Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
10/01/2015 11:01 # 1
tranminhdathao
Cấp độ: 13 - Kỹ năng: 8

Kinh nghiệm: 76/130 (58%)
Kĩ năng: 58/80 (72%)
Ngày gia nhập: 01/11/2012
Bài gởi: 856
Được cảm ơn: 338
Những Câu Hỏi "Bẫy" Của Nhà Tuyển Dụng (Phần 3)


1. Bạn xử sự như thế nào khi bị phê bình?
 
Xin nhắc lại một lần nữa, nhà tuyển dụng rất có thể sẽ trở thành ông chủ tương lai của bạn và chắc chắn sẽ có lúc họ phê bình bạn. Họ muốn biết phản ứng của bạn khi bị phê bình và liệu bạn có khiến công việc trở nên khó khăn hay không?
 
Vì vậy hãy trả lời kiểu như: “Tôi rất vui được tiếp thu những lời phê bình mang tính xây dựng. Tôi hy vọng đó chính là cách giúp tôi sửa sai và phát triển năng lực của mình.
 
2. Bạn tiếp cận với một dự án điển hình như thế nào
 
Nếu bạn được hẹn phỏng vấn xin việc liên quan đến dự án, bạn nên chuẩn bị trước cho câu hỏi này. Không cần trả lời dài dòng, nhưng phải chỉ ra được bạn đã tính đến những yếu tố lập kế hoạch cho một dự án đạt hiệu quả. Đó là:
 
- Đặt kế hoạch lùi từ ngày hoàn thiện/bàn giao dự án.
- Vạch ra cụ thể những điều bạn cần để tiến hành công việc hiệu quả và đúng thời hạn.
- Dự thảo chi phí, thời gian và tài nguyên.
- Tính đến những yếu tố bất ngờ có thể xảy ra.
 
3. Bạn làm việc dưới sức ép như thế nào?
 
Bạn chỉ gặp câu hỏi này khi nó liên quan đến vị trí ứng tuyển. Một câu trả lời đầy đủ sẽ tốt hơn một câu trả lời ngắn gọn. Vì vậy hãy trả lời rằng bạn vẫn làm việc rất tốt dưới sức ép - nói rằng bạn thích điều đó nếu nó chính đáng và đưa ra ví dụ một tình huống mà bạn đã xử lý thành công khi có sức ép. Bạn cũng nên nói về việc sẽ tập luyện kỹ năng quản lý thời gian tốt để đảm bảo giảm thiểu căng thẳng khi phải làm thêm giờ. Nhưng bạn không nên nói điều này nếu đó không phải là sự thật.
 
4. Bạn khơi dậy những điểm mạnh ở người khác như thế nào?
 
Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí quản lý, bạn sẽ gặp câu hỏi này. Các kỹ năng nhà tuyển dụng cần ở bạn là: 
- Giao tiếp tốt
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Coi  mỗi người là một cá thể
- Nêu gương tốt
- Luôn khen ngợi kịp thời những thành tích tốt
 
5. Bạn giải quyết mâu thuẫn trong nhóm như thế nào?
 
Bạn phải trung thực khi trả lời câu hỏi này. Đưa ra một ví dụ về mâu thuẫn trong nhóm có thể thể hiện khả năng giải quyết mâu thuẫn của bạn. Các phương pháp bạn cần thể hiện là:
- Công bằng
- Nói chuyện riêng về mâu thuẫn với từng cá nhân
- Tìm hiểu rõ nguồn gốc vấn đề
- Tìm ra giải pháp khiến những người liên quan đều hài lòng
 
Bạn cũng có thể khẳng định thêm: “Theo tôi, nếu một nhóm được điều hành dựa trên tiêu chí công bằng và các thành viên trong nhóm đều đồng lòng thì chắc chắn rất hiếm khi xảy ra mâu thuẫn”.
 
6. Sếp của bạn sẽ nói gì về bạn?
 
Nhà tuyển dụng rất có thể sẽ trở thành sếp tương lai của bạn, vì vậy hãy cẩn thận. Họ muốn biết rằng bạn là nhân viên làm việc có hiệu quả nhưng bạn không muốn bạn “giẫm lên ngón chân của họ”. Vì vậy, hãy miêu tả bạn như một người mà bất kỳ ông chủ nào cũng muốn tuyển dụng. Ví dụ: “Sếp của tôi sẽ miêu tả tôi là người làm việc chăm chỉ, đầy nhiệt huyết và trung thành. Sếp sẽ nói rằng tôi làm việc rất tốt nhờ luôn sáng tạo và giúp đỡ các thành viên khác”.
 
Đừng bao giờ nói: “Tôi nghĩ sếp của tôi sẽ nói…” Hãy đưa ra câu trả lời chắc chắn và quả quyết.
 
7. Bạn ghét điều gì nhất trong công việc hiện tại của bạn?
 
Bạn rất yêu công việc. Nhà tuyển dụng có thể chắc chắn thuê bạn bởi họ biết rằng bạn sẽ tích cực, tận tụy trong từng phút làm việc. Vì vậy, với câu hỏi đó, bạn không thể đưa ra một điều gì đó mà mình không thích. Trường hợp ngoại lệ duy nhất có thể là công việc bạn đang ứng tuyển khác xa so với công việc hiện tại thì bạn có thể nói: “Tôi thực sự thích công việc hiện tại. Nhưng đôi khi tôi cảm thấy chán nản vì không có cơ hội gặp gỡ khách hàng thường xuyên như tôi muốn. Đó là lý do vì sao công việc này hấp dẫn tôi”.
 
 
                                                                                       Theo Học Làm Giàu



Được chỉnh sửa bởi nguyenquynhtran vì:thêm từ khóa
Các thành viên đã Thank tranminhdathao vì Bài viết có ích:
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024