Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
13/02/2015 16:02 # 1
Nghiem_huyen
Cấp độ: 15 - Kỹ năng: 9

Kinh nghiệm: 21/150 (14%)
Kĩ năng: 55/90 (61%)
Ngày gia nhập: 05/11/2012
Bài gởi: 1071
Được cảm ơn: 415
Thuốc chẹn beta ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường


CLS. Thuốc chẹn beta ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường

Bệnh nhân M., 42 tuổi nặng 60kg, bị đái tháo đường (ĐTĐ) typ 1. Ông thường xuyên tiêm insulin 4 lần/ngày, HUMALOG (insulin lispro - insulin tác dụng nhanh) 7UI/lần, tiêm 10 phút trước bữa ăn sáng, trưa, tối (7h, 12h, 19h); và LANTUS (insulin glargine - insulin có tác dụng kéo dài) 10UI/lần vào 20h. BN hay gặp những cơn hạ đường huyết vào buổi tối, được ông ghi lại cẩn thận trong sổ theo dõi đường huyết. Vài năm trước, bác sĩ phát hiện ông bị tăng huyết áp nhẹ và đã cho dùng RENITEC (enalapril). Hai năm lại đây, ông dùng CO-RENNITEC (enalapril + hydroclorothiazide) và trong lần khám cuối, huyết áp của ông là 140/85, khiến bác sĩ phải kê đơn thêm thuốc hạ huyết áp thứ ba: bisoprolol (chẹn beta).

Có thể bán thuốc theo đơn thuốc này không ?
Các thuốc chẹn beta không có chống chỉ định ở những bệnh nhân tiểu đường, nhưng phải được tư vấn cụ thể.

Phân tích ca
Các dấu hiệu lâm sàng của hạ đường huyết thay đổi tùy theo mỗi cá thể và các đợt hạ đường huyết. Chúng bao gồm các dấu hiệu của tăng adrenaline để đáp ứng với tình trạng hạ đường huyết: nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run rẩy, đổ mồ hôi, tái nhợt, đói cồn cào.

Các thuốc chẹn beta đối kháng tác dụng với catecholamin nội sinh (được sản xuất ra để chống lại tình trạng hạ đường huyết). Do đó, nó làm che khuất các triệu chứng của hạ đường huyết như run và triệu chứng trên tim.

Xử lý
Bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ tim mạch cao, vì vậy, huyết áp mục tiêu ở các bệnh nhân này là 130/80 trong trường hợp không có biến chứng ở thận. Để đạt được huyết áp này, cần thiết phải sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp thứ 3. Ngoài những lời khuyên sử dụng tốt thuốc, điều quan trọng là tư vấn bệnh nhận để bệnh nhân có khả năng nhận ra các dấu hiệu của cơn hạ đường huyết. Bệnh nhân cần tăng cường tự theo dõi đường huyết, nhất là trong đầu đợt điều trị bằng thuốc chẹn beta. Dựa theo mức độ đường huyết theo dõi, bệnh nhân nên gặp lại bác sĩ để được điều chỉnh liều insulin.

Chú ý
Các insulin, các sulfamide hạ đường huyết và repaglinide có nguy cơ gây hạ đường huyết khi dùng quá liều. Việc dùng kèm chẹn beta có thể che giấu triệu chứng của hạ đường huyết.

Dịch : SVD4. Trần Phương Thảo, ĐH Dược Hà Nội.
Hiệu đính: DS. Đỗ Thị Hà, BV Roanne, Pháp
Ca đã được thay đổi một số thông tin so với ca gốc
Nguồn: Le Moniteur des Pharmacies n° 2673 du 14/04/2007

 



              Nghiêm huyền-khoa Dược-PECer

                      face Nghiêm Thị Huyền

            HỌC TỐT <> MƠ NHIỀU <> YÊU  ĐẮM

TÔI CẦN CÓ 1 ƯỚC MƠ THẬT LỚN,NẾU KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ CHƯA SỐNG ĐỦ

Chuẩn bị đầy đủ để chạy đua trong cuộc chiến tri thức và bản lĩnh ngành Dược Việt Nam


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024