Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
22/07/2014 18:07 # 1
dieuhiendn91
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 4

Kinh nghiệm: 49/60 (82%)
Kĩ năng: 14/40 (35%)
Ngày gia nhập: 21/03/2014
Bài gởi: 199
Được cảm ơn: 74
Chương 1: Tổng quan về Kiểm toán


Chương  I: Tổng quan về kiểm toán

1, Khái niệm và bản chất của kiểm toán.

   Khái niệm: Kiểm toán là quá trình các kiểm toán viên có năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu thập các bằng chứng về những thông tin được kiểm toán của một tổ chức và đánh giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập.

-  Các KTV độc lập và có năng lực:

    + Độc lập:    Độc lập về chuyên môn

                         Độc lập về thân nhân

                         Độc lập về lợi ích kinh tế

    + Năng lực gồm kỹ năng, phẩm chất về chuyên môn nghiệp vụ mà KTV cần.

-  Các chuẩn mực kế toán đã được thiết lập: Là cơ sở , thước đo để đánh giá thông tin trong quá trình kiểm toán (các VB pháp quy, các tiêu chuẩn, định mức cho các lĩnh vực, chuẩn mực kế toán của mỗi quốc gia…)

2, Đối tượng kiểm toán.

-  Là các thông tin cần được kiểm toán của một tổ chức, doanh nghiệp nào đó cần phải đánh giá và bày tỏ ý kiến nhận xét về tính trung thực và hợp lý của nó.

-  Tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán.

3, Chức năng kiểm toán.

-  Kiểm tra, xác nhận (chức năng xác minh) về tính trung thực và hợp lý của các thông tin -> đánh giá về quá khứ.

-  Bày tỏ ý kiến (tư vấn) đáp ứng nhu cầu của nhà quản lý -> chức năng hướng về tương lai.

4, Mối quan hệ giữa kế toán và kiểm toán.

  Các số liệu phát sinh từ HĐ kinh tế được xử lý qua chức năng của kế toán và lên các thông tin trên báo cáo tài chính.

  Hằng năm các thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán viên độc lập kiểm tra thông qua việc thẩm định, kiểm tra hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

  Cuối cùng, KTV báo cáo về mức độ đáng tin cậy của báo cáo tài chính cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng.

5, Phân loại kiểm toán.

          a, theo chức năng và mục đích.

 

Kiểm toán BCTC

Kiểm toán hoạt động

Kiểm toán tuân thủ

Khái niệm

  Là kiểm tra và bày tỏ ý kiến về tính trung thực và hợp lý của các BCTC của đơn vị

Kiểm tra và đánh giá về tính hiệu lực và hiệu quả của một hoạt động để từ đó đưa ra các đề xuất phương phấp cải tiến

Là việc kiểm tra mức độ chấp hành luật pháp, chính sách, chế độ quản lý hay các văn bản, quy định nào đó của đơn vị

Đối tượng

Là các báo cáo tài chính của đơn vị

- Rà soát quy trình hệ thống kiểm soát nội bộ.

- Kiểm tra huy động, phương pháp, sử dụng các nguồn lực.

- Đánh giá hiệu quả hoạt động từng bộ phận.

- Đánh giá quy trình sản xuất.

Việc tuân thủ các văn bản quy định:

  - Luật pháp, chính sách, chế độ quản lý của Nhà nước.

  - Nghị quyết, nghị định, quy chế của hội đồng quản trị, ban giám đốc, nội quy cơ quan, các nguyên tắc.

Chuẩn mực đánh giá

Thước đo chủ yếu là chế độ kế toán hay chuẩn mực kế toán hiện hành.

 Tùy theo đối tượng kiểm toán và tùy thuộc nhận thức chủ quan của Kiểm toán viên.

Là các văn bản có liên quan

Chủ thể tiến hành

Kiểm toán viên độc lập

Kiểm toán viên nội bộ, ngoài ra cũng có thể do Kiểm toán viên Nhà nước hoặc Kiểm toán viên độc lập.

Thông thường là do Kiểm toán viên Nhà nước, ngoài ra cũng có thể do Kiểm toán viên độc lập và Kiểm toán viên nội bộ.

Kết quả

Phục vụ cho đơn vị, chủ thể quản lý Nhà nước, và bên thứ 3 có nhu cầu.

Phục vụ chủ yếu quản lý đơn vị.

Chủ yếu phục vụ cấp có thẩm quyền và các nhà quản lý đơn vị.

 

 

 

 

 

 

 

 

         

 

 

 

 

 

 

 

b, Theo chủ thể kiểm toán.

 

KTV Nhà nước

Kiểm toán độc lập

Kiểm toán nội bộ

Khái niệm

 Là việc kiểm tra, đánh giá và xác nhận tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính, việc tuân thủ pháp luật, tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quản quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước.

 Là hoạt động kiểm toán được tiến hành bởi các KTV độc lập thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập.

Là hoạt động kiểm toán do các KTV nội bộ của đơn vị tiến hành theo yêu cầu của Giám đốc doanh nghiệp hoặc thủ trưởng đơn vị.

Hoạt động

 KTV Nhà nước góp ý và yêu cầu các đơn vị được kế toán sửa chữa các sai phạm và kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý các sai phạm, đề xuất với Chính phủ sửa đổi và bổ sung cải tiến các cơ chế, chính sách cà Pháp luật cho phù hợp.

  Chủ yếu kiểm toán báo cáo tài chính. Tùy theo yêu cầu của khách hàng còn thực hiện kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ và cung cấp các dịch vụ phi xác nhận.

  Kiểm toán hoạt động là chủ yếu, ngoài ra kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán tuân thủ đáp ứng yêu cầu quản lý của đơn vị.

Tổ chức

Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm bô máy điều hành, kiểm toán nhà nước chuyên ngành, kiểm toán khu vực và các đơn vị sự nghiệp. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về cơ cấu, tổ chức của kiểm toán Nhà nước.

Tổ chức thành các doanh nghiệp kiểm toán độc lập dưới hình thức DN tư nhân, cty TNHH, công ty hợp danh.

Được tổ chức độc lập với các bộ phận khác trong đơn vị tuy nhiên sự độc lập chỉ mang tính tương đối -> kết quả khó được sự tin cậy của các đối tượng ngoài đơn vị.

Kết quả

  Phục vụ các cấp có thẩm quyền Nhà nước quản lý lĩnh vưc Tài chính, Kế toán.

  Do sự độc lập trong hoạt động nên tạo được sự tin cậy đối với những người có nhu cầu sử dụng thông tin được kiểm toán -> vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường.

 Phục vụ cho công tác quản lý của ban GĐ.

 

6, Sự cần thiết của Kiểm toán độc lập trong nền kinh tế thị trường.

  Kế toán cung cấp thông tin kinh tế phục vụ quản lý, xã hội càng phát triển thì các thông tin kế toán ngày càng mở rộng, đa dạng, phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro. Đồng thời xuất hiện càng nhiều các đối tượng quan tâm, sử dụng thông tin kế toán. Nền kinh tế thị trường phát triển, phức tạp làm các thông tin kinh tế chứa đựng nhiều sai lệch, thiếu tin cậy do

              - Khoảng cách giữa người cung cấp và người sử dụng thông tin.

              - Độ phức tạp các nghiệp vụ kinh tế

              - Sự thông đồng trong xử lý thông tin có lời cho người cung cấp.

              - Khối lượng thông tin quá nhiều.

  Do đó kiểm toán độc lập đáp ứng được nhu cầu sử dụng thông tin đáng tin cậy để đưa ra các quyết định kinh tế kiểm toán độc lập giúp:

              - Tạo niềm tin cho người quan tâm

-         Góp phân hướng dẫn nghiệp vụ và ổn định củng cố hoạt động tài chính,kế toán và hoạt động của các đơn vị được kiểm toán

-         Góp phần nâng cao hiệu quả và năng lực quản lí

Như vậy,kiểm toán độc lập bảo vệ quyền lợi cho những ngươi có liên quan và sử dụng thong tin của đơn vị được kiểm toán,tạo niềm tin cho mọi người,vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường

7. tiêu chuẩn điều kiện của KTV độc lâp theo quy định luật kiểm toán độc lập số 67/2011/qh12  ngày 29/3/2011

v Điều 14  T/c của KTC

§  Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ

§  Có phẩm chất đạo đức tốt,có ý thức trách nhiệm,liêm khiết,trung thực,KQ

§  Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc  chuyên nghành tài chính ngân hàng,kiểm toán hoặc chuyên nghành khác theo quy định của BTC

§  Có chứng chỉ KTV theo quy định của BTC

v Điều 15 : đăng kí hành nghề kiểm toán

Khoản 1 :

§  Là KTV

§  Có thời gian thực tế làm kiểm toán từ đủ 36 tháng trở lên

§  Tham gia đầy đủ chương trình cập nhập kiến thức

v Điều 20 : loại hình doanh nghiệp kiểm toán

Khoản 1:

§  Công ty TNHH 2 thành viên trở lên

§  Công ty hợp danh

§  Công ty tư nhân

Khoản 2 :

§  Chi nhanh doanh nghiệp nước ngoài tại VN  được kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định của pháp luật

 

8. Một số quy định về KTNN theo luật kiểm toán nhà nước số 37/2005/QH11

v Điều 27 : chức danh KTV NN

§  KTV NN là công chức NN được bổ nhiệm vào nghành kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán

§  Chức năng KTV NN gồm các nghành sau  :

·        KTV dự bị : tổng hợp số liệu ,thong tin

·        KTV : Đánh giá,sắp xếp tài liệu,phân loại

·        KTV Chính : đưa ra ý kiến nhận xét

·        KTV Cáo cấp : thực hiện toàn bộ công việc kiểm toán

v Điều 29 : Tiêu chuẩn chung của KTVNN

KTV NN  phải có đủ các tiêu chuẩn của cán bộ,công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ,công chức và các tiêu chuẩn sau :

§ Có phẩm chất đạo đức tốt,có ý thức trách nhiệm,liêm khiết,trung thực,khách quan

§ Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên nghành kiểm toán,kế toán,tài chính ,ngân hàng,kinh tế,luật hoặc chuyên nghành khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm toán

§ Đã có thời gian làm việc liên tục 5 năm trở lên theo chuyên nghành được đào tạo hoặc có thời gian làm nhiệm vụ kiểm toán ở kiểm toán NN từ 3 năm trở lên

§  Đã tốt nghiệp chương trình bồi dưỡng KTV NN và được tổng kiểm toán NN cấp chứng chỉ 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024