Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
05/08/2014 23:08 # 1
quynhdtu
Cấp độ: 17 - Kỹ năng: 12

Kinh nghiệm: 120/170 (71%)
Kĩ năng: 34/120 (28%)
Ngày gia nhập: 01/04/2011
Bài gởi: 1480
Được cảm ơn: 694
Những nét đặc sắc trong kiến trúc Champa


 Trong di sản văn hoá người Chăm hiện nay nổi bật nhất là hệ thống đền tháp, điêu khắc, tượng thờ, thành quách, bia kí…Hầu hết từ Miền Trung cho đến Tây Nguyên, nơi nào có người Chăm sinh sống thì họ đều xây dựng đền tháp để thờ thần. Điều đó cho ta thấy tầm quan trọng đền tháp đối với người Chăm. Thế nhưng hiện nay, trong tổng số khoảng 250 di tích đã được người Pháp thống kê, chỉ còn 20 nhóm đền tháp với 40 công trình còn tạm đứng vững.

Theo bi kí cho biết, ngay vào thế kỉ thứ V – VII người Chăm đã xây dựng đền tháp để thờ thần. Trước đó, tại thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam – Đà Nẵng) người ta đã tìm được dấu vết một ngôi đền bằng gỗ thờ thần Siva – Bhadravarman. Tiếp sau đó và kéo dài cho đến thế kỷ XVII các đền tháp Champa tiếp tục ra đời mang nhiều phong cách khác nhau như Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Bằng An, Chiên Đàng (Khánh Hoà), Po Kluang Garai, Po Rame (Ninh Thuận), tháp Po Sah Inư, Po Dam (Bình Thuận), Tháp Yang Pruang (Tây Nguyên)… Tất cả đền tháp Chăm được xây dựng để thờ ba vị thần chính: Siva, Vishnu, Brahma. Về sau tháp Chăm ngoài thờ thần Ấn giáo họ còn thờ các vị vua Chăm như tháp Po Kluang Garai, Po Rame (Ninh Thuận).

Những đền tháp Chăm đều có đặc điểm chung là một cụm kiến trúc bao gồm một tháp trung tâm hình vuông, mái thôn nhọn “tượng trưng cho ngọn núi Mêru - Ấn Độ, trung tâm vũ trụ nơi ngự trị của thánh thần”. Xung quanh tháp chính là những tháp chính là những tháp nhỏ nằm theo vị trí 4 hướng tượng trưng cho các lục địa và ngoài cùng là hào rãnh, biểu tượng của đại dương. Sơ đồ kiến trúc đó được xây dựng theo khái niệm vũ trụ luận của Ấn Độ.

Tháp còn có một đặc điểm chung là xây bằng gạch, có 4 mặt hình vuông đối xứng nhau. Mặt trước hướng về phía đông có cửa ra vào còn 3 mặt còn lại ở 3 hướng (tây, nam, bắc) có ba cửa giả. Tháp Chăm thường có 3 tầng được cấu trúc như nhau, mỗi tầng càng lên cao càng thu nhỏ dần và kết thúc bằng một Linga bằng đá trên nóc tháp. Kĩ thuật xây dựng và chất kết dính tháp Chăm như thế nào đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn chưa giải mã được đối với những nhà nghiên cứu. Gần một thế kỷ trôi qua, ngày trong những năm đầu thế kỉ XX các nhà nghiên cứu người Pháp như G. Maspero (1928), J. Clayes, H. Pamertier (1948), Wawrenersk và Skibinski (1937)… đã đưa ra nhiều giải thiết, thể nghiệm về chất kết dính của các viên gạch trong kĩ thuật xây tháp người Chăm. Các ý kiến của tác giả nêu trên tựu trung lại thành 4 giả thuyết như sau:

- Trong kĩ thuật xây tháp, người Chăm nung gạch toàn khối hoặc nhiều lần để các viên gạch tự kết dính với nhau.

- Sử dụng chất kết dính (chất keo, phụ gia) trong việc xây gạch.

- Mài gạch với mặt tiếp xúc để gạch tự kết dính với nhau.

- Dùng kĩ thuật xếp gạch nung sẵn.

Tất cả những giả thuyết trên, mặc dù hiện nay được hỗ trợ bằng phương pháp phân tích khoa học thực nghiệm hiện đại, tiên tiến nhưng kết quả về chất kết dính, về kỹ thuật xây dựng tháp Chăm vẫn chưa được làm sáng tỏ. Tiếp tục công việc nghiên cứu của các tác giả đi trước, sau năm 1975 các tác giả Việt Nam như Cao Xuân Phổ, Trần Kỹ Phương, Ngô Văn Doanh… cũng đã mất khá nhiều công sức nghiên cứu tháp Chăm nhưng chưa có gì mới hơn. “Hầu hết các giả thuyết” nghiên cứu sau năm 1975 gần như lặp lại các giả thuyết trước 1975 của các nhà nghiên cứu người Pháp”. Tháp Chăm vẫn đang còn bí ẩn, chưa được khám phá.

Cùng với kiến trúc, điêu khắc Champa cũng thể hiện được vẻ đa dạng, độc đáo. Những đề tài điêu khắc Chăm là những tượng thờ Siva, Vishnu, Brahma. Ngoài những vị thần trên, vật thờ ở tháp Chăm phổ biến vẫn là cặp Linga-Yoni. Ngoài tượng thờ các vị thần chính, điêu khắc ở đền tháp Chăm còn trang trí bằng tượng thờ Vũ nữ (apsara), người cưỡi ngựa đánh cầu; những con vật huyền thoại như Garuda, Kala, bò thần Nandin. Những cảnh chạm khắc trang trí ở các bệ thờ, điêu khắc Chăm phần lớn ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ. Chẳng hạn bệ thờ Trà Kiệu chạm khắc 4 cảnh quanh đài thờ kể chuyện trường ca Ramayana (chủ đề lễ cưới công chúa Sita). Bệ thờ Mỹ Sơn E1 diễn tả cảnh sinh hoạt lễ nghi tôn giáo của đạo sĩ Ấn và những cảnh trầm tư, giảng đạo múa hát, luyện thuốc chữa bệnh. Điêu khắc Chăm đã thể hiện nhiều đề tài phong phú, đa dạng. Một số tác phẩm đã trở thành kiệt tác mà tiêu biểu là tượng Vũ nữ Trà Kiệu (Apsara) được đánh giá là “đỉnh cao của nghệ thuật tạc tượng Champa và của cả miền Đông Nam Á”.

Nghệ thuật điêu khắc, kiến trúc Chăm tuy có những nét ảnh hưởng văn hoá Ấn Độ, Indonesia, Khơme nhưng họ không tiếp thu, sao chép một cách nguyên vẹn mà luôn cải biên sáng tạo trên cơ sở văn hoá bản địa. Người Chăm một thời tôn thờ, đề cao Siva Ấn Độ nhưng Siva của người Chăm không giống Siva Ấn Độ, Siva Chăm vẫn hướng về nữ tính, gần gũi với tín ngưỡng thờ mẫu (Inư) của người Chăm và luôn kết hợp với Linga – Yoni (tín ngưỡng phồn thực). Về sau tục thờ Siva được gắn với tục thờ Vua - Thần (Mukhalinga). Điều đó thể hiện được tính bản địa - một cá tính riêng trong tục thờ thần của người Chăm. Cũng như các mẫu đề điêu khắc, kiến trúc Chăm luôn dựa vào môtíp của Ấn giáo để rồi biến hoá thành cái riêng mình. Chẳng hạn tháp Chăm chỉ xây bằng gạch, chứ không xây bằng đá như tháp Ấn Độ. Các tháp Chăm hướng về hình khối đơn giản, không qui mô bề thế như các tháp ở Ấn Độ, đền tháp Ăngko (Campuchia), tháp Borobudur (Indonesia). Tháp Chăm luôn hướng về tiểu phẩm cân xứng, đẹp mắt, vừa độc đáo vừa có cá tính, kĩ thuật, bí quyết riêng mà đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn. Đó là thành tựu rực rỡ, là nét bản sắc riêng biệt, “thể hiện sự sáng tạo, tài ba độc đáo của những nhà kiến trúc, điêu khắc Chăm thời xa xưa”.

Hiện nay người Chăm ở Ninh Thuận còn tồn tại 3 ngôi tháp, mang 3 phong cách và niên đại khác nhau.

ST



You can if you think you can

Smod "Góc Học Tập"

Skype: mocmummim

Email: phanthiquynh.qnh3@gmail.com

FB: facebook.com/phan.quynh.96


 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024