Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
12/08/2014 01:08 # 1
kkunqb
Cấp độ: 20 - Kỹ năng: 15

Kinh nghiệm: 146/200 (73%)
Kĩ năng: 72/150 (48%)
Ngày gia nhập: 07/10/2011
Bài gởi: 2046
Được cảm ơn: 1122
Bài viết phản biện du học sinh Nhật về Tràng Tiền Plaza gây chú ý


húng tôi xin trích đăng một bài viết phản biện lại ý kiến của du học sinh Nhật về sai lầm dẫn đến thất bại của Tràng Tiền Plaza.

Những ngày gần đây, cư dân mạng xôn xao với một note chia sẻ khá dài từ một cựu du học sinh Nhật gửi tới "ông vua hàng hiệu" Jonathan Hạnh Nguyễn. Trong note của mình, Nguyễn Ích Vinh - cựu du học sinh Nhật - đã mạnh dạn chỉ ra khá nhiều những điểm mà anh cho là nguyên nhân gây nên sự thất bại của Tràng Tiền Plaza. 
 
Ngay sau khi đăng tải, note này đã nhận được nhiều sự ủng hộ từ cư dân mạng. Tuy nhiên, cũng có không ít những ý kiến phản biện lại những quan điểm của Ích Vinh. Nhiều người cho rằng, trong quá trình lập luận của mình, Ích Vinh đã gặp khá nhiều sai lầm cũng như đưa dẫn chứng không chính xác, thiếu thực tế. Một trong số những ý kiến phản biện được cư dân mạng chia sẻ và quan tâm nhiều nhất ở thời điểm này đến từ một Facebooker tên Nguyễn Minh, anh cho biết: "Bài viết của anh mang tính trào phúng và không có ý định đả kích bạn Nguyễn Ích Vinh". Chúng tôi xin phép trích đăng chia sẻ này của anh Nguyễn Minh để bạn đọc có thêm cái nhìn khác về cuộc tranh luận khá nóng này. 
 

Nguyễn Ích Vinh - nhân vật gây bão với bài viết chia sẻ quan điểm về sai lầm của Tràng Tiền Plaza.

 
"Kính gửi em Ích Vinh (...)
 
Trước hết, anh rất mừng vì càng ngày càng nhiều người Việt Nam được đi đó đi đây, mở rộng tầm mắt ra thế giới… như em. Chỉ tiếc là một bài viết mang tính chất suy nghĩ cá nhân, chia sẻ riêng của em lại bị “lợi dụng” cho những phép tính kinh tế, có thể biết đâu đấy, hơi vượt tầm của em. 
 
Về cơ bản, 80% luận điểm trong bài viết của em là đúng, nhưng 20% còn lại thì lại mang yếu tố quyết định trong bài toán riêng của nhà đầu tư. Cứ cho tạm tin là đại gia Jonathan Hạnh Nguyễn đầu tư 400 tỷ vào việc cải tạo Tràng Tiền Plaza. Với 20 gian hàng trên tổng số 120 gian hàng là các nhãn hàng IPP đang phân phối, tiền đầu tư cho trang trí nội thất, quỹ lương nhân sự và các chi phí khác (không tính đến hàng hóa trưng bày) thêm khoảng 100 tỷ là phấn khởi. Thêm dăm chục tỷ cho việc PR bằng phong bì báo chí, cát xê chân dài…. Thì tổng đầu tư của Jonathan Hạnh Nguyễn cũng chả vượt 600 tỷ VNĐ, tương đương với ¾ doanh số của IPP tại Việt Nam trong 1 tháng. (Con số 3000 tỷ đầu tư vào hàng hóa, gian hàng…blah blah của tổng tất cả các nhãn hàng trong Tràng Tiền Plaza chỉ là một con số mang tính chất… CON SỐ mà thôi.)
 
Mảnh đất Tràng Tiền Plaza khoảng 4000m2, hiện đang được quản lý bởi Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước chiếm 90% và Hapro chiếm 10%. Nói riêng:
 
- Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước là doanh nghiệp có truyền thống kinh doanh bằng cách… gửi phần vốn nhà nước vào ngân hàng để lấy lãi “đảm bảo an toàn” hơn hẳn Vinashin, Vinaline.
 
- Tổng công ty Thương Mại Hà Nội HAPRO là doanh nghiệp có truyền thống sử dụng quỹ đất thuộc sở hữu nhà nước và các nguồn lực ưu đãi của nhà nước để… cho thuê lại ăn chênh lệch.
 
Với một truyền thống quản lý, khai thác không hiệu quả Tràng Tiền Plaza, thậm chí đến cả khi giao cho một “ông vua hàng hiệu” khai thác cũng vẫn không hiệu quả. Thêm một lần thậm chí nữa… để cho một “cậu nhóc” sinh năm 82 chỉ rõ ra những sai lầm KHÔNG_THỂ_KHẮC_PHỤC được. Lại còn được “dư luận” đồng tình ủng hộ. Lẽ dĩ nhiên, tới một thời điểm chín muồi, cơ quan quản lý khu đất Tràng Tiền Plaza sẽ phải “gạt nước mắt” thanh lý khu đất hóa ra không phải kim cương như nhiều người nhầm tưởng. Dư luận xã hội cũng rất cảm thông, vì đến “vua hàng hiệu” nhảy vào khai thác kinh doanh còn lỗ chổng vó cơ mà.
 

 
Lấy mức giá đất được ban hành năm 2014 áp cho phố Tràng Tiền là 78,6 triệu đồng/m2 (mức cao nhất của mục đích sử dụng là đất ở) nhân với một hệ số K không đáng kể và…4000m2. Ngân sách nhà nước sẽ thu hồi về khoảng …400 -500 tỷ, bằng số tiền Jonathan Hạnh Nguyễn đã đầu tư ban đầu. Nhà đầu tư vì “đâm lao phải theo lao”, gạt nước mắt bỏ thêm số tiền đấy để gom lại toàn bộ cổ phần của chủ sở hữu trong sự thương cảm của dư luận. Câu chuyện kết thúc khá có hậu trong góc nhìn của đám đông.
 
Nhưng với một góc nhìn khác, Tại khu đất ngay cạnh Tràng Tiền Plaza, 22-24 Hàng Bài và 25-27 Hai Bà Trưng, khi giải phóng mặt bằng, chủ đầu tư tư nhân (anh Hiển T&T) phải nghiến răng đền bù cho một số hộ dân với giá 1 tỷ đồng/m2. Có nghĩa là giá của 4000m2 đất khu vực tạm hiểu là…. 4000 tỷ. Cứ cho là mất thêm vài năm để đám đông thông cảm và chia sẻ sâu sắc với những mất mát, khó khăn của Jonathan Hạnh Nguyễn thì phần chênh lệch giữa tổng số tiền bỏ ra tầm 1000 tỷ, với giá trị miếng đất 4000 tỷ sẽ… đi đâu về đâu?
 
Điều này chắc chỉ có trời biết, đất biết, Jonathan Hạnh Nguyễn và “đồng đội” biết… em nhỉ.
 
Chuyện ngoài lề:
 
- Nhãn hiệu thắt lưng mà em yêu thích Hermès, doanh số ở Vincom A Sài gòn , vật vã bán được khoảng 1 tỷ đồng/tháng, còn ở Metropole Hà Nội bán được khoảng… 2 triệu USD/tháng em ạ. 
 
- Dân Nam khi hỏi mua siêu xe thường hỏi : xe bao nhiêu tiền?. Dân Bắc khi hỏi mua siêu xe thường hỏi: Có full option không.
 
- Một bộ phận không nhỏ khách mua hàng thời trang cao cấp không vào Tràng Tiền Plaza mà lại vào Metropole cạnh đấy vì …Khi dẫn “mèo” vào ăn tối trong Metropole, “tiện thể” sẽ dẫn “mèo” lượn shop để tặng mèo món quà hàng hiệu giá trị. Trong lúc mèo rưng rưng xúc động là có sẵn phòng khách sạn để… cảm ơn. Quy trình KHÉP KÍN Vườn-Ao-Chuồng này thì Tràng Tiền chưa có.
 
Kết luận: Chúng mình chỉ là giới làm công ăn lương lương thiện, chả “dạy *** vén váy” được đâu em".

kenh14.vn



 

 


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024