Chatbox

Các bạn vui lòng dùng từ ngữ lịch sự và có văn hóa,sử dụng Tiếng Việt có dấu chuẩn. Chúc các bạn vui vẻ!
20/06/2014 22:06 # 1
nguyenk
Cấp độ: 6 - Kỹ năng: 2

Kinh nghiệm: 58/60 (97%)
Kĩ năng: 1/20 (5%)
Ngày gia nhập: 12/11/2011
Bài gởi: 208
Được cảm ơn: 11
Não của họa sĩ có cấu trúc khác biệt


 

Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Bỉ chỉ ra rằng não bộ của họa sĩ có sự khác biệt về mặt cấu trúc, ngoài việc họ có cái nhìn khác với phần lớn những người xung quanh.

untitled-JPG-4722-1398158497.jpg

Ảnh minh họa: independent.co.uk

Trong nghiên cứu, các chuyên gia tiến hành quét não của 21 sinh viên chuyên ngành mỹ thuật và 23 người khác. So sánh sự khác biệt trong kết quả, nhóm chuyên gia nhận thấy não bộ của nhóm sinh viên mỹ thuật có chất xám nhiều hơn ở một số vùng não có liên quan đến hình ảnh thị giác và kiểm soát dây thần kinh vận động.

Theo Independent, song song với thí nghiệm quét não bộ, nhóm chuyên gia thử nghiệm thêm các bài kiểm tra liên quan đến vẽ với nhiều hình thức khác nhau. Họ nhận thấy những người hoàn thành bài kiểm tra biểu hiện tốt nhất thường có chất xám và chất trắng nhiều hơn ở những vùng vận động của não bộ. Các vùng não này có ảnh hưởng đến việc khả năng kiểm soát vận động của con người.

"Những người có khả năng vẽ tốt hơn dường như có cấu trúc não bộ phát triển hơn, đặc biệt ở những vùng não bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát vận động và trí nhớ phương thức (procedural memory)", BBC dẫn lời Rebecca Chamberlain, thành viên nhóm nghiên cứu của Đại học KU Leuven, cho hay.

Ở vùng não bộ gọi là thùy đỉnh, lượng chất xám ở họa sĩ cũng nhiều hơn. Thùy đỉnh là khu vực có liên quan đến nhiều hoạt động của con người như khả năng tưởng tượng, phân tích và kết hợp hình ảnh thị giác.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết, sự khác biệt về mặt thể chất không có nghĩa rằng tài năng của các nghệ sĩ là hoàn toàn bẩm sinh. Việc cân bằng giữa ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên và quá trình nuôi dưỡng, đào tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành khả năng của mỗi người.

Theo Vnexpress

 




 
Copyright© Đại học Duy Tân 2010 - 2024