Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
17/03/2015 16:03 # 1
jullyna2713
Cấp độ: 8 - Kỹ năng: 6

Kinh nghiệm: 5/80 (6%)
Kĩ năng: 29/60 (48%)
Ngày gia nhập: 04/11/2014
Bài gởi: 285
Được cảm ơn: 179
Xử Trí Ban Đầu Khi Gặp Đột Quỵ Não


Cái nhìn chung về Đột quỵ

– Đột quỵ hay cơn tai biến mạch máu não xảy ra khi mất hoặc giảm đột ngột lưu lượng máu tới não hoặc chảy máu bên trong sọ dẫn đến giảm, mất chức năng hoặc chết các tế bào não.

Đột quỵ là nguyên nhân gây liệt, rối loạn ngôn ngữ, mất cả giác, trí nhớ, hôn mê và khả năng gây tử vong. Có hai dạng đột quỵ: đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ chảy máu não.

Não được nuôi dưỡng bởi hai hệ thống mạch xuất phát từ qua động mạch chủ là hệ thống mạch cảnh (hệ này nuôi dưỡng chủ yếu cho hai bán cầu đại não) và hệ động mạch đốt sống (hệ này nuôi dưỡng chủ yếu cho phần não phái sau, thân não và hành tủy). Về lí thuyết, 2 phút sau khi tắc động mạch, vùng não bị chi phối bởi mạch máu duy nhất đó sẽ bị chết nếu mức độ tưới máu dưới 10ml/100g não/phút (cung lượng máu não bình thường là 55ml/100g/phút) vùng tế bào não chết được gọi là ổ nhồi máu não. Vùng bao quanh (giữa mô não bình thường và mô não bị hoại tử) tưới máu 15>40ml/100g/phút, ở đây các tế bào thần kinh vẫn sống nhưng không hoạt động được, vùng này được gọi là vùng tranh tối – tranh sáng. Như vậy thời gian để mô não bị hoại tử hay phục hổi chức năng (cửa sổ điều trị) là rất quan trọng. Thời gian này cho đến nay còn chưa có giới hạn chính xác và ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc và chức năng hệ thống mạch cảnh và chuyển hóa. Đây là vấn đề mẫu chốt để can thiệt cứu vãn các tế bào thần kinh trên cơ sở phân tích các yếu tố gây hại và các yếu tố có lợi khi đột quỵ xảy ra. Mặt khác, khi mạch não bị vỡ, máu chảy ra, gây phá hủy nhu mô não (chèn ép và hoại tử thiếu máu di mất máu)

 

Dot quy nao

1. Các dạng đột quỵ não

– Đột quỵ thiếu máu não là dạng phổ biến của đột quỵ (chiếm khoảng 75 – 85%) xảy ra khi mạch máu cung cấp đông, huyết khối hoặc mảng vữa xơ động mạch. Trong đột quỵ thiếu máu não một dạng tương đối lành tính hơn được gọi là đột quỵ dạng ổ khuyết do tắc các nhánh động mạch nhở ở sâu giữa chất trắng và chất xám. Dạng này thường xảy ra ở những người tăng huyết áp, vữa xơ động mạch thời gian dài hoặc đái tháo đường mà không được theo dõi và điều trị cơ bản với các biểu hiện liệt vận động hoặc giảm cảm giác đơn thuần hoặc kết hợp cả hai. Dạng này có thể hồi phục tốt, đôi khi chỉ tình cờ phát hiện được trên phim chụp cắt lớp hoặc chụp cộng hưởng từ sọ não và cũng có khi biểu hiện liệt trên lâm sàng nhưng khi chụp lại không phát hiện thấy do ổ tổn thương nhỏ.

– Đột quỵ chảy máu não ít phổ biến hơn (chiếm khoảng 15 – 25%) xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong nhu mô não hoặc xung quanh não.

Một dạng bệnh lí mạch máu não khác khi xảy ra sẽ là yếu tố nguy cơ cao  cho đột quỵ đó là cơn thiểu máu não cục bộ thoảng qua (transient ischemic attack – TIA). Dạng này thường ít được chú ý do rất dễ nhầm là các cơn chóng mặt, cơn ngất, mất thị lực thoảng qua… Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lí tích cực, sẽ dẫn tới đột quỵ. Có tác giả cho rằng cơn TIA là dấu hiệu bào trước của đột quỵ. Theo thống kê, nguy cơ đột quỵ xảy ra đột quỵ sau TIA trong tháng đầu là 4 – 8%, trong năm đầu là 13% và sau 5 năm là 25%.

Trong thực tế đột quỵ rất dễ bị tái phát, tỉ lệ tái phát cao trong năm đầu tiên nếu không loại bỏ được các yếu tổ nguy cơ dẫn đến đột quỵ như tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng lipid máu, hút thuốc thời gian daig, các stress… hoặc chế độ sinh hoạt, làm việc quá căng thẳng không hợp lí nhất là khi đã bị đột quỵ hoặc có nguy cơ xảy ra đột quỵ cao.

2. Những biểu hiện ban đầu có thể cảm nhận được khi đột quỵ sắp xảy ra:

* Đột ngột tê dại, yếu hoặc liệt ở mặt, tay hoặc chân, thường ở một bên của cơ thể.

* Nói hoặc lĩnh hội khó khăn.

* Đột nhiên nhìn mờ, giảm hoặc mất thị lực một hoặc cả hai mắt.

* Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc mất phối hợp động tác.

* Đột nhiên đau đầu nặng nề không giải thích được nguyên nhân.

3. Những nguyên nhân có thể dẫn tới đột quỵ cao

Nguyên nhân do mầm bệnh: tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất của đột quỵ. Theo Tổ chức Y tế thế giới, huyết áp bình thường khi đo được <135/84,,hg.

Tăng lipid máu (vữa xơ động mạch): các nghiên cứu cho thấy nếu tăng cholesterol, tăng triglyceride, tăng mức LDL – cholesterol, giảm mức HDL – cholesterol cũng là một trong những nguyên nhân đẫn đến đột quỵ do gây hẹp lòng động mạch ở trong và ngoài sọ. Ở đây các mảng vữa xơ dễ bong tách dưới áp lực của động mạch gây nên tắc mạch.

Đái tháo đường: các bệnh nhân đái tháo đường dễ dẫn tới nguy cơ đột quỵ thiếu máu não do tham gia vào quá trình vữa xơ động mạch, tăng độ quánh của máu.

Các bệnh lí tim mạch: các bệnh lí tim mạch bao gồm các bệnh hẹp – hở van tim, bệnh cơ tim thể dãn, các loạn nhịp tim (đặc biệt ở các bệnh nhân rung nhĩ, suy tim…)

Một số bệnh khác như bệnh đa hồng cầu, huyết khối tĩnh mạch hoặc đột quỵ là biểu hiện của bệnh toàn thân nặng nề giai đoạn cuối…

Do dùng thuốc: sử dụng các thuốc chống đông không đúng chủ định, dùng thuốc tránh thai kéo dài.

Do sinh hoạt: sống cố định, ít tập luyện, béo phì, ăn quá mặn, hút thuốc thời gian dài, lạm dụng rượu quá mức… Khí hậu, thời tiết khắc nghiệt: chênh lệch thời tiết quá lớn dẫn đến cơ thể không thích nghi kịp. Người ta nhận thấy nhồi máu não thường xảy ra nhiều hơn về và sáng ngủ dậy còn chảy máu não thường xảy ra về trưa hoặc chiều tối. Theo thống kê đột quỵ, có tỉ lệ cao hơn khi chuyển mùa… Các stress do quá căng thẳng tâm lí trong công việc, sự nghiệp, tình cảm (vui buồn, cáu giận…). Tuổi tác: hiện nay người ta xác định tuổi tác đóng vai trò như một yếu tố nguy cơ dễ mắc đột quỵ. Ở Mỹ theo thống kê hiện nay có 12,8% người trên 65 tuổi bị đột quỵ và dự bào đến năm 2005 sẽ có 18,7% người trên 65 tuổi bị đột quỵ.

4. Xử trí kì đầu ở tuyến y tế cơ sở

- Nhanh chóng đặt bệnh nhân năm lên giường thoáng mát với đầu cao 30o.

- Kiểm tra lưu thông đường thở (hút sạch đờm dãi nếu có, chống tụt lưỡi)

- Nếu có nôn, trào ngược dịch dạ dày phải đặt bệnh nhân nằm nghiêng bên, hút sạch tránh hít vào phổi.

- Cho thở oxy 3 – 4 lít/phút nếu có oxy.

- Đặt ngay đường ống truyền tĩnh mạch ngoại vi với natriclorid 0.9% (tốc độ 30 giọt/phút).

- Đo huyết áp

HATB = (HATT – HATTr)/ 3 + HATTr.

HATB: huyết áp trung bình.

HATT: huyết áp tâm thu.

HATTr: huyết áp tâm trương.

- Lưu ý: nếu HATB ≤  140mmHg, không dùng thuốc hạ huyết áp. Khi phải dùng thuốc hạ huyết áp thì không nên dùng thuốc hạ huyết áp nhanh, nên hạ từ từ (có thể nhỏ 3 giọt adalat dưới lưỡi).

- Thăm khám thần kinh nhanh, xác định đột quỵ và phân loại sơ bộ đột quỵ chảy máu não hay đột quỵ thiếu máu não để tiên lượng bệnh và chọn phương thức vận chuyển thích hợp.

+ Đột quỵ thiếu máu não: thường ở người trung niên – cao tuổi, hay xảy ra ban đêm về sáng, các triệu chứng thần kinh khu trú có thể đột ngột hoặc tăng từ từ , ít kích thích vật vã và rối loạn ý thức, ít khi nôn hoặc đái dầm, huyết áp có thể tăng hoặc khong. Nếu bệnh nhân có tiền sử tim mạch thì càng có giá trị

+ Đột quỵ chảy máu não: thường diễn ra đột ngột khi gắng sức, căng thẳng trên bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp. Các triệu chứng thường rầm rộ, bệnh nhân thường vật vã, kích thích, nôn, đái dầm, đau đầu, trong cơn thấy huyết áp tăng đột ngột, có thể có dấu hiệu màng não.

- Sau khi xử trí kì đâu, cần tổ chức vận chuyển đến cơ sở y tế cso điều kiện chẩn đoán và cấp cứu tích cực đột quỵ (đơn vị đột quỵ, trung tâm đột quỵ, đơn vị cấp cứu tích cực thần kinh) càng sớm càng tốt.

5. Làm gì để phòng tránh đột quỵ

– Cần phảm kiểm soát các yếu tố nguy cơ liên quan đến sức khỏe tim mạch máu có thể giúp ngăn chặn đột quỵ bao gồm:

+ Kiểm tra định kì.

+ Kiểm tra huyết áp thường xuyên, điều chỉnh huyết áp nesu tăng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

+ Không hút thuốc nếu đang hút thuốc thì dừng lại ngay.

+ Điều trị bệnh tim, đặc biệt khi nhịp tim không đều, rung nhĩ.

+ Thay đổi chế độ ăn, loại bỏ tạp chất béo thái quá, ăn thức ăn có hàm lượng mỡ và cholesterol thấp, không ăn quá mặn, không lạm dụng rượu.

+ Tập luyện thể dục thay đổi lối sống tĩnh tại, ít hoạt động.

+ Kiểm soát đái tháo đường, duy trì mức glucose máu lúc đói <6,4mmol/L.

– Phát hiện sớm các dấu hiện báo động đột quỵ.

– Uống thuốc dự phòng khi có các yếu tố nguy cơ TIA hoặc đột quỵ nhỏ theo chỉ dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.

 

PGS.TS Nguyễn Văn Thông

Giám đốc Trung tâm Đột quỵ,Bệnh viện Trung Ương Quân đội 108

Nguồn: chiaseykhoa.com



Jullyna2713

[[= TA CHẲNG CÓ GÌ ĐỂ MẤT. HÃY TIN VÀO BẢN THÂN VÀ CỨ CỐ GẮNG HẾT MÌNH =]]


 
Các thành viên đã Thank jullyna2713 vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024