Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/03/2015 17:03 # 1
tranminhdathao
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 76/130 (58%)
Kĩ năng: 58/80 (72%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 856
Được cảm ơn: 338
6 Lời Khuyên Cho Một Bài Thuyết Trình Hiệu Quả


Thuyết trình là từng là nỗi ám ảnh của nhiều người. Vì bạn không tự tin, vì bạn mắc bệnh nói lắp hoặc bạn sợ đám đông hay chỉ đơn giản là bạn ngượng ngùng. 

Nhưng một khi bạn đã bước vào môi trường công sở, việc thuyết trình – dù lớn dù nhỏ, đều là một phần không tránh khỏi. Đặc biệt môi trường kinh doanh ngày nay đòi hỏi người thuyết trình không chỉ hùng hồn về nội dung, về logic, mà cả cách diễn đạt, giọng nói, công cụ sử dụng, slideshow phải ấn tượng để thông điệp của bạn đi vào lòng người nghe.

Sau đây tôi xin trình bày một vài mách nhỏ để bạn có thể đưa ra một bài thuyết trình hiệu quả:

  • Con người chúng ta bị ảnh hưởng bởi thị giác còn nhiều hơn thính giác. Do đó, ngôn ngữ cơ thể của bạn quan trọng không kém gì nội dung bài thuyết trình. Hãy để ý thật kỹ tác phong của mình khi trình bày, thậm chí, hãy tập dượt trước gương nhiều lần để thành thạo trong việc này. Nên tuyệt đối tránh khoanh tay, nhăn nhó, gù lưng v.v… Thay vào đó, hãy đứng thẳng, ưỡn ngực, thả lỏng vai; trong lúc thuyết trình cố gắng nhìn thẳng vào khán giả của mình, khi nhấn nên dừng lại trên một người rồi chuyển ánh mắt qua những khu vực còn lại của phòng hội thảo. Trong lúc đó, hãy lưu ý biểu hiện của khán giả để biết họ có thật sự đang nghe không. Trông những con người đó đang ngơ ngác? Họ có đang ngáp? Nhìn đồng hồ? Dùng điện thoại? Nếu khán giả của mệt mỏi, hãy cho nghỉ giữa giờ một chút hoặc giảm tốc độ nói của bạn để những người ở dưới theo dõi chăm chú hơn.

  • Một diễn giả giỏi là người có thể khiến đám đông tương tác trong bài nói của mình. Vậy nên, hay đi lại quanh khu vực diễn thuyết của mình, thay vì cứ đứng kè kè bên cạnh chiếc máy tính, hay màn máy chiếu. Khi có người đặt câu hỏi, hãy nhìn họ, tiến lại gần họ khi bạn trả lời để người đó cảm thấy được tôn trọng, chú ý. Và nhớ rằng, trong mọi trường hợp, đừng quay lưng lại với đối tượng khán giả của mình.
  • Một lỗi thường gặp khác là một bài thuyết trình có đến vài chục slide, mỗi slide chi chít với chữ, số, biểu đồ. Thứ nhất, người nghe rất khó vừa tập trung vào bạn lại vừa đọc hết nội dung trên màn chiếu. Hơn nữa,  việc này khiến người ta dễ nản với bài thuyết trình của bạn. Hãy nhớ, các slide không nên có quá nhiều chữ, và đặc biệt không nên nhét cả đoạn văn vào đó. Thay vì vậy, hãy tóm gọn các ý chính bạn định nói trong slide, còn nội dung của chúng phải được đích thân bạn truyền đạt.
  • Không phải ai cũng sinh ra để nói trước đám đông, mà chính ra, đa phần chúng ta đều có sự ngại ngùng khi phải đứng dưới ánh đèn sân khấu. Cách duy nhất để vượt qua việc này là luyện tập đến khi bạn thành thục thì thôi. Đừng chỉ học thuộc nội dung thuyết trình, hãy luyện nó đến khi bạn có thể tự biên tự diễn, không nhìn màn chiếu mà vẫn nói trôi trảy được. Hơn thế nữa, hãy mường tượng người nghe có thể thắc mắc điều gì và tập dượt câu trả lời trơn tru cho tất cả những câu hỏi đó. Trước khi thuyết trình, nhớ kiểm tra thiết bị như máy chiếu, chuột, màn hình 15′ trước đó nhé!
  • Nhiều khi ta phải thuyết trình với những chủ đề khó tiếp cận hơn với số đông – ví dụ các vấn đề kỹ thuật với các thật ngữ khó hiểu. Các bạn nên có một chút biểu cảm trên khuôn mặt, và động tác cơ thể để thuyết phục họ là bản thân bạn thấy hứng thú với chủ đề này! Giọng nói của bạn phải hết sức chú ý, cần có ngắt, nghỉ và nhấn khi nói đến các chủ đề quan trọng, nếu khán giả của bạn không nhìn bạn, chứng tỏ là bạn đang không câu kéo được họ.
  • Khi phần bố bố cục của bài nói, hãy nhớ dứt điểm các nội dung, đừng nhắc lại những gì đã nói ở trước đó và lặp đi lặp lại một ý. Một khi “flow” của bài đã trơn tru, bạn sẽ rất ít khi gặp vấn đề giữa đoạn nối mà thậm chí nó còn giúp bạn ghi nhớ tốt hơn so với một bài lủng củng không đầu không đuôi.

Chúc may mắn!

(Theo Saga)

 




 
Các thành viên đã Thank tranminhdathao vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024