Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
29/09/2014 16:09 # 1
nguyenquynhtran
Cấp độ: 40 - Kỹ năng: 21

Kinh nghiệm: 186/400 (46%)
Kĩ năng: 2/210 (1%)
Ngày gia nhập: 27/09/2013
Bài gởi: 7986
Được cảm ơn: 2102
Đề cương ôn tập môn Mác-Lenin 2


ĐỀ CƯƠNG ÔN THI TỐT  NGHIỆP

MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN 2

 

(CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỌC CHO CÁC KHỐI KINH TẾ, KỸ THUẬT, CÔNG NGHỆ , NGOẠI  NGỮ VÀ KHOA HỌC XÃ HỘI NHÂN VĂN  NĂM 2014)

 

A. Mục đích

Giúp cho sinh viên nắm được những nội dung cơ bản trong đề cương ôn tập, làm cơ sở cho thi tốt nghiệp và vận dụng sau khi ra trường.

B. Yêu cầu

-         Đề cương ôn tập có khối lượng 3 chương (chương 4,5,6 giáo trình “ Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa  Mác Lê- Nin”  nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia xb 2011)

-         Sinh viên phải đi nghe  hướng dẫn đầy đủ những nội dung  ôn tập của giảng viên, đồng thời chủ động tự ôn tập.

-         Nội dung ôn tập là cơ sở cho giảng viên ôn tập và ra đề thi tốt nghiệp.

-         Thời gian phụ đạo ôn thi  bậc đại học  8 giờ.

-         Thời gian sinh viên làm bài thi bậc đai học 120 phút.

-         Đề thi yêu cầu kiến thức cơ bản 70% và kiến thức vận dụng 30% .

-         Điểm đạt ở kỳ thi tốt nghiệp các môn khoa học Mác Lê Nin-Tư Tưởng Hồ Chí Minh Là điểm 5,5 trở lên.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 C.  Nội dung ôn tập

CHƯƠNG IV

HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ

 

 I.Điều kiện ra đời, đặc trưng và  ưu thế  của sản xuất hàng hóa.

1.Điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa.

Lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội đã và đang trải qua hai kiểu tổ chức kinh tế,  đó là sản xuất tự cấp tự túc và sản xuất hàng hóa. Sản xuất hàng hoá ra đời vào cuối chế độ công xã nguyên thuỷ, phát triển đến đỉnh cao dưới chủ nghĩa tư bản và vẫn còn tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời, khi có đủ hai điều kiện sau đây:

Điều kiện thứ nhất: Do phân công lao động xã hội một cách tự phát thành các ngành nghề khác nhau, dẫn tới chuyên môn hóa  trong sản xuất. Người sản xuất thừa sản phẩm do mình làm ra nhưng lại thiếu các sản phẩm cần thiết khác cho nhu cầu cuộc sống của  mình, dẫn tới sự cần thiết trao đổi sản phẩm.

Điều kiện thứ  hai: Do chế độ tư hữu ra đời, người sản xuất có sự tách biệt tương đối về  mặt  kinh tế, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của cá nhân người lao động, nên họ có quyền trao đổi. Sở hữu tư nhân là một động lực của kinh tế hàng hóa.                               

 2. Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa so với sản xuất tự cung, tự cấp.

- Do mục đích của sản xuất là để trao đổi, để thỏa mãn nhu cầu của thị trường, của xã hội, nên nhu cầu tiêu dùng  ngày càng tăng cao là một động lực thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.Kinh tế hàng hóa làm cho lực lượng sản xuất phát triển rất nhanh, tăng trưởng kinh tế cao. Đời sống vật chất, tinh thần phong phú.

            - Do cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc người sản xuất phải ứng dụng khoa học công nghệ, năng động trong sản xuất kinh doanh, để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng  sản phẩm và sức cạnh tranh, giảm chi phí, tăng lợi nhuận.( đây là con đường  cạnh tranh hợp pháp, cạnh tranh lành mạnh)

- Do quan hệ mở, giao lưu kinh tế, văn hóa phong phú nên đời sống vật chất tinh thần ngày phát triển cao. Nhu cầu vật chất, tinh thần không ngừng nâng cao là một động lực thúc  đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

 3.  Những hạn chế của sản xuất hàng hóa .

Kinh tế hàng hóa có mặt tích cực như đã nêu trên, đồng thời có mặt trái, mặt hạn chế biểu hiện :

- Phân hóa giàu nghèo

- Điều tiết tự phát nền kinh tế ( bàn tay vô hình)

- Khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp, ô nhiểm môi trường, cạnh tranh không lành mạnh, làm giàu bất chính, suy thoái đạo đức, tệ nạn xã hội và tôi phạm phát triển.

II. HÀNG HOÁ.

1. Hàng hoá và hai thuộc tính của hàng hoá

       a. Khái niệm hàng hóa:

Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất định nào đó của con người thông qua trao đổi mua.

*Giải thich:

      - Hàng hóa là sản phẩm của lao động, trao đổi hàng hóa là trao đổi lao động kết  tinh trong hàng hóa.

- Hàng hóa phải có ích cho con người, phải thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.

      - Hàng hóa phải được trao đổi trên thị trường, nếu làm ra sản phẩm mà không đem ra trao đổi trên thị trường không gọi là hàng hóa.

Ý nghĩa về phân tích hàng hóa, hàng hóa là của cải, hàng hóa là tế bào của nền kinh tế, bản chất của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng, nghiên cứu khái niệm hàng hóa là cơ sở để hiểu hàng hóa sức lao động, để hiểu giá tri thặng dư.

       b. Hai thuộc tính của hàng hóa .

      * Giá trị sử dụng

- Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa, tính hữu ích của hàng hóa, trả lời cho câu hỏi hàng hóa dùng để làm gì?ví dụ cơm để ăn, áo để mặc, sách bút để học tập, máy móc nguyên liệu dùng để sản xuất,v..v..

- Gía trị sử dụng của hàng hóa là do nội dung vật chất của hàng hóa quy định, quá trình sản  xuất là quá trình thay đổi hình thái vật chất phục vụ cho lợi ích con người.

- Khoa học công nghệ càng phát triển thì giá trị sử dụng càng phong phú. Ví dụ than đá trước đây dùng để đốt lò, ngày nay than đá dùng cho nhà máy nhiệt điện, dùng làm hóa chất v..v..

- Giá trị sử dụng là một phạm trù vĩnh viễn.

*Giá trị hàng hóa

Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Ví dụ 1m vải = 10 kg thóc  .Vải và thóc  khác nhau về giá trị sử dụng  vậy tại sao 1m  vải có thể đổi 10 kg thóc, giữa chúng có cái gì chung? Cái chung đó là lao động xã hội đã hao phí kết tinh trong 1m vải và 10 kg thóc là bằng nhau. Trao đổi hàng hóa là trao đổi  lao động cho nhau.

Gía trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn, còn giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong   sản xuất hàng hóa.

Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa.

Gía trị sử dụng và giá trị là hai thuộc tính thống nhất hữu cơ trong một hàng hóa, nhưng đây là sự thống nhất của hai mặt đối lập. Người sản xuất họ cũng quan tâm đến hai thuộc tính của hàng hóa nhưng giá trị mới là mục tiêu, còn giá trị sử dụng chỉ là phương tiện. Ngược lại người tiêu dùng quan tâm đến thuộc tính giá trị sử dụng nhưng muốn có được giá trị sử dụng phải thực hiện giá trị ( mua hàng hóa)

Khi cung > hơn cầu, Giá cả < giá trị người bán bị thiệt, người mua hưởng lợi, và ngược lại, khi cung < hơn cầu, giá cả > giá trị  người bán có lợi, người mua phải trả giá cao hơn, khi cung = cầu, giá cả = giá trị, mua ,bán đúng giá trị của hàng hóa.

2. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa.

C.Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa, đó là lao động cụ thể và lao động trừu tượng.

    a.Lao động cụ thể.

Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những ngành nghề chuyên môn nhất định. Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng đối tượng riêng và phương pháp riêng

-Khi phân công lao động xã hội càng phát triển thì các hình thức của lao động cụ thể càng phong phú, đa dạng, xuất hiện nhiều ngành nghề và càng tạo ra nhiều giá trị sử dụng cho hàng hóa.

-Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng ,nhưng lao động cụ thể không phải là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị sử dụng, giá trị sử dụng của hàng hóa bao giờ cũng do hai nhân tố hợp thành:vật chất và lao động sống, lao  động cụ thể chỉ làm thay đổi hình thái vật chất phù hợp nhu cầu con người.

      b. Lao động trừu tượng.

Lao động trừu tượng là sự hao phí sức óc, thần kinh, bắp thịt trong quá trình lao động sản xuất hàng hóa. Lao động trừu tượng là nhân tố duy nhất tạo nên giá trị của hàng hóa                      

   Lao động cụ thể là biểu hiện của lao động tư nhân, còn lao động trừu tượng là biểu hiện của lao động xã hội.  Mâu thuẫn giữa hai mặt lao động tư nhân và lao động xã hội là mâu thuẫn cơ bản của sản  xuất hàng hóa . Mâu thuẫn cơ bản biểu hiện:

-Sản phẩm do người sản xuất hàng hóa tạo ra có thể phù hợp, hoặc không phù hợp với nhu cầu xã hội.                                    

-Hao phí lao động cá biệt có thể cao hơn, hay thấp hơn hao phí mà xã hội có thể chấp  nhận.

-Mâu thuẫn cơ bản này vừa là động lực phát triển vừa tiềm ẩn khủng hoảng của sản xuất  thừa.

3. Lượng giá trị của hàng hóa và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa

    ( Giá trị hàng hóa có hai mặt :chất và lượng ;chất là lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa, còn lượng là thời gian lao động xã hội cần thiết).

 a/  Thước đo lượng giá trị của hàng hóa hay thời gian lao động xã hội cần thiết.

-   Khi sản xuất hàng hóa, từng chủ thể thực hiện theo hao phí lao động cá biệt, hao phí lao động cá biệt này có người thấp, có người cao,có người lười biếng, vụng về phải tốn nhiều thời gian để làm ra hàng hóa phải chăng hàng hóa của người đó có giá trị cao hơn?

-   Khi trao đổi hàng hóa không thực hiện theo hao phí cá biệt mà thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết.Vậy hao phí lao động xã hội cần thiết là gì?

    Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một  hàng hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với một trình độ kỹ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung  bình so với hoàn cảnh xã hội nhất định.

b. Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa.

 Nhân tố thư nhất: là năng suất lao động xã hội.

Năng suất  lao động là năng lực sản xuất của lao động, nó được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một sản phẩm

-Thời gian lao động xã hội cần thiết không phải là một đại lượng bất biến mà nó cũng luôn thay đổi tỷ lệ nghịch với năng suất lạo động và tỷ lệ thuận với thời gian lao động xã hội hao phí.

-Năng suất lao động xã hội tăng lên, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá giảm xuống, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm xuống. Ngược lại năng suất lao động giảm thì thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất hàng hoá tăng lên, lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm cũng tăng lên tương ứng.

- Thời gian lao động xã hội cần thiết tỷ lệ thuận với lao động xã hội đã hao phí, nghĩa là   tăng  thời gian lao động xã hội cần thiết  để tăng giá trị của hàng hoá và  bán với giá  cả cao hơn.

- Cường độ lao động tăng lên, lượng lao động hao phí trong cùng một đơn vị thời gian cũng tăng lên, lượng sản phẩm  được tạo ra cũng tăng lên tương ứng, còn lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm không thay đổi.

  Nhân tố thứ hai: là mức độ phức tạp của lao động.

Sản xuất hàng hóa được tạo nên bởi lạo động giản đơn và lao động phức tạp. Lao động giản đơn là lao động phổ thông mà một người bình thường có thể thực hiện được, còn lao động phức tạp là bội số của lao động giản đơn, là lao động qua đào tạo, có kỷ năng,có năng suất cao.

Trong một đơn vị thời gian lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao động giản đơn, nhưng khi tính lượng giá trị của hàng hóa thì người ta quy lao động phức tạp ra lao động giản đơn trung bình.

c. Cấu thành lượng giá trị của hàng hóa.

Cấu thành lượng giá trị của hàng hóa gồm hai bộ phận:giá trị cũ và giá trị mới

Ký hiệu  W=c+v+m.

Gía trị cũ ký hiệu c bao gồm  các yếu tố của tư liệu sản xuất như máy móc, nhà xưởng, nguyên liệu, nhiên liệu, được lao  động cụ thể của người sản xuất chuyển hóa giá trị vào sản phẩm.

Gía trị mới ký hiệu v+m  là lao động sống, lao động trừu tượng bao gồm lao động tất yếu(v) và lao động thặng dư (m) 

 III. TIỀN TỆ.

1 .Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ.

Gía trị của hàng hóa là phạm trù rất trừu tượng, cầm một hàng hóa trên tay, lật đi lật lại chúng ta không thể biết được giá trị của nó, nhưng giá trị lại biểu hiện cụ thể qua tiền tệ, qua giá cả. Tiền tệ có lich sử ra đời gắn liền với sự ra đời của hàng hóa ..

a.      Sự  phát triển các hình thái  giá trị.  (bốn hình thái)

ØHình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên.

         - Hình thái này xuất hiện khi công xã nguyên thuỷ tan rã. Trong thời kỳ công xã nguyên thuỷ sản phẩm là của chung không có trao đổi sản phẩm. Sang chế độ chiếm hữu nô lệ xuất hiện trao đổi, lúc đầu mang tính ngẫu nhiên, trực tiếp.

         Ví dụ: 1m vải = 5 kg thóc

         - Trong hình thức trao đổi.

+ Hàng hoá (vải): giá trị được biểu hiện ở một hàng hoá khác (thóc), hình thái giá trị tương đối.

+ Hàng hoá (thóc): dùng để biểu hiện giá trị cho hàng hoá khác (vải) gọi là vật ngang giá- mầm mống phôi thai của giá trị.

ØHình thái giá trị đầy dủ hay mở rộng.

         Khi LLSX và phân công lao động phát triển, trong xã hội thực hiện phân công lao động lần thứ hai tách chăn nuôi ra khổi trồng trọt hàng hoá đem trao đổi trên thị trường ngày càng thường xuyên hơn thì giá trị có hình thái đầy đủ hay mở rộng.

Ví dụ:  1m vải =   5 kg thóc;  1 con cừu ; 1 kg thịt….     So với hình thái giá trị ngẫu nhiên thì hình thái giá trị đầy đủ có ưu điểm là tỷ lệ trao đổi cố định hơn trước. Nhưng có những nhược điểm có bao nhiêu hàng hóa thì có bấy nhiêu hình thức trao đổi

ØHình thái chung của giá trị.

Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động phát triển ở mức cao hơn thì trao đổi trực tiếp không phù hợp, để khắc phục khó khăn trên cần xã hội 1 loại hàng hoá được mọi người thừa nhận là đại biểu cho giá trị. Trong quá trình trao đổi hàng hoá xuất hiện 1 nhu cầu là những người chủ hàng hoá phải tìm được 1 hàng hoá nào đó mà được nhiều người thích đổi với nó nhất để đổi hàng hoá của mình

Hình thái chung của giá trị xuất hiện.

Ví dụ:    5kg thóc

              1 kg thịt                               = 1 m vải 

             1 con cừu

Ø Hình thái tiền tệ.

- Khi LLSX và phân công lao động tiếp tục phát triển, trao đổi bắt đầu vượt khỏi phạm vi các vùng thì việc mỗi vùng có 1 vật ngang giá chung khác thì gây khó khăn cho trao đổi. Từ đó cần thiết phải hình thành vật ngang giá chung thống nhất. Khi vật ngang giá chung được cố định ở 1 hàng hoá độc tôn thì hình thái tiền tệ của giá trị xuất hiện. Lúc đầu có nhiều hàng hoá đóng vai trò tiền tệ nhưng về sau chúng được cố định ở bạc và vàng cuối cùng là vàng.

Tiền tệ cũng có quá trình phát triển từ thấp đến cao, từ  tiền kim loại đồng, bạc, vàng, tiền giấy, tiền điện tử.   

b.  Bản chất của tiền tệ.

Tiền tệ là một hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung, nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa

Bản thân nó có giá trị, bản thân nó là của cải, đó là bản chất của tiền (tiền vàng)tiền giấy chỉ có giá trị ký hiệu, giá trị quy ước và nó cũng mất giá do lạm phát, phê phán hai xu hướng sai lầm:Cường điệu quá mức và phủ nhận vai trò tiền tệ.                                                                                            

2. Các chức năng của tiền tệ.

   a.  Thước đo giá trị

Gía trị của hàng hóa  rất trừu tượng nhưng có thể đo lường được bằng tiền tệ. Tiền tệ làm được chức năng thước  đo giá trị người ta phải xác định đơn vị tiền tệ,. Mỗi quốc gia có một tên gọi riêng về đồng tiền của mình, hoặc có tên gọi  giống nhau  nhưng sức mua khác nhau. Đơn vị tiền tệ còn được chia nhỏ theo các nguyên tắc thập phân, bách phân,v..v ví dụ 1 đồng VN  có 10 hào, 1 hào có 10 xu. Sở dĩ tiền tệ có sức mua khác nhau là do chế độ bản vị vàng và chính sách tiền tệ.

-Muốn đo được giá trị hàng hóa bản thân tiền tệ phải có giá trị, tiền có giá trị là tiền vàng. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ có giá trị ký hiệu, giá trị quy ước và có thể mất giá do lạm phát.

- Gía trị được quy ra tiền gọi là giá cả, giá cả phụ thuộc chủ yếu vào giá trị hàng hóa, đồng thời giá cả còn phụ thuộc vào cung cầu,canh tranh và giá trị của tiền tệ.

- Khi tiền tệ làm chức năng thước đo giá trị, không cần cầm tiền mặt trong tay mà chỉ cần tiền trong tưởng tượng                       

b. Phương tiện lưu thông.

- Lưu thông hàng hóa đòi hỏi phải có tiền mặt theo công thức T-H-T/

- Lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ là hai mặt của một quá trình thống nhất nếu lưu thông tiền tệ gặp trở ngại thì lưu thông hàng hóa sẽ khó khăn.

- Để cho tiền tệ làm được chức năng phương tiện lưu thông ở mỗi thời kỳ nhất định phải xác định được một lượng tiền cần thiết theo nguyên tắc giá trị của hàng hóa  nhiều thì tiền nhiều, giá trị của hàng hóa ít thì tiền ít, tiền và hàng phải tương thích với nhau. Nếu không tương thích sẽ xẩy ra lạm phát hoặc suy thoái kinh tế, đó là quy luật lưu thông tiền tệ.

Quy luật lưu thông tiền tệ phụ thuộc vào 3 yếu tố

     - Số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường ( ký hiệu là H)

     - Gía cả trung bình của một đơn vị hàng hóa hàng hóa  (ký hiệu là P)

     -  Số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại ( ký hiệu là V)

     - Gọi T là lượng tiền cần thiết cho lưu thông ta có công thức sau:

                                                    H x P

                                 T =        -----------

                                                     V

Theo công thức trên, lượng tiền cần thiết cho lưu thông tỷ lệ thuận với H và P,tỷ lệ nghịch với V.Khi nhà nước phát hành và lưu thông tiền giấy vượt quá mức cần thiết cho  lưu thông sẽ làm cho giá trị của tiền tệ giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện.

Vận dụng phân tích hiện tượng lạm phát: biểu hiện, nguyên nhân, giải pháp phòng chống lạm phát ở Việt Nam.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                             

c.  Phương tiện cất trữ.

 Tiền làm chức năng tích trữ là tiền vàng, tiền có giá trị.

 Tiền làm chức năng tích trữ vừa phản ánh quy luật lưu thông tiền tệ vừa phản ánh

nhu cầu tiết kiệm tiêu dùng. Khi T > H thì một bộ phận tiền phải rời khỏi lưu thông đi vào tích trữ, khi H  > T thì phải đưa tiền tích trữ trở lại lưu thông, làm cho hàng hóa và tiền tệ  thích ứng với nhau.

d.  Phương tiện thanh toán

  Với chức năng là phương tiện thanh toán tiền dùng để mua hàng hóa, trả nợ, trả   lương, nộp thuế. Khi thanh toán bằng séc, khấu trừ cho nhau thông qua tài khoản ở Ngân hàng đã làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông nên quy luật lưu thông tiền tệ được thể hiện theo công thức sau:                                                  

                                     1 – ( 2 + 3 ) + 4

               T =                ...........................

                                                 5

 Chú thích:  T là lượng tiền cần thiết cho lưu thông

1 là tổng giá cả của hàng hóa ( là tích số của HxP của công thức trên )

2 là  tổng giá cả khấu trừ cho nhau.

3 là tổng giá cả bán  chịu.

4 là tổng số tiền thanh toán đến kỳ hạn trả.

5 là số vòng lưu thông của đồng tiền cùng loại.

e. Tiền tệ thế giới.

- Khi buôn bán vượt khỏi biên giới quốc gia, tiền làm chức năng tiền tệ thế giới.Tiền làm chức năng tiền tệ thế giới là tiền vàng hoặc ngoại tệ được thế giới công nhận

-Ngoại tệ của một quốc gia lấy ở đâu ra ?

 Đối với nước xuất khẩu > nhập khẩu  gọi là xuất siêu, thừa ngoại tệ.

 Đối với nước xuất khẩu <  nhập khẩu gọi là nhập siêu, thiếu ngoại tệ

Liên hệ Việt Nam vẫn  còn là nước nhập siêu nhiều tỷ đô la mỗi năm.

( Dự trử ngoại tệ của Trung Quốc năm 2011 là 3200 tỷ đô la) .

 IV.  QUY LUẬT GIÁ TRỊ.

 1. Vị trí

Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và lưu thông hàng hóa, thể hiện bản chất và chi phối sự vận động của các quy luật kinh tế  khác như quy luật cung-cầu, quy luật cạnh tranh, và quy luật lưu thông tiền tệ

 2. Nội dung

Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa phải thực hiện theo hao phí lao động xã hội cần thiết.

- Yêu cầu trong sản xuất hao phí lao động cá biệt phải bằng hoặc nhỏ hơn hao phí  lao đông xã hội cần thiết, nếu hao phí lao động cá biệt mà lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thua lỗ, phá sản.

- Yêu cầu trong lưu thông giá cả phải trên cơ sở giá trị, giá trị cao thì giá cả cao,giá trị thấp thì giá cả thấp, giá cả có thể lên xuống theo quan hệ cung cầu và cạnh tranh nhưng xoay quanh  giá trị và tổng giá cả bằng tổng giá trị.Đó là cơ chế hoạt động của quy luật giá trị.

 3. Tác động của quy luật giá trị.                                                                                             

-Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa .

      - Kích thích ứng dụng khoa học công nghệ, hợp lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động thúc đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.

 -  Bình tuyển  người sản xuất-kinh doanh, phân hóa giàu nghèo .                                   

  Vận dụng:

  Sự vận động của quy luật giá trị còn thể hiện thông qua tác động của  những quy luật kinh tế khác như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, và quy luật  lưu thông tiền tệ ? Để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam chúng ta phải làm gì?  Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nước ta thực trạng và giải pháp?

CHƯƠNG V

HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

 

I. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA TIỀN THÀNH TƯ BẢN

       1.Công thức chung của tư bản.

      Tiền chưa phải là tư bản, muốn trở thành tư bản tiền phải được sử dụng để bóc lột lao động làm thuê. C.Mác đã chỉ rõ công thức chung của tư bản đó là T- H –T’(tiền –hàng – Tiền) tức là sự chuyển hóa từ tiền thành hàng hóa rồi hàng hóa lại chuyển hóa ngược lại thành tiền. vậy cái gì làm cho tư bản lớn lên? sản xuất hay lưu thông?

      2. Mâu thuẫn của công thức chung của tư bản.

      Các nhà kinh tế học tư sản cho rằng lưu thông tạo ra giá trị thăng dư nhằm che dấu nguồn gốc làm giàu của các nhà tư bản. Theo quan điểm của C.Mác lưu thông không tạo ra giá trị thặng dư, trong lưu thông  nếu bán cao hơn giá trị, hoặc thấp hơn giá trị thì tổng giá trị của hàng hóa trong xã hội không thay đổi và khẳng định “ Vậy là tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện trong lưu thông đồng thời không phải trong lưu thông ”. Đó chính là mâu thuẫn chứa đựng trong công thức chung của tư bản. Giải thích nhận định trên của C.Mác

phải làm rõ vai trò của lưu thông và vai trò của sản xuất trong việc tạo ra tư bản. Lưu thông là điều kiện còn sản xuất mới trực tiếp tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

 Để giải quyết mâu thuẫn này phải nghiên cứu hàng hóa sức lao động.   

      3. Hàng hóa sức lao động.

Tự bản thân tiền không thể trở thành tư bản, tiền muốn trở thành tư bản phải thông qua hàng hóa đặc biệt đó là hàng hóa sức lao động.

      a. Sức lao động và điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa.

      Theo Mác “ Sức lao động đó là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích”( Giáo trình trang 233)

Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa trong những điều kiện lịch sử sau đây:

 Thứ nhất người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ được sức lao động của mình  và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.

 Thứ hai, người có sức lao động phải bị tước  đoạt hết mọi tư liệu sản xuất, không còn con đường sống nào khác  ngoài con đường bán sức lao động của mình  cho nhà tư bản.

       b. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động.

      - Gía trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động, bao gồm những giá trị vật chất tinh thần  để tái sản xuất sức lao động của người lao động và con cái của họ, bù đắp những phí tổn đào tạo người lao động.      (trang 235 giáo trình)

 - Gía trị sử dụng của hàng hóa sức lao động đó là quá trình tiêu dùng sức lao động nó tạo ra giá trị lớn hơn giá trị của hàng hóa sức lao động, đó là nguồn gốc của giá trị thặng dư.

 Ví dụ ngày lao động 8 giờ , trong 8 giờ ấy được chia ra 2 bộ phận :thời gian lao đông tất yếu và thời gian lao động thặng dư (giả định  4 giờ lao động tất yếu và 4 giờ lao động thặng dư, nếu nhà tư bản trả cho công nhân 100 $ tiền lương, thì trong ngày lao động ấy người công nhân còn tạo ra 100 $ cho  Nhà tư bản, Mác gọi đó là giá trị thặng dư.

II. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG XÃ HỘI TƯ BẢN

      1.Khái niệm giá trị thặng dư .

Gía trị thặng dư là một bộ phận của giá trị mới do công nhân tạo ra bị nhà tư bản chiếm đoạt                      

   Ví dụ: để sx  10 kg sợi cần  10 kg bông giá             10 $

                                     Cần  6 giờ lao động                 3 $

                               Cần 6 giờ khấu hao  máy móc       2 $

   Giả định  6 giờ lao động ở trên là lao động tất yếu, nghĩa là chưa có bóc lột giá trị thặng dư, muốn có giá trị thặng dư nhà tư bản phải kéo dài thời gian lao động vượt qua lao động tất yếu, giả định tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, người công nhân phải lao động thêm 6 giờ nữa để tạo ra cho nhà tư bản 3 đô la giá trị thặng dư. Tổng chi phí để sx 20 kg sợi là 27 đô la nếu nhà tư bản bán đúng giá trị của 20 kg sợi là 30 đô la, sẽ thu được 3 đô la lợi nhuận, đó chính là 6 giờ lao động của công nhân không được trả công

         Vậy, Tổng giá trị sản xuất trong ngày của công nhân 30USD

Tổng chi phí sản xuất                        15+12= 27USD                                   

Giá trị thặng dư: m = 3 USD    

                                                                                     (trang 239-240 giáo trình)

2. Bản chất của tư bản.Tư bản bất biến và tư bản khả biến

 Điểm này sẽ giải đáp máy móc đóng vai trò như thế nào trong việc tạo ra giá trị thặng dư.

- Bản chất của tư bản: tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách bóc lột lao động làm thuê.   (trang 241 giáo trình)

- Bộ phận tư bản biến thành tư liệu sản xuất mà giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm, tức là không thay đổi về lượng giá trị của nó, được  C.Mác gọi là tư bản bất biến , ký hiệu là C. (Trang 242 giáo trình )

 Tư bản bất biến có 2 hình thức hao mòn : hữu hình và vô hình.Tư bản bất biến là điều kiện quan trọng để sản xuất ra hàng hóa, sản xuất ra giá trị và giá trị thặng dư. Không có máy móc hiện đại sẽ không có năng suất lao động cao và cũng không tạo ra giá trị thặng dư. Nhưng tự máy móc không tự khấu hao, không trực tiếp tạo ra giá trị thăng dự. (trang 243 giáo trình )

 - Bộ phận tư bản biến thành sức lao đông , không tái hiện ra, nhưng thông qua lao động trừu tượng của công nhân làm thuê mà tăng lên, tức là biến đổi về lượng, được C.Mác gọi là tư bản khả biến ký hiệu là V. 

Ý nghĩa: Việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến là cơ sở  để vạch rõ nguồn gốc bóc lột của chủ nghĩa tư bản .Nguồn gốc trực tiếp của quá trình thặng dư là tư bản khả biến. Tư bản bất biến tuy không trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư nhưng là điều kiện (trang 243 giáo trình)

3. Tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư .

* Tỷ suất giá trị thặng dư

 -Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa  giá trị thăng dư và tư bản khả biến cần thiết  để sản xuất ra gia trị thặng dư đó, ký hiệu m’và công thức tính như sau;

                         m

              m’ =          x 100 %

                         V

- Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của tư bản, chủ nghĩa tư bản phát triển càng cao bao nhiêu thì tỷ suất giá trị thặng dư càng cao bấy nhiêu

* Khối lượng giá trị thặng dư

- Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã sử dụng. ký hiệu là M, công thức tinh như sau.

 M = m’  x tổng V.

         -Khối lượng giá trị thặng dư nói lên quy mô của giá trị thặng dư và  số tuyệt đối của giá trị thặng dư.

 

 tư bản càng phát triển quy mô gia trị thặng dư càng lớn

 4. Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng dư siêu ngạch

 - Gía trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài thời giạn lao động trong ngày trong điều  kiện thời giạn lao động tất yếu không thay đổi.

Ví dụ;ngày lao động 8 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%(4 giờ lao động tất yếu,4 giờ lao động thặng dư, bây giờ nhà tư bản kéo dài thời gian lao động thêm 4 giờ, tỷ  suất giá trị thặng dư sẽ tăng  lên 8/ 4  x 100% = 200%)

 - Gía trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độ dài ngày lao động không thay đổi.

Ví dụ: Ngày lao động 8 giờ tỷ suất giá trị thặng dư là 100% (4 giờ lao động tất yếu,4 giờ lao động thặng dư) nay nhà tư bản rút ngắn thời gian  lao động tất yếu xuống 2 giờ ( TGLĐTY  còn 2 giờ, TGLĐTD 6  giờ),tỷ suất giá trị thặng dư sẽ tăng thêm 6/2 x 100% = 300%.

- Gía trị thặng dư siêu ngạch là giá trị thặng dư thu được do ứng dụng khoa học công nghệ làm cho hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết.

 Ví dụ;ứng dụng khoa học công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu trong sản xuất.

  (dạng bài toán tích hợp cả 2 phương pháp sản xuất giá trị thặng dư ,ngày làm việc 8 giờ,tỷ suất giá trị thặng dư là 100%, bây giờ nhà tư bản kéo dài thời gian lao động thêm 2 giờ và rút ngắn thơi gian lao động tất yếu thêm 1 giờ, tính tỷ suất giá trị thặng dư)

 Vận dụng :vấn đề giá trị thặng dư trong nền kinh tế tri thức và vấn đề giá trị thặng dư ở Việt nam hiện nay ?

5. Sản xuất giá trị thặng dư quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.

Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật kinh tế tuyệt đối phản ánh mối quan hệ kinh tế bản chất nhất của PTSX đó, theo C.Mác quy luật giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.

 - Sản xuất giá trị thặng dư tối đa là mục đích, phương pháp, động lực của chủ nghĩa tư bản.

- Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản.

- Quy luật giá trị thăng dư ra đời, tồn tại cùng sự ra đời và tồn tại của chủ nghĩa tư bản, nó quyết định các mặt chủ yếu, các quá trình chủ yếu, nội dung của nó là sản xuất giá trị thặng dư tối đa bằng cách bóc lột công nhân làm thuê, nó là động lực phát triển của chủ nghĩa tư bản, đồng thời nó cũng tạo những mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản, đưa đến thay thế chủ nghĩa tư bản bằng một xã hội cao hơn, tốt đẹp hơn.

- Chủ nghĩa tư bản ngày nay tuy có sự điều chỉnh về sở hưu, về quản lý và về phân phối, các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư cũng có nhiều biểu hiện mới, song bản chất của chủ nghĩa tư bản không có gì thay đổi.

III.  TIỀN CÔNG TRONG CHỦ NGHĨA TƯ BẢN.

`    `1.Bản chất kinh tế của tiền công.

Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả của sức lao động.

2. Có hai hình thức cơ bản về tiền công trong chủ nghĩa tư bản.

Tiền công theo thời gian  là hình thức tiền công mà số lượng của nó ít hay nhiều tùy theo thời gian lao động của công nhân( giờ, ngày, tháng) dài hay ngắn

Tiền công theo sản phẩm là tiền công định mức trong mỗi sản phẩm, và dựa vào số lượng và chất lượng sản phẩm  để tính tiền công.

     3. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế.

Tiền công danh nghĩa là tiền công thể hiện bằng tiền lương ( đồng tiền danh nghĩa).Tiền công thực tế là tiền công thể hiện bằng sức mua thực tế của tiền lương danh nghĩa mà công nhân đã nhận được. Khi nền kinh tế ổn định, giá trị của đồng tiền ổn định thì tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế phù hợp với nhau. Khi có lạm phát tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế cách xa nhau.

Ví dụ lạm phát 100% nếu lương danh nghĩa cũng tăng 100%,thì tiền công thực tế mới bằng mức cũ, nghĩa là không có tăng lên.

IV. SỰ CHUYỂN HOÁ CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ THÀNH  TƯ BẢN- TÍCH LŨY TƯ BẢN.

1.Thực chất động cơ tích luỹ của tư bản .

a.Thực chất của tích lũy tư bản:

Là sự chuyển hóa một phần giá trị thặng dư thành tư bản, hay là quá trình tư bản hóa giá trị thặng dư, đó cũng là quá trình tái sản xuất ra tư bản với quy mô ngày càng mở rộng.

Ví dụ; Vòng 1:     80C + 20 V+ 20 m  quy mô tư bản  100 ( giả định nhà tư bản chỉ tiêu dùng hết 50% m, còn50 % m) tích lũy (quy mô tư bản tăng thêm 10 +100=110)

            Vòng 2:      88C  + 22V +22 m.   Quy mô tư bản 110

            Vòng 3      96,8C+ 24,2 V+24,2 m. Quy mô Tư bản 121. nhận xét quy mô tư bản tăng từ  100  lên110 và 121,giá trị thặng dư cũng tăng từ 20 lên 22 và 24,2.

  Mác nói “tư bản ứng trước chỉ là giọt nước trong dòng sông tích lũy mà thôi”

b.  Các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy của tư bản:

     - Nếu quy mô giá trị thặng dư không đổi thì quy mô tích lũy phụ thuộc vào tỷ lệ phân  chia giữa hai bộ phận tiêu dùng và tích lũy. tiêu dùng ít thì tích lũy nhiều và ngược lại.

   - Nếu tỷ lệ được xác định thì quy mô tích lũy phụ thuộc vào quy mô của giá tri thặng  dư và quy mô của giá tri thặng dư lại phụ thuộc vào năng suất lao động xã hội;  và quy  mô của tư bản ứng trước. Vì năng suất lao đông tăng lên nhà tư bản thu được nhiều giá trị thăng dư tương đối, quy mô tư bản ứng trước lớn,  tư bản khả biến sẽ lớn và quy mô giá trị thặng dư sẽ lớn.

 2.Tích tụ tư bản và tập trung tư bản.

 -Tích tụ tư bản là sự lớn lên của tư bản cá biệt nhờ tích lũy, tư bản cá biệt lớn lên sẽ làm cho tư bản xã hội lớn lên, đây là quan hệ giữa tư bản và công nhân.

 - Tâp trung tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội, tập trung tư bản không làm thay đổi tổng tư bản trong xã hội, đây là quan hệ giữa các nhà tư bản với nhau.

 - Quan hệ giữa tích tụ và tập trung tư bản. Tích tụ tư bản làm tăng quy mô và sức cạnh tranh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung nhanh hơn. Ngược lại tập trung tư bản làm xuất hiện các xí nghiệp lớn, tạo điều kiện để bóc lột nhiều giá trị thặng dư, đẩy nhanh quá trình tích lũy. Tích tụ và tập trung làm cho mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản phát triển ngày càng gay gắt.

   3. Cấu tạo hữu cơ của tư bản.

- Cấu tạo hữu cơ của tư bản là cấu tạo giá trị của tư bản do cấu tạo kỷ thuật của tư bản  quyết định, ví dụ cấu tạo kỷ thuật là 10 máy dệt /1 công nhân, cấu tạo giá trị là 10000 $ C +2000$ V (c/v =5/1)

- Chủ nghĩa tư bản càng phát triển, máy móc công nghệ càng hiện đại, để tạo ra một chỗ làm việc cần nhiều giá trị, nhiều tiền. Do đó tỷ lệ hữu cơ của tư bản càng nâng cao. Đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra nạn thất nghiệp trong chủ nghĩa tư bản, còn nguyên nhân sâu xa là do quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

V.  QÚA TRÌNH LƯU THÔNG CỦA TƯ BẢN VÀ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ.

1.Tuần hoàn  và chu chuyển của tư bản.

Sản xuất tư bản là quá trình thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông. Ở phần II chúng ta đã thấy trong sản xuất chủ nghĩa tư bản đã tạo ra giá trị thặng dư như thế nào.

Nội dung này chúng ta sẽ nghiên cứu chủ nghĩa tư bản trong lưu thông, trong sự vận động lớn lên như thế nào?

Tuần hoàn và chu chuyển đều là nghiên cứu sự vận động của tư bản nhưng khác nhau: tuần hoàn chỉ nghiên cứu mặt chất – tức là vận động, còn chu chuyển sẽ nghiên cứu mặt lượng của vận động – tức là vận động nhanh hay chậm, tại sao?

a. Tuần hoàn của tư bản.

Quan sát quá trình tuần hoàn của tư bản

Giai đoạn 1                             Giai đoạn 2                        Giai đoạn 3

Nhà tư bản dùng tiền mua         Tổ chức sản xuất                Bán sản phẩm

TLSX và SLĐ biến T - H          biến H thành H'                  biến H' thành T'

Lập sơ đồ về quá trình tuần hoàn của tư bản

 

 

                      TLSX

T – H                   … sx … - H' – T'

                       SLĐ

(1)                            (2)        (3)

Phân tích sơ đồ này, tư bản qua 3 giai đoạn, 3 hình thức và 3 chức năng.

- Giai đoạn 1: tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ, làm chức năng mua các yếu tố đầu vào của sản xuất tư bản chủ nghĩa – biến T thành H.

- Giai đoạn 2: nhà tư bản tồn tại dưới hình thức là tư bản sản xuất – biến H thành H', nghĩa là tạo ra giá trị và giá trị thặng dư.

- Giai đoạn 3: Tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản hàng hóa làm chức năng bán sản phẩm để thu tiền về biến H' thành T'.

Vậy tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua ba giai  đoạn,lần lượt mang ba hình thái khác nhau, thực hiện ba chức năng khác nhau,để rồi quay trở về hình thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.

 b. Chu chuyển của tư bản.

Khái niệm: Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó với tư cách là một quá trình định kỳ đổi mới và thường xuyên lặp đi lặp lại thì gọi là chu chuyển tư bản

Để chu chuyển được một vòng tư bản phải qua  hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất (1 chu kỳ có 3 giai đoạn).

         - Thời gian chu chuyển = thời gian sản xuất + thời gian lưu thông

TGSX = TG lao động + TG gián đoạn lao động + TG dự trữ sản xuất.

TGLT = thời gian mua + thời gian bán

- Muốn rút ngắn thời gian chu chuyển phải rút ngắn thời gian sản xuất và thời gian lưu thông.

+ Muốn rút ngắn thời gian sản xuất phải áp dụng công nghệ mới, giống mới.

+ Muốn rút ngắn thời gian lưu thông phải có đường sá tốt, vận chuyển nhanh, phải có hàng hóa tốt, giá cả hợp lý, bán nhanh.

- Tốc độ chu chuyển của tư bản nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển của tư bản 1 vòng (1 chu kỳ) dài hay ngắn.

+ Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản 1 vòng ngắn thì tốc độ chu chuyển của tư bản nhanh và ngược lại, nếu tốc độ chu chuyển của tư bản 1 vòng chậm thì tốc độ chu chuyển của tư bản cũng sẽ chậm.

Công thức tính tốc độ chu chuyển của tư bản.

 

      Thời gian chu chuyển 1 năm

N=         

     Thời gian chu chuyển 1 vòng

Trong đó: N là số vòng chu chuyển.

Ví dụ: TB A: 1 vòng 12 tháng: N = 12/12 = 1

            TB B: 1 vòng 6 tháng: N = 12/6 = 2

            TB C: 1 vòng 4 tháng: N = 12/4 = 3

* Ý nghĩa của việc chu chuyển nhanh hay chậm

Ví dụ: có 3 nhà tư bản A, B, C có số tư bản như nhau là 1 tỷ USD. Tỷ suất lợi nhuận bằng nhau sau 1 vòng chu chuyển là 10% = 100 triệu USD

Giả định nhà tư bản A 1 năm chu chuyển 1 vòng

Nhà tư bản B 1 năm chu chuyển 2 vòng

Nhà tư bản C 1 năm chu chuyển 3 vòng

Hỏi lợi nhuận mỗi nhà tư bản là bao nhiêu?

A: 1 vòng * 10% = 100 triệu USD

B: 2 vòng * 20% = 200 triệu USD

C: 3 vòng * 30% = 300 triệu USD

Vậy, rút ra ý nghĩa:

- Chu chuyển càng nhanh càng nhiều lợi nhuận, càng  giàu  nhanh.

- Trong kinh doanh phải quay vòng vốn nhanh

c.Tư bản cố định và tư bản lưu động.

 Tư bản sản xuất bao gồm nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có thời gian chu chuyển khác nhau – thông thường tư bản cố định chu chuyển chậm, tư bản lưu động chu chuyển nhanh hơn. Vậy phải nghiên cứu 2 bộ phận của tư bản:

* Tư bản cố định

- Tư bản cố định là một bộ phận của tư bản sản xuất, tồn tại dưới hình thái đất đai, máy móc, nhà xưởng tham gia vào quá trình sản xuất nhưng không chuyển hết giá trị một lần vào sản phẩm mà chuyển từng phần giá trị vào sản phẩm.

Ví dụ: 1 máy giá 10 triệu sử dụng 10 năm, mỗi năm sản xuất 100 sản phẩm. Vậy mỗi năm chuyển 1/10 = 1 triệu đồng

Một sản phẩm chuyển 1.000.000đ:100 = 10.000đ

- Quá trình sử dụng tư bản cố định có 2 hình thức hao mòn: hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình.

+ Hao mòn hữu hình là hao mòn do sử dụng, do thời tiết làm máy móc hư hỏng.

+ Hao mòn vô hình là hao mòn về giá trị do tiến bộ của khoa học công nghệ làm cho năng suất lao động ngày càng cao, giá cả ngày càng rẻ.

Ví dụ: 1 máy 10 triệu, thời hạn sử dụng là 10 năm, mỗi năm hao mòn 10%

Sau 3 năm sử dụng giá trị còn 70% = 7 triệu.

Nhưng trên thị trường ra đời 1 loại máy mới tốt hơn, rẻ hơn giá 8 triệu.

Vậy máy cũ sẽ đáng bao nhiêu: 8 * 70% = 5,6 triệu (thực tế sẽ thâp hơn).

Phải lập quỹ khấu hao tài sản – phải  khấu hao nhanh, phải sản xuất hết công suất, phải sản xuất 3 ca, phải tăng tỷ suất khấu hao.

               * Tư bản lưu động

- Tư bản lưu động là bộ phận của tư bản tồn tại dưới hình thái nguyên liệu, nhiên liệu, tiền công lao động. Tư bản lưu động tham gia vào quá trình sản xuất và được hoàn lại giá trị sau khi hàng hóa bán xong.

- Đặc điểm của tư bản lưu động là chu chuyển nhanh về giá trị. Nếu như tư bản cố định chu chuyển được 1 vòng thì tư bản lưu động chu chuyển được nhiều vòng.

Ví dụ: 1 máy 10 triệu, sử dụng trong 10 năm thì 10 năm mới chu chuyển được 1 vòng, còn 10 triệu tiền trả lương 10 năm đã chu chuyển được: 10 x 12 tháng = 120 vòng.

2.Tái sản xuất và lưu thông của tư bản xã hội.

         a. Một số khái niệm cơ bản của tái sản xuất tư bản xã hội.

-Tổng sản phẩm xã hội.

Tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kỳ nhất định,thường là một năm.

Tổng SPXH được thể hiện 2 mặt là giá trị và hiện vật.

         + Về giá trị của tổng sản phẩm xã hội bao gồm 3 bộ phận C+V+m.

 C là tư liệu sản xuất(là giá trị cũ) ; (V và m) là giá trị mới

         + Về hiện vật TSPXH  gồm có tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng  ví dụ sắt thép,gao, xăng dầu, máy móc . v.v.

-Thu nhập quốc dân (GDP & GNP) =v+m (Grossdomestic product &Gross National Product) Phải hiểu đúng hai thuật ngữ này, sự giống nhau và khác nhau giữa GDP  & GNP

-Hai khu vực của nền sản xuất xã hội: Khu vực 1 sản xuất tư liệu sản xuất. Khu vực 2 sản xuất tư liệu tiêu dùng.

           b.Điều kiên để thực hiện tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội.

Sơ đồ tái sản xuất giản đơn của Mác.

 KVI: 4000 C+ 1000V+1000m;  KVII: 2000C + 500C + 500m

 ( Tổng KV1: 6000 + Tổng KV2: 3000 = TNQD= 9000 )              

 *Điều kiện để thực hiện tái sản xuất giản đơn.

Điều kiện 1 : I (V +m )      = II ( C)

I (1000 +1000) = II (2000).

 Tổng cung về TLSX của KV1 bằng tổng cầu TLSX Của  KV 2

Điều kiện 2 : I (C+ V +m ) = IC +II C

I (4000+1000+1000)=I(4000)+II(2000)

 Tổng cung về TLSX của KV1 bằng tổng cầu về TLSX của hai khu vực.

Điều kiện 3 : II (C +V +m) = I(V+m)II (V +m)

II (2000 +500 +500)= I(1000 +1000) + II (500 +500)

Tổng cung về TLTD của KV2 bằng tổng cầu về TLTD của hai khu vực.

 *  Điều kiện để thực hiên tái sản xuất mở rộng.

Tổng sản phẩm xã hội   =            KV1               +                KV2

KV1 +KV2                     4000c +1000v +1000m          1500c +750v + 750m

 

 

    9000              =                            6000              +                3000

Gỉa định khu vực 1 tích lũy 50% và khu vực 2 tích lũy 20% ta có sơ đồ sau:

4400c +1100v + 500m  ------     1600c +800v +600m.

Điều kiện 1  I(V +m) >II C-  1600>1500 hay 1600 =1600 đã có tích lũy.

Cung về TLSX của KV1 bằng cầu về TLSX kv2.

Điều kiện 2  I (C +V+m)  =I(C)  + II (C) – 6000 = 4400 +1600.

Cung về TLSX của KV1 bằng cầu về TLSX của 2 khu vực

Điều kiện 3  II(C +V +m)= I( V +m) +II( V +m)- 3000 =1600 +1400.

Cung về TLTD của KV2 bằng cầu về TLTD của 2 khu vực.

 Ý nghĩa về lý luận tái sản xuất của C Mác đó là phải thực hiện các cân đối giũa các ngành kinh tế, cân đối vĩ mô  giữa giá trị và hiện vật trong quá trình tái sản xuất xã hội

3.Khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản.

          Khủng hoảng kinh tế là điều không tránh khỏi dưới chủ nghĩa tư bản .Biểu hiện đầu tiên và phổ biến là khủng hoảng sản xuất thừa. Không phải thừa so với nhu cầu mà thừa so với sức mua có hạn của quần chúng lao động.

          Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt nguồn từ chính mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản. Đó là mâu thuẫn giữa trình độ xã hội hoá cao của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội. Biểu hiện về mặt xã hội là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản ngày càng  giàu với giai cấp công nhân và nhân dân lao động ngày càng bị bần cùng hoá .

          Khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản diễn ra có tính chu kỳ. Chu kỳ kinh tế của chủ nghĩa tư bản là khoảng thời gian từ đầu cuộc khủng hoảng này đến đầu cuộc khủng hoảng khác. Chu kỳ kinh tế gồm bốn giai đoạn :khủng hoảng; tiêu điều; phục hồi; Hưng thịnh.

          + Khủng hoảng là giai đoạn khởi điểm của chu kỳ kinh tế mới, biểu hiện là hàng hóa thừa ế, ứ đọng, giá cả giảm,sản xuất đình trệ xí nghiệp đóng cửa, công nhân thất  nghiệp, tiền công hạ thấp, tư bản mất khả năng thanh toán,các mâu thuẫn bùng nổ xung đột.

          + Tiêu điều là trạng thái sản xuất trì trệ, không còn đi xuống, nhưng cũng không tăng lên, thương nghiệp vẫn đình đốn, hàng hóa được bán giá hạ, tư bản nhàn rỗi nhiều vì chưa tìm được nơi đầu tư.

           + Phục hồi là nền kinh tế đạt quy mô cũ, các xí nghiệp phục hồi mở rộng sản xuất,giá cả tăng,lợi nhuận tăng.

             + Hưng thịnh là sản xuất phát triển vượt đỉnh cao nhất của chu kỳ trước, cung –cầu đều tăng và lại tạo điều kiện cho một cuộc khủng hoảng kinh tế mới.

               Trong chủ nghĩa tư bản hiện đại ngày nay khủng hoảng kinh tế vẫn không tránh khỏi. Nhưng có sự can thiệp tích cực của nhà nước tư sản vào quá trình kinh tế. Sự can thiệp này mặc dù không thủ tiêu được khủng hoảng nhưng có hạn chế bớt tác động phá hoại của khủng hoảng.

VI.  CÁC HÌNH THÁI CỦA TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU  HIỆN CỦA

TRỊ THẶNG DƯ.

1/ Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, lợi nhuận,  tỷ suất lợi nhuận.

  a/ Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.

  - Chi phí thực tế xã hội để tạo ra giá trị của hàng hóa bao gồm lao động quá khứ, lao động vật hóa C Mác ký hiệu là C, và lao động sống, tức là lao động tạo ra giá trị mới , C Mác ký hiệu là V + m .

Ký hiệu giá trị hàng hóa là  W   :    W = C+V+m.

- Chi phí sản xuất tư bản là chi phí mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa.

        - So sánh chi phí xã hội và chi phí tư bản

              Chi phí xã hội để tạo ra giá trị hàng hóa C+V+m

              Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa   C+V  ký hiệu là K .

              So sánh ( C +V) chi phí  sản xuất  tư bản chủ < chi phí xã hội C+ V+m

    b/ Lợi nhuận( ký hiệu là p)

  Vậy lợi nhuận là gì? Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí

TN  - CP  =  P

TN  = C  +   V   +   m   và   chi phí = K= C+ V.     

                    =  C+V+m – (C+V) = m = p

    Quan hệ giữa m và p

  Về chất m là nguồn gốc của p, m lớn thì p lớn, m nhỏ thì p nhỏ, không có m thì không có p

 Về lượng m và p không trùng khớp với nhau, do tác động của cung cầu và cạnh tranh, nhưng tổng m bằng tổng p cụ thể như sau:

       Khi cung > cầu     thì  giá cả < giá trị       -             m > p

       Khi cung < cầu thì giá cả > giá trị             -            m< p

       Khi cung = cầu thì  giá cả = giá trị            -            m= p

                                                                           Tổng  m= tổng p

Vậy giữa P( lợi nhuận) và m (giá trị thặng dư) có gì giống nhau và khác nhau?

Giống nhau: cả P và m đều có cùng nguồn gốc là kết quả  lao động không công của công nhân.

Khác nhau: Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng  nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân.

Phạm trù lợi nhuận chẳng qua chỉ là một hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư, là hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư, là sự thực hiện giá trị thặng dư trên thị trường.

   c.Tỷ suất lợi nhuận

   Các nhà tư bản không chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà còn đặc biệt quan tâm đến tỷ suất lợi nhuận.

 Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và chi phí tư bản

                                       m                                             p

                     p’ =     --------------- x 100%     =  -------------x100%

                                     C+ V                                  K

  So sánh giống nhau và khác nhau giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận:

 

 

   

- Về lượng : P< m/. (Tỷ suất lợi nhuận bao giờ cũng nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư)

- Về chất : m/ phản ánh trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê

                  P/ phản ánh sai lệch bản chất của m/, chỉ nói lên mức danh lợi của tư bản đầu tư, và khu vực đầu tư có lợi.( đầu tư vào nơi có chi phí thấp thu được lợi nhuận cao)

           d. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận.

   -Tỷ suất giá trị thặng dư tỷ lệ thuận với tỷ suất lợi nhuận

   -Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, cấu tạo hữu cơ càng cao lợi nhuận càng thấp, và ngược lại.

   - Tốc độ chu chuyển của tư bản càng nhanh, khối lượng giá trị thặng dư càng lớn,  tỷ suất lợi nhuận càng cao.

   -Tiết kiệm tư bản bất biến càng nhiều thì tỷ suất lợi nhuận càng cao

2. Lợi nhuận bình quân và giá cả sản xuất

 a. Cạnh tranh trong nội bộ ngành và sự hình thành giá trị thị trường.

         - Cạnh tranh trong nội bộ ngành là sự cạnh tranh giữa các xí nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất một loại hàng hoá để thu lợi nhuận siêu ngạch.

         - Cạnh tranh trong nội bộ ngành dựa trên sự khác nhau giữa các xí nghiệp là kỹ thuật công nghệ, cách tổ chức sản xuất, quy mô sản xuất, tay nghề công nhân. kết quả của cạnh tranh nội bộ ngành là hình thành  giá  trị thị trường. Gía thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực sản xuất nào đó...và chiếm  một khối lượng lớn trong tổng số sản phẩm của khu vực này

         Phải coi giá trị thị trường là giá trị trung bình của những hàng hoá được sản xuất ra trong một khu vực nào đó ( dựa vào thời gian lao động xã hội cần thiết). Mặt khác phải coi giá trị thị trường là giá trị cá biệt của những hàng hoá được sản xuất ra trong điều kiện trung bình của một khu vực nào đó và chiếm một khối lượng lớn trong tổng sản phẩm của khu vực này

          b. Cạnh tranh gữa các ngành và sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

           Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh của các nhà tư bản trong các ngành sản xuất khác nhau nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi nhất.

 Trong các ngành do năng suất lao động và cơ cấu hữu cơ khác nhau, nên tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành  khác nhau, có ngành có tỷ suất lợi nhuận cao, có ngành tỷ suất lợi nhuận thấp. Trong thực tế không có nhà tư bản nào yên phận kinh doanh ở các ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp, do vậy có xu hướng dịch chuyển  các nguồn lực đầu tư từ các ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang các ngành có tỷ suất lợi nhuận cao

 

                Sự khác nhau về tỷ suất lợi nhuận giữa các ngành

Ngành

Chi phí

sản xuất

m/ (%)

Khối lượng (m)

p/ (%)

Ngành cơ khí

c/v =4/1

80c + 20v

100

20

20

Ngành dệt

c/v=7/3

70c + 30v

100

30

30

Ngành da

c/v=3/2

60c + 40v

100

40

40

 

 

Biện pháp: tự do di chuyển Tb từ ngành này sang ngành khác để tìm lợi nhuận cao

Điều kiện : + Tốc độ chu chuyển tư bản trong các ngành như nhau

             + Tư bản ứng trước trong đó có tư bản cố định chuyển hết giá trị vào sản phẩm

Kết quả cạnh tranh giữa các ngành hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân

                     Sm x 100%                  90

         P/    =                                                                                   x 100%   = 30%

                           S( C+ V)                          300

 

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo phần trăm giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản xã hội đầu tư vào các ngành sản xuất tư bản chủ nghĩa.

·Lợi nhuận bình quân.

Do cạnh tranh nên hình thành lợi nhuận bình quân. Trong nền kinh tế tư bản chủ  nghĩa có hai xu hướng trái ngược nhau đó là :ở các nghành kinh tế có lợi nhuận cao khi cung  > cầu có xu  hướng giảm dần lợi nhuận và ngược lại các ngành có lợi nhuân thấp khi cung < cầu có xu hướng  tăng dần lợi nhuận.              

Là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản ngang nhau, dù đầu tư vào bất kỳ ngành nào.

 

- Đây là biểu hiện của quy luật giá trị thặng dư trong điều kiện có tự do cạnh tranh trong chủ nghĩa tư bản.

- Sự hình thành lợi nhuận bình quân đã che dấu quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa.

3. Sự chuyển hóa của giá trị hàng hóa thành giá cả sản xuất                                                    

   

Ngành

Sản xuất

bản

bất

biến

bản

khả

biến

m

với

m’ =

100%

Giá

trị

hàng

hóa

--

P

Giá cả

sản xuất

của hàng hóa

Chênh lệch giữa

giá cả

sản xuất và giá trị

Cơ khí

80 C

20 V

20 m

120

30

130

+10

Dệt

70 C

30 V

30 m

130

30

130

0

Da

60 C

40 V

40 m

140

30

130

-10

Tổng số

210C

90 V

90 m

390

90

390

0

 

  - Nhận xét giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.

 Trong sản xuất hàng hóa giản đơn giá cả trên cơ sở giá trị, giờ đây giá cả hàng hóa xoay quanh giá cả sản xuất, xét trong từng ngành giá cả tách rời giá trị, xét tổng thể tổng giá cả bằng tổng giá trị 390= 390 ở bảng trên.

   4. Sự phân chia giá trị thặng dư giữa các ngành trong chủ nghĩa tư bản.

  a.Tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp.

    - Vai trò của tư bản thương nghiệp:tư bản thương nghiệp có vai trò quan trọng trong sản xuất, lưu thông, và đời sống, thúc đẩy sự phát triển của nền sản xuất tư bản.

    - Lợi nhuận thương nghiệp là một bộ phận của giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân.

Ví dụ:

TB ứng trước 80 trong đó c/v=7/1,m/=100%

W= 70c +10v+10m=90

-Tỷ suất lợi nhuận CN: p/= 10x100%/80=12,5%

Giả sử nhà TBTN ứng ra 20 tư bản để kinh doanh.Vậy tổng TB ứng trước là 80 +20 =100

-Tỷ suất lợi nhuận bình quân giảm xuống

P/= 10x100%/ 80 +20 =10%

Theo tỷ suất lợi nhuận bình quân này thì nhà tư bản công nghiệp  chỉ thu 10% so với  tư bản ứng ra 10% x 80 = 8. Nhà tư bản công nghiệp  bán  20 giá trị mới cho nhà tư bản  thương nhiệp theo nguyên tắc lợi nhuận bình quân 20 - 2 = 18 . Nhà tư bản  thương nghiệp  đem hàng hoá ra thị trường  bán đúng giá trị  là 20. Với giá này nhà tư bản thương nghiệp thu được lợi nhuận là 2( bằng với lợi nhuận bình quân ).

 

-  Như vậy Trong 10m thu được phân chia cho TBCN là 8 và TBTN được 2.

KL: Lợi nhuận thương nghiệp có nguồn gốc từ giá trị thặng dư

b.Tư bản cho vay và lợi tức cho vay.

Tư bản cho vay ra đời từ quan hệ cung cầu về vốn, nghĩa là có nhà tư bản có một bộ phận vốn chưa sử dụng tới, và có nhà tư bản lại thiếu vốn cho sản xuất nên xuất hiện quan hệ  vay mượn lẫn nhau.

Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi mà người chủ sở hữu nó cho người khác sử dụng trong một thời gian nhằm nhận được số tiền lợi tức nhất định (ký hiệu là Z)

Lợi tức cho vay: Tư bản cho vay là tư bản tiềm thế, tư bản không hoạt động,không tham gia vào quá trình bình quân hóa lợi  nhuận, nên lợi tức cho vay chỉ là một phần của lợi nhận bình quân, theo công thức:

     Z  nằm trong khoảng          0 < Z < P

Lợi tức cho vay phải nhỏ hơn lợi nhuận bình quân và lớn hơn  0.

c. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng.

Ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản là xí nghiệp kinh doanh tiền tệ, làm môi giới giữa người  cho vay và người đi vay. Ngân hàng có vai trò quan trọng đối với sản xuất, lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ .

       - Hệ thống ngân hàng bao gồm ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại.

Ngân hàng nhà nước có chức năng đề xuất các chính sách tiền tệ, phát hành tiền tệ ,quản lý vĩ mô về tiền tệ.

Ngân hàng thương mại có chức năng kinh doanh tiền tệ bằng các nghiệp vụ nhận gửi, cho vay, thanh toán. Có hai loại tiêu chí để phân loại ngân hàng thương mại là sở hữu (ngân hàng của ai) của nhà nước, của tư nhân, của nước ngoài, hay cổ phần. Tiêu chí thứ hai là đối tượng kinh doanh của ngân hàng là gì? kinh doanh tổng hợp hay chuyên doanh. Dựa trên cơ sở này mà đặt tên gọi ngân hàng ngoại  thương, ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách, ngân hàng đầu tư và phát triển v..v.

- Lợi tức ngân hàng bao gồm lợi tức tiền gửi, lợi tức cho vay, lợi tức ngắn hạn, lợi tức dài hạn, lợi tức ưu đãi và lợi tức không ưu đãi. Lợi tức ngân hàng phản ánh hệ thống lợi ích:lợi ích của người gửi tiền, lợi ích của người vay tiền, lợi ích của ngân hàng và lợi ích của nền kinh tế. Sự thống nhất và mâu thuẫn của các lợi ích này như thế nào trong điều kiện lạm phát?

-   Nguyên tắc cơ bản của lợi tức ngân hàng: lợi tức cho vay phải cao hơn lợi tức nhận gửi; chênh lệch giữa lợi tức cho vay và lợi tức nhận  gửi sau khi trừ đi các chi phí về nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng cộng với các khoản thu nhập khác về kinh doanh tiền tệ hình thành lợi nhuận ngân hàng. Lợi nhuận ngân hàng ngang bằng với lợi nhuận bình quân.

d. Công ty cổ phần,  tư  bản giả và thị trường chứng khoán.

* Công ty cổ phần

 Công ty cổ phần là một loại xí nghiệp lớn mà vốn của nó được hình thành từ sự đóng góp của nhiều người thông qua việc phát hành cổ phiếu

Cổ phiếu là một loại chứng khoán có giá do công ty cổ phần phát hành được bán cho cổ đông, cổ phiếu được mua bán trên thi trường chứng khoán.

Gía cổ phiếu phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó người ta lượng hóa được 2 yếu tố là lợi tức cổ phiếu và lợi tức ngân hàng, theo công thức sau

                             LTCP

               GCP=   ----------X 100%

                             LTNH

·  Tư bản giả

 Tư bản giả là tư bản tồn tại dưới hình thức các chứng khoán có giá (bao gồm cổ phiếu và trái phiếu).

 Tư bản giả có đặc điểm; một là có thể  mang lại thu nhập cho người sở hữu nó; hai là có thể mua bán được trên thi trường chứng khoán; ba là giá cả của tư bản giả có thể lên xuống không lệ thuộc vào sự lên xuống của tư bản thật. Cho nên người ta gọi kinh tế bong bóng, kinh tế ảo

* Thị trường chứng khoán.

Thị trường chứng khoán là nơi mua bán các loại chứng khoán.Thị trường chứng  khoán được phân thành hai loại thi trường; có thị trường sơ cấp và thị trường thứ   cấp. Thị trường sơ cấp có chức năng  huy động vốn ( ví dụ như cổ đông mua cổ phiếu phát hành lần đầu của công ty cổ phần) .Thị trường thứ cấp là thị trường kinh doanh mua đi bán lại chứng khoán thông qua sở giao dịch chứng khoán.Việc mua bán này có thể diễn ra nhiều lần trên một đơn vị chứng khoán. Thị trường chứng khoán phản ứng rất nhạy  bénđối với những thay  đổi của nền kinh tế, ví như phong vũ biểu của nền kinh tế.

e.  Địa tô tư bản chủ nghĩa.

    Địa tô tư bản chủ  nghĩa là một phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải trả cho địa chủ dưới hình thức tiền thuê đất  gọi là địa tô.Thực chất đó là giá trị thặng dư siêu ngạch hay lợi nhuận siêu ngạch.

Sự giống nhau và khác nhau giữa địa tô tư bản và địa tô phong kiến

- Giống  nhau đều thực hiện quyền sở hữu ruộng đất, đều bóc lột người lao động nông nghiệp.

-  Sự khác nhau về chất đó là địa tổ phong kiến phản ánh quan hệ bóc lột của địa chủ  đối với nông dân, còn địa tô tư bản chủ nghĩa phản ánh quan hệ bóc lột  của tư bản nông nghiệp và địa chủ đối với công nhân nông nghiệp.  

-  Khác nhau về lượng;

   Địa tô phong kiến là toàn bộ sản phẩm thặng dư do nông dân tạo ra, thậm chí còn lấn sang một phần sản phẩm cần thiết. Địa tô tư bản chỉ một phần giá trị thặng dư  ngoài lợi nhuận bình quân.

 - Các hình thức cơ bản của địa tô;

 Địa tô chênh lệch 1 là địa tô thu được từ  những ruộng đất tốt, màu mỡ gần nơi tiêu thụ ,gần đường giao thông.

 Địa tô chênh lệch 2 là địa tô thu được từ những ruộng đất do thâm canh mà có.

 Địa tô tuyệt đối là địa tô cơ bản mà bất cứ ruộng tốt hay xấu đều phải nộp  cho địa chủ.

 Ngoài ra còn có địa tô hầm mỏ, địa tô  đất xây dựng, địa tô độc quyền.

-   Gía cả ruộng đất, ruộng đất duới chủ nghĩa tư bản không chỉ cho thuê mà còn được bán. Giá cả ruộng đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục đích sử dụng, vị trí, diện tích v..v.giá cả ruộng đất được bán ở đây là bán quyền thu địa tô do ruộng đất mang lại , nó tỷ lệ thuận với địa tô và tỷ lệ nghịch với lợi tức ngân hàng, ví dụ

   Một mảnh đất hàng năm đem lại 200 $ địa tô, lợi tức tiền gửi ngân hàng là 5% một năm, thì giá cả mảnh đất là:

                                                200 x 100

                   GCRĐ  =              -------------     =    4000 $

                                                       5

( Nếu đem 4000$ gửi vào ngân hàng với lãi suất 5%  một năm sẽ thu được 200$ năm, bằng với  địa tô)                                                         

 Lý luận về địa tô tư bản chủ nghĩa của Mác không chỉ vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản đối với công nhân nông nghiệp mà còn là cơ sở lý luận khoa học cho chính sách thuế nông nghiệp và các  chính sách khác liện quan đến đất đai của đảng và nhà nước ta đang thực hiện.

 

Chương VI: HỌC THUYẾT VỀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN

VÀ CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC

 

I. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN

1. Nguyên nhân chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ cạnh tranh tự do sang độc quyền.

C.Mác và Ăngghen đã chỉ rõ rằng: “ Tự do cạnh tranh sinh ra tích tụ và tập trung sản xuất, tích tụ và tập trung sản xuất phát triển đến một trình độ nào đó sẽ dẫn đến độc quyền”

         CNTB tự do cạnh tranh phát triển đến trình độ nhất định là vào những năm 70 của thể kỷ XVIII, bằng con đường tích tụ và tập trung sản xuất. Sau đó CNTB tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn độc quyền, đặc biệt phát triển mạnh vào đầu thế kỷ XX.

         Nguyên nhân chủ yếu ra đời CNTB độc quyền.

         - Sự phát triển của LLSX dưới tác động của cách mạng khoa học kỹ thuật làm cho năng suất lao động ngày càng cao xuất hiện nhiều ngành sản xuất mới, mở rộng khả năng tích luỹ tư bản để hình thành các công ty lớn.(nhưng năm 30 của thế kỷ XIX)

         - Do tác động của cạnh tranh tự do đã thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung tư bản.

         - Do khủng hoảng kinh tế làm hàng loạt các xí nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản và bị thôn tính vào các xí nghiệp lớn.

         - Sự phát triển của tín dụng công ty cổ phần là những công cụ quan trọng cho sự ra đời của tổ chức độc quyền.

         - Quá trình cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty lớn đã làm nảy sinh xu hướng thoã hiệp để hình thành các tổ chức độc quyền lớn hơn.

2. Năm đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư  bản độc quyền

a. Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền

Tổ chức độc quyền: Là tổ chức liên minh giữa các tư bản lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại  hàng hoá nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao.

Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa tập trung vào tay những tập đoàn tư bản lũng đoạn, gọi là “vua” ô tô, vua dầu lửa, vua sắt thép,…

Ví dụ: Toyota của Nhật năm 2003 bán 6,78 triệu xe hơi. Vốn 120 tỷ USD.

General motors năm 2003 bán 8,59 triệu xe hơi.

Ford motors năm 2003 bán 6,72 triệu xe hơi.

 

         - Hình thức tổ chức.

         + Liên kết ngang: liên kết giữa các doanh nghiệp cùng ngành, dưới hình thức Cácten, Xanhdica, Tờ rớt.( các Cácten thoã thuận về quy mô, giá cả, sản lượng, thị trường tiêu thụ...Trong đó Tờ rớt độc quyền cao nhất về sản xuất, tiêu thụ, tài chính do ban quan trị thống nhất quản lý)

         + Liên kết dọc: liên kết giữa các xí nghiệp lớn thuộc các ngành khác, nhưng có liên quan với nhau về kinh tế, kỹ thuật hình thành các C.ôngxoocxiom

b.      Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính.

         Do quá trình tích tụ và tập trung sản xuất trong công nghiệp, các ngân hàng nhỏ không đủ tiềm lực và uy tín phục vụ các tổ chức độc quyền. Vì vậy các ngân hàng này bị xâm nhập và thôn tính bởi các ngân hàng lớn theo quy luật khốc liệt của cạnh tranh.

         Lênin: “Tư bản tài chính là kết qủa của sự hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất với tư bản của liên minh độc quyền các nhà công nghiệp”

-  Tư bản tài chính chi phối xã hội cả về kinh tế và chính trị.

+Vì sao chi phối kinh tế: Do nắm cổ phần chi phối công ty mẹ, công ty mẹ chi phối công ty con, công ty con chi phối công ty cháu,...

+Vì sao chi phối chính trị: Khi đã chi phối được kinh tế tất yếu chi phối được về chính trị. (chính sách của chính phủ Mỹ có sự chi phối của các tập đoàn tư bản  lũng đoạn của  Mỹ . Đảng cộng hòa đại diện cho các tập đoàn công nghiệp quân sự,nên đường lối đối ngoại thường hung hăng hiếu chiến hơn Đảng dân chủ)

c. Xuất khẩu tư bản mở rộng phạm vi bóc lột ra thế giới

         - Đặc trưng của CNTB tự do cạnh tranh là xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài nhằm mục đích thực hiện giá trị.

         - Đặc trưng của CNTB độc quyền là xuất khẩu tư bản, xuất khẩu giá trị ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư và nguồn lợi ở các nước nhập khẩu tư bản.

Nguyên nhân:

         - Thừa tư bản tương đối, cần tìm nơi đầu tư có lợi hơn ở nước ngoài. Do các nước xuất khẩu tư bản có khoa học kỹ thuật tiến bộ làm tăng cấu tạo hữu cơ và giảm tỷ suất lợi nhuận.

         - Các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên dồi dào, nhân công rẻ mạt nhưng thiếu vốn kỹ thuật là môi trường thuận lợi để tư bản độc quyền xuất khẩu tư bản.

          Hình thức.

         - Xuất khẩu tư bản cho vay thu lợi tức.

         - Xuất khẩu tư bản hoạt động: đưa tư bản ra nước ngoài để trực tiếp kinh doanh thu lợi nhuận.

         + Xuất khẩu tư bản: trực tiếp(FDI) và gián tiếp(ODA) nhằm mục tiêu kinh tế, chính trị.

         Vậy, thực chất xuất khẩu tư bản là mở rộng quan hệ sản xuất TBCN cho nước ngoài, bóc lột giá trị thặng dư của các nước lạc hậu, làm cho các nước này ngày càng lệ thuộc vào tư bản nước ngoài.

d. Sự phân chia thế giới  về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền

Các tổ chức độc quyền quốc gia cạnh tranh thị trường với nhau quyết liệt, không phân thắng bại dẫn tới thoả hiệp thành lập các liên minh độc quyền quốc tế để phân chia thị trường quốc tế.

e. Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc  đế quốc            

Các nước tư bản đua nhau xâm chiếm thuộc địa và gây ra hai cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918 và lần thứ hai 1939-1945.Ngày nay các nước tư bản lớn vẫn đóng vai trò chi phối thế giới.

3. Sự hoạt động của quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền

   a. Thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản

Giá trị của hàng hoá ký hiệu : w = c + v + m

Giá cả lên xuống xoay quanh giá trị và lợi nhuận là biểu hiện và thực  hiện giá trị thặng dư trên thị trường.

        b. Khi chủ nghĩa tư bản phát triển thành tự do cạnh tranh

Quy luật giá trị của hàng hoá : w = k  +  p  Như vậy xét trong từng ngành sản xuất, giá cả tách rời giá trị.Xét trong phạm vi xã hội tổng giá cả = tổng giá trị

Còn quy luật giá trị thặng dư biến thành quy luật lợi nhuận bình quân .

        c. Khi chủ nghĩa tư bản trở thành độc quyền :Gía trị của hàng hóa bằng chi phí sản xuất tư bản cộng với lợi nhuân độc quyền.

w = k + PĐQ .

PĐQ  = p + LNSN (PĐQ là lợi nhuận độc quyền,  là lợi nhuận siêu ngạch)

Quy luật giá trị thặng dư

m =  1. Bóc lột trong nước (giai đoạn tự do cạnh tranh)

        2. Bóc lột trong và ngoài nước (giai đoạn độc quyền)

II. CHỦ NGHĨA TƯ BẢN ĐỘC QUYỀN NHÀ NƯỚC.

1. Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước

a. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của tư bản độc quyền tư nhân với sức mạnh của nhà nước thành một thể chế thống nhất của chủ nghĩa tư bản.

- Về lực lượng sản xuất có một bước phát triển mới cao hơn.

- Về quan hệ sản xuất là sở hữu hỗn hợp tư nhân và nhà nước.

- Về quản lý: kết hợp thị trường với điều tiết của nhà nước tư sản, kết hợp sức mạnh kinh tế với sức mạnh pháp luật tư sản.

b. Nguyên nhân ra đời tư bản độc quyền nhà nước.

- Do lực lượng sản xuất có bước phát triển cao đòi hỏi quan hệ sản xuất phải thích ứng tất yếu ra đời sở hữu tư bản nhà nước.

- Do sự phát triển của phân công lao động xã hội xuất hiện những ngành sản xuất mới hiện đại, cần nhiều vốn, thời gian đầu tư dài, lợi nhuận ít. Một mình tư bản tư nhân không làm nổi. Đòi hỏi nhà nước phải nhảy vào để bảo đảm sự phát triển của xã hội ( như năng lượng, giao thông, giáo dục, nghiên cứu khoa học ).

- Sự thống trị của tư bản độc quyền làm cho các mâu thuẫn giai cấp xã hội gay gắt đòi hỏi nhà nước phải có các chính sách kinh tế xã hội - bảo hiểm làm dịu các xung đột xã hội.

- Cùng với xu thế quốc tế hoá, toàn cầu hoá các mâu thuẫn giữa các tổ chức độc quyền quốc tế đòi hỏi nhà nước phải can thiệp.

2. Những biểu hiện của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

a. Sự kết hợp về nhân sự  giữa các tổ chức độc quyền và nhà nước.

- Các tổ chức độc quyền thành lập các đảng phái chính trị rồi cử người vào nắm giữ các vị trí quan trọng của nhà nước - từ đó đề ra các chính sách có lợi cho tư bản độc quyền.

- Nhà nước tài trợ, đỡ đầu cho các tổ chức độc quyền, cử người tham gia các tổ chức độc quyền.Hôm nay là chủ ngân hàng ngày mai là bộ trưởng và ngược lại.

b. Hình thành sở hữu nhà nước bằng cách:

- Xây dựng các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.

- Quốc hữu hoá các doanh nghiệp tư nhân.

- Nhà nước mua cổ phiếu của các doanh nghiệp tư nhân.

- Nhà nước ký các hợp đồng kinh tế với doanh nghiệp tư nhân.

c. Sự điều tiết kinh tế của nhà nước tư sản .

        - Kế hoạch ;ngân sách nhà nước;chính sách thuế;chính sách tín dụng;vai trò doanh nghiệp nhà nước. Ví dụ ở Mỹ vai trò của cục dự trữ liên bang (FED) là rất lớn.

Tóm lại: Nhà nước điều tiết kinh tế bằng:Tác động vào các quy luật thị trường; Tác động vào kinh tế tư nhân;Tác động vào các doanh nghiệp nhà nước để định hướng các mục tiêu.

III.CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY VÀ NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA NÓ

1. Những biểu hiện mới trong 5 đặc điểm của CNTB độc quyền

         a. Tập trung sản xuất và hình thức độc quyền mới: Sự xuất hiện các công ty độc quyền xuyên quốc gia bên cạnh sự phát triển của các xí nghiệp vừa và nhỏ.

         Do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến sự hình thành hai xu hướng:

         - Hình thành những liên kết giữa các độc quyền theo cả chiều dọc và chiều ngang ở trong và ngoài nước. Từ đó, hình thành nên các tổ chức độc quyền mới là Con son và Công-gơ-lô-mê-rát.

         Nguyên nhân:

            + Do cạnh tranh gay gắt và biến động động nhanh chóng của thị trường dẫn đến kinh doanh chuyên môn hoá hẹp dẽ bị phá sản.

            + Để chống đỡ lại luật chống độc quyền( luật này quy định cấm độc quyền 100% mặt hàng trong một ngành ).

         - Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

         +  Các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá cao, phù hợp với những ngành mới xuất hiện như tin học, điện tử…

        + Thích ứng nhanh với thị trường dẽ nhạy cảm trước những thay đổi trong sản xuất, linh hoạt ứng phó với tình hình biến động của thị trường, mạnh dạn đầu tư vào ngành mới, mạo hiểm dẽ khấu hao nhanh, đổi mới thiết bị nhanh

b. Sự thay đổi trong các hình thức tổ chức và cơ chế thống trị của tư bản tài chính

Ngày nay phạm vi liên kết mở rộng ra nhiều ngành, do đó tập đoàn tài chính tồn tại dưới tổ hợp đa dạng Kiểu công –nông- thương –tín hay công nghiệp-quân sự- dịch vụ quốc phòng. Để bành trướng ra thế giới và thích ứng với quá trình quốc tế hóa đời sống kinh tế. Các tập đoàn tài chính thành lập các ngân hàng đa quốc gia, xuyên quốc gia tạo điều kiện cho các công ty xuyên quốc gia xâm nhập vào các nước khác.

         c. Xuất khẩu tư bản vẫn là cơ sở của độc quyền quốc tế sau chiến tranh, nhưng quy mô, chiều hướng và kết cấu của việc xuất khẩu tư bản đã có bước phát triển mới

Ngày nay:

         Thứ nhất: Các nước tư bản phát triển xuất khẩu tư bản lẫn nhau

         - Từ những năm 70 của TK XX trở về trước các nước phát triển chủ yếu xuất khẩu tư bản sang các nước đang phát triển.

         - Từ những năm 70 của thế kỷ 20 đến nay các nước tư bản xuất khẩu tư bản lẫn nhau.

         Nguyên nhân:

         + Ở những nước tư bản phát triển cách mạng khoa học công nghệ đã tạo ra những ngành bán dẫn và vi điện tử, ngành vũ trụ và đại dương…Trong thời gian đầu những ngành này thu được nhiều lợi nhuận.

         + Cơ cấu kinh tế ở các nước phát triển thay đổi phù hợp cho sự tiếp nhận các ngành khoa học công nghệ cao, lượng vốn lớn.

         + Có các điều kiện để tiếp nhận khoa học- công nghệ cao của các nước đầu tư như: trình độ tay nghề công nhân cao, cơ sở hạ tầng kinh tế phát triển, trình độ khoa học- công nghệ cao.

         Thứ hai: Chủ thể xuất khẩu có sự thay đổi lớn: chủ thể xuất khẩu chủ yếu trong chủ nghĩa tư bản ngày nay là các công ty xuyên quốc gia, đặc biệt là trong đầu tư trực tiếp

         Thứ ba: Hình thức xuất khẩu chủ yếu là kết hợp xuất khẩu hàng hoá với xuất khẩu tư bản. Trong đầu tư trực tiếp xuất hiện những hình thức mới như: BOT,BTO,BT

(1. Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao(sau đây gọi tắt là hợp đồng BOT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong một thời hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư chuyển giao không bồi hoàn công trình đó cho Nhà nước Việt Nam.2. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh(sau đây gọi tắt là hợp đồngBTO) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận.

3. Hợp đồng xây dựng - chuyển giao(sau đây gọi tắt là hợp đồngBT) là hình thức đầu tư được ký giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư để xây dựng công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho Nhà nước Việt Nam; Chính phủ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thoả thuận trong hợp đồng BT)

d. Sự phân chia thế giới giữa các liên minh của CNTB: xu hướng quốc tế hóa, toàn cầu hóa ngày càng tăng bên cạnh xu hướng khu vực hóa

         Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của LLSX sức mạnh và phạm vi bành trướng của các công ty xuyên quốc gia tăng lên, thúc đẩy xu hướng quốc tế hơn, toàn cầu hoá kinh tế và phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa chúng với nhau. Đồng thời thúc đẩy việc hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền quốc tế.

 

               
   

Vai trò của các công ty xuyên quốc gia tăng

 

Xu hướng toàn cầu hoá khu vực tăng

 

LLSX phát triển

     

CNTB độc quyền quốc tế

 

 

 

        

 

 

         đ. Sự phân chia thế giới giữa các cường quốc đế quốc vẫn tiếp tục dưới các hình thức cạnh tranh và thống trị mới

Ngày nay, sự phân chia thế giới giữa các cường quốcvẫn tiếp tục dưới những hình thức cạnh tranh và thống trị như chiến lược biên giới mềm”, “biên giới kinh tế” nhằm ràng buộc, chi phối các nước kém phát triển từ sự lệ thuộc về vốn, công nghệ đi đến lệ thuộc về chính trị.

2. Những nét mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

        a.Sự phát triển nhảy vọt về lực lượng sản xuất

Thứ nhất, công nghệ thông tin,công nghệ sinh học,vật liệu mới, năng lượng mới, công nghệ vũ trụ. Ví dụ như ở Mỹ công nghệ thông tin (IT) đã đóng góp 8,3%GDP và 30% tăng trưởng kinh tế.

Thứ hai, giáo dục đào tạo nâng cao tố chất người lao động là cơ sở nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh quốc tế.

Thứ ba, kinh tế tăng trưởng nhanh, năng suất lao động được nâng cao.

         b.Nền kinh tế đang có xu hướng chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang kinh tế tri thức.

Cuộc cách mạng kỷ thuật lần thứ nhất cách đậy hơn 200 năm đã biến nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp.Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai đã hiện đại hóa nền công nghiệp. Cuộc cách mạng IT đã chuyển nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.

         c.Sự điều chỉnh về quan hệ sản xuất và quan hệ giai cấp.

Sở hữu cổ phần có lợi cho cải thiện quan hệ giữa chủ xí nghiệp và công nhân;tầng lớp trung lưu tăng lên,thu nhập bằng tiền lương của người lao đông tăng lên.

         d. Thể chế quản lý kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp có những biến đổi lớn.

         - Doanh nghiệp cải cách cơ chế quản lý thiết lập cơ cấu tổ chức hàng ngang theo hướng xoá bỏ kiểu tập trung quá lớn quyền lực sang kiểu phân quyền,ít tầng thứ và theo chiều ngang.

         - Dùng công nghệ cao cải cách cơ chế quản lý sản xuất

         - Cải cách quản lý lao động lấy con người làm gốc, yêu cầu với công nhân không phải bằng thể lực mà là phải có kỹ năng và tri thức cao.Tổ chức doanh nghiệp kết hợp quy mô lớn và quy mô nhỏ linh hoạt

       e. Điều tiết vĩ mô của nhà nước ngày càng được tăng cường.

        Một là kịp thời điều chỉnh chiến lược tổng thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia

         Hai là lựa chọn chính sách thực dụng xoa dịu những mâu thuẩn của chủ nghĩa tư bản

         Ba là điều chỉnh linh hoạt các chính sách tài chính tiền tệ phù hợp với sự phát triển của kinh tế xã hội,đối nội ,đối ngoại.

       f.Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng quan trọng trong hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa, là lực lượng chủ yếu thức đẩy toàn cầu hóa kinh tế.

Xu hướng toàn cầu hoá ngày càng có nhiều xí nghiệp trong nước trở thành công ty xuyên quốc gia. Thức đẩy toàn cầu hoá sản xuất và nguồn vốn, thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động. Truyền bá KHKT và kinh nghiệm quản lý trên phạm vi toàn cầu tạo không gian rộng lớn để phát triển lực lượng sản xuất.Tăng cường kiểm soát của tư bản trên phạm vi toàn cầu. Tao cơ hội và thách thức lớn cho các nước đang phát triển.

       g.Điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa các nước tư bản chủ nghĩa đã chú trọng phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô để giảm thiểu các xung đột, thông qua thương lượng để giải quyết các tranh chấp.Các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế có vai trò ngày càng lớn (ÌMF) Tạo không gian rộng lớn hơn cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Nghị quyết Đại hội XI Đảng ta nhận định: “Thực tế 2 thập kỷ qua và dự báo tới đây chủ nghĩa tư bản không chỉ còn tiềm năng phát triển kinh tế, mà thực tế chủ nghĩa tư bản đang phát triển và phát triển không chỉ về kinh tế, mà còn phát triển các lĩnh vực khác, như giáo dục đào tạo, khoa học, công nghệ, quốc phòng, an ninh và có những điều chỉnh cả về xã hội, nhưng bản chất chủ nghĩa tư bản không thay đổi là một chế độ áp bức, bóc lột và bất công, khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của CNTB”

IV. VAI TRÒ, HẠN CHẾ VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

1. Vai trò của chủ nghĩa tư bản đối với nền sản xuất xã hội.

Thứ nhất sự ra đời của chư nghĩa tư bản đã giải phóng loài người khỏi đêm trường trung cổ của chế độ phong kiến.Đoạt tuyệt với nền kinh tế tự nhiên,tự cung ,tự cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa.Quy luật giá trị thặng dư và các quy luật khác của sản xuất hàng hóa đã làm tăng năng suất lao động và tạo ra khối lượng của cải vật chất khổng lồ.

Thứ hai phát triển lực lượng sản xuất đưa nền kinh tế nhân loại bước vào một thời đại mới , thời đại của kinh tế tri thức.

Thứ ba thực hiện xã hội hóa sản xuất,phát triển đạt tới mức điển hình nhất trong lịch sử đó là quá trình xã hội hóa sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu.

Thứ tư thiết lập nền dân chủ tư sản tư sản  tuy chưa hoàn hảo nhung tiến bộ hơn các chế độ xã hội trước đó.

Tóm lại chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị tốt nhất cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới,còn đi lên CNXH bằng con đường nào là tùy thuộc vào sự lựa chọn của các lực lượng cách mạng.

2.  Hạn chế  của chủ nghĩa tư bản.

Chủ nghĩa tư bản hiện đại tạo ra lực lượng sản xuất hiện đại, tạo ra nền kinh tế tri thức, nền văn minh trí tuệ, tạo ra xu thế toàn cầu hóa.

Chủ nghĩa tư bản tuy đã điều chỉnh, thích nghi và có bước phát triển mới nhưng bản chất của nó không hề thay đổi, các mâu thuẫn cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội vẫn gay gắt .Năm  2008-2009 cả thế giới phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ nước Mỹ.Vì vậy chủ nghĩa tư bản không phải là xã hội tốt đẹp nhất, không phải là xã hội cuối cùng mà nhất định nó sẽ bị thay thế bằng một xã hội tốt đẹp hơn – đó là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

- Chủ nghĩa tư bản phát triển không đều.

+ Có những nước rất giàu như G7.

+ Có những nước trung bình.

+ Có  nhiều  nước tư bản còn kém phát triển.

GDP của nhóm nước G10 năm 2011,trong đó có các nước tư bản phát triển nhất.

1. Mỹ                    15.064 tỷ đôla                              

2. Trung Quốc          6988                                                   

3. Nhật                     5855 tỷ đôla

4 . Đức                     3 628 tỷ đôla

5.  Pháp                     2808

6. Brazil                    2517                                                     

7. Anh                       2480 tỷ đôla

8. Ý                           2245

9. Nga                      1884                                                      

10. Ân độ                  1843                                                      

*(Báo thanh niên 28.12. 2011 trang 20)

3.Xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản.

Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất:

+ Mâu thuẫn giữa lao động và tư bản.

+ Mâu thuẫn giữa đế quốc với thuộc địa

+ Mâu thuẫn giữa đế quốc với đế quốc ( Mỹ, EU, Nhật ).

+ Mâu thuẫn giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

Bản chất của toàn cầu hoá là gì.

* Quan điểm của Đảng ta về toàn cầu hoá: Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan do sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của kinh tế và khoa học công nghệ vượt khỏi biên giới quốc gia hình thành nền kinh tế thế giới thu hút ngày càng nhiều các nước tham gia, vừa hợp tác vừa cạnh tranh và đấu tranh với nhau. Không thể có một quốc gia nào có thể phát triển bình thường nếu đứng ngoài xu thế toàn cầu hoá.

*Toàn cầu hoá có hai mặt tích cực và tiêu cực, thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức.

- Thuận lợi : Tham gia toàn cầu hoá chúng ta sẽ tranh thủ: vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lý. Đồng thời phát huy lợi thế của ta, thế mạnh của ta.

Ví dụ: VN 26 năm đổi mới, mở cửa...

- Khó khăn: Toàn cầu hoá hiện nay do các nước tư bản chi phối – đây là cuộc chơi không cân sức giữa các nước giàu và các nước nghèo, các nước giàu tìm cách ép các nước nghèo.

- Cạnh tranh quyết liệt: Nền kinh tế của ta còn nghèo nàn và lạc hậu. Sức cạnh tranh thấp, trình độ quản lý của ta còn non yếu.

- Kinh tế thị trường và hội nhập nảy sinh nhiều tiêu cực, nhiều tệ nạn, nhiều nguy cơ.

* Tích cực chủ động hội nhập quốc tế.

Kết quả năm 2006 Việt Nam  đã chính thức được kết nạp vào WTO, qua 7 năm(2006-2013) Chúng ta  đã gặt hái được nhiều thành công, đồng thời chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức nguy cơ, đó là cạnh tranh ngày càng gay gắt kể cả thị trường nội địa. Nhiều doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả bị phá sản. Các doanh nghiệp của Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ kiện bán phá giá.

D. CHỦ ĐỀ ÔN TẬP

1 Điều kiện ra đời, đặc trưng, ưu thế và hạn chế của sản xuất hàng hóa?

2. Khái niệm hàng hóa. Hai thuộc tính của hàng hóa. Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa?

3. Lượng giá trị, các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa?

4. Nguồn gốc, bản chất, chức năng tiền tệ, quy luật lưu thông tiền tệ? Lạm phát: biểu hiện, nguyên nhân, giải pháp?

5. Vị trí, nội dung, tác động của quy luật giá trị. Sự vận động của quy luật  giá trị thông qua các quy luật kinh tế khác như quy luật cung cầu, cạnh tranh và lưu thông tiền tệ. Để tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam chúng ta phải làm gì?

6. Nêu công thức chung của tư bản và phân tích mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản? So sánh sự khác nhau trong công thức vận động của tư bản và công thức lưu thông hàng hóa giản đơn?

7. Hai thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng của hàng  hóa sức lao động.  So sánh sự  giống nhau và khác nhau với hai thuộc tính của hàng hóa thông thường?

8. Khái niệm giá trị thặng dư. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư. Khái niệm, cách tính tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư.  Vấn đề sản  xuất giá trị thặng dư ở Việt Nam hiện nay?

 9. Thế nào là tư bản bất biến và tư bản khả biến; tư bản cố định và tư bản lưu động? Căn cứ và ý nghĩa của sự phân chia tư bản thành các loại tư bản trên?

10.Thực chất của tích lũy tư bản. Các nhân tố tác động tới quy mô tích lũy.  Cấu tạo hữu cơ của tư bản. Tích tụ và tập trung tư bản; so sánh tích tụ và tập trung tư bản?

11. Khái niệm lợi nhuận; nguồn gốc; bản chất của lợi nhuận. Mối quan hệ giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư?

12. Thế nào là tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Rút ra ý nghĩa và nêu các biện pháp tăng tốc độ chu chuyển tư bản?

13.Tỷ suất lợi nhuận, các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận. Lợi nhuận bình quân, giá cả sản xuất?

14. Vai trò của thương nghiệp và lợi nhuận  thương nghiệp. Vai trò của hệ thống ngân hàng và lợi tức ngân hàng? 

15. Công ty cổ phần là gì; tư bản giả ; Thị trường chứng khoán; giá cổ phiếu?

16. Địa tô tư bản là gì.  Các hình thức cơ bản cuả địa tô tư bản; giá cả ruộng đất. Ý nghĩa lý luận khoa học về địa tô tư bản ?

17.Nêu những đặc điểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền(5 đặc điểm). Sự phát triển mới của quy luật giá trị ?

        18. Trình bày những biểu hiện mới trong 5 đặc điểm của CNTB độc quyền?

19. Nguyên nhân hình thành, bản chất và những biểu hiện chủ yếu của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước ?

20. Những nét mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Phân tích quan điểm của Đảng ta về toàn cầu hoá ?

G. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

-   Đề cương hướng dẫn ôn  thi tốt nghiệp môn Những nguyên lý cơ bản của Chủ Nghĩa Mác Lê  Nin 2  do Trường Đại Học Duy Tân biên soạn và bổ sung  tháng 1 năm 2014 .

-   Giáo  trình Những nguyên lý cơ bản của Chủ Nghĩa Mác Lê Nin (dành cho sinh viên đại học cao đẳng khối không chuyên ngành Mác Lê Nin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh ) nhà   Xuất bản Chính trị Quốc gia  tái bản  2013.                                

  

Hiệu Trưởng phê duyệt.                                                   Đà Nẵng ngày 10-1-2014.

                                                                                           Người biên soạn

 

 

                                                                                      ThạcSỹ. TRẦN HỒNG PHONG



Nguồn: kmacle.duytan.edu.vn



 

SMOD GÓC HỌC TẬP

 


 
22/05/2015 14:05 # 2
tutam011
Cấp độ: 2 - Kỹ năng: 1

Kinh nghiệm: 4/20 (20%)
Kĩ năng: 3/10 (30%)
Ngày gia nhập: 11/01/2012
Bài gởi: 14
Được cảm ơn: 3
Phản hồi: Đề cương ôn tập môn Mác-Lenin 2


ban oi, co file world hay pdf gi ko, cho minh xin voi nha, mai tutam011@yahoo.com



" Chữ 'Tâm' kia mới bằng ba chữ 'Tài' ".


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024