Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
03/06/2015 15:06 # 1
Nguyenthitham
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 7

Kinh nghiệm: 104/120 (87%)
Kĩ năng: 52/70 (74%)
Ngày gia nhập: 17/09/2013
Bài gởi: 764
Được cảm ơn: 262
Hiểu để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm - suy hô hấp vùng Trung Đông


Trước nguy cơ căn bệnh suy hô hấp vùng Trung Đông (MERS) đang lây lan trên diện rộng (12 quốc gia trên thế giới). Đặc biệt là các quốc gia Hàn Quốc, Trung Quốc....số người mắc bệnh ngày càng tăng có thể lây lan sang Việt Nam. Vậy, làm thế nào để đề phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này?

Tìm hiểu về hội chứng suy hô hấp cấp vùng Trung Đông

Hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (Middle East Respiratory Syndrome - MERS) là một bệnh viêm đường hô hấp cấp do virút.

MERS - Hội chứng viêm đường hô hấp vùng Trung Đông

Tác nhân gây bệnh là vi rút thuộc nhóm coronavirus (CoV) được mô tả lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2012 tại Ả Rập Xê út và được gọi là vi rút corona gây hội chứng viêm đường hô hấp ở Trung Đông (MERS-CoV).

Những điều cần biết về hội chứng MERS

MERS là một loại coronavirus

MERS là bệnh gần giống với hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS) do một chủng virus coronavirus gây nên. Tuy nhiên sự tàn phá của nó không giống như SARS. Hiện tại, MERS ít lây nhiễm giữa người với người.

Theo CDC, loại virus này hoạt động giống như virus cảm cúm và tấn công vào hệ hô hấp. Triệu chứng của nó gồm sốt và ho, nghiêm trọng hơn có thể dẫn tới viêm phổi và suy thận. Ngoài ra còn có các triệu chứng như tiêu chảy...

Độ tuổi trung bình của những người nhiễm MERS là 51 nhưng theo thống kê, độ tuổi của các nạn nhân của loại virus này rất rộng từ 2 tới 94 tuổi.

Khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân lây lan bệnh MERS

Tất cả những trường hợp nhiễm MERS tại 6 quốc gia thuộc khu vực bán đảo Ả Rập là do lây truyền giới hạn từ người sang người, bao gồm cả các nhân viên y tế có tiếp xúc với bệnh nhân.

Mặc dù lây truyền hạn chế, nhưng độc tính của loại virus này khá cao. Có tới 1/3 số trường hợp nhiễm MERS đã bị tử vong. trên website của CDC cho biết “Virus này không cho thấy sự lây lan một cách liên tục trong cộng đồng”, “Bạn không có nguy cơ nhiễm virus MERS nếu như bạn không tiếp xúc thường xuyên như chăm sóc hoặc sống cùng với một người nhiễm MERS trước đó”.

Virus MERS tìm thấy trong lạc đà

Lạc đà là một đầu mối quan trọng để truy tìm nguồn gốc của loại virus MERS. Các nhà khoa học cho biết họ đã phân lập được virus MERS từ 2 con lạc đà một bướu.

Virus MERS được tìm thấy trong lạc đà

Trong tháng 2/2015, các nhà khoa họcđã công bố nghiên cứu khẳng định 3/4 số lạc đà ở Ả Rập Saudi được xét nghiệm cho kết quả dương tính từng tiếp xúc với virus MERS.

Ngoài ra, virus MERS cũng được tìm thấy trong các loài dơi ở Ả Rập Saudi... Chính vì những lý do trên, WHO cho biết “Con đường lây nhiễm từ động vật và môi trường sang người vẫn đang được điều tra”.

MERS khởi phát theo mùa

Các quan chức y tế của Mỹ cho biết, các trường hợp nhiễm MERS tăng đột biến vào những tháng mùa xuân của năm 2015. Các ca nhiễm MERS cũng tăng mạnh vào những tháng mùa xuân năm ngoái 2014. Vì vậy, MERS sẽ bùng phát vào mùa xuân (từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm).

Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thể khẳng định nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng các ca nhiễm virus MERS theo mùa hay do virus đã có những đột biến khiến việc lây truyền trở nên dễ dàng hơn.

Chưa có thuốc và vaccine điều trị

Tính tới thời điểm hiện tại, các bác sỹ có thể điều trị các triệu chứng của MERS như khó thở, sốt, tiêu chảy... Tuy nhiên, vẫn chưa có vaccine và các loại thuốc đặc trị dành riêng cho MERS.

MERS hiện chưa có thuốc và vaccin điều trị

Vì vậy, việc tiêm phòng vaccine cúm và vaccine phòng ngừa phế cầu khuẩn 5 năm được coi là phương pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt sự lan truyền của virus MERS.

Phương pháp phòng ngừa MERS

+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong 20 giây và hướng dẫn trẻ em rửa tay hàng ngày.

+ Che mũi, miệng bằng khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi, sau đó bỏ khăn giấy vào thùng rác để tránh lây lan bệnh.

+ Hạn chế chạm vào mắt, mũi và miệng.

Rửa tay hàng ngày, tránh tiếp xúc với người bị bệnh...

+ Tránh tiếp xúc cá nhân hoặc chia sẻ bát hay dụng cụ ăn uống với người bị bệnh.

+ Làm sạch và khử trùng các bề mặt thường chạm hàng ngày như đồ chơi của trẻ, tay nắm cửa phòng, cửa bếp...

+ Khi có biểu sốt và các triệu chứng bệnh đường hô hấp, như ho hoặc khó thở, trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với người hoặc đi từ các nước trong hoặc gần bán đảo Ả Rập thì cần đến thăm khám tại các trung tâm y tế...

Ngoài các biện pháp trên cần bổ sung chế độ ăn nhiều vitamin, chất khoáng, tập luyện thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và phòng tránh dịch bệnh...

nguồn  - Benh.vn




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024