc cứng.

- Phụ kiểu: sự có mặt hay không có mặt lớp đất yếu:

+ Phụ kiểu IIA: Không có các lớp đất yếu.

+ Phụ kiểu IIB: Có mặt các lớp đất yếu.

- Dạng: Dựa vào sự phân bố không gian các lớp đất, mức độ thuận lợi khi sử dụng nền trong:

+ Dạng IIA.1: Nền đất có cấu trúc 3 lớp, trên cùng là lớp cát, dưới cùng là lớp đá gốc.

+ Dạng IIA.2: Nền đất có cấu trúc phức tạp gồm nhiều lớp đất rời, dính có tuổi và nguồn gốc khác nhau nằm xen kẹp.

+ Dạng IIB.1: Nền đất có mặt lớp đất yếu (bùn sét pha), phân bố ngay trên mặt.

+ Dạng IIB.2: Nền đất có nhiều lớp đất yếu, phân bố phức tạp, không có quy luật.

Việc xây dựng tuyến đường sắt đô thị, trong đó có hạng mục công trình ngầm là khả thi, trong đó biện pháp cùng phương pháp thi công đã nêu trong đề tài cần được xem xét, nghiên cứu áp dụng.

 

 

 

2. Kiến nghị:

Trên cơ sở phân tích quy hoạch thành phố được phê duyệt, cấu trúc nền, tập thể tác giả đưa ra phương án dự thảo “Tuyến giao thông đường sắt của thành phố Đà Nẵng” gồm 3 tuyến chính:

- Tuyến Bắc - Nam: ở phía Đông thành phố. Tuyến chạy từ Làng Đại học đến tận Cảng Tiên Sa. Đây là khu vực có đặc điểm bao gồm trung tâm Đại học của thành phố cùng với các khu vực du lịch nổi tiếng.

- Tuyến Đông - Tây: ở phía Bắc thành phố, tuyến nối từ khu Bạch Đằng Đông qua trung tâm thành phố và đến các khu công nghiệp phía Bắc. Đây là khu vực mà hiện nay tính chất đô thị hóa cao, mật độ dân cư lớn cộng với các khu công nghiệp quan trọng.

- Tuyến giao thông công cộng thứ ba: chạy bao quanh khu vực sân bay, nhằm phục vụ cho khách đi lại trong thành phố cũng như kết nối với các khu vực trong, ngoài nước.

- Tổng chiều dài tuyến: 24,250 Km.

- Đối với việc xây dựng công trình ngầm: ga đường sắt Đà Nẵng (khu CN Hòa Khánh, chiều sâu 8m, chiều dài 350m) và bến đỗ Sân bay Đà Nẵng (chiều sâu 8m, chiều dài 120m) thì tương đối thuận lợi cho việc thi công, còn ga cuối Làng Đại học (chiều sâu 8m, chiều dài 350m) không thuận lợi cho việc thi công do vậy cần xem xét áp dụng phương pháp thi công gồm 3 giai đoạn: xây dựng các mố biên của công trình, xây dựng mái vòm dựa trên các mố biên, xây dựng phần thấp và đặt cấu kiện sàn của đường hầm sâu có liên kết chặt chẽ với các mố biên.




 
17/06/2015 08:06 # 2
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


 

 

 

 

 

Quy trình thực hiện công tác khảo sát Địa chất công trình trong xây dựng

 

Phan Tự Hướng, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội

 

Tóm tắt: Trong hoạt động xây dựng, công tác khảo sát Địa chất công trình - Địa kỹ thuật (ĐCCT-ĐKT) giúp ích nhà thiết kế chọn lựa giải pháp móng cùng các hạng mục khác hợp lý về mặt kinh tế và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, ngoài việc triển khai theo đúng quy trình và quy phạm hiện hành, để có được sản phẩm đáp ứng được yêu cầu thiết kế không hề đơn giản! Trong những năm gần đây, nhà cao tầng được xây dựng nhiều ở các thành phố lớn. Khi đó, công việc tính toán ổn định hạng mục hố móng sâu (tầng hầm) và biện pháp thi công phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tài liệu khảo sát ĐCCT-ĐKT. Nếu tài liệu khảo sát ĐCCT-ĐKT không đầy đủ thông tin hay chất lượng thấp sẽ dẫn đến việc thiết kế không chính xác, thiếu độ tin cậy,... thậm chí có sự cố xảy ra trong quá trình thi công tầng hầm.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có tài liệu hay tiêu chuẩn nào đề cập chi tiết đến công việc khảo sát ĐCCT. Công tác triển khai khảo sát ĐCCT phụ thuộc vào kinh nghiệm người chủ trì khảo sát. Bài viết này hệ thống từng bước thực hiện công tác khảo sát ĐCCT-ĐKT trong hoạt động xây dựng và những vấn đề liên quan khác.

Hy vọng bài viết này hữu ích với những kỹ sư và sinh viên ngành ĐCCT-ĐKT, Xây dựng chuẩn bị tốt nghiệp khi ra công tác thực tế.

1. Mục đích công tác khảo sát ĐCCT

Trước hết, chúng ta phải hiểu được mục đích của công tác khảo sát ĐCCT là gì? Nói một cách đơn giản, khảo sát ĐCCT nhằm mục đích sau:

- Làm sáng tỏ điều kiện ĐCCT khu vực nghiên cứu, trên cơ sở đó sẽ lựa chọn vị trí xây dựng tối ưu.

- Cung cấp số liệu cho thiết kế, tính toán nền móng, hạng mục hạ tầng, biện pháp thi công... cho công trình đảm bảo kỹ thuật và hợp lý về mặt kinh tế.

 

 

 

1

 

 

 

- Dự báo vấn đề ĐCCT cũng như sự biến đổi môi trường địa chất có thể xảy ra và đề ra các giải pháp phòng chống.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1: Thi công hố móng sâu (nguồn Internet)

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 2: Đường và hè bị lún do thi công hố móng sâu tại công trình Keangnam
     Trong những năm vừa qua, có khá nhiều sự cố công trình đã xảy ra liên quan đến
điều kiện ĐCCT. Ví dụ như không khảo sát ĐCCT và thiết kế móng “mò”, khảo sát ĐCCT sơ sài, không đầy đủ, không đảm bảo chất lượng,... (hình 3).

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3: Ngôi nhà lún nghiêng có thể thấy rõ bằng mắt thường

Như vậy, khảo sát ĐCCT là công tác không thể thiếu được trong hoạt động xây dựng, được tiến hành tương ứng với giai đoạn thiết kế công trình.

- Thiết kế cơ sở: khảo sát ĐCCT sơ bộ.

- Thiết kế kỹ thuật: khảo sát ĐCCT chi tiết.

- Thiết kế thi công: khảo sát ĐCCT bổ sung.

1.1. Điều kiện ĐCCT

Điều kiện ĐCCT là tổng hợp toàn bộ các yếu tố địa chất tự nhiên của một khu vực có ảnh hưởng tới công tác thiết kế, thi công và quá trình sử dụng công trình. Điều kiện ĐCCT bao gồm các yếu tố sau:

a. Điều kiện địa hình, địa mạo khu vực nghiên cứu;

b. Cấu tạo địa chất;

c. Đặc điểm địa tầng và tính chất cơ lý của các lớp đất đá;

d. Các hiện tượng địa chất động lực khu vực;

e. Đặc điểm Địa chất thủy văn (ĐCTV);

f. Vật liệu xây dựng và khoáng tự nhiên.

Những yếu tố trên cần được làm sáng tỏ khi thực hiện công tác khảo sát ĐCCT.
Tuy nhiên, tùy loại và quy mô công trình mà vai trò các yếu tố khác nhau. Với công

 

3

 

 

 

 

trình nhà dân dụng thông thường, yếu tố quan trọng nhất là c, e, a. Với công trình hồ chứa, thủy điện, yếu tố a, b, d đóng vai trò hết sức quan trọng. Yếu tố f lại rất quan trọng đối với công trình mang tính đào đắp lớn như đường, đê, đập, kè,... Ngoài ra, một số yếu tố có mối quan hệ nhất định với nhau như yếu tố a với b, e.

Do vậy, các kỹ sư ĐCCT đưa ra được các yếu tố ĐCCT phù hợp với công trình mà mình đang thực hiện. Điều quan trọng nhất là yếu tố đó phải đáp ứng được yêu thiết kế và thi công công trình.

1.2. Vấn đề ĐCCT

Vấn đề ĐCCT là những vấn đề địa chất bất lợi phát sinh khi xây dựng và sử dụng công trình, do điều kiện ĐCCT không đáp ứng được yêu cầu làm việc của công trình. Tuỳ thuộc vào điều kiện ĐCCT cụ thể cũng như loại, quy mô công trình mà có thể phát sinh những vấn đề ĐCCT khác nhau.

- Công trình nhà dân dụng và công nghiệp: vấn đề ổn định, biến dạng lún của nền đất, nước chảy vào hố móng, cát chảy, xói ngầm,...

- Công trình giao thông: vấn ổn định trượt, biến dạng lún của nền đường, ổn định của mái dốc đường đắp, đường đào, ta luy đường,...

- Công trình ngầm và hố móng sâu: vấn đề ổn định của đất đá xung quanh hầm ngầm, nước chảy vào hầm, bùng nền, cát chảy, xói ngầm, ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, khí độc, khí cháy trong hầm,...

2. Quá trình thực hiện công tác khảo sát ĐCCT

2.1. Lập nhiệm vụ khảo sát ĐCCT

Đây là công việc đầu tiên phải thực hiện, là cơ sở và định hướng cho công tác
khảo sát ĐCCT. Nhiệm vụ khảo sát có thể do nhà thầu tư vấn thiết kế hoặc nhà thầu
khảo sát lập và được chủ đầu tư phê duyệt [1]. Nhiệm vụ khảo sát phải phù hợp với
từng dạng công trình, giai đoạn thiết kế. Nhiệm vụ khảo sát bao gồm những nội
dung sau đây:

- Mục đích khảo sát;

- Phạm vi khảo sát;

 

4

 

 

 

 

 

- Phương pháp, nội dung khảo sát;

- Khối lượng các loại công tác khảo sát dự kiến;

- Các tiêu chuẩn khảo sát áp dụng;

- Thời gian thực hiện khảo sát.

Để lập được nhiệm vụ khảo sát, đòi hỏi các kỹ sư phải có kinh nghiệm trong thiết kế cũng như hiểu biết về ĐCCT, nền móng và sơ bộ điều kiện ĐCCT khu vực khảo sát. Từ đó mới có thể đưa ra nhiệm vụ khảo sát một cách đúng đắn, đáp ứng được yêu cầu thiết kế đặt ra. Nếu nhiệm vụ được lập bởi người thiếu kiến thức hoặc thiếu kinh nghiệm, nhiệm vụ khảo sát có thể không đầy đủ (khối lượng thừa hoặc thiếu), không phù hợp thậm chí không thể thực hiện được,...!

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 3: Quá trình thực hiện công tác khảo sát ĐCCT

2.2. Lập phương án khảo sát ĐCCT

Khi nhiệm vụ khảo sát được chủ đầu tư phê duyệt, bước tiếp theo là phương án khảo sát. Phương án khảo sát do nhà thầu khảo sát ĐCCT lập và được chủ đầu tư phê duyệt. Phương án khảo sát phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Phù hợp với nhiệm vụ khảo sát được chủ đầu tư phê duyệt.

- Tuân thủ các tiêu chuẩn về khảo sát được áp dụng.

 

 

 

5

 

 

 

Tuy nhiên, trong thực tế có trường hợp giữa phương án và nhiệm vụ khảo sát có sự mâu thuẫn về nội dung và khối lượng công tác khảo sát. Có những nội dung gây tranh cãi giữa nhà thầu khảo sát và đơn vị lập nhiệm vụ khảo sát (thường rơi vào trường hợp đơn vị thiết kế lập). Ngoài lý do đã đề cập ở mục 2.1, nguyên nhân còn do sự phối hợp kém hiệu quả giữa chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế với nhà thầu khảo sát. Để đảm bảo phương án khảo sát phù hợp với nhiệm vụ khảo sát, cần sự phối hợp giữa đơn vị tư vấn thiết kế và nhà thầu khảo sát ngay từ giai đoạn ban đầu, tức là khi bắt đầu lập nhiệm vụ khảo sát. Khi đã đạt được sự thống nhất thì mới tiến hành xây dựng nhiệm vụ khảo sát và các công việc tiếp theo.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 5: Các căn cứ để lập dự toán khảo sát ĐCCT

2.3. Xây dựng dự toán và hợp đồng khảo sát ĐCCT

Dự toán khảo sát ĐCCT được lập trong một mục riêng của phương án khảo sát hoặc được xây dựng một cách độc lập (thường đi kèm theo phương án khảo sát). Dự toán khảo sát được lập trên cơ sở sau:

- Khối lượng công việc khảo sát (trong phương án khảo sát).

- Đơn giá khảo sát xây dựng các tỉnh, thành.

- Định mức dự toán XD CT - Phần khảo sát XD công bố kèm theo văn bản số 1779/VP-BXD ngày 16/8/2007 của BXD.

- Các thông tư, nghị định về thay đổi chế độ tiền lương, hệ số máy thi công (hình 5).

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

Trên cơ sở phương án và dự toán khảo sát, đơn vị khảo sát xây dựng hợp đồng khảo sát ĐCCT [4, 5]. Khi hợp đồng được ký kết, công tác khảo sát ĐCCT bắt đầu được tiến hành. Nội dung hợp đồng khảo sát được quy định trong [4, 5].

Nội dung, phương pháp tiến hành phụ thuộc vào công việc được ký kết. Đơn vị khảo sát bố trí nhân lực, máy móc,... sao cho tiến độ công việc đảm bảo tiến độ theo yêu cầu (đã được thoả thuận giữa 2 bên trong hợp đồng).

2.4. Nội dung công tác ĐCCT

Để phản ánh được đầy đủ các yếu tố của điều kiện ĐCCT như đã đề cập, công tác khảo sát ĐCCT thường gồm những nội dung sau:

- Công tác thu thập tài liệu:

Thu thập, phân tích và tổng hợp những tài liệu về điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng, những tài liệu đã nghiên cứu, khảo sát trước đây ở khu vực đó.

- Công tác trắc địa:

Nhằm đưa vị trí các công trình thăm dò từ sơ đồ ra ngoài thực địa (gồm có tọa độ và cao độ) từ các mốc chuẩn đã có. Với những công trình có mặt bằng hiện trạng rõ ràng, đơn giản thì có thể sử dụng phương pháp giao hội bằng thước để xác định vị trí công trình thăm dò.

- Công tác khoan đào thăm dò:

Khoan đào thăm dò là công tác quan trọng nhất trong khảo sát ĐCCT và có mục đích chính như sau:

+ Nhằm xác định phạm vi phân bố, ranh giới các lớp đất đá; + Lấy mẫu đất đá, mẫu nước phục vụ TN trong phòng;
+ Sử dụng hố khoan để tiến hành thí nghiệm ngoài trời; + Nghiên cứu đặc điểm ĐCTV.

- Công tác thí nghiệm ngoài trời:

Thí nghiệm ngoài trời khắc phục được nhược điểm của của thí nghiệm trong
phòng do các mẫu có kích thước lớn, được tiến hành ngay trong điều kiện tự nhiên
của đất đá, cho phép nâng cao độ chính xác và tin cậy. Có nhiều dạng công tác thí

 

 

7

 

 

 

 

nghiệm ngoài trời như nén tĩnh nền, cắt cánh, xuyên tĩnh, xuyên động, xuyên tiêu chuẩn, nén ngang,... Mỗi dạng công tác đều có mục đích cụ thể nhằm nghiên cứu tính chất cơ lý của đất đá và phục vụ công tác thiết kế móng cụ thể. Tôi xin đề cập tới một số công tác phổ biến:

+ Công tác thí nghiệm cắt cánh:

Mục đích nhằm xác định sức chống cắt không thoát nước của đất, độ bền liên kết kiến trúc để phân loại đất. Thí nghiệm này áp dụng cho một số loại đất yếu (chủ yếu là đất dính) khó lấy mẫu nguyên dạng để thí nghiệm. Trong xây dựng, số liệu số liệu cắt cánh (lực dính kết không thoát nước Cu) dùng để tính toán ổn định đất đá ở mái dốc, ở tầng hầm, đánh giá trượt trồi, bùng nền ở hố móng sâu,...

+ Công tác thí nghiệm xuyên tĩnh:

Thí nghiệm xuyên tĩnh được dùng để phân chia địa tầng, mức độ đồng nhất của đất đá, độ chặt của đất rời, sức chịu tải của cọc,... Hiện nay, các máy xuyên hiện đại còn cho phép xác định được áp lực nước lỗ rỗng, áp lực tiêu tán trong đất để phục vụ thiết kế hầm ngầm.

+ Công tác thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT:

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT được dùng để phân chia địa tầng, độ chặt của
đất rời, sức chịu tải của cọc,... Đây là thí nghiệm hiện trường được sử dụng rộng rãi
trong khảo sát ĐCCT hiện nay vì dễ thực hiện, dễ kiểm soát. Với công tác khảo sát
ĐCCT phục vụ xây dựng nhà cao tầng, thí nghiệm SPT không thể thiếu được [14].

Nghiệm thu công tác khảo sát khảo sát ở hiện trường được thực hiện theo [9].

- Công tác thí nghiệm trong phòng:

Các mẫu đất đá nguyên dạng, không nguyên dạng, mẫu nước lấy được khi khảo
sát ĐCCT được đưa về phòng thí nghiệm. Ở đó chúng được xác định tính chất vật
lý, tính chất cơ học, tính chất đối với nước, tên gọi nhờ các máy móc và dụng cụ
chuyên dùng.

+ Mẫu nguyên dạng (trạng);
+ Mẫu không nguyên dạng;

 

8

 

 

 

 

 

 

+ Mẫu nước.

- Công tác chỉnh lý tài liệu và lập báo cáo:

Đây là phần việc cuối cùng của công tác khảo sát ĐCCT. Giai đoạn đầu là thống
kê, chỉnh lý tài liệu thu được, hệ thống hoá và hoàn chỉnh toàn bộ tài liệu trong quá
trình khảo sát ĐCCT. Từ đó thành lập báo cáo kết quả khảo sát ĐCCT và phụ lục
kèm theo. Báo cáo khảo sát ĐCCT phải nêu được điều kiện ĐCCT và gồm những
nội dung sau đây:

- Nội dung chủ yếu của nhiệm vụ khảo sát;

- Đặc điểm, quy mô, tính chất của công trình;

- Vị trí và điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng;

- Tiêu chuẩn khảo sát được áp dụng;

- Khối lượng khảo sát;

- Quy trình, phương pháp và thiết bị khảo sát;

- Phân tích số liệu, đánh giá kết quả khảo sát;

- Đề xuất giải pháp kỹ thuật phục vụ thiết kế, thi công xây dựng công trình;

- Kết luận và kiến nghị;

- Tài liệu tham khảo;

- Phụ lục kèm theo.

2.5. Nghiệm thu kết quả khảo sát ĐCCT

Nghiệm thu kết quả khảo sát ĐCCT được thực hiện theo điều 12 của [1]. Nội
dung nghiệm thu dựa trên cơ sở chất lượng công tác khảo sát so với nhiệm vụ khảo
sát xây dựng và tiêu chuẩn khảo sát xây dựng được áp dụng. Nếu nguồn vốn từ ngân
sách nhà nước, ngoài các thủ tục thông thường thì các bên còn phải xác nhận “khối
lượng công việc hoàn thành theo hợp đồng đề nghị thanh toán” [11] do Bộ Tài chính
ban hành.

2.6. Nghiệm thu và thanh lý hợp đồng

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

Sau khi kết quả khảo sát ĐCCT được nghiệm thu (mục 2.5), hai bên tiến hành nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. Cơ sở của thanh lý dựa vào khối lượng thực tế thực hiện, đơn giá khảo sát ĐCCT và các thông tư liên quan,...

3. Kết luận

Khảo sát ĐCCT là một hạng mục công việc quan trọng trong xây dựng công trình. Nhiệm vụ khảo sát ĐCCT là cơ sở ban đầu và cũng là yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm khảo sát ĐCCT. Do vậy, đòi hỏi cả chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và đơn vị khảo sát phải phối hợp đồng bộ để đạt được kết quả với chất lượng tốt nhất, nội dung đầy đủ nhất.

Để có được một báo cáo khảo sát ĐCCT có chất lượng, đáp ứng được yêu cầu
thiết kế, đòi hỏi các cán bộ, kỹ sư ĐCCT-ĐKT không những nắm vững kiến thức
chuyên môn, mà còn phải nắm được luật xây dựng, quy trình quy phạm hiện hành,
cập nhật thông tư, nghị định liên quan... Quá trình khảo sát ĐCCT đều phải trải qua
những bước nhất định, nội dung phải phù hợp với loại và quy mô công trình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (CTXD).

[2]. Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

[3]. Thông tư số 12/2008/TT-BXD ngày 07/5/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí khảo sát xây dựng.

[4]. Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

[5]. Thông tư số 08/2011 ngày 28/6/2011 của Bộ Xây Dựng về việc hướng dẫn lập hợp đồng trong hoạt động xây dựng.

[6]. Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần khảo sát xây dựng. Công bố kèm theo văn bản số 1779/BXD-VP ngày 16 tháng 8 năm 2007 của Bộ Xây dựng.
[7]. Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản. TCVN 4419 - 1987.

 

10

 

 

 

 

[8]. Hướng dẫn thực hành khảo sát đất xây dựng bằng thiết bị mới (thiết bị do PNUD đầu tư ) và sử dụng tài liệu vào thiết kế công trình. TCXD 112 : 1984.
[9]. Thông tư 06/2006/TT-BXD. Hướng dẫn khảo sát địa kỹ thuật phục vụ lựa chọn địa điểm và thiết kế xây dựng công trình.

[10]. Thông tư 39/2009/TT-BXD. Hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng nhà ở riêng lẻ.

[11]. Thông tư 86/2011/TT-BTC. Quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước.

[12]. Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ cho thiết kế và thi công móng cọc. TCXD 160:1987. Nhóm H.

[13]. Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình. 22TCN 259 - 2000.

[14]. Móng cọc - Tiêu chuẩn thiết kế. TCXD 205 : 1998.

[15]. Nhà cao tầng - Công tác khảo sát Địa kỹ thuật. TCXDVN 194: 2006. [16]. Quy trình thí nghiệm cắt cánh hiện trường. TCN 355 - 06.

[17]. Đất xây dựng phương pháp thí nghiệm hiện trường thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn. TCXD 226-1999.

[18]. Đất xây dựng - Phương pháp thí nghiệm xuyên tĩnh. 20TCN - 174 - 89.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 




 
17/06/2015 08:06 # 3
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


Trích:

 

 

 

Có thể down để xem đầy đủ ở file đính kèm
File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download



 
17/06/2015 08:06 # 4
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


TÍNH CHẤT XÂY DỰNG CỦA MỘT SỐ LOẠI ĐẤT YẾU Ở KHU VỰC VEN BIỂN QUẢNG NAM

ThS. Nguyễn Thị Ngọc Yến
Khoa Xây dựng Cầu đường, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. E-mail: ngocyendc@gmail.com
ThS. Nguyễn Hoàng Giang
Khoa Xây dựng, Trường Đại học Duy Tân, Thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. E-mail: giang.gsp2008@yahoo.com.vn
TS. Đỗ Quang Thiên
Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học Huế, Thành Phố Huế, Việt Nam. E-mail: dquangthien@yahoo.com

 

Các bạn xem bản full ở file đính kèm

File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download



 
17/06/2015 08:06 # 5
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


NGHIÊN CỨU GIẢM CHIỀU DÀI CỘT ĐẤT XI MĂNG THEO MẶT CẮT NGANG ĐƯỜNG TẠI DỰ ÁN CAO TỐC LONG THÀNH – DẦU GIÂY

Trần Xuân Lợia, Nguyễn Hoàng Gianga, Hoàng Lê Sông Hiếub, Đặng Ngọc Longc

aKhoa Xây Dựng, Đại học Duy Tân, Việt Nam

bLớp K16XDD2, Đại học Duy Tân

                                                                                                                 cLớp K16XDD1, Đại học Duy Tân

Bản đầy đủ ở file đính kèm

File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download



 
17/06/2015 08:06 # 6
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật





 
17/06/2015 08:06 # 7
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


NGHIÊN CỨU SỰ BIẾN ĐỔI ÁP LỰC NƯỚC LỖ RỖNG CỦA ĐẤT SÉT BÃO HÒA CHỊU TẢI TRỌNG ĐỘNG CHU KỲ ĐƠN VÀ ĐA PHƯƠNG TRONG
ĐIỀU KIỆN KHÔNG THOÁT NƯỚC
Đỗ Quang Thiên*, Trần Thanh Nhàn, Nguyễn Hoàng Giang, Nguyễn Thị Ngọc Yến
 
TÓM TẮT: Trong bài báo này, các mẫu cố kết bình thường của đất sét Kaolin được thí nghiệm cắt trượt
động chu kỳ đơn phương và đa phương không thoát nước. Kết quả thí nghiệm cho thấy biên độ độ biến
dạng (γ), phương cắt trượt (hay độ lệch pha (θ)) và số lượng chu kỳ (n) có ảnh hưởng đáng kể đến sự
thay đổi áp lực nước lỗ rổng trong quá trình cắt trượt. Tuy nhiên, ảnh hưởng của phương cắt trượt lên sự
thay đổi áp lực nước lỗ rổng trong quá trình cắt trượt có thể triệt tiêu thông qua sử dụng thông số mới là
độ biến dạng tích lũy (G*). Phương pháp tính toán áp lực nước lỗ rổng truyền thống vốn phát triển dựa
trên kết quả thí nghiệm đơn phương không thể áp dụng cho trường hợp cắt trượt chu kỳ đa phương khi n
> 50. Phương pháp tính toán mới là hàm số của độ biến dạng tích lũy có thể áp dụng và cho kết quả
chính xác trong các điều kiện thí nghiệm khác nhau gồm: phương cắt trượt (đơn phương và đa phương có
độ lệch pha khác nhau), độ biến dạng và số lượng chu kỳ.
File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download



 
17/06/2015 08:06 # 8
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


MỘT SỐ QUY ĐỊNH MỚI VỀ THIẾT KẾ MÓNG CỌC TRONG CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ VÀ VIỆC ÁP DỤNG THIẾT KẾ MÓNG
CHO CÁC NHÀ VÀ CÔNG TRÌNH Ở VIỆT NAM”
Nguyễn Văn Dũng*
 
TÓM TẮT: Các tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam chủ yếu được biên soạn theo các tiêu chuẩn nước ngoài.
Tuy nhiên các tiêu chuẩn nước ngoài mà ở Việt Nam ta hay dùng như International Building Code IBC
hay SNiP 2.02.03.85 được soát xét liên tục và bổ sung, thay đổi nhiều điều khoản quan trọng liên quan
đến việc tính toán kết cấu cọc hay sức kháng của đất đối với cọc trong điều kiện bình thường và điều
kiện động đất. Báo cáo đề cập đến những thay đổi này và kiến nghị áp dụng vào thiết kế móng cọc của
công trình, đặc biệt là móng các nhà siêu cao tầng.
File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download



 
17/06/2015 09:06 # 9
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


DỰ BÁO NHỮNG VẤN ĐỀ ĐỊA KỸ THUẬT BẤT LỢI KHI XÂY DỰNG TẦNG HẦM NHÀ CAO TẦNG TRONG TRẦM TÍCH Q, BÃO
HÒA NƯỚC THUỘC LÃNH THỔ ĐỒNG BẰNG
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Lương Tấn Lực*, Đoàn Thế Tường, Nguyễn Thanh
 
TÓM TẮT: Để tiết kiệm và sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng ngày càng khan hiếm, việc xây dựng các
công trình nhà cao tầng có tầng hầm, công trình có hố móng sâu,…nhằm đáp ứng nhu cầu khai thác và
sử dụng cả phần nổi và phần không gian ngầm một cách hiệu quả và hợp lý. Bên cạnh đó, những hệ quả
bất lợi và khó lường mang tính chất tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định và an toàn đối với các
công trình đang thi công và rõ rệt hơn là đối với các công trình đã được xây dựng. Những sự cố có chiều
hướng gia tăng và phức tạp hơn. Điều này một phần tất yếu liên quan đến công tác khảo sát, thiết kế và
đặc biệt là biện pháp thi công trong những điều kiện địa kỹ thuật khác nhau. Ở đây bài báo xin được đề
cập đến vấn đề địa kỹ thuật bất lợi xảy ra khi xây dựng tầng hầm nhà cao tầng khu vực đồng bằng thành
File đính kèm Bạn phải đăng nhập mới thấy link download



 
18/06/2015 22:06 # 10
aliltqb
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 4/30 (13%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 30/08/2012
Bài gởi: 34
Được cảm ơn: 4
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


Nhiều tài liệu hay. Thanks Thầy Nhgiangxd




 
17/11/2015 20:11 # 11
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật



 
17/11/2015 20:11 # 12
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật



 
08/12/2015 09:12 # 13
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


NGHIÊN CỨU VÀ LẬP CHƯƠNG TRÌNH TÍNH TOÁN PHỤC VỤ CÔNG TÁC LÀM KHÔ HỐ MÓNG KHI

THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN SÔNG

STUDYING AND PROGRAMMING PERMEATION TO DRY THE FOUNDATIONS OF THE HYDRAULIC WORKS ON RIVERS

 

 

NGÔ VĂN DŨNG

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng

 

 

TÓM TẮT

Công tác làm khô hố móng dưới sự bảo vệ của đê quây đóng vai trò rất quan trọng khi thi công các công trình đầu mối thuỷ lợi trên các dòng sông. Bài báo này giới thiệu chương trình tính thấm phục vụ điều khiển thi công làm khô hố móng, dưới sự bảo vệ của hệ thống đê quây bằng đất.

ABSTRACT

Drying the foundation under the protection of small dykes takes an important role when executing the main hydraulic work on rivers. This paper introduces a method of calculating the waste water permeation to control the foundation drying of the hydraulic works, under the protection of earth small-dyke systems.




 
08/12/2015 10:12 # 14
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


TÍNH TOÁN LƯU LƯỢNG NƯỚC THẤM VÀO HỐ MÓNG KHI THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH DẠNG TUYẾN

VEN SÔNG VÀ BỜ BIỂN

caLculating penetration flow INTO THE FOUNDATION WORKS along river bank and sea coasts

 

 

NGÔ VĂN DŨNG

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng

 

 

TÓM TẮT

Quá trình xây dựng các công trình ven sông, ven biển cao trình đáy nền móng nằm dưới mực nước ngầm nơi có điều kiện địa chất, địa chất thuỷ văn rất phức tạp. Việc xây dựng công trình đòi hỏi hố móng luôn được khô ráo. Bài báo này trình bày một vài phương pháp xác định lưu lượng nước thấm vào hố móng khi xây dựng các công trình ven sông & bờ biển, nhằm giúp cho những người thi công được chủ động trong vấn để chọn lựa thiết bị tiêu nước, cũng như bảo đảm cho công tác thi công được an toàn.

ABSTRACT

The process of building constructions along river banks and sea coasts of which the foundation is below underground water with particular geological and hydrographical conditions is very complicated. The work requires that foundation be always in dry condition. This article introduces some method of calculating penetration flow into foundation of the constructions along river banks and sea coasts in order to assist builders in selecting the water draining facilities as well as ensuring safety during the implementation.




 
08/12/2015 10:12 # 15
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG ĐƯỜNG CONG T-Z DỰ BÁO QUAN HỆ
TẢI TRỌNG - ĐỘ LÚN CỦA CỌC KHOAN NHỒI Ở KHU VỰC HÀ NỘI
KS. HOÀNG THANH HẢI
Vin KHCN Xây dng
Tóm tt: Trong những năm gần đây, với sự ứng dng ca thiết bị đo biến dng dc theo thân cc trong thí
nghim nén tĩnh giúp cho có được nhiu sliu kết qutthí nghiệm này hơn, từ đó ta có thể xác định được s
phân bti trng trong thân cc dc theo chiu sâu, chuyn vca mũi cọc, chuyn vdc theo thân cc. T
các kết qunày, ngoài việc xác định được sphân bma sát bên, sức kháng ma sát đơn vị, sc kháng mũi cọc,
ta còn có thxây dựng được các đường cong quan hgia chuyn vị/đường kính cc và ma sát mt bên/ma
sát bên ln nhất (đường cong T-Z). Bài viết này trình bày phương pháp xây dựng đường cong T-Z, và kết hp
v
i phương pháp phần thu hạn để dbáo quan hti trng-độ lún ca cc khoan nhi khu vc Hà Ni.
Từ khóa: đường cong T-Z, thiết bị đo biến dạng, quan hệ tải trọng độ lún, cọc khoan nhi.

 




 
08/12/2015 10:12 # 16
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM XÁC ĐỊNH SỨC CHỊU TẢI CỦA
CỌC BẰNG THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH VÀ SO SÁNH VỚI CÁC
QUY TRÌNH HIỆN HÀNH Ở VIỆT NAM
AN EXPERIMENTAL RESEARCH INTO THE DETERMINATION OF PILE
CAPACITY LOADING BY A STATIC LOAD TEST IN COMPARISON WITH
SOME CURRENT VIETNAMESE CODES
Đỗ Hữu Đạo
Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng
TÓM TẮT
Hiện nay có nhiều phương pháp xác định sức chịu tải của cọc như thí nghiệm nén tĩnh,
thí nghiệm tải trọng động biến dạng lớn PDA, tính toán theo thí nghiệm hiện trường CPT, SPT
hoặc lý thuyết. Trong đó thí nghiệm nén tĩnh là phương pháp cho phép xác định chính xác nhất
sức chịu tải của cọc. Tuy nhiên khi thiết kế thì người kỹ sư thường tính toán theo các công thức
theo lý thuyết nên cho kết quả chưa đúng với thực tế. Trên cơ sở thí nghiệm nén tĩnh cọc cho
công trình thực tế kết hợp với các kết quả tính toán theo các quy trình, lý thuyết hiện hành, bài
viết đưa ra những nhận xét và những hướng cần nghiên cứu, xem xét, các hệ số điều chỉnh
cho phù hợp trong điều kiện đất nền ở Việt Nam khi sử dụng các quy trình từ nước ngoài.
ABSTRACT
There are some methods to calculate pile capacity loading such as the pile static load
test and the pile dynamic analyzer testing – PDA, which calculate with the use of the site test
result from CPT (cone penetration testing), SPT (standard penetration testing) or from many
mechanical and physical properties of soil. Of these tests, the pile static load test allows the
determining of pile capacity loading to be the most accurate. However, engineers usually
calculate with the normal equations inherited from some foreign codes, so their results are not
suitable for the realities in our country. In some cases, the designed results are insecure.
Therefore, it may cost too much for construction. Based on the static load test result on a real
location of construction and the calculation result in accordance with the current Vietnamese
Codes, this article presents some comments, coefficients and necessary researches so as to
readjust Viet Nam’s foundation conditions in conformity with the use of some calculation codes
on pile’s bearing capacity from a foreign country.




 
08/12/2015 10:12 # 17
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


ẢNH HƯỞNG CỦA MA SÁT ÂM ĐẾN SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC BÊ TÔNG  CỐT THÉP TRONG ĐẤT YẾU ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 

VÕ PHÁN*

VÕ CÔNG DUY**

 

Influence of negative skin friction on load-bearing capacity of concrete piles in soft soil in the Mekong Delta.

Abstract: The negative skin friction (NSF) was studied by numerous authors who have undertaken researching on these phenomena. From view point of relative displacement between the pile and the soil surrounding, we studied and use the method for defining the affected zone of negative skin friction and the bearing capacity of piles taking into account for the influence of NSF. Based on methods applied by the previous authors and design standard, application for calculating and analyzing for construction works were carried t in Mekong Delta.




 
08/12/2015 10:12 # 18
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


ĐỘ BỀN CỦA KHỐI ĐÁ NỨT NẺ VÀ KHẢ NĂNG SỤP LỞ CÔNG TRÌNH NGẦM

                                                                                   

Nghiêm Hữu Hạnh*

Strength of jointed rock masses and collapse of underground works

Abstract: All jointed rock masses contain discontinuities such as bedding planes, joints, shear zones and faults. Underground construction is always facing collapse or failure problems. In this article the author presents effect of joints on the strength of  rock masses there of or resulting leading to collapses of the surrounding underground works. As a result, up-date data on rocks' quality index is extremely essential in the purpose to warn in time collapsing incidences during the operation work.




 
08/12/2015 10:12 # 19
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


Độ lún từ biến của đất và phương pháp dự báo chúng

 

                                                                                                                                    Đoàn Thế Tường*

 

Creep of soil and calculation of settlement due to creep

Abstract: The paper deals with the creep of soil and the proposed procedure for determining creep parameters of soil in laboratory (the coefficient of creep consolidation, the starting creep time). the procedure for calculation of settlement due creep is proposed also based on the assumption of successive two stage consolidation process- permeability consolidation at first and then successively creep consolidation.




 
08/12/2015 10:12 # 20
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Phản hồi: Các công trình nghiên cứu (sách, báo, đề tài NCKH) lĩnh vực địa chất công trình - địa kỹ thuật


TƯƠNG QUAN GIỮA KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM NÉN NỞ HÔNG

VÀ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM NÉN BA TRỤC KHÔNG CỐ KẾT - KHÔNG THOÁT NƯỚC TRÊN ĐẤT DÍNH Ở KHU VỰC PHÚ MỸ HƯNG, QUẬN 7, TP. HCM

 

Đậu Văn Ngọc, Đoàn Minh Tuấn,

Trần Nguyễn Ngân Hà*

 

Correlation of unconfined compression test result and unconsolidated-undrained tri-axial compression test result on cohesive soil at Phu My Hung area, District 7, Hochiminh City.

Abstract: Basing on the existing theories on unconfined compression test and unconsolidated-undrained tri-axial compression test on cohesive soil, collecting and classifying the test results at Phu My Hung area, District 7, Hochiminh City, this paper gives the correlation analysis of unconfined compressive strength and unconsolidated-undrained compressive strength, also some comments on using this correlation results.




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024