Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
28/03/2015 22:03 # 1
tranminhdathao
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 76/130 (58%)
Kĩ năng: 58/80 (72%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 856
Được cảm ơn: 338
Một Ngày Không Tiêu Tiền Để Đổi Lấy Bài Học Cả Đời


Hãy thứ áp dụng những phương pháp trên để nhận ra sự thay đổi, không phải chỉ cho túi tiền của bạn đâu, cách mà bạn làm tăng chất lượng cuộc sống của mình mới là điều vô giá.

Chuyên gia tài chính Suze Orman đã từng thách thức các độc giả của mình:

  • 1 ngày không tiêu tiền
  • 1 tuần không sử dụng thẻ tín dụng
  • 1 tháng không ăn ở nhà hàng

Những lời của bà đã làm cho độc giả hoàn toàn bất ngờ. Họ không thể tưởng tượng ra được rằng "1 ngày không tiêu tiền" sẽ như thế nào. Thậm chí, có người còn chỉ trích rằng chính bà đang một tay hủy hoại ngành công nghiệp nhà hàng. Tuy nhiên, có những bài học vô cùng giá trị trong cuộc sống mà thông điệp này muốn truyền tải.

Bước 1: Một Ngày Không Tiêu Tiền

Hẳn là bạn sẽ thấy bức bối với việc không mua được một cốc cà phê hay vài đồ ăn vặt để nhấm nháp lúc làm việc. Hoặc bạn lại đang lo lắng tự hỏi: "Nhỡ hết sạch xăng thì sao đây ?!"

Rõ ràng, lợi ích rõ nhất mà ta nhìn thấy được từ việc này là khoản tiền có thể tiết kiệm. Dù cho nó chỉ là vài nghìn hay vài chục nghìn, thì số tiền ấy vẫn cho thấy nếu bạn thật sự nỗ lực để tiết kiệm (chẳng hạn như một ngày mỗi tuần), bạn sẽ giữ lại được một khoản kha khá trong ví.

Tạm gác lợi ích hiển nhiên của tiết kiệm sang một bên, việc này hơn hết còn giúp bạn học cách lập kế hoach tốt hơn. Không phải chỉ mỗi việc giữ cho bình xăng không hết giữa đường mới là "có chuẩn bị" hay "lên kế hoạch". Lên kế hoạch đôi khi lại đơn giản là đặt giờ máy pha cà phê từ đêm hôm trước để bạn có thêm thời gian nhâm nhi cốc cà phê nóng hổi trong một buổi sáng trong lành thay vì vừa uống cà phê vừa vội vàng lái xe, hít khói bụi và chửi bới những người xung quanh vì tình trạng tắc đường. 

Hay như việc chuẩn bị cơm trưa thay vì ăn tại các quán ven đường hoặc mua đồ đóng hộp- những thứ thường không bảo đảm vệ sinh thực phẩm và chẳng bổ béo gì cho sức khỏe của bạn. Đây không chỉ là một hình thức tiết kiệm, hơn hết, nó còn là cách luyện cho bạn một nếp sống lành mạnh. Bạn thấy đó, chỉ một ngày thôi bạn đã học được nhiều bài học không chỉ về tài chính và mà còn cả lối sống nữa. 

Bước 2: Một Tuần Không Sử Dụng Thẻ Tín Dụng

Thử thách tiếp theo là một tuần không sử dụng thẻ tín dụng- tiền không bị tiêu mất, lãi suất không phải trả và tránh được những khoản mua sắm bồng bột. 

Một lần nữa, việc hạn chế tiêu pha đâu chỉ dạy bạn những bài học về tiền bạc, rất nhiều lợi ích khác nữa bạn sẽ có được từ việc tiết kiệm này. Đó là, bằng cách trì hoãn việc mua sắm, rất có thể sau đó bạn sẽ nhận ra rằng sản phẩm này không còn đáng để bạn phải rút ví nữa. Ngược lại, trong trường hợp bạn vẫn quyết định mua nó, bạn sẽ trải qua cảm giác hạnh phúc khi có món hàng trong tay, từ đó biết trận trọng vật dụng này hơn bao giờ hết. 

Bước 3: Một Tháng Không Ăn Ở Nhà Hàng

Thử thách cuối cùng này sẽ giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền lớn mà bạn khó có thể ngờ tới. Tất nhiên là chúng ta không xét đến những người "trường kì kháng chiến" với đồ ăn nhanh độc hại, thứ tiết kiệm cho bạn cả núi tiền nhưng đồng thời khiến bạn chết sớm hơn 30 năm.

Không ít người cảm thấy khó chịu với việc hoàn toàn không ăn trưa ở ngoài quán, hoặc không ăn tiệm mỗi tối trong vòng một tháng liền. Nhưng nó sẽ tập cho bạn thói quen ăn uống hợp lý, tập cho bạn cách làm những món ăn đặc biệt vào những dịp lễ quan trọng; và đồng thời dạy cho bạn thấy sự phung phí của mình mỗi khi ăn ở ngoài trong khi bạn hoàn toàn có thể ăn ở nhà.

Chỉ Tiêu Xài Khi Kiếm Ra Tiền

Đọc xong 3 thách thức trên và bạn muốn chỉ trích? Tất nhiên rồi, cảm xúc này là hoàn toàn dễ hiểu, đặc biệt với thách thức cuối cùng: Một tháng không ăn ở nhà hàng, Orman đã bị "ném đá" nặng nề từ những người nghiện ăn cơm tiệm, chủ nhà hàng hay nhân viên chạy bàn... Bởi theo góc nhìn từ những người này "Chúng tôi cũng phải hoạt động, kiếm tiền và Ăn nữa chứ!". Vậy tốt thôi, nếu bạn giàu kếch xù như Donald Trump thì cứ tiệc tùng thâu đêm, tắm trong sâm panh, ăn nhà hàng cả ba bữa một ngày cho đến khi no căng không đứng được dậy mới thôi. Hãy cứ sống xa hoa và hưởng thụ cuộc sống này đi!

Giờ thì quay lại thực tế nào. Lời khuyên về việc không ăn nhà hàng rõ ràng đang hướng tới 95% dân số thế giới, những người mà lương tháng tăng lên đôi chút cũng cảm thấy vui mừng, những người còn đang bận bịu lao đi làm, kiếm tiền và ước chi có nhiều thời gian hơn dành cho gia đình, những người vẫn còn cảm thấy may mắn hơn hàng triệu người vô gia cư và đói khát ngoài kia.

Mục đích của Orman không phải khiến cho việc kinh doanh của ai đó bị đổ bể. Bà chỉ đang muốn giúp đỡ những người còn đang phải vật lộn với áp lực tài chính trong cuộc sống vội vã ngày nay khi mà chúng ta còn chưa kịp suy nghĩ thấu đáo trước khi đưa ra các quyết định chi tiêu. Từ đó, không chỉ giúp bạn tiết kiệm được một lượng tiền nhất định, những lời khuyên này còn khiến bạn giảm thiểu căng thẳng, thậm chí giảm vài cân mỡ thừa và tăng cường sức khỏe.

Hãy thứ áp dụng những phương pháp trên để nhận ra sự thay đổi, không phải chỉ cho túi tiền của bạn đâu, cách mà bạn làm tăng chất lượng cuộc sống của mình mới là điều vô giá.

Chia sẻ: 

Suze Orman là một chuyên gia tài chính cá nhân người Mỹ mà tôi hâm mộ. Bà là chủ chương trình Can I Afford It ( Tạm dịch: Tôi mua nổi không?) trên đài CNBC. Và dù hồi đó tiếng Anh của tôi vẫn còn rất “nông dân” ( có lẽ bây giờ cũng chưa khá hơn là mấy) thì sức hấp dẫn từ phong thái tự tin, mạnh mẽ và vô cùng kiên định mà bà thể hiện đã luôn là một nguồn cảm hứng đặc biệt trong tôi. Và dẫu cho cuối cùng Tài chính không phải con đường mà tôi theo đuổi, hay với bạn, “Tài chính cá nhân” là một thuật ngữ có phần xa xỉ, thì những bài học, những lời khuyên mà bà chia sẻ trở nên càng giá trị hơn khi chúng thực sự giản dị, đời thường và chân thực-  điều mà tôi mong muốn chia sẻ được phần nào thông qua bài viết này. 

PHƯƠNG TRẦN/ Theo Saga.

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024