Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
14/03/2015 10:03 # 1
nhgiangxd
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 65/130 (50%)
Kĩ năng: 31/40 (78%)
Ngày gia nhập: 01/09/2012
Bài gởi: 845
Được cảm ơn: 91
Ổn định mái dốc


CÁC NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN LÀM MẤT ỔN ĐỊNH MÁI DỐC

1- Làm thay đổi độ dốc mái
Độ dốc mái là nguyên nhân chính gây ra trượt lở đất. Trượt đất thường xảy ra ở các địa hình có sườn dốc trên 27 độ tập trung trong khoảng 30 độ – 45 độ. Ở các vùng sườn dốc từ 16 độ đến 20 độ ít xảy ra trượt lở đất hơn và nếu có thì quy mô trượt lở cũng nhỏ hơn. Các vùng địa hình có sường dốc <15 độ thì hầu như không xảy ra hiện tượng này.
2- Do phong hoá
Quá trình phong hoá đá gốc là nguyên nhân quan trọng gây trượt đất quá trình phong hoá làm cường độ, kết cấu giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho nước dễ xâm nhập vào mái dốc. Chuyển động kiến tạo dưới dạng động đất và các đứt gãy hoạt động cũng là nguyên nhân gây trượt lở đất. Đặc điểm cơ lý và cấu tạo của đá gốc cũng đóng vai trò nhất định gây nên trượt đất. Tại những khu vực đá gốc gắn kết yếu, bị vỡ vụn, bở rời, hiện tượng trượt đất xẩy ra mạnh hơn...
3- Do độ ẩm thay đổi mà nguyên nhân chính do mưa.
Độ ẩm thay đổi là yếu tố quan trọng gây biến đổi ổn định mái dốc. Các điểm trượt lở có quy mô lớn đều có liên quan đến sự thay đổi độ ẩm nước dưới đất mà trong đó chế độ mưa đóng vai trò quan trọng. Trượt đất thường xảy ra trong phạm vi các khu vực có lượng mưa lớn và gia tăng vào mùa mưa. Quá trình xâm nhập của nước mưa vào đất sẽ dẫn đến:
- Mực nước ngầm dâng cao, đới bão hoà bị thu hẹp
- Suy giảm cường độ kháng cắt của đất
- Hệ số ổn định mái dốc giảm
Cơ chế phá hoại này có thể xảy ra theo dạng trượt nông và trượt sâu, tuỳ thuộc vào chiều dày của các lớp đất thành phần độ chặt của đất cũng như các đặc tính của mưa.
4- Mật độ thảm phủ thực vật
Mật độ thảm thực vật có ảnh hưởng lớn đến các hiện tượng trượt đất. Theo kết đánh giá của Viện Địa Chất Việt Nam: Tại các khu vực có độ che phủ cao > 50% thì hiện tượng trượt lở đất hầu như không xảy ra. Tại các khu vực có độ che phủ trung bình từ 30% đến 50% thì hiện tượng trượt lở đất thường xảy ra với quy mô nhỏ và thưa. Các khu vực có độ che phủ thấp <30% thì hiện tượng trượt lở đất xảy ra mạnh mẽ.
5- Yếu tố thế nằm của đá gốc
Trượt lở đất dễ xảy ra những vùng có hướng dốc của địa hình trùng với hướng dốc của đá gốc hoặc hướng dốc của mặt phân lớp, phân phiến. Đặc điểm cơ lý và cấu tạo của đá gốc ở các khu vực đá gốc gắn kết bị vỡ vụn, bở rời hiện tượng trượt đất xảy ra mạnh.
6 - Các hoạt động nhân sinh
Hoạt động nhân sinh trực tiếp, gián tiếp cũng gây ra trượt đất như chặt phá rừng, canh tác nông nghiệp làm giảm độ che phủ của rừng, xây hồ chứa làm thay đổi mực nước dưới đất, xây dựng đường giao thông làm thay đổi thế cân bằng sườn dốc, nổ mìn khai thác vật liệu, khoáng sản ...



 
Các thành viên đã Thank nhgiangxd vì Bài viết có ích:
18/03/2015 22:03 # 2
liangluc
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 105/120 (88%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 17/12/2012
Bài gởi: 765
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Ổn định mái dốc


Tham gia cùng thầy Giang Biện pháp phòng chống trượt:

Các biện pháp phòng chống trượt

Như đã biết, trượt thường có loại hiện đại, với nhiều mức độ dịch chuyển và trượt cổ. Độ ổn định của trượt có thể tự nó đạt được theo đường cong lịch sử tự nhiên, khi mà tác động của các nguyên nhân gây ra sự phá hủy cân bằng các khối đất đá bị loại trừ. Độ ổn định có thể đạt được do nhân tạo, sau khi thực hiện những biện pháp chống trượt. Ở các khối trượt hiện đại, đặc biệt là trượt đang hoạt động hay là trượt gần đi tới ổn định tạm thời, không thể chờ đến khi tự nó ổn định, bởi vì quá trình trượt thường diễn ra trong một thời gian dài. Do đó, tại các khu vực mang ý nghĩa kinh tế quốc dân (lãnh thổ thành phố, nơi nghỉ mát, làng mạc, đường sá và các công trình khác), cũng như những khu vực dự định khai thác, cần thiết phải sử dụng các biện pháp chống trượt. Nhiệm vụ của nhóm biện pháp đó là bảo vệ lãnh thổ khỏi bị trượt phá hủy, tạo cho lãnh thổ và các công trình phân bố trên đó, các khu vực trồng trọt có độ ổn định và đảm bảo điều kiện khai thác, sử dụng bình thường.

Hiện nay trong thực hiện phòng chống trượt, người ta thường sử dụng các nhóm biện pháp sau đây:

- Điều tiết dòng mặt: nhằm mục đích giảm thiểu hoặc loại trừ hiện tượng ẩm ướt đất đá trên khu vực trượt gây ra bởi nước mưa và tuyết tan. Sự tẩm ướt đất đá hầu hết các khu vực trượt là một yếu tố tác động thường xuyên làm biến đổi trạng thái vật lý, độ bền và nhiều tính chất khác của đất đá. Tổ hợp công tác điều tiết dòng mặt bao gồm: san bằng bề mặt khối trượt và lãnh thổ kế cận nó; xây dựng hệ thống dẫn nước mặt; công tác cải tạo đất bằng cây trồng.

- Tháo khô đất đá bị sũng nước: như đã biết nguyên nhân chính gây trượt xuất phát từ nước dưới đất. Do vậy việc tháo khô đất đá bị sũng nước hầu như là một bộ phận bắt buộc cấu thành của tổ hợp các biện pháp chống trượt. Nhiệm vụ của việc tháo khô đất đá bao gồm việc chặn đón và tháo dẫn nước dưới đất ra khỏi khu trượt hoặc hạ thấp mực nước, mực áp lực trong phạm vi khối trượt và đặc biệt là khu vực kế cận trượt.

- Phân bố lại các khối đất đá: đây là một trong những biện pháp được sử dụng rộng rãi hiện nay để đảm bảo ổn định các khối trượt. Tùy theo độ dốc của sườn hay mái và điều kiện thế nằm của mặt trượt ở trong khối trượt, có thể phát sinh sự giảm đột ngột áp lực. Trong phần chân khối trượt, thể tích các khối đất đá và trọng lượng của nó có thể không đủ để giữ cho đất đá phân bố tại đỉnh trượt trong trạng thái cân bằng. Để làm thay đổi tương quan ứng lực đó, người ta tiến hành cắt xén đất đá ở phần chủ động của khối trượt hoặc đồng thời cắt xén ở phần chủ động và đắp thêm thành bệ phản áp ở phần bị động (phần chân) của khối trượt. Biện pháp trên nhằm thay đổi giảm độ dốc sườn (mái dốc), tăng áp lực hữu hiệu ở mặt trượt thuộc phần thấp của khối trượt đổng thời tăng sức chống cắt của đất đá.

- Chống xói lở và rửa xói: sự tăng độ dốc của sườn do tác dụng xói lở của sông hoặc biển là một trong những nguyên nhân phổ biến thành tạo trượt. Vì vậy, việc bảo vệ bờ và sườn dốc khỏi bị xói lở chân và rửa xói bờ thường là một bộ phận của tổ hợp các biện pháp chống trượt.

- Gia cố các khối đất đá bằng công trình kè chắn và neo: kinh nghiệm chống trượt cho thấy: trong nhiều trường hợp, việc xây dựng những công trình chắn giữ có tác dụng chống lại sự dịch chuyển các khối đất đá, người ta sử dụng công trình chắn giữ nhân tạo như là biện pháp chống trượt độc lập, nhưng thông thường nhất là nằm trong tổ hợp với các biện pháp khác. Về mặt kết cấu, công trình chắn giữ là các tường chắn, bệ phản áp, trụ cọc chốt chống trượt, gia cố bằng cọc neo... Trong thực tế chống trượt, một số biện pháp khác còn được sử dụng rỗng rãi như là bệ đỡ, bệ phản áp, lăng trụ chống đỡ và các dạng khác xây đắp bằng đất đá lấy tại chỗ: cát, sỏi, dăm, đá hòn, cát pha, sét pha...

- Cải tạo tính chất của đất đá: trên nhiều khu trượt đất đá có thể có độ nứt nẻ và phong hóa khá cao, mật độ không đủ và độ ẩm cao, có thể chứa nước, có độ ổn định và độ bền (sức chống cắt) thấp. Để làm thay đổi trạng thái và tính chất của đất đá, nhằm ngăn ngừa sự thành tạo trượt, bên cạnh nhiều biện pháp công trình khác người ta còn sử dụng biện pháp cải thiện và làm thay đổi nhân tạo tính chất của đất đá. Việc lực chọn biện pháp cải tạo tính chất đất đá phải căn cứ vào: đặc điểm thạch học và trạng thái vật lý của đất đá; các yêu cầu đối với đất đá trong bộ phận cần làm thay đổi tính chất của chúng; khả năng kỹ thuật của việc áp dụng từng phương pháp trong những điều kiện cụ thể đang xét; hiệu quả kinh tế so với các biện pháp khác có thể thực hiện được để đảm bảo ổn định trượt.

Trên khu trượt, người ta thường sử dụng những biện pháp làm tăng độ chặt của đất đá, giảm độ ẩm và độ thấm nước, tăng độ ổn định và sức chống cắt của chúng như là bơm phụt vữa xi măng, đất sét, tháo khô bằng điện thẩm thấu và gia cố bằng điện hóa...

- Trồng cây, cỏ gia cố mái dốc: như đã biết, cỏ, cây thân bụi và thân gỗ có ảnh hưởng to lớn trong việc làm thay đổi sự cân bằng nước của những khu trượt. Thực vật hỗ trợ cho quá trình điều tiết dòng nước mặt, làm trì hoãn hiện tượng ngấm nước mưa và nước tạo ra từ quá trình tuyết tan, tạo điều kiện cho quá trình tháo khô đất đá nhờ quá trình thoát hơi nước của cây. Ngoài ra, lớp phủ thực vật còn bảo vệ cho đất đá khỏi bị đóng băng sâu hơn, gia cố cơ học bằng hệ thống rễ của nó và bảo vệ khối đất đá khỏi bị rửa xói và rửa trôi do nước mưa, nước tuyết tan gây ra.

- Các biện pháp bảo dưỡng.

Những lưu ý khi lựa chọn các biện pháp chống trượt:

1) Tìm hiểu các nguyên nhân gây trượt mà lựa chọn các biện pháp chống trượt hợp lý. Biện pháp chống trượt phải làm yếu hoặc ngăn ngừa tác động của các lực gây ra sự dịch chuyển các khối đất đá và tạo ra những điều kiện bất lợi đối với trượt.

2) Các yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của biện pháp chống trượt như: cấu trúc (kiến trúc) địa chất của khối trượt và chủ yếu là hình dạng, thế nằm của các mặt trượt hay các đới yếu, vị trí các tầng chứa nước, đới chứa nước và điều kiện cung cấp của chúng.

3) Để tăng hiệu quả ổn định trượt thì cần thiết kết hợp nhiều biện pháp khác nhau.

4) Cần thiết luận chứng mức độ hợp lý về kỹ thuật và kinh tế trên cở sở so sánh nhiều biện pháp khác nhau trước khi quyết định tổ hợp biện pháp ổn định trượt.

 

Bạt mái dốc

Cọc trụ chống trượt

Tường chắn

Bệ phản áp

 

 



Hãy làm việc hết mình thay vì lo lắng hết mình!


 
18/03/2015 22:03 # 3
liangluc
Cấp độ: 12 - Kỹ năng: 3

Kinh nghiệm: 105/120 (88%)
Kĩ năng: 14/30 (47%)
Ngày gia nhập: 17/12/2012
Bài gởi: 765
Được cảm ơn: 44
Phản hồi: Ổn định mái dốc


Các bạn sinh viên CDIO CIE396 có thể tham khảo thêm các tài liệu về mái dốc, tường chắn để cần thiết trong môn học CDIO.



Hãy làm việc hết mình thay vì lo lắng hết mình!


 
Các thành viên đã Thank liangluc vì Bài viết có ích:
18/06/2015 22:06 # 4
aliltqb
Cấp độ: 3 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 4/30 (13%)
Kĩ năng: 4/10 (40%)
Ngày gia nhập: 30/08/2012
Bài gởi: 34
Được cảm ơn: 4
Phản hồi: Ổn định mái dốc


Thầy nhgiangxd và Thầy liangluc chia sẻ thêm các tài liệu tính toán để mọi người tham khảo với 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024